- 1Nghị định 29-HĐBT năm 1988 quy định chính sách đối với kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Thông tư 25-TC/TCT năm 1993 hướng dẫn Quyết định 180-TTg năm 1992 về việc lập quỹ chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 472-QĐ/HĐNN8 năm 1991 sửa đổi thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt do Hội đồng nhà nước ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61-TC/TCT | Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 1993 |
Thi hành Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2759/KTTH ngày 10/06/1993 của Văn phòng Chính phủ về chấn chỉnh việc lập hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng và cung ứng dịch vụ thu tiền, Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
Ngày 17/11/1988 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ ) có Quyết định số 292-CT về việc lập chứng từ mua bán hàng và cung ứng dịch vụ thu tiền, Liên Bộ Tài Chính - Tổng cục Thống kê đã có Thông tư số 58-TT/LB ngày 23/12/1998 hướng dẫn thi hành.
Đến nay, nhiều tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể và lực lượng vũ trang, nhất là các hộ kinh doanh cá thể không chấp hành nghiêm túc, gây nhiều sơ hở trong công tác quản lý tài chính, gây thất thu thuế. Một số cá nhân lợi dụng để tham ô, tiêu xài lãng phí tài sản và tiền bạc của công.
Để thiết lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực quản lý tài chính, thúc đẩy nhanh việc triển khai chế độ kế toán (nhất là kế toán tư nhân) đưa việc lập hoá đơn chứng từ vào nền nếp, chống chi tiêu lãng phí, chống tham nhũng và trốn lậu thuế, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cấp các ngành phải chỉ đạo chấn chỉnh việc lập hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng và cung ứng dịch vụ thu tiền, đồng thời giao cho Bộ Tài chính quy định chế độ khen thưởng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt và xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.
2. Theo các văn bản hiện hành thì tất cả các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị lực lượng vũ trang có mua bán hàng va cung ứng dịch vụ thu tiền đều phải lập hoá đơn chứng từ theo quy định, cụ thể là:
- Những người làm kinh tế gia đình phải là công nhân viên chức, xã viên hợp tác làm thêm ngoài giờ quy định của cơ quan, xí nghiệp, đơn vị tập thể;
- Những người làm cùng phải là bố, mẹ, vợ, chồng và các con ngoài độ tuổi lao động và có tên trong hộ khẩu gia đình.
- Hoạt động sản xuất, dịch vụ sản xuất của người về hưu nếu không thuộc kinh tế cá thể, tư nhân được coi là kinh tế gia đình.
Trường hợp có 1 người trở lên trong độ tuổi lao động không phải là công nhân viên chức Nhà nước hay xã viên hợp tác xã chuyên làm trong hộ gia đình đã có 3 năm thì phải chuyển sang đăng ký kinh doanh cá thể.
Các trường hợp ghi ở điểm (b) trên đây, tuy không phải lập hoá đơn chứng từ, nhưng các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các đơn vị hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang phải lập bảng thống kê ghi rõ: tên và địa chỉ của đối tượng mua hoặc bán hàng; số lượng và trị giá từng loại hàng hoá ... và ghi chép cập nhật vào sổ sách kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê của Nhà nước.
- Biên lai thu tiền, biên lai thu thuế, biên lai thu phí, lệ phí.
- Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.
Đối với một số loại hoá đơn đặc thù do cơ sở tự in phải được đăng ký và được sự chấp thuận của quan thuế trước khi sử dụng.
II. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Khen thưởng: Để thúc đẩy các tổ chức và cá nhân kinh doanh triển khai chế độ kế toán, lập hoá đơn chứng từ, áp dụng chế độ khuyến khích bằng lợi ích vật chất như sau:
a. Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh làm tốt chế độ kế toán và lập hoá đơn chứng từ thì được tính thuế theo kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh trên sổ sách kế toán. Đối với cơ sở kinh doanh ngành thương nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế làm tốt chế độ kế toán quản lý tính thuế chênh lệch giữa giá bán và mua hàng theo Quyết định số 472/HĐNN8 ngày 10/09/1991 của Hội đồng Nhà nước.
b. Đối với hộ kinh doanh nhỏ, theo quy định của Luật thuế đang thực hiện thu thuế theo phương pháp khoán doanh thu, nếu thực hiện tốt việc mua bán hàng có hoá đơn chứng từ làm cơ sở cho việc khoán doanh thu thì được xét giảm thuế phải nộp hàng tháng theo mức thuế đã khoán, cụ thể là:
- Nếu đảm bảo từ 50% - 70% doanh số hàng mua vào và doanh số hàng bán ra so với doanh thu khoán tháng có hoá đơn chứng từ hợp lệ thì được xét giảm 5% số thuế khoán phải nộp trong tháng.
- Nếu đảm bảo tỷ lệ trên 70% so với doanh thu khoán thì được xét giảm 10% số thuế khoán phải nộp trong tháng.
Hộ kinh doanh muốn được xem xét giảm thuế phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương, cam kết thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán và sử dụng hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng. Hàng tháng phải kê khai doanh số hàng mua vào, bán ra kèm theo các hoá đơn chứng từ cần thiết, cán bộ chuyên quản kiểm tra xác nhận vào tờ khai trình chi cục trưởng ký duyệt để thực hiện.
c. Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể và đơn vị lực lượng vũ trang khi mua hàng hoặc thuê cung ứng dịch vụ có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ và ghi chép sổ sách kế toán cập nhật thì được cơ quan tài chính chấp nhận thanh toán khi quyết toán tài chính năm.
Căn cứ vào Điều 19 Luật thuế doanh thu, Điều 20 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Điều 27 Luật thuế lợi tức và Điều 5 Quyết định số 292-CT thì các trường hợp mua bán hàng và cung ứng dịch vụ không có hoá đơn chứng từ hợp lệ, bị xử phạt như sau:
- Đối với tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh khi mua hàng, thuê cung ứng dịch vụ không có chứng từ hợp lệ thì không được chấp nhận trừ vào chi phí khi tính thuế lợi tức; nếu bán hàng hoặc thực hiện dịch vụ thu tiền không lập hoá đơn chứng từ, khi kiểm tra phát hiện thì coi là kinh doanh trốn thuế, cơ sở sẽ bị truy thu thuế, ngoài ra còn bị xử phạt đến 3 lần số thuế gian lậu. Nếu vi phạm nhiều lần, cơ quan thuế có quyền không chấp nhận doanh thu, tính thuế theo kê khai mà áp đặt doanh thu tính thuế theo kết quả điều tra để thu thuế và phạt 3 lần số thuế tính theo doanh thu áp đặt, trường hợp nghiêm trọng thì lập hồ sơ chuyển đến các cơ quan chức năng để xử lý theo pháp luật.
- Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể xã hội và đơn vị lực lượng vũ trang (được Ngân hàng Nhà nước cấp kinh phí) nếu mua hàng, thuê cung ứng dịch vụ không có chứng từ hợp lệ thì hàng hoá mua đó coi là không hợp pháp, thủ trưởng và kế toán trưởng đơn vị không được duyệt chi, cơ quan tài chính không được quyết toán khoản chi này. Ngoài ra còn bị xử lý phạt theo Pháp lệnh Kế toán thống kê.
Thẩm quyền xử lý các vi phạm về lập hoá đơn chứng từ do cơ quan thuế, tài chính quyết định. Các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện lập biên bản giao cho cơ quan thuế, tài chính. Nếu xử lý truy thu thuế, phạt vi phạm sẽ được trích thưởng theo quy định tại Thông tư số 25-TC/TCT ngày 24-3-1993 của Bộ Tài chính.
Để việc lập hoá đơn chứng từ mua bán hàng và cung ứng dịch vụ thực hiện có hiệu quả, đề nghị các Bộ, các ngành và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng Thông tư này, phổ biến rộng rãi Pháp lệnh Kế toán thống kê của Hội đồng Nhà nước, Quyết định số 292-CT của Hội đồng Bộ trưởng, nâng cao ý thức của mọi người trong việc lập hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng chính là tích cực tham gia đấu tranh chống chi tiêu lãng phí, chống tham nhũng và trốn lậu thuế.
Nhận được Thông tư này, Cục thuế các địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để phối hợp với các ngành chức năng như: Công an, Tài chính, Quản lý thị trường ... thưòng xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ lập hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thu tiền. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các loại hoá đơn chứng từ để phục vụ cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện thực hiện tốt quy định của Nhà nước.
Thông tư này được thi hành từ ngày 1-9-1993. Những phát sinh kinh tế trước thời điểm này không có hoá đơn chứng từ hợp lệ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang nếu không giải trình được tính hợp lý hợp pháp của khoản chi, cũng bị xử phạt theo Thông tư này. Trong qúa trình thực hiện, có gì khó khăn vướng mắc cần tổng hợp báo cáo về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn thêm.
Phan Văn Dĩnh (Đã Ký) |
- 1Nghị định 29-HĐBT năm 1988 quy định chính sách đối với kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 292-CT năm 1988 về việc lập chứng từ mua, bán hàng và cung ứng dịch vụ thu tiền do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Luật Thuế Doanh thu 1990
- 4Luật Thuế Lợi tức 1990
- 5Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 1993
- 6Công văn 2128-TC/TCT của Bộ Tài chính về việc lập hoá đơn khi mua bán hàng hoá
- 7Thông tư 25-TC/TCT năm 1993 hướng dẫn Quyết định 180-TTg năm 1992 về việc lập quỹ chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật do Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 472-QĐ/HĐNN8 năm 1991 sửa đổi thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt do Hội đồng nhà nước ban hành
- 9Thông tư 58 TT/LB năm 1988 hướng dẫn thi hành Quyết định 292/CT do Bộ Tài chính - Tổng cục Thống kê ban hành
Thông tư 61-TC/TCT năm 1993 hướng dẫn lập hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng và cung ứng dịch vụ thu tiền do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 61-TC/TCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/07/1993
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Phan Văn Dĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/09/1993
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực