Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1276/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN “HỖ TRỢ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TỈNH BỊ PHUN RẢI NẶNG CHẤT DA CAM”.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Xét đề nghị của Bộ Quốc phòng tại văn bản số 2165/BQP-KHĐT ngày 01 tháng 7 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) viện trợ không hoàn lại, với các nội dung chính sau:
1. Tên Dự án: Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam.
2. Cơ quan chủ quản: Bộ Quốc phòng.
Chủ Dự án: Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET).
3. Nhà tài trợ: Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
4. Mục tiêu, quy mô của Dự án:
a) Mục tiêu tổng quát: Cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam.
b) Các mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu cụ thể 1: Mở rộng các dịch vụ hỗ trợ y tế và phục hồi chức năng, cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của người khuyết tật. Sau khi thực hiện Dự án cần đạt được những kết quả chính như sau:
+ Khoảng 75% người khuyết tật được Dự án hỗ trợ cải thiện các chức năng liên quan đến các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống;
+ Khoảng 10 cơ sở cung cấp dịch vụ Phục hồi chức năng đa chuyên ngành (bác sỹ, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ trợ giúp) tại mỗi tỉnh được hình thành với sự hỗ trợ từ Dự án;
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng mỗi chuyên ngành cho trên 10.000 dân đạt được tỷ lệ trung bình tại khu vực với sự hỗ trợ từ Dự án đáp ứng với nhu cầu tại địa phương.
- Mục tiêu cụ thể 2: Mở rộng dịch vụ xã hội, tăng cường hỗ trợ hòa nhập xã hội và triển khai hỗ trợ trực tiếp giúp tăng cường chất lượng sống của người khuyết tật. Cụ thể:
+ Đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, vệ sinh cá nhân, uống thuốc đúng chỉ định, di chuyển an toàn, tập luyện thường xuyên...);
+ Cải thiện điều kiện sống tại gia đình để tạo thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người khuyết tật (tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường, làm đường dốc, tay vịn trong nhà vệ sinh/cầu thang...).
+ Cải thiện môi trường tâm lý xã hội: Người khuyết tật được hỗ trợ về tâm lý, được khuyến khích tham gia các hoạt động chung tại gia đình và thực hiện các hoạt động phù hợp nhằm rèn luyện các kỹ năng sống.
+ Ngoài ra, các mạng lưới trợ giúp đồng đẳng sẽ thúc đẩy cơ hội hòa nhập của người khuyết tật thông qua việc tạo cơ hội để người khuyết tật tham gia các hoạt động, sự kiện tổ chức tại cộng đồng và đào tạo kỹ năng sống độc lập cho người khuyết tật, hình thành và đưa vào hoạt động các mô hình sống độc lập của người khuyết tật.
- Mục tiêu cụ thể 3: Cải thiện chính sách, cải thiện thái độ công chúng, giảm thiểu các rào cản, đảm bảo hòa nhập xã hội của người khuyết tật. Dự án hướng tới cải thiện môi trường sống của người khuyết tật thông qua tăng cường việc thực thi chính sách; vận động cho việc thực thi các quyền của người khuyết tật; cải thiện nhận thức và thái độ của công chúng đối với người khuyết tật; gỡ bỏ dần các rào cản vật lý và rào cản xã hội đối với người khuyết tật; xây dựng các yếu tố cơ bản cho năng lực tự chủ của quốc gia trong xác định và giải quyết các vấn đề hỗ trợ người khuyết tật, tập trung vào khả năng tự chủ ngân sách và các điều kiện khuyến khích sự tham gia của cá nhân, cộng đồng, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội vào quá trình phát triển và cung cấp dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật, bổ sung hài hoà cho hệ thống dịch vụ công cộng.
- Mục tiêu cụ thể 4: Tăng cường năng lực quản lý, thực hiện và hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở các cấp (bao gồm cả năng lực phục vụ cho công tác chỉ đạo các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải chất da cam và cấp Trung ương: Ban chỉ đạo, Ban quản lý Dự án, các Văn phòng quản lý hoạt động của Dự án tại địa phương, cơ quan chủ quản, các đối tác thực hiện, các cơ quan liên quan cấp trung ương và địa phương).
c) Quy mô đầu tư: Cung cấp dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội để nâng cao chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh vùng Dự án.
5. Địa điểm, thời gian thực hiện Dự án:
- Địa điểm thực hiện Dự án tại 08 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.
- Thời gian thực hiện Dự án: Năm 2021-2026.
6. Dự kiến tổng mức đầu tư: 1.593,4 tỷ đồng (một nghìn năm trăm chín mươi ba tỷ, bốn trăm triệu đồng), trong đó:
- Vốn ODA không hoàn lại của Hoa Kỳ: 1.518,4 tỷ đồng (một nghìn năm trăm mười tám tỷ, bốn trăm triệu đồng), tương đương 65 triệu USD (sáu mươi lăm triệu USD).
- Vốn đối ứng: 75 tỷ đồng (bảy mươi lăm tỷ đồng), nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.
7. Cơ chế tài chính trong nước: Ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ.
- Tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến của các cơ quan liên quan để hoàn thiện, tổ chức thẩm định, phê duyệt quyết định đầu tư Dự án theo đúng các quy định hiện hành.
- Bảo đảm tính chính xác về thông tin, số liệu báo cáo; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Dự án theo đúng các quy định hiện hành và bảo đảm kết quả, chất lượng, hiệu quả của Dự án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 4927/QĐ-BGDĐT năm 2019 về tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 26/2020/TT-BTTTT quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 2Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Luật Đầu tư công 2019
- 4Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 7Quyết định 4927/QĐ-BGDĐT năm 2019 về tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Thông tư 26/2020/TT-BTTTT quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Quyết định 1276/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án "Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1276/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/07/2021
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Bình Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra