Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27-TT/LB | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 1993 |
Thi hành Quyết định số 302/TTg ngày 21/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp đối với học sinh, sinh viên là thương binh, con liệt sỹ, con thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Giáo dục và đào tạo hướng dẫn thực hiện như sau:
I- PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG TRỢ CẤP
1- Đối tượng hưởng trợ cấp mỗi năm một lần theo Quyết định 302/TTg ngày 21/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ là những sinh viên, học sinh là thương binh; là con liệt sỹ, con thương binh hạng I, bệnh binh hạng I đang theo học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (bao gồm các cơ sở công lập, bán công và dân lập).
2- Phạm vi áp dụng:
- Các cơ sở giáo dục mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo), các trường phổ thông và bổ túc văn hoá: Cấp I, Cấp II và cấp III.
- Các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường văn hoá vùng cao, trường lớp dự bị, năng khiếu, thiếu sinh quân trong lực lượng vũ trang; học sinh phổ thông được tuyển vào đào tạo tại một số trường đảng, đoàn thể và lực lượng vũ trang.
- Các trường đào tạo đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (bao gồm cả các trường dạy nghề cho người tàn tật do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý) có thời gian đào tạo từ 1 năm trở lên.
3- Không áp dụng cho các đối tượng sau đây:
- Các khoá, lớp đào tạo ngắn hạn dưới một năm (như xoá mù chữ, sau xoá mù chữ, học nghề, học ngoại ngữ, chuyển giao công nghệ...).
- Các trường lớp dạy nghề tư nhân và dạy nghề thuộc các tổ chức xã hội như từ thiện, tôn giáo, các hiệp hội v.v....
- Các nhóm trẻ gia đình
- Các khoá đào tạo sau và trên đại học.
1- Mức trợ cấp căn cứ vào thời gian, chương trình giáo dục và đào tạo theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2- Các mức trợ cấp quy định như sau:
Đơn vị tính: đồng/người học/1 năm học.
STT | Cấp bậc và loại hình trường đang học | Mức trợ cấp |
1 | Giáo dục mầm non và tiểu học (cấp I) | 60.000đ |
2 | Cấp II phổ thông và bổ túc văn hoá | 90.000đ |
3 | Phổ thông trung học và bổ túc văn hóa cấp III, đào tạo nghề sơ cấp và trung cấp | 120.000đ |
4 | Trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học cao đẳng và đại học. | 150.000đ |
3- Thương binh hạng I, bệnh binh hạng I và liệt sỹ có nhiều con đang học ở các cơ sở giáo dục đào tạo nói ở điểm 2 mục II của Thông tư này đều được hưởng trợ cấp theo định mức quy định cho từng cấp học, bậc học. Nếu một học sinh học ở nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo thì chỉ hưởng một suất trợ cấp cao nhất ở một nơi.
III- CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ KINH PHÍ TRỢ CẤP
1- Kinh phí chi trả trợ cấp mỗi năm 1 lần cho học sinh thuộc các đối tượng chính sách là thương binh, con liệt sỹ, con thương binh hạng I, bệnh binh hạng I do Ngân sách Nhà nước đài thọ, và hạch toán vào nguồn kinh phí xã hội.
2- Thủ tục cấp phát quyết toán:
a) Hàng năm các trường lập danh sách số học sinh, sinh viên số tiền được trợ cấp theo mẫu số 1 của Thông tư này kèm theo đăng ký học bổng của học sinh, sinh viên quý 3 gửi lên Bộ chủ quản để tổng hợp gửi Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính (đối với các trường thuộc Trung ương quản lý) và gửi đến Sở Giáo dục đào tạo để tổng hợp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính - Vật giá (đối với các trường thuộc địa phương quản lý).
b) Căn cứ vào đăng ký danh sách học sinh, sinh viên và số tiền trợ cấp, Bộ Tài chính cấp kinh phí cho các bộ chủ quản (đối với các trường hợp thuộc Trung ương quản lý) và Sở Tài chính - Vật giá cấp cho Sở Giáo dục đào tạo (đối với các trường thuộc địa phương quản lý). Đồng thời thông báo cho các Bộ (Sở) Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ (Sở) Giáo dục đào tạo biết để quản lý theo dõi. Các Bộ chủ quản và Sở Giáo dục đào tạo có trách nhiệm chuyển kinh phí trợ cấp này đến các trường để cấp phát kịp thời cho học sinh sinh viên thuộc đối tượng được hưởng.
c) Kinh phí chi trả trợ cấp cho học sinh, sinh viên mỗi năm 1 lần và được chi vào mục 70 loại 13 của mục lục ngân sách Nhà nước. Các trường mở sổ kế toán theo dõi, và lập báo cáo quyết toán kinh phí trợ cấp này (theo biểu quyết toán mẫu số 2 của Thông tư này cùng với các khoản kinh phí ngân sách Nhà nước cấp phát) theo Quyết định số 257/TC-CĐKT ngày 1/6/1990 của Bộ Tài chính.
1- Thông tư này thực hiện từ năm học 1993 - 1994 trở đi.
2- Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị, các Sở Giáo dục đào tạo kịp thời phản ảnh về Liên Bộ để giải quyết.
Phạm Song (Đã ký) |
- 1Thông tư 10-TT/MN năm 1962 hướng dẫn Thông tư 27-TTg quy định các chế độ, tiêu chuẩn trợ cấp cho học sinh, sinh viên miền Nam học ở các trường chuyên nghiệp trung cấp và đại học do Bộ Giáo dục ban hành
- 2Thông tư 45-TT-MN năm 1962 về việc xét trợ cấp cho học sinh miền Nam trong niên khóa 1962-1963 do Bộ Giáo dục ban hành
- 3Quyết định 471/2000/QĐ-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Quyết định 471/2000/QĐ-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 10-TT/MN năm 1962 hướng dẫn Thông tư 27-TTg quy định các chế độ, tiêu chuẩn trợ cấp cho học sinh, sinh viên miền Nam học ở các trường chuyên nghiệp trung cấp và đại học do Bộ Giáo dục ban hành
- 2Quyết định 302-TTg năm 1993 về việc trợ cấp đối với học sinh, sinh viên là thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh hạng 1 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 45-TT-MN năm 1962 về việc xét trợ cấp cho học sinh miền Nam trong niên khóa 1962-1963 do Bộ Giáo dục ban hành
Thông tư 27-TT/LB năm 1993 về việc trợ cấp đối với học sinh, sinh viên là con thương binh, con liệt sỹ, con thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 27-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/11/1993
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Phạm Song
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/04/1994
- Ngày hết hiệu lực: 20/05/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra