Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 10-TT/MN | Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 1962 |
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 27-TTg ngày 03-03-1962 quy định các chế độ, tiêu chuẩn trợ cấp cho học sinh, sinh viên miền Nam học ở các trường chuyên nghiệp trung cấp và đại học. Sau khi thống nhất ý kiến với các Bộ Nội vụ, Tài chính, Lao động, Y tế và Ủy ban Thống nhất, Bộ Giáo dục giải thích và hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể để các địa phương, các trường chuyên nghiệp trung cấp, đại học thống nhất nhận thức và thực hiện.
Các chế độ trợ cấp trước đây cho học sinh, sinh viên miền Nam ở các trường đại học, chuyên nghiệp trung cấp và trường bổ túc ngoại ngữ chuẩn bị đi học nước ngoài nay bãi bỏ và thay thế bằng các loại trợ cấp 1, 2, 3, 4, 5, đã được quy định trong Thông tư số 27-TTg ngày 03-03-1962 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng đối với học sinh miền Nam học ở trường bổ túc ngoại ngữ, những học sinh sau khi xét không nằm trong diện được trợ cấp loại 1, 2, 3 thì được hưởng trợ cấp theo chế độ chung của trường.
Những tiêu chuẩn để xét trợ cấp cho sinh viên học sinh miền Nam học ở các trường chuyên nghiệp trung cấp, đại học, bổ túc ngoại ngữ đều áp dụng theo điều 1, 2, 3, 4, 5 trong Thông tư số 27-TTg đã quy định, nay giải thích thêm:
a) Tiêu chuẩn trợ cấp loại 1:
- Học sinh, sinh viên là con cán bộ miền Nam tập kết mà bố hoặc mẹ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị xác nhận là liệt sĩ, tử sĩ.
- Học sinh, sinh viên miền Nam nguyên trước là nhân viên đã tham gia kháng chiến (không thoát ly gia đình và không kể thời gian nhiều hay ít) tập kết theo tiêu chuẩn bản thân bao gồm những học sinh, sinh viên không được hưởng sinh hoạt phí trên lương và sinh hoạt phí thống nhất (32đ80).
- Học sinh, sinh viên miền Nam trong kháng chiến gia đình mang theo hoặc gửi vào cơ quan nhờ cơ quan quản lý và giáo dục, hòa bình lập lại theo gia đình hoặc theo cơ quan tập kết ra Bắc đều không nằm trong diện được xét trợ cấp loại 1.
b) Tiêu chuẩn trợ cấp loại 2: Học sinh, sinh viên miền Nam ra Bắc trước hay sau hòa bình không bằng đường tập kết như vượt tuyến, tự túc nhưng không có bố mẹ ở miền Bắc.
c) Tiêu chuẩn trợ cấp loại 3: Học sinh, sinh viên là con cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết, thu nhập bình quân nhân khẩu hàng tháng trong gia đình từ 20 đồng trở xuống ở nông thôn và từ 22 đồng trở xuống ở thị xã và thành phố.
d) Tiêu chuẩn trợ cấp loại 4: Học sinh, sinh viên là con cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết, bình quân nhân khẩu hàng tháng trong gia đình từ 20đ10 đến 25đ00 ở nông thôn và từ 22đ10 đến 30đ ở thị xã và thành phố.
e) Tiêu chuẩn trợ cấp loại 5: Học sinh, sinh viên là con cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết bình quần nhân khẩu trong gia đình từ 25đ10 đến 35đ00 ở nông thôn từ 30đ10 đến 40đ00 ở thị xã và thành phố.
g) Những học sinh, sinh viên miền Nam đã có vợ hoặc có chồng, nếu chồng hay vợ có tiền lương hoặc có cơ sở sản xuất thì căn cứ vào mức thu nhập bình quân nhân khẩu trong gia đình (gia đình riêng được xây dựng) và xét trợ cấp theo các loại 3, 4, 5.
3. Cách tính thu nhập, nhân khẩu và chia bình quân:
Để thống nhất cách tính bình quân nhân khẩu của gia đình học sinh, sinh viên miền Nam trong khi chế độ trợ cấp cho học sinh miền Nam ở các trường phổ thông, bổ túc văn hóa và bổ túc công nông chưa được sửa đổi, sau khi thống nhất ý kiến với các Bộ hữu quan và Ủy ban Thống nhất, nay quy định như sau:
a) Cách tính tiêu chuẩn bình quân ở thị xã, thành phố và nông thôn:
Học sinh, sinh viên miền Nam có gia đình ở thị xã các tỉnh một số thị trấn có khu công nghiệp lớn như Việt Trì, Ninh Giang… và ở những địa phương có phụ cấp khu vực từ 10% trở lên thì được tính bình quân như ở thành phố.
Ngoài những nơi nói trên, các địa phương khác đều tính theo tiêu chuẩn ở nông thôn.
Trường hợp học sinh, sinh viên có bố ở thành phố, mẹ ở nông thôn hoặc ngược lại, thì tiêu chuẩn bình quân tính theo nơi ở của người có mức lương cao hơn. Học sinh, sinh viên có vợ hay có chồng thì tiêu chuẩn bình quân tính theo nơi ở của người vợ hay người chồng đang công tác hoặc nơi sản xuất.
b) Cách tính nhân khẩu:
Ngoài những người được tính nhân khẩu đã nêu ở điểm a mục III trong Thông tư 27-TTg ngày 03-03-1962 của Thủ tướng Chính phủ những người mà gia đình trực tiếp phải nuôi dưỡng cũng được tính nhân khẩu.
Những người sau đây không được tính nhân khẩu: người gia đình thuê mượn để giúp việc, để coi trẻ, người đã ra công tác hoặc sản xuất.
Ví dụ: Gia đình ông A có: 2 vợ chồng, 2 người con trực tiếp phải nuôi, 1 người con được trợ cấp loại 2 ở trường học sinh miền Nam (cấp II), 1 con được trợ cấp loại 3 ở ngoại trú (cấp I), 1 con học đại học, 1 mẹ già mất sức lao động. Như thế gia đình ông A có 8 người được tính nhân khẩu.
c) Cách tính thu nhập và chia bình quân:
Thu nhập trong gia đình của học sinh, sinh viên gồm có: lương hàng tháng của bố mẹ học sinh, sinh viên và các khoản thu nhập thường xuyên khác.
Ví dụ: Lấy gia đình ông A nói trên làm ví dụ:
Thu nhập của gia đình ông A, công tác ở thành phố gồm có:
- Lương ông A | = 85đ00 |
Cộng: | = 185đ70 |
Theo cách tính thu nhập và nhân khẩu nói trên thì bình quân nhân khẩu trong gia đình ông A là 185đ70: 8 người = 23đ21.
Như vậy con ông A học ở đại học được xét trợ cấp loại 4, hàng tháng được cấp 18đ00.
Ví dụ 2: Cũng theo cách tính thu nhập, nhân khẩu ở điểm a, b, c tiểu mục 3 nói trên để xét cho gia đình ông B ở nông thôn.
Gia đình ông B có: 2 vợ chồng, 2 người con phải nuôi, 1 người con học trường miền Nam (cấp 2) được trợ cấp loại 1, 1 người con học ngoại trú (cấp 1) được trợ cấp loại 2 (16đ00), 1 người con học chuyên nghiệp trung cấp, 1 người con học đại học. Gia đình ông B có 8 người được tính nhân khẩu và thu nhập trong gia đình gồm có
- Lương ông B | = 64đ00 (không có khu vực) |
Cộng: | = 152đ00 |
Bình quân nhân khẩu trong gia đình ông B là: 152đ00 : 8 người = 19đ00
Như vậy 2 con ông B học trường chuyên nghiệp trung cấp, đại học, hàng tháng mỗi người được trợ cấp loại 3 (26đ80).
Những trường hợp cần chú ý:
1. Bản thân học sinh, sinh viên được tính vào nhân khẩu, nhưng tiền học bổng không tính vào thu nhập của gia đình.
2. Trường hợp gia đình có nhiều con học trường chuyên nghiệp trung cấp, đại học, sau khi những người con được trợ cấp mà mức bình quân lại cao hơn mức bình quân của 1 gia đình có con đi học không được trợ cấp (bình quân từ 35đ10 ở nông thôn và 40đ10 ở thành phố, thì chỉ xét trợ cấp cho 1 hay 2 người để việc trợ cấp được hợp lý hơn, bảo đảm không quá mức bình quân đã định.
Ví dụ: Gia đình ông C có 1 người con học chuyên nghiệp trung cấp, 1 người con học đại học, (ông C không có vợ) gia đình ông C được tính 3 nhân khẩu ở thành phố:
- Lương ông C | = 95đ00 |
Cộng: | = 106đ40 |
Bình quân của gia đình ông C: 106đ40 : 3 = 35đ46
Như vậy 2 con ông C học trường chuyên nghiệp trung cấp và đại học đều được trợ cấp loại 5 (12đ00 x 2 = 24đ00). Bình quân gia đình ông C sau khi 2 con được trợ cấp: (106đ40 + 24đ00) : 3 = 43đ46 cao hơn mức bình quân của một gia đình có con học không được trợ cấp.
Trường hợp này, nếu 2 con ông C đều học trường đại học, thì trường đại học nào có con ông C học năm thấp nhất xét trợ cấp loại 5 cho người đó. Nếu 1 người học đại học, 1 người học chuyên nghiệp trung cấp thì người học trường đại học do trường đại học xét cấp loại 5, người học trường chuyên nghiệp trung cấp không cấp.
1. Sách giáo khoa và giáo trình:
Học sinh, sinh viên miền Nam không phân biệt được hay không được trợ cấp đều được cấp giáo trình không phải trả tiền, riêng về sách giáo khoa tùy tình hình và khả năng của trường cho mượn học. Cuối mỗi năm học, học sinh, sinh viên phải trả lại cho trường. Trường hợp sách bị mất mát, hư hỏng nhà trường xét và giải quyết theo nội quy đã định.
2. Chế độ khám và chữa bệnh:
Học sinh, sinh viên miền Nam được hay không được trợ cấp, khi ốm đau đều được khám bệnh và điều trị ở các bệnh viện nhân dân địa phương. Tiền bồi dưỡng thuốc men do nhà trường thanh toán theo tiêu chuẩn đã quy định.
3. Chế độ nghỉ phép:
Vấn đề đi phép năm không đặt ra đối với học sinh, sinh viên miền Nam, nhưng riêng đối với học sinh, sinh viên thuộc loại 1 không có cha mẹ ở miền Bắc, trường hợp đặc biệt lâu ngày không được đi thăm viếng bà con thân thuộc, nhà trường có thể xét cho đi phép và cấp tiền tàu xe (cả lần đi lần về). Thời hạn đi phép do nhà trường quy định và mỗi năm chỉ được thanh toán 1 lần.
4. Vệ sinh phí, thai sản cho nữ sinh:
- Vấn đề trợ cấp thai sản cho nữ sinh không đặt ra, nhưng trường hợp đặc biêt, trường có thể xét giải quyết theo phạm vi và khả năng nếu có.
- Đối với nữ sinh được trợ cấp từ loại 1 đến loại 5, ngoài số tiền trợ cấp hàng tháng, mỗi nữ sinh được cấp thêm 5 hào vệ sinh phí. Thời gian cấp phát kể từ tháng có quyết định được sắp xếp phân loại trợ cấp.
III. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TRỢ CẤP
Theo tinh thần Thông tư số 27-TTg ngày 03-03-1962 của Thủ tướng Chính phủ, những trường hợp sau đây không trợ cấp.
1. Học sinh, sinh viên miền Nam có bố hoặc mẹ ở miền Bắc, thu nhập bình quân nhân khẩu hàng tháng trong gia đình từ 35đ10 trở lên ở nông thôn và từ 40đ10 trở lên ở thị xã, thành phố và địa phương có phụ cấp khu vực từ 10% trở lên không trợ cấp.
2. Học sinh, sinh viên miền Nam tập kết ra Bắc theo tiêu chuẩn tự túc, hồi hương và ra Bắc trước ngày hòa bình lập lại, có bố hoặc mẹ ở miền Bắc, thì không trợ cấp theo chế độ học sinh, sinh viên miền Nam. Trường hợp gia đình học sinh, sinh viên gặp khó khăn thì tùy hoàn cảnh cụ thể của từng người nhà trường xét cấp học bổng theo chế độ chung của trường.
3. Đối với học sinh, sinh viên miền Nam bị bệnh kinh niên, cố tật sau khi đã điều trị và an dưỡng nhưng không thể học được nữa, hoặc học sinh, sinh viên vì lý do nào đó mà bỏ học, xin đi công tác, sản xuất v.v… thì hiện nay còn nhiều khó khăn và mắc mứu trong lúc giải quyết. Vì vậy cần phải có cuộc họp giữa các Bộ có trách nhiệm để bàn biện pháp giải quyết. Trong khi chờ đợi có văn bản chính thức, thì trường có thể cho thôi học, nếu có bố mẹ thì trả về gia đình và trợ cấp theo tinh thần Thông tư 042/TTg ngày 12-02-1959 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không có bố mẹ ở miền Bắc thì trường báo cáo về cơ quan quản lý nhà trường, để cơ quan đó cùng với Vụ Đại học và Phòng quản lý học sinh miền Nam liên hệ với các Bộ hữu quan giải quyết cho đi công tác, sản xuất hoặc cho đi an dưỡng dài hạn và trợ cấp theo tinh thần Thông tư 042/TTg ngày 12-02-1959 và các chế độ hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH
1. Phổ biến chủ trương:
Để thi hành tốt chính sách đối với học sinh, sinh viên miền Nam, Bộ Giáo dục yêu cầu các cấp, các cơ quan, đoàn thể phổ biến rộng rãi tinh thần Thông tư số 27-TTg ngày 03-03-1962 của Thủ tướng Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục trong cán bộ, đồng bào trong cơ quan, trong ngành. Đề nghị các cấp các ngành có trường đại học, chuyên nghiệp trung cấp theo dõi lãnh đạo các trường trong việc xét duyệt và quyết định cấp phát.
Các cán bộ, công nhân, nhân viên miền Nam có con học ở các trường chuyên nghiệp trung cấp, đại học, bổ túc ngoại ngữ có trách nhiệm làm bản kê khai (có cơ quan đơn vị xác nhận) và gửi về cơ quan đúng thời gian quy định.
2. Kế hoạch thực hiện.
a) Phần học sinh, sinh viên:
- Học sinh, sinh viên miền Nam học ở các trường chuyên nghiệp trung cấp, đại học, bổ túc ngoại ngữ phải làm bản kê khai theo mẫu do nhà trường hướng dẫn và nhắc nhở gia đình kê khai rõ ràng cụ thể và gửi về nhà trường đúng thời gian đã quy định.
- Đối với học sinh, sinh viên miền Nam là con gia đình tử sĩ, liệt sĩ,mồ côi cha mẹ, con thương binh tàn phế loại tỷ lệ thương tật cao nhất đang hưởng trợ cấp theo luật bảo hiểm xã hội (tức loại 1, 2 trước đây), học sinh, sinh viên miền Nam đã tham gia kháng chiến hoặc tập kết theo tiêu chuẩn gia đình nhưng không có bố mẹ ở miền Bắc phải có đủ giấy tờ hợp lệ có sự xác nhận của Hội đồng hương tỉnh và Ủy ban Thống nhất.
- Học sinh, sinh viên miền Nam có bố hoặc mẹ là quân nhân tại ngũ, bản kê khai thu nhập do đơn vị (cấp bộ có trách nhiệm cấp lương) xác nhận mức bình quân nhân khẩu và chịu trách nhiệm về việc xác nhận đó.
- Trường hợp kê khai không đúng để được trợ cấp cao hơn, sau khi phát hiện thì phải truy hoàn khoản tiền chênh lệch lại cho công quỹ.
b) Phần nhà trường:
- Các trường chuyên nghiệp trung cấp, đại học, bổ túc ngoại ngữ cần tổ chức phổ biến giải thích sâu rộng trong học sinh, sinh viên tinh thần Thông tư số 27-TTg và những điều quy định trong thông tư này, đồng thời có kế hoạch hướng dẫn học sinh, sinh viên làm bản kê khai để gửi về gia đình, quy định thời hạn nạp bản kê khai, phân loại và lập danh sách gửi về cơ quan quản lý nhà trường xét duyệt. Các trường chuyên nghiệp trung cấp, đại học thuộc Bộ Giáo dục thì gửi về Vụ Đại học, các trường chuyên nghiệp trung cấp, đại học thuộc các Bộ các cơ quan khác thì gửi về cơ quan quản lý nhà trường để cơ quan quản lý nhà trường xét duyệt.
- Lập bản dự trù kinh phí để cấp phát cho học sinh, sinh viên sau khi đã được cơ quan trên xét duyệt.
- Sau khi hoàn thành việc phân loại trợ cấp cho học sinh, sinh viên miền Nam, các trường lập danh sách theo từng loại báo cáo về Vụ đại học và Phòng quản lý học sinh miền Nam trước ngày 31-05-1962.
- Cuối mỗi năm học, các trường cần tính lại mức thu nhập, nhân khẩu (thêm hay bớt) của gia đình học sinh, sinh viên được xét trợ cấp để thích hợp với tình hình và khả năng đóng góp của phụ huynh. Trường hợp cá biệt như học sinh, sinh viên mới được Trung ương xác nhận là con gia đình do Trung ương quản lý, bố mẹ học sinh, sinh viên chết hoặc gia đình gặp biến cố, bản thân học sinh, sinh viên không người nuôi dưỡng thì được xét giải quyết ngay trong niên học.
Việc xét trợ cấp cho hai trường hợp nói trên đều căn cứ vào các chế độ, tiêu chuẩn quy định trên đây để xét trợ cấp theo các loại 1, 2, 3, 4, 5 và cấp phát kể từ ngày ra quyết định.
3. Thời gian xét và cấp phát theo chế độ mới:
Các chế độ, tiêu chuẩn trợ cấp trên đây được áp dụng cho học sinh, sinh viên miền Nam học ở các trường chuyên nghiệp trung cấp, đại học, trường bổ túc ngoại ngữ kể từ ngày 01-03-1962. Nhưng để đảm bảo thực hiện tốt việc cấp phát cho học sinh, sinh viên miền Nam, sau khi thống nhất ý kiến với các Bộ hữu quan, Bộ Giáo dục quy định như sau:
a) Đối với học sinh, sinh viên miền Nam học ở các trường chuyên nghiệp trung cấp, đại học (năm I, I, III…) trường bổ túc ngoại ngữ là con tử sĩ, liệt sĩ mồ côi cha mẹ được cơ quan cho đi tập kết, con thương binh tàn phế, con gia đình do trung ương quản lý, con cán bộ đi an dưỡng dài hạn, nếu hồ sơ, lý lịch đã được xác minh rõ ràng thì trường lập danh sách gửi về cơ quan quản lý nhà trường để cơ quan quyết định trợ cấp loại 1 theo chế độ mới kể từ ngày 01-03-1962.
Đối với học sinh, sinh viên đang hưởng trợ cấp loại 1 (phổ thông và Bổ túc công nông vào học năm thứ I) và học sinh, sinh viên đang hưởng trợ cấp 26đ30 (năm II, III v.v…) không có bố mẹ ở miền Bắc, nếu hồ sơ lý lịch đã được xác minh rõ ràng thì trường lập danh sách gửi về cơ quan quản lý nhà trường để quyết định trợ cấp loại 2 theo chế độ mới kể từ 01-03-1962.
Trường hợp những học sinh, sinh viên tuy nằm trong diện nói trên, nhưng lý lịch chưa được xác minh thì tạm trợ cấp theo chế độ cũ, sau khi có bản kê khai hợp lệ sẽ được xét và trợ cấp theo chế độ mới và được truy lĩnh số tiền chênh lệch từ 01-03-1962.
b) Đối với học sinh, sinh viên có bố hay mẹ ở miền Bắc thì tạm trợ cấp theo chế độ cũ cho đến khi có bản kê khai (theo thời gian đã định) được xét vào loại nào thì trợ cấp theo loại đó. Nếu mức trợ cấp mới cao hơn hoặc thấp hơn (hoặc không được trợ cấp) so với mức trợ cấp cũ thì cũng không truy lĩnh, không truy hoàn và cấp phát theo chế độ mới kể từ ngày 01-05-1962 (kể cả số không được trợ cấp).
c) Trường hợp học sinh, sinh viên có bố mẹ không nạp đủ bản kê khai theo thời gian đã quy định với lý do không chính đáng thì tạm ngừng cấp phát cho đến khi có bản kê khai hợp lệ được xét duyệt.
d) Học sinh, sinh viên không nằm trong diện được trợ cấp, gia đình phải đài thọ cho con ăn học kể từ ngày 01-05-1962 trở đi.
e) Những học sinh, sinh viên miền Nam được trợ cấp loại 5 và không được trợ cấp lưu trú ở các ký túc xá, phải đóng đủ tiền ăn hàng tháng theo quy định của trường.
g) Tiền trợ cấp của học sinh, sinh viên miền nam (loại 1, 2, 3, 4, 5) được cấp suốt trong năm học (kể cả những tháng nghỉ hè).
h) Thời gian quy định phân loại xét duyệt trợ cấp cho học sinh, sinh viên miền Nam phải hoàn thành trước ngày 30-04-1962.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
- 1Thông tư 27-TT/LB năm 1993 về việc trợ cấp đối với học sinh, sinh viên là con thương binh, con liệt sỹ, con thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 45-TT-MN năm 1962 về việc xét trợ cấp cho học sinh miền Nam trong niên khóa 1962-1963 do Bộ Giáo dục ban hành
- 1Thông tư 27-TT/LB năm 1993 về việc trợ cấp đối với học sinh, sinh viên là con thương binh, con liệt sỹ, con thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 45-TT-MN năm 1962 về việc xét trợ cấp cho học sinh miền Nam trong niên khóa 1962-1963 do Bộ Giáo dục ban hành
Thông tư 10-TT/MN năm 1962 hướng dẫn Thông tư 27-TTg quy định các chế độ, tiêu chuẩn trợ cấp cho học sinh, sinh viên miền Nam học ở các trường chuyên nghiệp trung cấp và đại học do Bộ Giáo dục ban hành
- Số hiệu: 10-TT/MN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/03/1962
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
- Người ký: Nguyễn Văn Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra