Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG AN-HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA | Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 1998 |
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI CHƯƠNG VIIA "CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ" CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
b. Mua chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác; c. Xin chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác;
d. Tàng trữ chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác; d. Vận chuyển chất ma tuý để bán trái phép cho người khác;
e. Dùng chất ma tuý để trao đổi, thanh toán... trái phép;
g. Dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán... lấy chất ma tuý để bán lại trái phép cho người khác.
Khi thực hiện hướng dẫn trên đây cần chú ý:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi được hướng dẫn tại các điểm a và e đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "mua bán trái phép chất ma tuý" theo Điều 185 đ Bộ luật hình sự không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma tuý do đâu mà có.
- Để có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện một trong các hành vi được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và g về tội mua bán trái phép chất ma tuý theo Điều 185 đ Bộ luật hình sự, thì cần phải chứng minh được mục đích thực hiện một trong các hành vi này của họ là bán trái phép chất ma tuý đó. Trong trường hợp không chứng minh được mục đích bán trái phép chất ma tuý của họ, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà căn cứ vào hướng dẫn tại tiết b điểm 4 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998 để xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "tàng trữ trái phép chất ma tuý" theo Điều 185c Bộ luật hình sự hoặc về tội "vận chuyển trái phép chất ma tuý" theo Điều 185d Bộ luật hình sự.
- Người nào thực hiện một trong các hành vi phạm tội được hướng dẫn tại điểm I Thông tư này, mà trước đó hoặc sau đó đã thực hiện một hoặc hoặc nhiều hành vi phạm tội khác về ma tuý, thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại điểm 5 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998.
- Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người nào thực hiện một trong các hành vi trên đây đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "mua bán trái phép chất ma tuý" quy định tại Điều 185đ Bộ luật hình sự.
- Điều 1 của Thông tư này thay thế tiết d điểm 2 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998.
a. Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác;
b. Thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý, cũng như tìm địa điểm để làm nơi đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác;
c. Cung cấp trái phép chất ma tuý (trừ hành vi bán trái phép chất ma tuý) cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma tuý;
d. Chuẩn bị chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất...) nhằm đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác;
d. Tìm người sử dụng chất ma tuý cho người tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý nhằm đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể của người họ;
e. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào ( mua, xin, tàng trữ, sản xuất.. .), nhằm dùng chúng để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác;
g. Các hành vi khác (ngoài các hành vi được hướng dẫn tại các điểm a, b, c, d, đ và e trên đây) giúp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (như: cho người khác tiền, cho người khác vay tiền để người đó mua chất ma tuý sử dụng trái phép, cho người khác tài sản, cho người khác vay tài sản không phải là tiền để người đó đổi lấy chất ma tuý sử dụng trái phép; giúp người khác hút, hít trái phép chất ma tuý; giúp người khác tiêm, chích trái phép chất ma tuý...), nếu người thực hiện một trong các hành vi này đã:
- Bị kết án về một trong các tội phạm về ma tuý được quy định trong Bộ luật hình sự, nhưng chưa được xoá án;
- Bị xử lý vi phạm hành vi về một trong các hành vi vi phạm về ma tuý được quy định trong Bộ luật hình sự và được cụ thể hoá trong Thông tư liên tịch số 01/1998 và Thông tư này, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
- Được cơ quan tiến hành tố tụng miễn trách nhiệm hình sự về một trong các hành vi vi phạm về ma tuý được quy định trong Bộ luật hình sự và được cụ thể hoá trong Thông tư liên tịch số 01/1998 và Thông tư này, nhưng chưa quá thời hạn một năm, kể từ ngày được miễn trách nhiệm hình sự;
- Được cơ quan nhà nước (như: Uỷ ban nhân dân hoặc công an từ cấp phường, xã, thị trấn trở lên, cơ quan nơi công tác...), tổ chức, đoàn thể (như: tổ dân phố, tổ chức đoàn thanh niên, phụ nữ...) cũng như những người có trách nhiệm ở cơ quan nơi công tác hoặc ở địa phương nơi cư trú (như: Thủ trưởng cơ quan, cảnh sát khu vực, đại diện Uỷ ban nhân dân các cấp, Tổ trưởng tổ dân phố...) giáo dục, nhưng chưa quá thời hạn một năm, kể từ ngày được giáo dục. Cần chú ý là phải có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng người thực hiện một trong các hành vi trên đây đã được giáo dục (như: biên bản cuộc họp; bản tự kiểm điểm hoặc bản cam đoan của người vi phạm; có việc triệu tập đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giáo dục; người có trách nhiệm đến tận gia đình giáo dục...).
Người nào thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, mà còn thực hiện một hay nhiều hành vi tội khác về ma tuý quy định tại các điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185i Bộ luật hình sự, tuỳ từng trường hợp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác đã thực hiện quy định tại điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự.
- Điểm 2 của Thông tư này thay thế tiết e điểm 2 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998.
Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185l Bộ luật hình sự khi người sử dụng trái phép chất ma tuý đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý.
- "Đã được giáo dục nhiều lần" được hiểu là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức cũng như những người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở hoặc xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Được coi là đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh, nếu biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 10 và Điều 24 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6-7-1995) và theo đúng quy định của Quy chế "Về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6-7-1995" (ban hành kèm theo Nghị định số 20/CP ngày 13-4-1996 của Chính phủ).
Người nào đã bị kết án về tội "sử dụng trái phép chất ma tuý" mà tái phạm, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 185l Bộ luật hình sự.
Người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa điểm đó không phải để họ sử dụng chất ma tuý nhằm thoả mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma tuý mà dùng địa điểm đó để đưa chất ma tuý vào cơ thể người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "tổ cức sử dụng trái phép chất ma tuý" quy định tại Điều 185i Bộ luật hình sự.
a. Các hành vi sản xuất trái phép, tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép, mua bán trái phép được hiểu tương tự như các hành vi tương ứng được hướng dẫn tại các tiết a, b, c điểm 2 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998 và điểm 1 của Thông tư này.
b. Nếu người nào lần đầu sản xuất trái phép tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép, mua trái phép phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý để cho bản thân mình sử dụng trái phép chất ma tuý, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử lý hành chính; nếu đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185h Bộ luật hình sự.
c. Được coi là "vật phạm pháp có số lượng lớn" quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 185h Bộ luật hình sự, nếu có 5 dụng cụ, phương tiện trở lên (có thể là cùng loại, có thể là khác loại).
8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:
a. Trong các điều luật về tội phạm ma tuý có quy định tình tiết "đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm", thì chỉ tính các trường hợp bị xử phạt hành chính kể từ ngày 22-5-1997 trở đi;
b. Phải coi là phạm tội "đối với với nhiều người" trong các điều luật về tội phạm về ma tuý có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt, nếu trong một lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với hai người trở lên (như: tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong một lần đối với hai người trở lên; trong một lần cưỡng bức, lôi kéo hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma tuý...);
- Mua trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên nhằm bán trái phép cho người khác, không phân biệt bán một lần hoặc bán nhiều lần;
- Mua trái phép chất ma tuý một lần và bán lại trái phép số lượng chất ma tuý đó từ hai lần trở lên cho người khác, không phân biệt bán lại từ hai lần trở lên cho một người hoặc cho nhiều người;
- Mua trái phép chất ma tuý một lần và bán lại trái phép số lượng chất ma tuý đó trong cùng một lúc cho hai người trở lên.
9. Sửa đổi, bổ sung một số hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/1998 như sau:
a. Đoạn 2 tiết a điểm 1 mục II phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998 được hướng dẫn bổ sung lại như sau:
"Cần lưu ý rằng nhựa thuốc phiện bao gồm: nhựa thuốc phiện lấy từ cây thuốc phiện, nhựa thuốc phiện đã được cô đặc thành dạng keo, dạng bi... Đối với dung dịch thuốc phiện để tiêm, chích thì không coi là chất ma tuý ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng thuốc phiện trong dung dịch để tính trọng lượng của thuốc phiện. Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà cần phải xác định hàm lượng thuốc phiện trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện".
"Người nào đã bị kết án về một trong các tội phạm về ma tuý được quy định trong Bộ luật hình sự, nhưng chưa được xoá án mà lại tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý được hướng dẫn trên đây (được hướng dẫn tại dấu (*) thứ nhất tiết b điểm 4 mục II phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998) nếu không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185c hoặc khoản 1 Điều 185d tương ứng; nếu thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 185c hoặc khoản 2 Điều 185d tương ứng.
Cũng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185c hoặc khoản 1 Điều 185d tương ứng người nào tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép từ hai chất ma tuý trở lên và mỗi chất ma tuý có trọng lượng được hướng dẫn trên đây (được hướng dẫn tại dấu (*) thứ nhất tiết b điểm 4 mục II phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998)".
10. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 1998.
- Các hướng dẫn trong Thông tư này, nếu làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự so với văn bản hướng dẫn trước đây, thì được áp dụng khi điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước khi Thông tư này có hiệu lực.
- Đối với các trường hợp mà người phạm tội đã bị kết án đúng theo các văn bản hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật, thì không áp dụng các hướng dẫn trong Thông tư này để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Đối với trường hợp đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà được áp dụng các hướng dẫn trong Thông tư này để tuyên bố miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cần giải thích cho họ rõ rằng trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự này không phải là cơ sở của việc đòi bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu thấy có vướng mắc, thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án báo cáo ngay cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an để có hướng dẫn kịp thời.
Lê Thế Tiệm (Đã ký) | Phạm Sĩ Chiến (Đã ký) | Trịnh Hồng Dương (Đã ký) |
- 1Luật Hình sự sửa đổi 1989
- 2Luật Hình sự sửa đổi 1991
- 3Luật Hình sự sửa đổi 1992
- 4Chỉ thị 04/2000/CT-TTg về tổ chức thi hành Bộ luật Hình sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy" của Bộ luật hình sự năm 1999 do Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp ban hành
- 6Thông tư liên tịch 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Thông tin và Truyền thông - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 1Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự sửa đổi do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ nội vụ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy" của Bộ luật hình sự năm 1999 do Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp ban hành
- 1Luật Hình sự sửa đổi 1989
- 2Luật Hình sự sửa đổi 1991
- 3Luật Hình sự sửa đổi 1992
- 4Nghị định 20-CP năm 1996 ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
- 5Luật hình sự sửa đổi 1997
- 6Công văn về việc giải đáp bổ sung một số vấn đề áp dụng pháp luật
- 7Chỉ thị 04/2000/CT-TTg về tổ chức thi hành Bộ luật Hình sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư liên tịch 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Thông tin và Truyền thông - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ luật Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 05/08/1998
- Nơi ban hành: Bộ Công An, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Lê Thế Tiệm, Phạm Sĩ Chiến, Trịnh Hồng Dương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 20/08/1998
- Ngày hết hiệu lực: 18/01/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra