Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 227:1995

TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI NHỰA ĐƯỜNG ĐẶC (BI TUM ĐẶC) DÙNG CHO ĐƯỜNG BỘ

(Ban hành theo quyết định số 4234/QĐ/KHKT ngày 21-9-1995)

1. Mô tả vật liệu

1.1. Nhựa đường đặc (còn gọi là bi tum nửa cứng hay gọi tắt là bi tum đặc) dùng cho đường bộ là loại bi tum mỏ - một sản phẩm lấy từ dầu thô qua các quá trình tinh lọc.

Bitum dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp của các hợp chất Hydro cacbua như Hydro cacbua no (CnH2n+2), Naptalen (CnH2n) và hợp chất thơm loại mạch vòng (CnH2n-6) ở dạng cao phân tử và một số phi kim loại khác như Oxy, Nitơ và Lưu huỳnh.

Nhựa đường đặc có màu đen, ở nhiệt độ bình thường có trạng thái quánh (nửa cứng), hòa tan được trong Benzen (C6H6), Cloruafooc (CHCl3), Disulfua cacbon (CS2) và một số dung môi hữu cơ khác.

1.2. Tùy theo điều kiện chế tạo, nhựa đường đặc được chia thành các loại mác nhựa có cấp độ kim lún khác nhau. Trong tiêu chuẩn này đề cập đến 6 mác nhựa đường đặc có độ kim lún là 20/30; 40/60; 60/70; 70/100; 100/150; 150/250.

2. Tiêu chuẩn phân loại nhựa đường đặc

Tiêu chuẩn phân loại nhựa đường đặc dùng cho đường bộ theo các mác nhựa được quy định trong bảng 1.

3. Phạm vi ứng dụng

3.1. Tiêu chuẩn này dùng để phân loại nhựa đường đặc theo các mác nhựa (hay cấp độ kim lún) quy định và là cơ sở để kiểm tra đánh giá chất lượng nhựa đường đặc dùng trong xây dựng, sửa chữa và duy tu bảo dưỡng đường ôtô-sân bay.

3.2. Khi lựa chọn mác nhựa đường dùng cho mục đích làm đường, người thiết kế phải căn cứ vào loại kết cấu mặt đường pháp thi công, điều kiện khí hậu nơi xây dựng mặt đường và phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn công nghệ thi công và kiểm tra, nghiệm thu hiện hành đối với các lớp kết cấu mặt đường có sử dụng nhựa đường.

Cơ chế tham khảo một số mác nhựa đường thường dùng trong xây dựng đường ôtô-sân bay cho ở phụ lục 1 kèm theo.

3.3. Tiêu chuẩn này áp dụng cho cả nhựa đường hoặc được làm lỏng ở nhiệt độ cao chứa trong các bể có thiết bị giữ nhiệt. Đối với bitum thiên nhiên, bitum đá dầu và Gudrông sẽ có quy định riêng.

3.4. Các loại nhựa đường tự chế, nếu muốn sử dụng cho mục đích làm đường thì cũng phải thỏa mãn tiêu chuẩn này.


BÔ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TIÊU CHUẨN VẬT LIỆU NHỰA ĐƯỜNG ĐẶC (BITUM ĐẶC), DÙNG CHO ĐƯỜNG BỘ

Các chỉ tiêu thí nghiệm kiểm tra

Đơn vị

Trị số tiêu chuẩn theo các cấp độ kim lún

Phương pháp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 227:1995 về phân loại nhựa đường đặc (bi tum đặc) dùng cho đường bộ

  • Số hiệu: 22TCN227:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 21/09/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản