HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 171-HĐBT | Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 1988 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TƯ ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp;
Để phát huy tiềm năng kinh tế của các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông, lâm nghiệp thành phần kinh tế lớn nhất trong nông nghiệp;
NGHỊ ĐỊNH:
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
VỀ CHẤN CHỈNH QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ, TẬP ĐOÀN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Nghị định số 171-HĐBT ngày 14-11-1988 của Hội đồng Bộ trưởng)
Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TƯ ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Hội đồng Bộ trưởng quy định về chấn chỉnh tổ chức, đổi mới quản lý kinh tế hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông, lâm nghiệp (dưới đây gọi chung là hợp tác xã) như sau:
Căn cứ vào quy hoạch vùng, các điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, xã hội, trình độ quản lý của cán bộ, nghề nghiệp của xã viên và sự hướng dẫn của cấp trên, hợp tác xã tự xác định các hình thức, quy mô tổ chức, phương hướng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, phương thức quản lý và cách thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm, nhằm phát triển mạnh sản xuất hàng hoá, không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của xã viên, tăng tích luỹ tái sản xuất mở rộng và phúc lợi của tập thể, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
Hợp tác xã phải phát huy mọi tiềm năng của các thành viên hợp tác xã, thành viên hợp tác xã phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với hợp tác xã, tập thể.
Hợp tác xã phải chăm lo việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức tốt các dịch vụ sản xuất, đời sống, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển ngành nghề có hiệu quả để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên và hợp tác xã.
Đối với các hợp tác xã yếu kém, phải phân tích kỹ để tìm đúng nguyên nhân mà áp dụng giải pháp củng cố có hiệu quả như sửa đổi cơ cấu sản xuất cho phù hợp, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tiến cách quản lý; tuyển chọn cán bộ có năng lực, có phẩm chất, được xã viên, tập đoàn viên tín nhiệm...
Trường hợp phải điều chỉnh quy mô hợp tác xã (bao gồm cả chia hợp tác xã quá lớn, và hợp tác xã quá nhỏ) thành hợp tác xã có quy mô thích hợp, cần chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để bảo đảm sản xuất phát triển, không gây xáo trộn và chỉ nên xem xét điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
- Một số hợp tác xã ở các tỉnh đồng bằng và trung du phía Bắc, duyên hải - miền Trung, Tây Nguyên quy mô quá lớn mà sản xuất trì trệ, quản lý kèm và đại hội xã viên yêu cầu phải điểu chỉnh quy mô.
- Ở vùng núi cao, những hợp tác xã chỉ có hình thức thì chuyển sang các tổ vần công, đổi công hoặc sản xuất cá thể đi đôi với tổ chức tốt mạng lưới thương nghiệp, dịch vụ, mở mang giao thông vận tải, khuyến khích giao lưu kinh tế, nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân, đào tạo cán bộ người dân tộc; khi có đủ điều kiện mới đưa đồng bào vào làm ăn tập thể với các hình thức thích hợp.
Căn cứ yêu cầu sản xuất và tình hình thực tế của từng hợp tác xã, để tổ chức các đội, tổ chức sản xuất cho thích hợp; các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã quy mô nhỏ, ban quản lý chỉ đạo trực tiếp được đến các hội thì không nên tổ chức đội hoặc tổ.
Việc củng cố bộ máy quản lý và bố trí cán bộ của hợp tác xã theo nguyên tắc gọn nhẹ, có hiệu lực; không ngừng nâng cao trình độ tổ chức quản lý của bộ máy và năng lực, phẩm chất cán bộ.
1- Đại hội xã viên (hoặc Đại hội đại biểu xã viên) có quyền lực cao nhất, bàn bạc quyết định công việc của hợp tác xã, cụ thể là:
- Quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ cấu sản xuất trên cơ sở quy hoạch vùng và các kế hoạch về sản xuất, tài chính, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống.
- Quyết định các hình thức tổ chức lao động (giao khoán), các định mức, đơn giá khoán và việc tham gia liên doanh, liên kết sản xuất.
- Quyết định về phân phối thu nhập, về lập và sử dụng các loại quỹ.
- Bầu và bãi miễn các thành viên trong Ban quản lý, Ban kiểm soát của hợp tác xã và Chủ nhiệm, Trưởng ban Ban kiểm soát hợp tác xã.
- Kiến nghị với cấp có thẩm quyền về việc thành lập hợp tác xã, sáp nhập, chia nhỏ hoặc giải thể hợp tác xã.
2- Ban quản lý hợp tác xã có trách nhiệm điều hành công việc của hợp tác xã giữa 2 kỳ đại hội để thực hiện nghị quyết của đại hội xã viên, có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Bố trí cụ thể cơ cấu sản xuất kinh doanh, tổ chức phát triển các ngành nghề trong hợp tác xã phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống địa phương và quy hoạch vùng.
- Quản lý sử dụng có hiệu quả ruộng đất, cơ sở vật chất - kỹ thuật của tập thể và hướng dẫn, giúp đỡ các hộ xã viên mua sắm các phương tiện và công cụ sản xuất.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Tổ chức các hình thức lao động (giao khoán) thích hợp với từng ngành nghề, công việc.
- Tổ chức tốt công tác dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của tập thể và người nhận khoán và tham gia tổ chức tốt việc ký kết hợp đồng kinh tế, thu nạp sản phẩm bảo đảm làm nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Chỉ đạo việc tổ chức đưa tiến độ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
- Điều hành mọi công việc của hợp tác xã trong sản xuất, kinh doanh.
- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã viên, thực hiện tốt các chính sách xã hội ở nông thôn, nhất là đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng; tổ chức xã viên tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện tốt việc phân phối dân chủ, công khai, công bằng, bảo đảm lợi ích của người lao động, bảo đảm tích luỹ cho hợp tác xã và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3- Cán bộ đội hoặc tổ sản xuất do Chủ nhiệm hợp tác xã giới thiệu và xã viên trong đội, tổ bầu ra chịu sự lãnh đạo của Ban quản lý hợp tác xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đội, tổ sản xuất.
4- Ban kiểm soát có nhiệm vụ căn cứ Nghị quyết đại hội xã viên kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã, của Chủ nhiệm và Ban quản lý hợp tác xã; nhận và giải quyết hoặc trình đại hội xã viên giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của xã viên.
ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Hợp tác xã cần tính toán để giữ lại những máy móc, nông cụ, trâu bò cày kéo cần thiết làm tư liệu sản xuất chung, làm dịch vụ cho những hộ khó khăn chưa có điều kiện mua sắm; phần còn lại bán cho hộ hay nhóm hộ xã viên có khả năng và kinh nghiệm quản lý để sử dụng theo kế hoạch và hợp đồng nhận khoán với tập thể. Giá bán các tư liệu phải bảo đảm hợp lý trên cơ sở thoả thuận giữa hợp tác xã và người mua; số tiền thu được phải đưa hết vào vốn sản xuất của hợp tác xã. Hợp tác xã cần khuyến khích, hỗ trợ xã viên bằng cách cho vay vốn hoặc giúp đỡ vay ở Ngân hàng để phát triển chăn nuôi trâu, bò, mua sắm công cụ, máy móc nhỏ để bảo đảm kế hoạch nhận khoán, phát triển kinh tế gia đình. Hợp tác xã xây dựng quy chế sử dụng máy móc, nông cụ, trâu, bò cày kéo cho hợp tác xã mức giá từng loại dịch vụ để giải quyết thoả đáng lợi ích và quan hệ giữa người có máy móc, nông cụ, trâu bò với người sử dụng.
Hợp tác xã ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế quốc doanh về cung ứng vật tư, dịch vụ và mua sản phẩm theo kế hoạch sản xuất hàng năm hay từng vụ; chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng đã ký kết.
Ngoài phần vật tư mua của các tổ chức quốc doanh theo chỉ tiêu kế hoạch và hợp đồng kinh tế, hợp tác xã được tự tìm kiếm thêm vật tư từ các nguồn khác thông qua liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác hoặc trực tiếp mua bán trên thị trường để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
Sản phẩm làm ra, sau khi đóng thuế và thực hiện các hợp đồng đã ký, hợp tác xã được quyền sử dụng và tiêu thụ ở thị trường có lợi nhất.
1- Thực hiện khoán sản phẩm ở tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, các công việc dịch vụ kỹ thuật và công tác quản lý trong hợp tác xã.
2- Không ngừng phát triển sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế của tập thể, bảo đảm cho mọi người đều có việc làm, có thu nhập bảo đảm đời sống, trước hết là những gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, gia đình neo đơn...
3- Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích, nhất là bảo đảm lợi ích chính đáng của người sản xuất, trước hết là đối với người trồng lúa.
1- Đối với cây hàng năm
Hợp tác xã căn cứ vào khả năng lao động, quỹ đất để giao khoán diện tích đất cho từng hộ, hoặc nhóm hộ thích hợp nhằm giải quyết yêu cầu cơ bản về lương thực, tăng nhanh lương thực hàng hoá. ở những nơi có điều kiện, khuyến khích người giỏi ngành nghề khác chuyển sang làm ngành nghề và trao lại ruộng đất cho hợp tác xã để giao khoán thêm cho người trồng trọt. Những hộ làm ruộng giỏi, có khả năng lao động, vật tư, tiền vốn thì được giao ruộng đất khoán nhiều hơn, nhất là ở những nơi nhiều ruộng. Thời gian giao khoán được ổn định khoảng 15 năm. Mức khoán được xây dựng phù hợp với điều kiện vật chất khác, do Đại hội xã viên quyết định và được ổn định trong 5 năm, chỉ sửa đổi mức khoán khi điều kiện vật chất kỹ thuật đã thay đổi. Sản lượng khoán, tính cho cả chu kỳ luân canh trên diên tích theo cơ cấu những sản phẩm chính nêu trong hợp đồng giao khoán.
Các định mức chi phí vật chất - kỹ thuật, định mức lao động, được tính toán cho từng hạng đất căn cứ vào quy trình sản xuất, điều kiện kinh tế - tự nhiên của địa phương, để hướng dẫn cho người nhận khoán vận dụng trong sản xuất và ký kết các hợp đồng dịch vụ và trao đổi vật tư, kỹ thuật.
Người nhận khoán được quyền chủ động toàn bộ quá trình sản xuất trên đất đai nhận khoán theo cơ cấu sản xuất và kế hoạch của hợp tác xã; được lựa chọn ký kết hợp đồng dịch vụ với hợp tác xã hoặc với cá nhân khác theo yêu cầu sản xuất của mình; được đổi công hoặc thuê thêm lao động thời vụ trên cơ sở tự nguyện và thoả thuận.
Người nhận khoán được làm chủ toàn bộ sản phẩm làm ra, sau khi nộp thuế, đóng góp các quỹ hợp tác xã và phí quản lý (do đại hội xã viên bàn bạc quyết định); thanh toán các chi phí dịch vụ và các khoản trao đổi vật tư sản xuất theo hợp đồng đã ký kết, còn lại thuộc quyền sử dụng của người nhận khoán.
2- Đối với cây dài ngày và cây rừng phải kết hợp giao quyền sử dụng đất đai và quản lý cây trồng với các hình thức khoán thích hợp:
- Đối với diện tích trồng mới có thể giao khoán toàn bộ chu kỳ sản xuất từ làm đất đến lúc có sản phẩm thu hoạch, hoặc có thể giao khoán từng công đoạn.
- Đối với cây công nghiệp và cây rừng đã có sẵn thì khoán chăm sóc, bảo vệ, khai thác và nộp sản phẩm chính theo mức quy định cho cả chu kỳ sản xuất đối với sản phẩm của từng loại cây loại rừng.
Diện tích giao khoán cây công nghiệp dài ngày, rừng... tuỳ thuộc vào khả năng đất đai, đồi rừng của hợp tác xã và khả năng sản xuất của từng hộ xã viên. Trên đất đai nhận khoán, người nhận khoán được trồng xen và tận thu sản phẩm nông, lâm kết hợp không phải nộp thuế.
Đối với các loại đất trống, đồi trọc, hợp tác xã giao cho gia đình xã viên sử dụng không hạn chế về diện tích. Thời hạn giao khoán cây dài ngày, đồi rừng từ 30 đến 50 năm; trong thời gian đó, người nhận khoán được phép chuyển nhượng quyền sử dụng cho người khác, khi hết thời hạn khoán có thể xem xét gia hạn thêm.
Hợp tác xã giao khoán những diện tích mặt nước (kể cả mặt nước hồ) có khả năng nuôi trồng thuỷ sản cho hộ, nhóm hộ xã viên hoặc tổ chức đấu thầu. Hợp tác xã giao ao nhỏ cho xã viên nuôi cá, tính trừ vào đất làm kinh tế gia đình.
- Những ngành, nghề sản xuất tập trung trong công xưởng, lao động theo dây chuyền thì giao khoán cho tổ, nhóm lao động, trên cơ sở định mức chi phí vật tư và trả công theo sản phẩm giao nộp. Đối với những ngành nghề mà hợp tác xã chưa có kinh nghiệm làm hoặc làm kém hiệu quả thì có thể đấu thầu cho xã viên làm.
- Những ngành, nghề sản xuất phân tán, từng gia đình có thể làm được thì giao khoán cho hộ hoặc nhóm hộ làm từng công đoạn hoặc gia công nguyên liệu, vật liệu nộp bán thành phẩm hoặc thành phẩm cho hợp tác xã, hợp tác xã thanh toán chi phí vật tư và trả công theo sản phẩm giao nộp.
- Đối với các hoạt động dịch vụ phục vụ yêu cầu của người nhận khoán như thuỷ nông, làm đất, bảo vệ cây trồng, gia súc, cung ứng vật tư, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, v.v... Hợp tác xã tự tổ chức hoặc làm đại lý cho các cơ quan dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh của người nhận khoán.
Hợp tác xã cần xác định rõ chi phí của từng loại dịch vụ, làm cơ sở cho hợp đồng giao nhận khoán và thanh toán giữa những người nhận khoán với đơn vị và người làm dịch vụ.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng hợp tác xã, đại hội xã viên quyết định việc trích lập các loại quỹ và mức để quỹ thích hợp cho từng ngành cụ thể là:
- Quỹ phát triển sản xuất dùng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng sản xuất.
- Quỹ phúc lợi dùng để chi dùng vào các nhu cầu văn hoá, xã hội và phúc lợi tập thể.
- Quỹ bảo hiểm sản xuất để dự phòng khi bị thiên tai, mất mùa.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm hướng dẫn các hợp tác xã quản lý và sử dụng các loại quỹ trên đúng mục đích.
Việc đóng góp cho ngân sách xã, không chia đều cho đơn vị diện tích khoán của xã viên gánh chịu, hợp tác xã có thể trích không quá 10% quỹ phúc lợi của hợp tác xã để góp ngân sách xã; ngoài ra hợp tác xã không phải đóng góp một khoản nào khác cho xã hoặc cho các ngành cấp trên.
Để có lương thực bán cho các hộ thiếu lương thực, cho các yêu cầu chăn nuôi con giống và phát triển ngành nghề, hợp tác xã lấy lương thực của quỹ phát triển sản xuất và quỹ công ích để bán cho các nhu cầu đó theo giá thoả thuận.
Đối với cán bộ xã và hợp tác xã tuỳ theo khả năng và điều kiện mà hợp tác xã có thể bố trí công việc sản xuất thích hợp và giao ruộng khoán để có điều kiện lao động sản xuất tăng thêm thu nhập.
Các Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Tổng cục Quản lý ruộng đất và các Bộ có liên quan cần ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể cho từng đối tượng.
Nghị định 171-HĐBT năm 1988 quy định về chấn chỉnh tổ chức, đổi mới quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông, lâm nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 171-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/11/1988
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 23
- Ngày hiệu lực: 14/11/1988
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định