Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 253/QĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CẤP NHÃN SINH THÁI
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình cấp nhãn sinh thái (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau:
I. TÊN GỌI, BIỂU TƯỢNG CỦA NHÃN SINH THÁI
1. Tên gọi: Nhãn xanh Việt Nam (tên tiếng Anh Vietnam Green Label).
2. Biểu tượng
a) Hình biểu tượng: Phụ lục kèm theo;
b) Mô tả: Biểu tượng sử dụng những hình tượng gắn bó chặt chẽ: Một con chim đang nằm trong tổ ấm, giữa một lùm cây, ở phía trên một dòng sông gợn sóng xanh. Những hình tượng này ẩn dụ ý nghĩa thân thiện với môi trường, bảo vệ sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nói lên giá trị của các sản phẩm mang “Nhãn xanh Việt Nam”.
1. Mục tiêu tổng quát
a) Tăng cường sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích các mẫu hình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước đánh giá, chứng nhận;
b) Xây dựng “Nhãn xanh Việt Nam” trở thành một thương hiệu mạnh, có uy tín trong hệ thống cấp chứng nhận trong nước, được nhìn nhận trong khu vực và trên thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Khuyến khích các doanh nghiệp thiết kế sản phẩm và tiến hành hoạt động theo hướng giảm các tác động có hại tới tài nguyên và môi trường trong quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, bao gói, vận chuyển, tiêu thụ và thải bỏ sản phẩm;
b) Hình thành thị trường bền vững cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường thông qua các cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu dùng;
c) Khuyến khích ngành công nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm vào thị trường thế giới với cam kết thực hiện các quy định về môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn sản phẩm theo ISO 14024;
d) Cung cấp thông tin, hướng dẫn, chỉ dẫn rõ ràng, đáng tin cậy và kịp thời cho các doanh nghiệp muốn tìm kiếm phương thức nhằm giảm tác động đến môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;
đ) Cung cấp thông tin, hướng dẫn, chỉ dẫn rõ ràng, đáng tin cậy và độc lập cho người tiêu dùng về mức độ thân thiện với môi trường của các sản phẩm, giúp người tiêu dùng có cơ sở trong việc ra quyết định mua sắm;
e) Nâng cao nhận thức về tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường thông qua các chiến dịch truyền thông;
g) Xây dựng chương trình “Nhãn xanh Việt Nam” với những tiêu chí xét duyệt chặt chẽ, tổ chức có hiệu quả, kiểm tra và giám sát nghiêm túc, có nguồn tài chính hoạt động bền vững;
h) Xây dựng hệ thống đánh giá, chứng nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam” phù hợp với điều kiện trong nước và thông lệ quốc tế;
i) Lựa chọn xác đáng các nhóm sản phẩm, dịch vụ phù hợp để tham gia chương trình;
k) Tăng cường hợp tác với mạng lưới nhãn sinh thái trong khu vực và trên thế giới, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau với các hệ thống cấp nhãn sinh thái của các nước và các tổ chức quốc tế khác.
1. Chỉ cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; không cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho các sản phẩm là các hóa chất hay các tiền chất thuộc nhóm chất rất độc hại, nguy hiểm với môi trường và sức khỏe con người.
2. Số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam” được quyết định theo từng thời kỳ dựa trên nhu cầu, năng lực của doanh nghiệp, khả năng tổ chức, thử nghiệm, đánh giá và quản lý hoạt động cấp nhãn; phù hợp với những thay đổi của thị trường, thay đổi của công nghệ, thay đổi của tình trạng tài nguyên và môi trường và thay đổi của nhận thức xã hội.
3. Tiêu chí cấp “Nhãn xanh Việt Nam” phải rõ ràng, minh bạch, có tính định lượng, dễ áp dụng; có sự tham gia của các ngành, tổ chức liên quan, ý kiến tham vấn của cộng đồng trong việc xây dựng tiêu chí cấp nhãn. Định kỳ xem xét, đánh giá, sửa đổi (nếu cần thiết) các tiêu chí cấp nhãn.
4. Đảm bảo sự phù hợp với ISO 14020, ISO 14024 và các tiêu chuẩn liên quan khác, đáp ứng các yêu cầu của WTO về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
5. Đảm bảo tính pháp lý và hoạt động độc lập của tổ chức cấp nhãn sinh thái.
IV. NỘI DUNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
1. Xây dựng hệ thống đánh giá, chứng nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
a) Xây dựng tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình cấp “Nhãn xanh Việt Nam”, bao gồm: Hội đồng nhãn sinh thái, Văn phòng Nhãn sinh thái, các ban kỹ thuật và các cơ quan kiểm định tiêu chuẩn, kiểm toán, kiểm tra thực hiện cam kết của các doanh nghiệp;
b) Xây dựng và ban hành tiêu chí, thủ tục công nhận đủ điều kiện hoạt động cho các cơ quan, tổ chức tham gia chứng nhận cấp “Nhãn xanh Việt Nam”;
c) Xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về trình tự đánh giá, chứng nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam” đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường;
d) Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận.
a) Lựa chọn loại, nhóm sản phẩm, dịch vụ là đối tượng chính của chương trình áp dụng thử nghiệm;
b) Nghiên cứu, xác định những vấn đề môi trường, khả năng giảm thiểu các tác động tới môi trường của các loại sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn; đánh giá tình hình thị trường, lợi ích đối với cộng đồng của các loại hình sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn;
c) Xác định tiêu chí lựa chọn và tổ chức lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm cấp “Nhãn xanh Việt Nam”, xây dựng tài liệu hướng dẫn thủ tục đề xuất cấp nhãn và áp dụng cụ thể cho các doanh nghiệp;
d) Xây dựng các quy trình, thủ tục, quy định về hồ sơ, biểu mẫu xin cấp “Nhãn xanh ViệtNam”;
đ) Xây dựng tiêu chí cấp nhãn cho nhóm sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn có ý kiến tham vấn của doanh nghiệp và tổ chức liên quan;
e) Xác lập các tiêu chí, điều kiện về năng lực đối với các cơ sở kiểm định và phòng thử nghiệm đủ điều kiện để đánh giá các tiêu chí về môi trường đối với sản phẩm, dịch vụ là đối tượng của chương trình;
g) Tiến hành đánh giá, chứng nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho các sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn;
h) Tổ chức quảng bá, công bố rộng rãi trên truyền thông về các sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”
i) Đánh giá hiệu quả và những khó khăn của chương trình thí điểm; công bố kết quả áp dụng thử nghiệm, đề xuất những thay đổi cho phù hợp với giai đoạn áp dụng sau này.
3. Áp dụng rộng rãi việc cấp “Nhãn xanh Việt Nam” đối với các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
a) Xác định các nhóm sản phẩm, dịch vụ là đối tượng chính của chương trình; xác định các nhóm sản phẩm, dịch vụ không được tham gia chương trình;
b) Nghiên cứu, xác định những vấn đề môi trường, khả năng giảm thiểu các tác động tới môi trường của các loại sản phẩm, dịch vụ; đánh giá tình hình thị trường, lợi ích đối với cộng đồng của các loại hình sản phẩm, dịch vụ;
c) Nghiên cứu, xác định, quy định về các khoản phí, lệ phí có liên quan đến việc cấp “Nhãn xanh Việt Nam”;
d) Xây dựng tiêu chí cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho các nhóm sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường với sự tham gia của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan; lấy ý kiến của các doanh nghiệp và cộng đồng; hoàn thiện và chính thức công bố các tiêu chí sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường;
đ) Tổ chức cấp phép hoạt động đối với các cơ quan, tổ chức đủ điều kiện đánh giá, chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật;
e) Xây dựng chế tài đối với doanh nghiệp vi phạm tiêu chí và cam kết khi tham gia chương trình;
g) Xây dựng tài liệu hướng dẫn thủ tục đề xuất cấp nhãn và các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp; tài liệu cung cấp thông tin cho người tiêu dùng;
h) Tổ chức cấp “Nhãn xanh Việt Nam” đối với các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ cam kết của các doanh nghiệp tham gia chương trình;
i) Định kỳ xem xét, đánh giá, chỉnh sửa, bổ sung các tiêu chí; bổ sung hoặc loại bỏ một nhóm sản phẩm, dịch vụ ra khỏi danh sách cấp “Nhãn xanh Việt Nam”;
k) Thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về “Nhãn xanh Việt Nam”.
4. Hỗ trợ phát triển thị trường, tạo cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”
a) Xây dựng các cơ chế ưu đãi nhằm hỗ trợ phát triển thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”;
b) Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, trợ giúp doanh nghiệp tham gia chương trình cấp “Nhãn xanh Việt Nam”’;
c) Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”.
5. Nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin và hướng dẫn người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”
a) Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thông quảng bá “Nhãn xanh Việt Nam” trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Thực hiện các chiến dịch tuyên truyền, phổ biến lợi ích cho người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ được cấp nhãn;
c) Thiết kế, xây dựng, cập nhật thường xuyên các thông tin về “Nhãn xanh Việt Nam” trên trang thông tin điện tử, tạp chí chuyên đề.
6. Tham gia, hội nhập mạng lưới Nhãn sinh thái quốc tế
a) Tham gia trao đổi, đăng cai tổ chức diễn đàn, hội thảo về nhãn sinh thái quy mô khu vực và quốc tế;
b) Tham gia hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, chuyên gia với các chương trình nhãn sinh thái trong khu vực và quốc tế;
c) Chuẩn hóa các tiêu chí xét duyệt sản phẩm, dịch vụ, quy trình, thủ tục cấp “Nhãn xanh Việt Nam” tương đương với các chương trình nhãn sinh thái trong khu vực và quốc tế;
d) Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với một số chương trình nhãn sinh thái có uy tín.
7. Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ trong các tổ chức cấp nhãn sinh thái
a) Tổ chức các khóa tập huấn trong và ngoài nước cho các cán bộ thuộc các tổ chức tham gia chương trình;
b) Phối hợp xây dựng giáo trình chuẩn và các tài liệu hướng dẫn về cấp nhãn sinh thái để giảng dạy và phổ biến rộng rãi.
V. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện
a) Năm 2009 – 2010: xây dựng các dự án chi tiết triển khai chương trình; xây dựng hệ thống đánh giá, chứng nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam”; thử nghiệm việc cấp nhãn đối với một số loại hình sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn;
b) Năm 2010-2012: xây dựng các cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”; tham gia mạng lưới nhãn sinh thái quốc tế;
c) Năm 2011-2015: xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ và xây dựng tiêu chí cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho các nhóm sản phẩm, dịch vụ;
d) Từ năm 2011: cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho các sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí; xây dựng và triển khai các hoạt động quảng bá “Nhãn xanh Việt Nam”; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ.
2. Phạm vi thực hiện: trong phạm vi cả nước.
VI. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí
Tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện chương trình cấp nhãn sinh thái được xác định trên cơ sở các đề án, dự án do các cơ quan chủ trì xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền và chi phí quản lý thường xuyên của chương trình từ các nguồn vốn:
a) Ngân sách nhà nước hàng năm chi cho sự nghiệp môi trường;
b) Huy động kinh phí từ các nguồn tài trợ quốc tế cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường;
c) Nguồn thu từ hoạt động chứng nhận, cấp “Nhãn xanh Việt Nam” khi chương trình đã đi vào hoạt động ổn định.
Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nội dung của chương trình và khả năng của các nguồn vốn, Tổng cục Môi trường phối hợp với Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính để thống nhất việc bố trí kinh phí đảm bảo cho chương trình thực hiện có hiệu quả.
2. Cơ chế thực hiện
Kinh phí thực hiện chương trình được quản lý và sử dụng theo các quy định về tài chính hiện hành, được chi cho các hoạt động sau:
a) Xây dựng chi tiết các dự án, nhiệm vụ của chương trình;
b) Thực hiện các dự án, nhiệm vụ của chương trình;
c) Triển khai thực hiện chính thức chương trình.
1. Tổng cục Môi trường là cơ quan điều hành chương trình, chịu trách nhiệm
a) Triển khai, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện có hiệu quả chương trình;
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan thành lập hoặc chỉ định các cơ quan, tổ chức tham gia chương trình “Nhãn xanh Việt Nam”;
c) Chỉ đạo việc xây dựng các dự án, nhiệm vụ và trình duyệt dự án, nhiệm vụ theo quy định;
d) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm, triển khai thực hiện các hoạt động theo nội dung đã được phê duyệt gửi Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng;
đ) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng;
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;
g) Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng và Hội nghề nghiệp tổ chức quảng bá “Nhãn xanh Việt Nam” cho doanh nghiệp và người tiêu dùng;
h) Tổ chức các hoạt động khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Chương trình cấp nhãn sinh thái.
2. Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính: Chịu trách nhiệm cân đối và bố trí kế hoạch kinh phí hàng năm để thực hiện Chương trình trên cơ sở thống nhất với Tổng cục Môi trường theo quy định hiện hành;
3. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chịu trách nhiệm tổ chức nâng cao nhận thức về “Nhãn xanh Việt Nam” cho người tiêu dùng ở địa phương; khuyến khích các doanh nghiệp địa phương tham gia Chương trình nhãn sinh thái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BIỂU TƯỢNG NHÃN XANH VIỆT NAM
(ban hành kèm theo quyết định số 253/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 03 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
- 1Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 3257/QĐ-BTNMT năm 2023 về tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam đối với Bao bì nhựa thân thiện với môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 3Nghị định 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 4Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 5Quyết định 1493/QĐ-BTNMT năm 2010 quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận và cấp thí điểm Nhãn xanh Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Quyết định 3257/QĐ-BTNMT năm 2023 về tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam đối với Bao bì nhựa thân thiện với môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 253/QĐ-BTNMT năm 2009 phê duyệt Chương trình cấp nhãn sinh thái do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 253/QĐ-BTNMT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/03/2009
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Nguyễn Xuân Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra