Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2013/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, CHỨNG NHẬN NHÃN SINH THÁI CHO SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường s 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn c Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ v việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định s 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục, chứng nhận và gắn nhãn sinh thái cho các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhãn sinh thái trong Thông tư này được gọi là Nhãn xanh Việt Nam.

Gắn Nhãn xanh Việt Nam là hoạt động tự nguyện, không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động chứng nhận và gắn Nhãn xanh Việt Nam.

Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Tổ chức thử nghiệm

1. Tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 04 năm 2009 của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 06 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 04 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

2. Tổ chức thử nghiệm ở nước ngoài được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 đã được công nhận bởi các tổ chức là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của ILAC (Hiệp hội công nhận các Tổ chức thử nghiệm quốc tế) hoặc APLAC (Hiệp hội công nhận các phòng thử nghiệm Châu Á Thái Bình Dương).

Điều 4. Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam

1. Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam bao gồm các nội dung sau:

a) Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và lao động của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp);

b) Tác động của toàn bộ vòng đời sản phẩm từ quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, phân phối, sử dụng và sau khi thải bỏ gây hại ít hơn cho môi trường so với sản phẩm cùng loại.

2. Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam tương ứng cho từng nhóm sản phẩm do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

Điều 5. Kinh phí hoạt động

1. Kinh phí thử nghiệm mẫu sản phẩm và kinh phí lập hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam do doanh nghiệp chi trả theo hợp đồng dịch vụ với đơn vị có chức năng phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Kinh phí đánh giá hồ sơ, kiểm tra sử dụng Nhãn xanh Việt Nam chi theo quy định của pháp luật về tài chính được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

Điều 6. Công khai thông tin

1. Thủ tục đăng ký, các biểu mẫu chi tiết cho việc chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được công bố trên chuyên mục Nhãn xanh Việt Nam, trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (http://vea.gov.vn/VN/khoahoccongnghe/nhanxanh).

2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm công bố Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm được chứng nhận trên Tạp chí Môi trường, trên các tài liệu tuyên truyền quảng bá Nhãn xanh Việt Nam và trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường.

3. Quyết định thu hồi giấy chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được gửi đến doanh nghiệp vi phạm, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, công bố trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương 2.

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 7. Hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam

Hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam bao gồm:

1. Một (01) Đơn đề nghị chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này;

2. Một (01) bản chính Báo cáo hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này; hoặc một (01) bản sao y bản chính có chứng thực giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 còn hiệu lực do tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật cấp; hoặc một (01) bản sao y bản chính có chứng thực giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004 do tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (IFA), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) cấp; hoặc tiêu chuẩn tương đương;

3. Một (01) bản chính Báo cáo đánh giá sản phẩm đáp ứng tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho từng nhóm sản phẩm tương ứng, kèm theo kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm cấp có thời hạn không quá sáu (06) tháng kể từ ngày Tổng cục Môi trường nhận được Hồ sơ đăng ký hợp lệ;

4. Một (01) bản sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;

5. Một (01) bản chụp hoặc vẽ kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm có kích cỡ bằng 21 cm x 29 cm.

Điều 8. Quy trình chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam

1. Hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được gửi tới Tổng cục Môi trường. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường giao 01 (một) bộ phận chuyên môn thuộc Tổng cục làm đơn vị thường trực đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.

2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được chấp nhận đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam trên cơ sở xác định mức độ phù hợp của hồ sơ đăng ký với tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.

4. Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm ký Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam. Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được thông báo tới doanh nghiệp ngay khi được ký ban hành.

5. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu.

Điều 9. Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam

1. Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

2. Mã số sản phẩm được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam theo số của Quyết định Chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam kèm theo năm được cấp.

3. Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam có thời hạn là ba (03) năm kể từ ngày cấp.

Điều 10. Chứng nhận lại sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam

1. Việc xem xét, đánh giá và chứng nhận lại Nhãn xanh Việt Nam được thực hiện một trong những trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục gắn Nhãn xanh Việt Nam sau khi Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam hết hiệu lực. Ba (03) tháng trước khi Quyết định hết hiệu lực, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận lại;

b) Có thay đổi về thiết kế và chế tạo sản phẩm mà những thay đổi đó ảnh hưởng đến việc đáp ứng các tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.

2. Trình tự, thủ tục đăng ký và chứng nhận lại được thực hiện như đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam lần đầu.

3. Trường hợp Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam vẫn còn hiệu lực nhưng có thay đổi về tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam thì doanh nghiệp không phải đăng ký lại; trường hợp chỉ thay đổi tên nhãn hiệu của sản phẩm thì doanh nghiệp cũng không phải đăng ký chứng nhận lại nhưng phải thông báo cho Tổng cục Môi trường biết về sự thay đổi này.

Điều 11. Gắn Nhãn xanh Việt Nam

1. Sau khi có Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam, doanh nghiệp gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm đã được chứng nhận.

2. Doanh nghiệp lựa chọn một trong các hình thức gắn Nhãn xanh Việt Nam lên sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam như sau:

a) Dán;

b) Vẽ;

c) Đính;

d) Khắc;

đ) In.

3. Kích thước và màu sắc của Nhãn xanh Việt Nam được gắn cho sản phẩm theo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.

Vị trí gắn Nhãn xanh Việt Nam do doanh nghiệp tự thiết kế, quyết định và dễ nhìn thấy nhưng không gây ảnh hưởng đến thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

4. Nghiêm cấm việc gắn Nhãn xanh Việt Nam trong những trường hợp sau:

a) Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam hết hiệu lực.

b) In sai mẫu Nhãn xanh Việt Nam;

c) Gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm không phải là sản phẩm đã đăng ký và được cấp Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.

Điều 12. Giám sát sử dụng Nhãn xanh Việt Nam

1. Định kỳ một năm một lần, doanh nghiệp được cấp Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam, có trách nhiệm lập báo cáo số lượng sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh được gắn Nhãn xanh Việt Nam về Tổng cục Môi trường để tổng hợp.

2. Tổng cục Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình sản phẩm được gắn Nhãn xanh Việt Nam trong trường hợp có biểu hiện nghi vấn hoặc có khiếu nại. Doanh nghiệp chỉ phải chi trả kinh phí kiểm tra, thử nghiệm điển hình sản phẩm được gắn Nhãn xanh Việt Nam trong trường hợp biên bản kiểm tra, phiếu thử nghiệm kết luận doanh nghiệp vi phạm tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.

Điều 13. Thu hồi Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam

1. Doanh nghiệp bị thu hồi Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp vi phạm quy định trong việc lập các báo cáo đánh giá;

b) Doanh nghiệp vi phạm tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam;

2. Doanh nghiệp không được xem xét cấp chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam trong thời hạn hai (02) năm kể từ ngày Quyết định thu hồi có hiệu lực.

Chương 3.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký, chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam; hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2014.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTg Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Website Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lưu: VT, PC, TCMT (300).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Cách Tuyến

PHỤ LỤC 1

MẪU ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM ĐẠT TIÊU CHÍ NHÃN XANH VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư s 41/2013/TT-BTNMT ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN DOANH NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……

……., ngày….. tháng…… năm 20….

Kính gửi: Tổng cục Môi trường

Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường,

Tên Doanh nghiệp đăng ký:..............................................................................................

Người đại diện:………………………….Chức vụ:................................................................

Trụ sở chính tại:...............................................................................................................

Điện thoại:……………………….Fax:…………………Email..................................................

Đề nghị Tổng cục Môi trường đánh giá, chứng nhận (hoặc chứng nhận lại) cho sản phẩm ...... (in đậm tên nhãn hiệu của sản phẩm) đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam - NXVN:...(ghi mã số tiêu chí).

Hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam bao gồm:

1)………….

2)…………..

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi được cấp Quyết định chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:……..

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư s 41/2013/TT-BTNMT ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

PHN I. THÔNG TIN CHUNG V DOANH NGHIỆP

1. Tên doanh nghiệp:

2. Tên công ty mẹ/cơ quan chủ quản (nếu có):

3. Cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi về công tác môi trường:

Họ và tên:

Chức vụ:

Trình độ chuyên môn:

Điện thoại:……………………..Fax:……………. Email:……………………………………

4. Địa điểm hoạt động của doanh nghiệp: (báo cáo tất cả các điểm sản xuất, kinh doanh hiện có)

Phường/Xã (Số nhà nếu có):

Quận/Huyện/Thành phố:

Tỉnh/Thành phố:

Nằm trong Khu công nghiệp/Khu chế xuất công nghiệp:

Địa chỉ liên hệ qua bưu điện (Nếu không giống địa chỉ nêu trên):

Phường/Xã (Số nhà nếu có):

Quận/Huyện/Thành phố:

Tỉnh/Thành phố:

5. Địa chỉ website của doanh nghiệp (nếu có):

6. Lao động hiện có:

- Số cán bộ làm việc toàn thời gian cố định cho cơ sở:

- Lao động làm việc theo thời vụ (tổng số tháng/người trong cả năm):

7. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số....... ngày......tháng......năm.... do……….. cấp

(Nếu có thay đổi về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đề nghị nêu rõ)

8. Ngành nghề kinh doanh được cấp phép:

9. Doanh nghiệp có thực hiện theo dõi, đánh giá và lập báo cáo kết quả bảo vệ môi trường hàng năm không?

1. Có □ 2. Không □

10. Doanh nghiệp tự xây dựng báo cáo về môi trường của mình hay thuê đơn vị tư vấn bên ngoài thực hiện? Trường hợp thuê đơn vị tư vấn bên ngoài thực hiện, hãy nêu rõ những thông tin sau:

Tên cơ quan tư vấn:

Địa chỉ liên hệ:

Giấy phép hoạt động số:..... cấp ngày....tháng...năm.....do...........cấp

PHẦN II. THÔNG TIN CHUNG V THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết:

Số ngày....tháng ...... năm ........

Cơ quan phê duyệt xác nhận: ..................

(Gửi kèm theo bản sao Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận và văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận)

2. Tuân thủ quan trắc đầy đủ theo như các cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo v môi trường chi tiết đã được phê duyệt:

1. Có □ 2. Không □

Tần suất quan trắc?

Theo tháng □ Theo quý □ Theo năm □

3. Tuân thủ việc xả nước thải theo như các cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoc Đề án bảo v môi trường chi tiết đã được phê duyệt:

1. Có □ 2. Không □

(Gửi kèm theo bản sao văn bản liên quan đến việc tuân thủ xả nước thải: giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, hoặc hợp đồng về các điều kiện được phép xả nước thải của doanh nghiệp vào nhà máy xử lý nước thải tập trung,...)

5. Phát sinh chất thải nguy hại:

1. Có □ 2. Không □

Nếu có, đề nghị bổ sung thêm các thông tin sau đây:

Số đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cấp ngày.....tháng......năm....... do....cấp;

Mã số quản lý chất thải nguy hại:

(Gửi kèm theo bản sao)

PHẦN III. THÔNG TIN CỤ TH V KT QU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Tiêu dùng năng lượng

1.1. Tình hình tiêu dùng năng lượng của doanh nghiệp:

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Tng mức tiêu hao cả năm

Năm trước

Năm báo cáo

D kiến năm sau

1

Điện

mWh

2

Khí đốt

mWh

3

Nhiên liệu hóa thạch khác (than, dầu DO, FO các loại)

4

Tổng chi cho tiêu dùng năng lượng cả năm

đồng

1.2. Áp dụng các phương án hoặc chương trình tiết kiệm nhiên liệu:

1. Có □ 2. Không □

1.3. Áp dụng các phương án hoặc chương trình sử dụng nhiên liệu sạch:

1. Có □ 2. Không □

Nếu có (mục 1.2 và 1.3) đề nghị mô tả phương án hoặc chương trình mà doanh nghiệp đã hoặc đang áp dụng, tự đánh giá về hiệu quả kinh tế thông qua các phương án hoặc chương trình này (trình bày riêng trong phụ lục kèm theo Báo cáo này).

2. Tiêu dùng nước

2.1. Tình hình tiêu dùng nước của doanh nghiệp:

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Mục đích sử dụng

Tổng mức tiêu hao cả năm

Năm trước

Năm báo cáo

D kiến năm sau

1

Nước cấp (nước sạch)

M3

2

Nước dưới đất (tự khai thác)*

M3

3

Nước mặt (tự khai thác)**

M3

4

Tổng chi cho tiêu dùng nước cả năm

đồng

(*), (**) Giấy phép khai thác (nước dưới đất hoặc nước mặt) cấp ngày …….tháng..... năm... do....cấp (nếu có)

3. Khối lượng và phương pháp lưu trữ và sử dụng nguyên liệu thô các loại

3.1. Nguyên liệu là tài nguyên thiên nhiên:

STT

Loại nguyên liu

Mục đích sử dụng

Biện pháp bảo quản, lưu giữ

Đơn vị tính

Khối lượng sử dụng

Năm trước

Năm báo cáo

D kiến năm sau

1

Nguyên liệu 1

…….

………

...

Nguyên liệu n

3.2. Nguyên liệu khác (không bao gm các nguyên liệu là hóa chất):

STT

Loại nguyên liu

Mục đích sử dụng

Biện pháp bảo quản, lưu giữ

Đơn vị tính

Khối lượng sử dụng

Năm trước

Năm báo cáo

D kiến năm sau

1

Nguyên liệu 1

……

......

…..

Nguyên liệu n

Đánh giá (mục 3.1 và 3.2) về những tiến bộ, ưu điểm và nhược điểm liên quan đến tiết kiệm tài nguyên, mức độ an toàn về môi trường và sức khỏe người lao động đối với các biện pháp lưu giữ, bảo quản và sử dụng nguyên liệu các loại hiện đang sử dụng tại doanh nghiệp (trình bày riêng trong phụ lục kèm theo Báo cáo này).

4. Khối lượng, phương pháp lưu trữ và sử dụng hóa chất các loại

4.1. Hóa chất thông thường:

STT

Tên hóa chất

Mục đích sử dụng

Bin pháp bảo quản, lưu giữ

Đã lập MSDS(*)

Đơn vị tính

Khối lượng sử dụng

Năm trước

Năm báo cáo

Dư kiến năm sau

1

Hóa chất 1

Có/Không

….

…………….

…..

Hóa chất n

(*) MSDS: Phiếu thông tin an toàn hóa chất (được lập theo quy định quốc tế)

4.2. Hóa chất thuộc danh mục các chất nguy hại:

STT

Tên hóa chất

Nhóm nguy hi (*)

Mục đích sử dụng

Biện pháp bảo quản, lưu giữ

Đã lập MSDS

Đơn vị tính

Khối lượng sử dụng

Năm trước

Năm báo cáo

Dự kiến năm sau

1

Hóa chất 1

…..

………

……

Hóa chất n

(*) POP; Phá hủy tầng ô-zôn

4.3. Hóa chất thuộc danh mục chất độc các bảng:

STT

Tên hóa chất

Nhóm /bảng đc

Mục đích sử dụng

Biện pháp bảo quản, lưu giữ

Đã lập MSDS

Đơn vị tính

Khối lượng sử dụng

Năm trước

Năm báo cáo

Dự kiến năm sau

1

Hóa chất 1

……..

...

Hóa chất n

Đánh giá về những tiến bộ, ưu điểm và nhược điểm liên quan đến công tác an toàn hóa chất tại doanh nghiệp (Trình bày riêng trong phụ lục kèm theo Báo cáo này).

5. Nguồn, lượng phát thải và biện pháp kiểm soát, xử lý chất thải rắn

5.1. Tổng lượng phát sinh: (tấn/tháng)

5.2. Danh mục chất thải rắn phát sinh: (liệt kê đầy đủ các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất)

a) Phân loại tại nguồn: Có □ Không □

b) Tái sử dụng: Có □ Không □

(nếu có ghi rõ tỷ lệ tái sử dụng)

c) Thu gom:

- Tự thu gom □

- Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom □

- Ký hợp đồng với đơn vị không có chức năng thu gom □

d) Vận chuyển:

- Tự vận chuyển □

- Ký hợp đồng vận chuyển với đơn vị có chức năng vận chuyển □

- Ký hợp đồng vận chuyển với đơn vị không có chức năng vận chuyển □

e) Xử lý:

- Tự xử lý: Có được phép xử lý □ Không được phép xử lý □

- Ký hợp đồng xử lý với đơn vị có chức năng □

- Ký hợp đồng xử lý với đơn vị không có chức năng □

6. Nguồn, lượng phát thải và biện pháp kiểm soát, xử lý nước thải

6.1. Tăng lưu lượng nước thải được xả vào hệ thống chung:

- Mức cao nhất: ….. m3/ngày

- Mức thấp nhất: …….m3/ngày

- Trung bình theo năm: ....m3/ngày

6.2 .Thành phần nước thải:

STT

Thông số (*)

Tải lượng ước tính

Biện pháp xử lý

Đơn vị tính

Giá trị trước xử lý

Giá trsau xử lý

1

pH

2

BOD

3

COD

4

TSS

5

Dầu mỡ khoáng

6

Dầu động thực vật

7

Kim loại nặng

8

Tổng chất rắn hòa tan

...

Các chất khác

(*) Liệt kê theo các thành phần thải có trong nước thải của doanh nghiệp mà có giới hạn mức phát thải theo TCVN áp dụng với loại hình nước thải của doanh nghiệp.

6.3. Thực hiện tự quan trắc lưu lượng nước thải:

1. Có □ 2. Không □

6.4. Tự quan trắc thành phần nước thải:

1. Có □ 2. Không □

6.5. Chỉ tiêu quan trắc nước thải:

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tần suất quan trắc

1

2

…..

……

6.6. Thực hiện đầy đủ việc đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:

1. Có □ 2. Không □

7. Nguồn, lượng phát thải và biện pháp kiểm soát, xử lý khí thải

7.1. Tổng lượng phát thải các loại khí nhà kính (tn/năm):

quy đổi tương đương theo CO2 (tấn/năm):

7.2. Thành phần khí thải:

STT

Thông số (*)

Nguồn

Lượng phát thải ước tính theo năm

Bin pháp xử lý

Đơn vị tính

Giá trtrước xử lý

Giá trị sau xử lý

A

Hơi, khí

1

CO

2

CO2

3

NOx

4

SO2

5

H2S

Dung môi

Axít

Thuốc BVTV

……

B

Bi

PM10

PM2.5

Bụi silic

……..

C

Khói

...

……

(*) Liệt kê theo các thành phần thải có trong khí thải của doanh nghiệp mà có giới hạn mức phát thải theo TCVN áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp.

7.3. Thực hiện tự quan trắc về phát thải khí:

1. Có □ 2. Không □

7.4. Chỉ tiêu quan trắc phát thải khí:

STT

Chỉ tiêu

Đơn v tính

Tn sut quan trc

1

2

…….

8. Nguồn, mức độ và biện pháp khắc phục đối với ô nhiễm tiếng ồn

8.1. Thực hiện tự quan trắc về tiếng ồn:

1. Có □ 2. Không □

8.2. Chỉ tiêu quan trắc tiếng ồn:

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tần suất quan trắc

1

2

………

9. Nguy cơ và các biện pháp phòng cháy, nổ

Xác định các nguy cơ và mô tả các biện pháp phòng tránh tương ứng. Tự đánh giá về những tiến bộ, ưu điểm và nhược điểm liên quan đến công tác phòng cháy nổ tại doanh nghiệp.

10. Nguy cơ và các biện pháp phòng chống sự cố môi trường

Xác định các nguy cơ và mô tả các biện pháp phòng tránh tương ứng. Tự đánh giá về những tiến bộ, ưu điểm và nhược điểm liên quan đến công tác phòng tránh sự cố môi trường tại doanh nghiệp.

11. Rủi ro đối với sức khỏe người lao động và biện pháp kiểm soát rủi ro

Xác định các nguy cơ và mô tả các biện pháp phòng tránh tương ứng. Tự đánh giá về những tiến bộ, ưu điểm và nhược điểm liên quan đến công tác kiểm soát rủi ro do tác động của môi trường đến sức khỏe người lao động tại doanh nghiệp.

12. Chi kinh phí bảo vệ môi trường

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Hạng mục

Năm trước

Năm báo cáo

Dự kiến năm sau

1

Tổng doanh thu cả năm

2

Tổng số thuế đóng cho Nhà nước

3

Tổng chi cho bảo vệ môi trường, trong đó:

Chi cho các phương án tiết kiệm năng lượng

Chi cho các phương án xử lý khí thải

Chi cho các phương án xử lý nước thải

Chi cho các phương án xử lý chất thải rắn

Chi cho các hoạt động tự quan trắc

4

Chi chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động

PHẦN IV. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TRONG NĂM SẮP TỚI VỀ CÁC PHƯƠNG ÁN DUY TRÌ, CẢI THIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

1. Phương án cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên

1.1. Tiêu dùng năng lượng

1.2. Sử dụng nước

1.3. Tiết kiệm nguyên liệu

2. Phương án giảm thiểu phát thải

2.1. Chất thải rắn

2.2. Nước thải

2.3. Khí thải

3. Phương án phòng tránh và ứng cứu sự cố môi trường

3.1. Các sự cố cháy, nổ

3.2. Các sự cố khác

Chúng tôi cam kết những thông tin được khai trong Báo cáo này là hoàn toàn chính xác.

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

MẪU QUYẾT ĐỊNH CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM ĐẠT TIÊU CHÍ NHÃN XANH VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư s 41/2013/TT-BTNMT ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../QĐ-TCMT

Hà Nội, ngày…… tháng …… năm 20….

QUYẾT ĐỊNH

Chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chí nhãn xanh việt nam

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường;

Xét Hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam của doanh nghiệp …….

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chứng nhận sản phẩm ... (tên nhãn hiệu sản phẩm) của (tên doanh nghiệp) đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.

Trụ sở tại......, điện thoại….., fax ……, email:…………………………………………………

Điều 2. ....... (tên doanh nghiệp) thường xuyên thực hiện và duy trì các biện pháp bảo đảm sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam như đã đăng ký và được chứng nhận.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày ký đến ngày.... tháng.... năm .....

Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị chức năng, Thủ trưởng ....(tên doanh nghiệp) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Sở TN&Mt…. 1;
- Lưu: VT, VPNXVN.

TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Sở Tài nguyên và Môi trường nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất và trụ sở chính.

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TNG CỤC MÔI TRƯỜNG

CHỨNG NHẬN

Sản phẩm đạt tiêu chí cấp Nhãn xanh Việt Nam

Sản phẩm:.....

Tên doanh nghiệp:

Địa chỉ:

Người đại diện pháp lý:

Mã số chứng nhận: ..../QĐ-TCMT-...

Có hiệu lực đến ngày....tháng.....năm....

Hà Nội, ngày tháng năm

TNG CỤC TRƯỞNG

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: nền giấy chng nhận in chìm biểu trưng “Nhãn xanh Việt Nam”)

PHỤ LỤC 4

MẪU BIỂU TƯỢNG NHÃN XANH VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư s 41/2013/TT-BTNMT ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1. Biểu tượng Nhãn xanh Việt Nam sử dụng hình tượng một con chim nằm trong tổ ấm, giữa một lùm cây.

2. Biểu tượng Nhãn xanh Việt Nam được gắn cho nhiều loại sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam có kích cỡ khác nhau nên kích thước của biểu tượng có thể biến đổi cho phù hợp với từng loại sản phẩm nhưng kích thước nhỏ nhất được chấp nhận sử dụng có đường kính là 1,5 cm.

Mã số sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được in phía dưới của biểu tượng.

3. Thông số màu:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 41/2013/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 02/12/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: Bùi Cách Tuyến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 911 đến số 912
  • Ngày hiệu lực: 15/01/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản