Hệ thống pháp luật

BỘ LÂM NGHIỆP-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13/TT-LB

Hà Nội , ngày 18 tháng 11 năm 1991

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ LÂM NGHIỆP SỐ 13/TT-LB, NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN VỀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN, ƯU ĐÃI THƯƠNG BINH, GIA ĐÌNH LIỆT SỸ, NGƯỜI VÀ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG TRONG VIỆC NHẬN ĐẤT, NHẬN RỪNG ĐỂ QUẢN LÝ, BẢO VỆ SẢN XUẤT, KINH DOANH LÂM NGHIỆP

Ngày 14/11/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 171/HĐBT về việc đổi mới quản lý trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
Ngày 13/3/1990 Hội đồng Bộ trưởng lại ra Quyết định số 72/HĐBT quy định một số chủ trương chính sách về phát triển kinh tế xã hội miền núi.
Ngày 8/1/1988 Hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/12/1987.
Ngày 19/8/1991 Hội đồngNhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Luật bảo vệ và phát triển ruộng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/8/1991,
Căn cứ vào các chính sách của Nhà nước đối với thương binh, liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng,
Liên Bộ Lâm nghiệp - Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng trong việc nhận đất, nhận rừng để quản lý, bảo vệ, sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp như sau:

I- MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

1- Việc ưu tiên, ưu đãi thương binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng, trong khu vực sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thể hiện tinh thần đền ơn trả nghĩa, và là một bộ phận của chính sách đối với những người, những gia đình đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

2- Tạo những điều kiện cần thiết để các đối tượng chính sách, bằng sức lao động của mình, sử dụng có hiệu quả phần rừng được giao, từ đó mà có thu nhập để từng bước ổn định và cải thiện đời sống, đảm bảo cho họ có mức sống không thấp hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương.

3- Gắn việc thực hiện tốt chính sách ưu tiên, ưu đãi các đối tượng chính sách với việc xây dựng nông thôn mới, gia đình văn hoá mới phù hợp với khả năng chung trong đó cần đặc biệt quan tâm đến những gia đình có nhiều khó khăn, những người đã bị hạn chế nhiều về sức lao động.

II- ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG ƯU TIÊN, ƯU ĐÃI

1- Đối tượng ưu tiên ưu đãi nói trong Thông tư này là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh các hạng, bệnh binh hạng I, thân nhân liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng, người phục vụ thương binh hạng 1/4, bệnh binh hạng 1/3 (gọi tắt là các gia đình chính sách).

2- Các gia đình chính sách được ưu tiên nhận đất rừng ở những nơi phù hợp với khả năng và thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh.

3- Uỷ ban nhân dân xã, các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, và các tổ chức kinh tế quốc doanh cần ưu tiên về cấp giống, cấp cây con, hỗ trợ vốn, vật tư, kỹ thuật theo các phương thức ưu đãi, tổ chức hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật và đảm bảo một số khâu dịch vụ, hỗ trợ vốn hoặc cho vay vốn với lãi suất thấp, ưu tiên giao đất trồng rừng theo dự án PAM, để các gia đình chính sách, trước hết là những gia đình có nhiều khó khăn, có điều kiện tốt nhất để sử dụng và khai thác có hiệu quả phần đất, phần rừng được giao.

4- Các gia đình chính sách được miễn 100% thuế nuôi rừng và lệ phí đối với những sản phẩm khai thác từ vườn rừng theo chính sách thu tiền nuôi rừng của Nhà nước.

5- Uỷ ban nhân dân xã, các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và tổ chức kinh tế quốc doanh cần giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận tiện để các gia đình chính sách thu hoạch và tiêu thụ kịp thời sản phẩm mà họ làm ra.

6- Ở những nơi chưa tổ chức hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức giúp đỡ thiết thực để các gia đình chính sách sản xuất có kết quả.

7- Những địa phương đã xây dựng quỹ xã hội chăm sóc giúp đỡ những đối tượng có công, cần giành một phần để hỗ trợ, cho vay, nhằm giúp họ có điều kiện bảo đảm sản xuất.

Liên Bộ yêu cầu Uỷ ban nhân dqân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Lâm nghiệp, Sở Nông Lâm nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các tổ chức kinh tế và xã hội, các tổ chức quần chúng, thực hiện chu đáo và bằng nhiều giải pháp làm phong phú thêm các nội dung ưu tiên, ưu đãi đã nêu trong Thông tư này để các gia đình chính sách sớm có cuộc sống ổn định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ sở, các địa phương phản ánh kịp thời về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.

Trần Hiếu

(Đã ký)

Trần Sơn Thuỷ

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên tịch 13/TT-LB năm 1991 hướng dẫn chính sách ưu tiên, ưu đãi thương binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng trong việc đặt, nhận rừng để quản lý, bảo vệ sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp do Bộ Lao động thương binh và xã hội - Bộ Lâm nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 13/TT-LB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 18/11/1991
  • Nơi ban hành: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Trần Hiếu, Trần Sơn Thuỷ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản