TIÊU CHUẨN NGÀNH
10TCN 301:2005
PHÂN BÓN
PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu cho các loại phân bón ở thể rắn để kiểm nghiệm chất lượng trong phòng thử nghiệm
Các loại phân bón ở thể lỏng hoặc ở dạng đặc biệt có thể lựa chọn một phương pháp khác cho phù hợp (xem phụ lục)
2. Tiêu chuẩn trích dẫn, tham khảo
TCVN 1078-1999 - Phân lân canxi magiê
TCVN 5815 : 2001 - Phân hỗn hợp NPK - Phương pháp thử
3. Các thuật ngữ
3.1. Lô hàng
Lô hàng là lượng sản phẩm được sản xuất cùng một thời gian, có cùng một mức chất lượng, cùng một loại bao bì, giao nhận cùng một lúc, có cùng một giấy chứng nhận chất lượng và không quá 500 tấn
3.2. Mẫu ban đầu
Mẫu ban đầu là mẫu lấy đầu tiên trên một đơn vị bao gói hay một vị trí của khối sản phẩm để rời, thuộc phạm vi một lô hàng
3.3. Mẫu chung
Mẫu chung là mẫu hỗn hợp của các mẫu ban đầu thuộc phạm vi một lô hàng, khối lượng tối thiểu của mẫu chung là 2 kg (sau khi hỗn hợp các mẫu ban đầu, tiến hành lấy mẫu trung bình theo phương pháp đường chéo, cho đến khi còn 2 kg) (xem mục 4.4.4.)
Mẫu chung được chia thành hai phần, cho vào hai bao túi đựng mẫu, buộc kín, niêm phong, ghi nhãn mác, mã số. Một bao làm mẫu lưu tại cơ sở lấy mẫu, một bao chuyển đến phòng thử nghiệm phân tích các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm.
4. Phương pháp lấy mẫu
4.1. Nguyên tắc
Lấy mẫu là khâu có ý nghĩa quyết định độ chính xác của công việc kiểm nghiệm chất lượng phân bón, mẫu phải đại diện được mọi tính chất của sản phẩm trong phạm vi lô hàng, được bảo quản xử lý đúng quy cách không làm thay đổi thành phần và hàm lượng các chất cần kiểm nghiệm của sản phẩm.
4.2. Thiết bị dụng cụ
- ống thăm mẫu có dạng hình ống lòng máng, sử dụng để lấy mẫu ban đầu cho các loại phân bón dạng hạt, ống thăm mẫu làm bằng chất liệu không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thường được làm bằng kim loại không rỉ), có thể lấy được mẫu ở các vị trí tuỳ ý trong bao hay đống sản phẩm.
- Bao túi đựng mẫu sạch, khô, kín, làm bằng chất liệu PE hoặc làm bằng chất liệu không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Rây cỡ 2mm làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại không rỉ.
- Chầy cối bằng sứ (hoặc bằng thủy tinh), bút viết trên bao túi, dây buộc và các dụng cụ khác trong phòng thử nghiệm.
4.3. Tiến hành lấy mẫu
4.3.1. Lấy mẫu ban đầu
- Các mẫu ban đầu được phân bổ ngẫu nhiên ở các vị trí phía trên, giữa, dưới, trong, ngoài của lô hàng.
- Lấy ở 1% số bao của lô hàng, số lượng tối thiểu mẫu ban đầu không ít hơn năm mẫu với các lô hàng nhỏ dưới 500 bao (sản phẩm đóng bao), và không ít hơn năm mẫu với các lô hàng nhỏ dưới 10 tấn (sản phẩm để rời).
- Khối lượng mỗi mẫu ban đầu không nhỏ hơn 200 gam (trường hợp bao gói sản phẩm nhỏ hơn 200 gam thì lấy bao gói sản phẩm làm mẫu ban đầu).
- Phân bón có cỡ hạt lớn, độ đồng đều thấp cần phải tăng số lượng và tăng khối lượng mẫu ban đầu.
4.3.2. Lấy mẫu chung
- Tập hợp các mẫu ban đầu thuộc phạm vi
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8557:2010 về phân bón - Phương pháp xác định nitơ tổng số
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8558:2010 về phân bón - Phương pháp xác định clorua hòa tan trong nước
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8559:2010 về phân bón - Phương pháp xác định phốt pho hữu hiệu
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1078:1999 về phân lân canxi magie (phân lân nung chảy) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5815:2001 về Phân hỗn hợp NPK - Phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9486:2013 về Phân bón - Phương pháp lấy mẫu
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 301:2005 về phân bón - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
- Số hiệu: 10TCN301:2005
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/2005
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực