- 1Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 2Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3Luật người khuyết tật 2010
- 4Luật viên chức 2010
- 5Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật
- 6Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 7Nghị định 17/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang
- 8Nghị định 58/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 1Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 452/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố các Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2023
- 3Quyết định 466/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2019-2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV | Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2016 |
Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập có dạy người khuyết tật, gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục chuyên biệt và Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có người khuyết tật tham gia học tập.
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật (hạng IV) - Mã số: V.07.06.16.
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo yêu cầu và quy định của đơn vị;
b) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho người khuyết tật;
c) Hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật;
d) Hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;
đ) Tham gia huy động người khuyết tật đến trường học tập;
e) Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, tích cực cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng đối với người khuyết tật; hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật;
c) Có trách nhiệm hợp tác với đồng nghiệp, gia đình người khuyết tật và các tổ chức, cá nhân khác trong việc hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
d) Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường giáo dục.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các ngành: sư phạm, y tế, công tác xã hội, tâm lí và có chứng chỉ nghiệp vụ về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Có kiến thức hiểu biết về pháp luật, thực hiện pháp luật trong nhà trường và văn hóa học đường;
b) Có hiểu biết về đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật; công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và các chính sách của Nhà nước, của ngành, của địa phương liên quan đến công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
c) Thực hiện hoặc phối hợp thực hiện được nội dung chương trình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo cấp học;
d) Vận dụng được kiến thức và kĩ năng chuyên môn cơ bản vào thực tiễn hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật;
đ) Có kĩ năng hỗ trợ, tư vấn, tham gia, phối hợp với giáo viên, gia đình và cộng đồng trong giáo dục người khuyết tật.
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật quy định tại Thông tư liên tịch này phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, chuyên môn nghiệp vụ đảm nhận của viên chức.
2. Khi bổ nhiệm từ ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật không được kết hợp nâng bậc lương.
Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hạng IV (mã số V.07.06.16) đối với viên chức hiện đang làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập có dạy người khuyết tật, đủ tiêu chuẩn quy định tại
Chức danh nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hạng IV (mã số V.07.06.16) quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) theo quy định tại Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
1. Thông tư liên tịch này là căn cứ để thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật tại các cơ sở giáo dục công lập có dạy người khuyết tật.
2. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập có dạy người khuyết tật được vận dụng quy định tại Thông tư liên tịch này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật tại cơ sở.
3. Người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập có dạy người khuyết tật trực tiếp quản lý và sử dụng viên chức có trách nhiệm:
a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;
b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong cơ sở giáo dục công lập có dạy người khuyết tật theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được bổ nhiệm theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý từ ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật quy định tại Thông tư liên tịch này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;
c) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức thuộc diện quản lý vào chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo thẩm quyền;
d) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư liên tịch này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp và chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các Hội, các đoàn thể;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bộ trưởng, Thứ trưởng và các Cục, Vụ, tổ chức thuộc Bộ;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng và các Cục, Vụ, tổ chức thuộc Bộ;
- Website của Bộ Nội vụ; Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: BGDĐT (VT, Cục NGCBQLCSGD); Bộ Nội vụ (VT, Vụ CCVC, TL).
- 1Công văn 4834/BGDĐT-GDTH năm 2014 hướng dẫn xét chọn cán bộ quản lý và giáo viên giỏi trong công tác giáo dục người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 1100/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2188/QĐ-BGDĐT năm 2016 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên mầm non hạng III do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 2839/LĐTBXH-BTXH năm 2016 về đào tạo nghề cho người khuyết tật và người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 656/QĐ-TCTK về tiến hành Điều tra người khuyết tật năm 2016 do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành
- 6Quyết định 2329/QĐ-BGDĐT năm 2017 Bộ công cụ khảo sát và tài liệu Hướng dẫn triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quyết định 338/QĐ-BGDĐT năm 2018 về Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Quyết định 1276/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án "Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Quyết định 452/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố các Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2023
- 1Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 452/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố các Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2023
- 1Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 2Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3Luật người khuyết tật 2010
- 4Luật viên chức 2010
- 5Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật
- 6Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 7Nghị định 17/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang
- 8Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Thông tư 03/2014/TT-BTTTT về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Nghị định 58/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 11Công văn 4834/BGDĐT-GDTH năm 2014 hướng dẫn xét chọn cán bộ quản lý và giáo viên giỏi trong công tác giáo dục người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Quyết định 1100/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 2188/QĐ-BGDĐT năm 2016 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên mầm non hạng III do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 14Công văn 2839/LĐTBXH-BTXH năm 2016 về đào tạo nghề cho người khuyết tật và người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 15Quyết định 656/QĐ-TCTK về tiến hành Điều tra người khuyết tật năm 2016 do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành
- 16Quyết định 2329/QĐ-BGDĐT năm 2017 Bộ công cụ khảo sát và tài liệu Hướng dẫn triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 17Quyết định 338/QĐ-BGDĐT năm 2018 về Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 18Quyết định 1276/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án "Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 22/06/2016
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ
- Người ký: Nguyễn Duy Thăng, Nguyễn Thị Nghĩa
- Ngày công báo: 07/09/2016
- Số công báo: Từ số 909 đến số 910
- Ngày hiệu lực: 15/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực