Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2013/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2013 |
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận,
Thông tư này quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý về môi trường, tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (sau đây gọi chung là tổ chức) trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Thẩm quyền và nguyên tắc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
1. Thẩm quyền thẩm định:
Tổng cục Môi trường thực hiện việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
2. Nguyên tắc thẩm định:
a) Việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ cấp, điều chỉnh nội dung, gia hạn, cấp lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện trên cơ sở: kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ; kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức và kết luận của Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (sau đây gọi chung là Hội đồng thẩm định);
b) Trường hợp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường quyết định không thành lập Hội đồng thẩm định, việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ cấp, điều chỉnh nội dung, gia hạn, cấp lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện trên cơ sở: kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức.
Điều 4. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
1. Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 các Điều 12, 13, 14, 15 và phí thẩm định theo quy định tại
2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ; có văn bản tiếp nhận hồ sơ cho Tổ chức đề nghị chứng nhận trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định; thông báo để tổ chức biết và hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại điểm b Khoản 3 các Điều 12, 13, 14 và điểm b, c Điều 15 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 5. Cơ quan thường trực thẩm định
1. Tổng cục Môi trường giao một đơn vị trực thuộc có chức năng, nhiệm vụ và chuyên môn phù hợp làm Cơ quan thường trực thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
2. Nhiệm vụ và hoạt động của Cơ quan thường trực thẩm định:
a) Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường xem xét, đánh giá, xử lý hồ sơ và các tài liệu liên quan do tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường gửi đến;
b) Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, nhận xét hồ sơ và lập Báo cáo đánh giá hồ sơ;
c) Đề xuất Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thành lập Đoàn đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
d) Đề xuất Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường quyết định việc thành lập Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
đ) Chuẩn bị, cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên Đoàn đánh giá và thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ cho hoạt động thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
e) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Đoàn đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức và để Hội đồng tiến hành phiên họp chính thức;
g) Tiếp nhận biên bản kiểm tra, đánh giá tại tổ chức của Đoàn đánh giá; kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và tiến hành các thủ tục cần thiết để Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, tạm thời đình chỉ, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
h) Tổ chức các cuộc họp của Cơ quan thường trực thẩm định để xem xét, đánh giá hồ sơ; các hoạt động của Đoàn đánh giá và họp Hội đồng thẩm định;
i) Dự thảo quyết định cấp, điều chỉnh nội dung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
k) Dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức biết trong trường hợp không được cấp, điều chỉnh nội dung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
l) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu về quá trình thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
m) Theo dõi, tổng hợp và báo cáo các cấp có thẩm quyền các thông tin về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của các tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
n) Lập, đăng tải và liên tục cập nhật danh mục các tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Môi trường;
o) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục Môi trường giao liên quan đến quá trình thẩm định, cấp, điều chỉnh nội dung, gia hạn, cấp lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Điều 6. Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Mẫu Giấy chứng nhận quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Điều 7. Quy trình thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
1. Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận của tổ chức:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan thường trực thẩm định xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường về tư cách pháp nhân, nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc môi trường theo các điều kiện quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ;
b) Kết quả xem xét, đánh giá hồ sơ của Cơ quan thường trực thẩm định được tổng hợp thành báo cáo. Báo cáo đánh giá hồ sơ là tài liệu trong hồ sơ thẩm định;
c) Cơ quan thường trực thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tới các thành viên Đoàn đánh giá, kiểm tra thực tế để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức.
2. Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thành lập Đoàn đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (sau đây gọi chung là Đoàn đánh giá). Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Đoàn đánh giá thực hiện theo quy định tại
b) Nội dung đánh giá, kiểm tra: Đoàn đánh giá có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận về các điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ và đối chiếu với hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thành lập Đoàn đánh giá, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm tổ chức các hoạt động đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
d) Kết quả đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận phải được lập thành Biên bản và gửi về Cơ quan thường trực thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản của Đoàn đánh giá tại tổ chức là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.
3. Tổ chức các phiên họp của Hội đồng thẩm định:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định phục vụ cho việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thẩm định được quy định tại
b) Hội đồng thẩm định có chức năng tư vấn, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận căn cứ vào kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức;
c) Việc tổ chức phiên họp của Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá tại tổ chức;
d) Ngay khi có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, Cơ quan thường trực thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và báo cáo đánh giá hồ sơ, biên bản của Đoàn đánh giá tại tổ chức tới các thành viên Hội đồng thẩm định để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành phiên họp;
đ) Kết quả họp Hội đồng thẩm định phải được lập thành Biên bản và gửi về Cơ quan thường trực thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản họp Hội đồng thẩm định là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.
Sơ đồ biểu diễn quy trình thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận được trình bày tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Sơ đồ biểu diễn quy trình thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ việc cấp lại Giấy chứng nhận được trình bày tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Đoàn đánh giá
1. Đoàn đánh giá gồm tối đa là 05 thành viên, bao gồm:
a) Trưởng đoàn là Lãnh đạo hoặc đại diện Tổng cục Môi trường;
b) Các thành viên còn lại bao gồm đại diện Bộ, ngành hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường có liên quan, lãnh đạo hoặc đại diện Cơ quan thường trực thẩm định và các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường.
2. Trách nhiệm của các thành viên trong Đoàn đánh giá:
a) Các thành viên Đoàn đánh giá có trách nhiệm thẩm định, đánh giá chính xác, khách quan các điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ;
b) Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và giúp Tổng cục Môi trường thực hiện kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
c) Quản lý hồ sơ, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật, bảo đảm không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu này cho Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ; không sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá trái quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
d) Lập Phiếu đánh giá, kiểm tra tại tổ chức theo Mẫu số 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và tổng hợp Biên bản đánh giá, kiểm tra tại tổ chức theo Mẫu số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Tham gia các cuộc họp do Cơ quan thường trực thẩm định triệu tập và các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; hoàn thiện Biên bản thông qua các phiên họp chuyên đề trong trường hợp cần thiết;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khách quan, trung thực của các nhận xét, đánh giá thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.
3. Quyền hạn của các thành viên Đoàn đánh giá:
a) Đề nghị Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin liên quan đến tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; đề xuất tổ chức các cuộc họp và hoạt động khác để phục vụ trực tiếp cho công việc thẩm định;
b) Được hưởng thù lao theo chế độ tài chính hiện hành khi thực hiện nhiệm vụ, được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của Đoàn đánh giá.
4. Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng đoàn Đoàn đánh giá:
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của thành viên Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này, Trưởng đoàn Đoàn đánh giá còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:
a) Điều hành mọi hoạt động của Đoàn đánh giá và phân công công việc cho các thành viên trong Đoàn đánh giá trong thời gian thực hiện nhiệm vụ;
b) Điều khiển phiên họp của Đoàn đánh giá theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan;
c) Tổng hợp, xử lý các ý kiến trao đổi thảo luận tại các phiên họp của Đoàn đánh giá và công bố kết quả kiểm tra, đánh giá tại tổ chức của Đoàn đánh giá; ký biên bản các cuộc họp của Đoàn đánh giá và chịu trách nhiệm về các nội dung trong biên bản các cuộc họp của Đoàn đánh giá;
d) Trong trường hợp Trưởng đoàn không thể tham gia Đoàn đánh giá, Trưởng đoàn phải có văn bản ủy quyền cho một thành viên trong Đoàn đánh giá làm Trưởng đoàn và người được ủy quyền có trách nhiệm, quyền hạn như của Trưởng đoàn Đoàn đánh giá.
5. Đoàn đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận công khai, trực tiếp giữa các thành viên của Đoàn đánh giá và thể hiện ý kiến trên Phiếu đánh giá, kiểm tra tại tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Điều 9. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định gồm 05 đến 09 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo hoặc đại diện Tổng cục Môi trường;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là một chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường;
c) 01 Ủy viên thư ký là đại diện Cơ quan thường trực thẩm định;
d) Các Ủy viên là đại diện các Bộ, ngành hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường có liên quan và các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường, trong đó 02 Ủy viên được lựa chọn làm Ủy viên phản biện.
2. Phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có sự tham gia của ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng theo quyết định, trong đó bắt buộc phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó chủ tịch Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt và ít nhất 01 Ủy viên phản biện;
b) Sau khi có kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
3. Hội đồng tiến hành thẩm định, đánh giá điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu có liên quan; kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức.
4. Chi phí cho hoạt động của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Trách nhiệm của các Ủy viên Hội đồng:
a) Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm thẩm định, đánh giá chính xác, khách quan các điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và chịu trách nhiệm chung về kết luận, kiến nghị của Hội đồng;
b) Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức;
c) Tham gia các hoạt động trước, trong và sau phiên họp chính thức của Hội đồng khi có yêu cầu;
d) Thực hiện nhiệm vụ tại phiên họp Hội đồng một cách khoa học, trung thực và khách quan; viết Phiếu đánh giá tại phiên họp chính thức của Hội đồng theo Mẫu số 4 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Quản lý các tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật, bảo đảm không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại các tài liệu này cho Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khách quan, trung thực của các nhận xét, đánh giá thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.
6. Quyền hạn của các Ủy viên Hội đồng:
a) Đề nghị Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin liên quan đến tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; đề xuất tổ chức các cuộc họp và hoạt động khác để phục vụ trực tiếp cho công việc thẩm định;
b) Được bảo lưu ý kiến và ghi trong biên bản phiên họp Hội đồng nếu có ý kiến khác với kết luận của Hội đồng;
c) Được hưởng thù lao theo chế độ tài chính hiện hành khi thực hiện nhiệm vụ: viết Phiếu nhận xét hồ sơ đề nghị chứng nhận, tham gia các cuộc họp của Hội đồng và các hoạt động, công việc khác được giao trong quá trình thẩm định; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của Hội đồng.
7. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều này, Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:
a) Điều khiển phiên họp của Hội đồng theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan;
b) Tổng hợp, xử lý các ý kiến trao đổi, thảo luận tại phiên họp chính thức của Hội đồng, chuẩn bị ý kiến kết luận để đưa ra Hội đồng thông qua và công bố kết quả thẩm định của Hội đồng;
c) Ký biên bản các cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về các kết luận đưa ra trong các cuộc họp của Hội đồng.
8. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng:
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều này, Phó Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn như của Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp có sự ủy quyền bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng.
9. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên thư ký:
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều này, Ủy viên thư ký còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:
a) Báo cáo Chủ tịch Hội đồng về những tồn tại chính của hồ sơ trên cơ sở nghiên cứu, xem xét hồ sơ và tổng hợp ý kiến của Đoàn đánh giá; đọc các báo cáo có liên quan trong phiên họp Hội đồng, chuyển giao biên bản phiên họp chính thức của Hội đồng, toàn bộ hồ sơ và các tài liệu liên quan khác cho Cơ quan thường trực thẩm định;
b) Cung cấp phiếu đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho các thành viên Hội đồng. Tổng hợp, kiểm phiếu và lập Biên bản kiểm phiếu thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức trong phiên họp Hội đồng theo Mẫu số 5 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Ghi biên bản phiên họp của Hội đồng một cách đầy đủ, trung thực. Lập và hoàn chỉnh Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu số 6 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; ký và trình biên bản các cuộc họp của Hội đồng để chủ trì cuộc họp xem xét, ký;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của Hội đồng theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng và Cơ quan thường trực thẩm định;
đ) Trường hợp không tham dự phiên họp của Hội đồng, Ủy viên thư ký báo cáo Chủ tịch Hội đồng để cử một Ủy viên của Hội đồng làm thư ký của phiên họp.
1. Thành phần đại biểu tham gia các cuộc họp phục vụ việc thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Cơ quan thường trực thẩm định lựa chọn và mời tham dự.
2. Đại biểu tham dự được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật. Đại biểu tham dự không bỏ phiếu trong các phiên họp.
Điều 11. Quyết định chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
1. Căn cứ kết quả thẩm định, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, ban hành quyết định chứng nhận kèm theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị chứng nhận.
2. Giấy chứng nhận phải ghi rõ lĩnh vực và phạm vi hoạt động được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp tổ chức không đủ điều kiện chứng nhận, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ký văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi tổ chức đề nghị chứng nhận theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 3 các Điều 12, 13, 14 và 15 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 12. Cách tính thời hạn hiệu lực chứng nhận
1. Trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu và gia hạn giấy chứng nhận, thời hạn hiệu lực chứng nhận là 36 tháng tính từ ngày ký quyết định chứng nhận.
2. Trường hợp điều chỉnh nội dung và cấp lại giấy chứng nhận, thời hạn hiệu lực của quyết định chứng nhận điều chỉnh nội dung và cấp lại giấy chứng nhận là không thay đổi so với giấy chứng nhận đã cấp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2014.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này; tổ chức việc đánh giá, kiểm tra định kỳ mỗi năm một lần hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết, bảo đảm mọi hoạt động của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện theo đúng quy định.
3. Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về chứng nhận; cung cấp đầy đủ thông tin và tạo điều kiện cho Đoàn kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị có ý kiến phản ánh bằng văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
- 1Công văn 5916/BNN-KHCN góp ý dự án "Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống quan trắc tổng hợp tài nguyên và môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 19/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc tài nguyên nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Thông tư 16/2013/TT-BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Thông tư 31/2013/TT-BYT quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Thông tư 52/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 18/2014/TT-BTNMT về Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh, nước mặt lục địa, đất, nước dưới đất, nước mưa axit, nước biển, khí thải cộng nghiệp và phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Thông tư 32/2014/TT-BNNPTNT quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị định 127/2014/NĐ-CP quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- 9Thông tư 19/2015/TT-BTNMT năm 2015 Quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Quyết định 533/QĐ-BTNMT năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2015
- 11Quyết định 274/QĐ-BTNMT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Thông tư 19/2015/TT-BTNMT năm 2015 Quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 533/QĐ-BTNMT năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2015
- 3Quyết định 274/QĐ-BTNMT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Công văn 5916/BNN-KHCN góp ý dự án "Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống quan trắc tổng hợp tài nguyên và môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 21/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 4Nghị định 27/2013/NĐ-CP quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- 5Thông tư 19/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc tài nguyên nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Thông tư 16/2013/TT-BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Thông tư 31/2013/TT-BYT quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Thông tư 52/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 18/2014/TT-BTNMT về Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh, nước mặt lục địa, đất, nước dưới đất, nước mưa axit, nước biển, khí thải cộng nghiệp và phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Thông tư 32/2014/TT-BNNPTNT quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Nghị định 127/2014/NĐ-CP quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Thông tư 42/2013/TT-BTNMT hướng dẫn thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 42/2013/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 03/12/2013
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên môi trường
- Người ký: Bùi Cách Tuyến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 993 đến số 994
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra