Hệ thống pháp luật

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2019/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ

BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ LẮP ĐẶT MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG”

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một s điều của Luật Tiêu chun và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định s 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 ca Chính phủ sửa đổi, b sung một s điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một s điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu t chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông (QCVN 33:2019/BTTTT).

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông, Ký hiệu QCVN 33:2011/BTTTT quy định tại Khoản 11 Điều 1 Thông tư số 10/2011/TT-BTTTT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử của Bộ;
- Lưu: VT, KHCN (250).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

QCVN 33:2019/BTTTT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ LẮP ĐẶT MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG

National technical regulation on installation of outside telecommunication cable network

MỤC LỤC

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Thuật ngữ, định nghĩa

1.5. Chữ viết tắt

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định kỹ thuật đối với cáp treo

2.1.1. Điều kiện sử dụng cáp treo

2.1.2. Yêu cầu đối với cáp treo

2.1.3. Yêu cầu đối với cột treo cáp

2.1.4. Yêu cầu đối với tuyến cáp treo

2.2. Quy định kỹ thuật đối với cáp trong cống bể

2.2.1. Điều kiện sử dụng cáp trong cống bể

2.2.2. Yêu cầu đối với cáp trong cống bể

2.2.3. Yêu cầu đối với hầm cáp, hố cáp (bể cáp)

2.2.4. Yêu cầu đối với tuyến cống bể

2.2.5. Tiếp đất và chống sét cho mạng cáp trong cống bể

2.3. Quy định kỹ thuật đối với cáp chôn trực tiếp

2.3.1. Điều kiện sử dụng cáp chôn trực tiếp

2.3.2. Yêu cầu đối với cáp chôn trực tiếp

2.3.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp chôn trực tiếp

2.3.4. Tiếp đất và chống sét cho mạng cáp chôn trực tiếp

2.4. Quy định kỹ thuật đối với cáp trong đường hầm

2.4.1. Điều kiện sử dụng cáp trong đường hầm

2.4.2. Yêu cầu đối với cáp lắp đặt trong đường hầm

2.4.3. Yêu cầu kỹ thuật của đường hầm

2.4.4. Yêu cầu lắp đặt cáp trong đường hầm

2.4.5. Tiếp đất và chống sét cho mạng cáp trong đường hầm

2.5. Quy định kỹ thuật đối với cáp qua sông

2.5.1. Điều kiện sử dụng cáp qua sông

2.5.2. Yêu cầu đối với cáp qua sông

2.5.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp qua sông

2.5.4. Tiếp đất và chống sét cho mạng cáp qua sông

2.6. Quy định kỹ thuật đối với cáp thuê bao

2.6.1. Điều kiện sử dụng cáp thuê bao

2.6.2. Yêu cầu đối với tuyến cáp thuê bao treo nổi

2.6.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp thuê bao đi ngầm

2.7. Các quy định lắp đặt thiết bị phụ trợ khác

2.7.1. Quy định lắp đặt tủ cáp, hộp cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình

2.7.2. Quy định ghi thông tin quản lý cáp và thiết bị phụ trợ

2.8. Quy định về sắp xếp, chỉnh trang, thu hồi hệ thống cáp

2.8.1. Sắp xếp, chỉnh trang cáp viễn thông

2.8.2. Xử lý cáp viễn thông, công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông khi bị sự cố

2.8. Quy định về quản lý dữ liệu

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục A (Quy định) Độ chùng tối thiểu của cáp đồng treo

Phụ lục B (Quy định) Xác định hệ số che chắn của dây chống sét

Phụ lục C (Tham khảo) Một số quy cách đấu nối cáp

Thư mục tài liệu tham khảo

Lời nói đầu

QCVN 33:2019/BTTTT thay thế QCVN 33:2011/BTTTT.

QCVN 33:2019/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 20/2019/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ LẮP ĐẶT MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG

National technical regulation on installation of outside telecommunication cable network

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông và các thiết bị phụ trợ, nhằm bảo đảm an toàn cơ học, điện, điện từ cho mạng cáp, đồng thời bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông, cho người thi công, khai thác, bảo dưỡng mạng cáp, người dân sinh hoạt, cư trú trong khu vực mạng cáp cũng như đáp ứng các yêu cầu về quản lý và mỹ quan công trình, đô thị.

Quy chuẩn này không áp dụng đối với các tuyến cáp quang, cáp đồng thả biển.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các doanh nghiệp viễn thông, tổ chức được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý, thiết lập, vận hành khai thác mạng viễn thông tại Việt Nam.

1.3. Tài liệu viện dẫn

Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Thông tư số 11/2010/TT-BXD, ngày 17 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị.

QCVN 07-3:2016/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình hào và tuy nen kỹ thuật”.

QCVN 01:2008/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.

Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.

Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

1.4. Thuật ngữ, định nghĩa

1.4.1. Mạng cáp ngoại vi viễn thông (outside telecommunication cable network)

Bộ phận của mạng viễn thông chủ yếu nằm bên ngoài nhà trạm viễn thông, bao gồm tất cả các cáp viễn thông được treo nổi, chôn trực tiếp, đi trong cống bể, đi trong các đường hầm.

1.4.2. Cáp viễn thông (telecommunication cable)

Tên gọi chung chỉ cáp quang, cáp đồng, cáp đồng trục (cáp truyền hình) được dùng để truyền thông tin trong mạng viễn thông thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông.

1.4.3. Cáp quang (optical fiber cable)

Cáp viễn thông dùng các sợi dẫn quang làm môi trường truyền dẫn tín hiệu.

1.4.4. Cáp đồng (copper cable)

Cáp viễn thông dùng các sợi đồng làm môi trường truyền dẫn.

1.4.5. Cáp đồng trục (coaxial cable)

Một loại cáp viễn thông có một dây dẫn bên trong được bọc lại bởi một lớp cách điện hình ống, được bao quanh bởi một lá chắn dẫn hình ống và lớp bảo vệ vỏ bên ngoài (cáp có dây dẫn bên trong và lá chắn bên ngoài chia sẻ một trục hình học, giữa 2 lớp là chất điện môi).

1.4.6. Cáp nhập trạm (tip cable/connector stub)

Đoạn cáp viễn thông nối từ bể nhập trạm, phòng hầm cáp hoặc cột treo cáp vào đến giá đấu dây MDF/DDF.

1.4.7. Cáp chính (main/primary/feeder cable)

Đoạn cáp viễn thông từ giá đấu dây (MDF/DDF) tới tủ cáp, hộp cáp, măng sông rẽ nhánh đầu tiên. Cáp chính còn gọi là cáp gốc, cáp sơ cấp.

1.4.8. Cáp phối (distribution cable)

Cáp viễn thông nối giữa các tủ cáp hoặc cáp nối từ tủ cáp tới các hộp cáp. Cáp phối còn gọi là cáp ngọn hay cáp thứ cấp.

1.4.9. Cáp treo (aerial cable)

Cáp viễn thông được chế tạo để lắp đặt trên hệ thống đường cột và các cấu trúc đỡ khác.

1.4.10. Cáp cống (duct cable/conduit cable)

Cáp viễn thông được chế tạo để lắp đặt trong các hệ thống ống hoặc cống bể.

1.4.11. Cáp chôn trực tiếp (buried cable)

Cáp viễn thông được chế tạo để chôn trực tiếp trong đất.

1.4.12. Cáp thuê bao (lead-in cable)

Đoạn cáp viễn thông từ tủ cáp, hộp cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình đến thiết bị đầu cuối đặt trong nhà thuê bao. Cáp thuê bao còn gọi là cáp vào nhà thuê bao hay dây thuê bao.

1.4.13. Thành phần kim loại (metallic member)

Bộ phận bằng kim loại của cáp không dùng để truyền dẫn tín hiệu, như vỏ bảo vệ, dây tiếp đất dọc cáp, màng ngăn ẩm hoặc thành phần gia cường cho cáp.

1.4.14. Cột treo cáp (pole)

Cột bằng thép, bê tông cốt thép hoặc vật liệu khác dùng để treo cáp viễn thông. Cột treo cáp có thể là cột treo cáp viễn thông riêng biệt hoặc cột của các ngành khác như điện lực....

1.4.15. Cột góc (angle pole)

Cột mà tại vị trí đó hướng tuyến cáp treo trên cột bị thay đổi.

1.4.16. Phòng hầm cáp (cable vault)

Một khoang ngầm hoặc nổi, nơi kết nối cáp bên ngoài và cáp nhập trạm.

1.4.17. Đường hầm (tunnel)

Một kết cấu có các dạng và kích thước khác nhau, đủ lớn được đặt dưới mặt đất dùng để lắp đặt các công trình ngoại vi viễn thông và cả các trang thiết bị của nhiều ngành khác (điện lực, cấp thoát nước ...), nhân viên có thể đi lại trong đường hầm để lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng các trang thiết bị được lắp đặt.

1.4.18. Bể cáp (jointing chamber)

Tên gọi chung chỉ một khoang ngầm dưới mặt đất dùng để lắp đặt cáp, chứa các măng sông và dự trữ cáp.

1.4.19. Hầm cáp (manhole - MH)

Bể cáp có kích thước đủ lớn, thường có trần hầm, nhân viên có thể xuống lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng.

1.4.20. Hố cáp (handhole - HH)

Bể cáp có kích thước nhỏ, không có trần hầm, thường xây dựng trên tuyến nhánh để dẫn cáp cống tới tủ cáp, hộp cáp và nhà thuê bao.

1.4.21. Cống cáp (conduit/duct)

Những đoạn ống được ghép nối với nhau chôn ngầm dưới đất hoặc để nổi để bảo vệ và dẫn cáp.

1.4.22. Khoảng bể (span of manhole)

Khoảng cách giữa hai tâm của hai bể cáp liền kề nhau.

1.4.23. Trần hầm (manhole top)

Phần bên trên hầm bao gồm vai (thành), cổ và nắp hầm.

1.4.24. Nắp bể (chamber cover)

Phần có thể đậy hoặc mở ra để thi công cáp.

1.4.25. Rãnh cáp (trench)

Rãnh đào dùng để lắp đặt cống cáp hoặc đặt cáp chôn trực tiếp.

1.4.26. Tủ cáp (cross connection cabinet - CCC)

Một kết cấu dạng khung hộp bằng kim loại hoặc nhựa polyme kín, chống được nước mưa, là nơi kết nối giữa cáp chính và cáp phối hoặc cáp phối cấp 1 và cáp phối cấp 2 hoặc kết nối dây thuê bao giữa tủ cáp và nhà thuê bao.

1.4.27. Hộp cáp (distribution point - DP)

Kết cấu dạng hộp, nhỏ bằng kim loại hoặc polyme kín, chống được nước mưa, trong đó có các phiến nối dây với tổng dung lượng từ 10 đôi đến 50 đôi, dùng để nối cáp phối với cáp thuê bao. Hộp cáp được treo trên cột hoặc gắn trên tường.

1.4.28. Măng sông cáp (closure/joint closure)

Phụ kiện dùng để nối liền cáp, bảo đảm kín nước. Măng sông cáp có nhiều hình dạng khác nhau, có hai hoặc nhiều đầu nối.

1.4.29. Khuyên đỡ bó cáp (cable cradle)

Một kết cấu hình khuyên được sử dụng để treo, đỡ bó cáp viễn thông dọc tuyến cáp và bó cáp viễn thông sang đường; khuyên đỡ cáp được chế tạo bằng kim loại hoặc vật liệu khác có khả năng chịu lực và sự tác động của môi trường.

1.4.30. Dây treo cáp (wire hanging cable)

Dây chịu lực được cố định vào cột treo cáp, có tác dụng nâng, đỡ bó cáp viễn thông thông qua khuyên đỡ bó cáp, dây treo cáp được chế tạo từ cáp thép hoặc vật liệu khác có khả năng chịu lực và sự phá hủy của môi trường lắp đặt.

1.5. Chữ viết tắt

ITU-R

Lĩnh vực Thông tin vô tuyến của Liên minh Viễn thông quốc tế

International Telecommunication Union - Radio communications

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định kỹ thuật đối với cáp treo

2.1.1. Điều kiện sử dụng cáp treo

a) Cáp viễn thông chỉ được phép treo trên hệ thống cột treo cáp đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và được sự đồng ý của đơn vị chủ quản tuyến cột; đồng thời phải đảm bảo phù hợp với quy định về khu vực, tuyến đường được phép treo cáp của địa phương.

b) Khi treo 02 sợi cáp trở lên trên 01 tuyến cột tại các tuyến đường chính của thành phố, thị xã, thị trấn, đơn vị chủ quản tuyến cột hoặc đơn vị sở hữu cáp phải trang bị dây treo cáp và khuyên đỡ bó cáp.

2.1.2. Yêu cầu đối với cáp treo

a) Cáp được thiết kế chế tạo cho việc treo.

b) Cáp treo phải được tính toán đảm bảo an toàn đối với các yếu tố về kết cấu cột, khoảng cách đối với các công trình khác và khoảng cách giữa các cột.

c) Đối với các loại cáp khác không có kết cấu chịu lực, chỉ được treo khi: bổ sung dây treo cáp hoặc treo trong các tuyến đã trang bị dây treo và khuyên đỡ bó cáp và có đầy đủ phụ kiện treo, néo đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật thiết kế đưa ra.

2.1.3. Yêu cầu đối với cột treo cáp

2.1.3.1. Yêu cầu chung

a) Cột treo cáp viễn thông bằng bê tông cốt thép, thép hình hoặc vật liệu khác phải bảo đảm chất lượng theo quy định.

b) Các cột góc và cột chịu lực (cột nối cao, cột vượt đường) phải được thiết kế củng cố cột. Thiết kế củng cố cột có thể bằng dây co, chân chống, xây ụ quầy, đổ bờ lốc cột hoặc làm cột ghép.

c) Không dựng cột treo cáp mới đối với các tuyến đường hiện có cột treo cáp. Trên mỗi cột treo cáp, mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông (chủ sở hữu cáp) không treo nhiều hơn 01 tủ/hộp cáp và không được quấn cáp xung quanh thân cột.

2.1.3.2. Yêu cầu về độ chôn sâu của cột treo cáp

Độ chôn sâu của cột treo cáp phụ thuộc vào cấp đất tại nơi chôn cột, chiều dài cột và các biện pháp gia cố do đơn vị thiết kế tính toán đảm bảo chất lượng theo thiết kế đã được phê duyệt.

2.1.3.3. Yêu cầu về khoảng cách tối đa giữa các cột treo cáp và độ căng tối đa của cáp.

a) Khoảng cách tối đa giữa các cột treo cáp trên cùng một tuyến phải được tính toán phù hợp với khả năng chịu tải của cột, độ cao, số lượng cáp treo và các yếu tố khác.

b) Độ căng tối đa phải nhỏ hơn độ căng tối đa cho phép của cáp.

2.1.3.4. Yêu cầu về cột treo cáp dưới đường dây điện lực

Yêu cầu về cột treo cáp dưới đường dây điện lực phải đảm bảo các quy định theo Nghị định số 14/2014/NĐ-CP và QCVN 01:2008/BCT.

2.1.4. Yêu cầu đối với tuyến cáp treo

2.1.4.1. Yêu cầu chung

a) Tuyến cáp treo phải thẳng (nếu điều kiện địa hình, không gian cho phép).

b) Tuyến cáp phải đi ngoài phạm vi giới hạn an toàn của các công trình khác như đường sắt, đường ô tô, đê điều, nhà máy, hầm mỏ, khu vực quân sự, sân bay... Khi tuyến cáp đi trong phạm vi an toàn của các công trình thì phải được sự đồng ý của đơn vị chủ quản công trình.

c) Cáp treo qua các cột có lắp đặt thiết bị điện (trạm biến áp, thiết bị đóng cắt, tụ bù) phải được lồng trong ống cách điện (để bảo vệ) và phải đi vòng phía dưới đảm bảo an toàn cách điện cho cáp.

d) Cáp vượt qua đường giao thông, qua cầu, qua sông trên sợi cáp tại vị trí thấp nhất phải treo biển báo độ cao.

đ) Khi treo cáp không được phép quấn xung quanh thân cột.

h) Cáp dự phòng sau khi đã trừ đoạn cáp từ điểm bắt đầu trên cột xuống tới mặt đất, phần còn lại có chiều dài tối đa không quá 10 m, tất cả phần cáp dự phòng được quấn thành đường tròn (đường kính nhỏ hơn 0,6 m) đưa vào mặt sau của cột và được cố định chắc chắn, mỹ quan vào thân cột, điểm thấp nhất của vòng tròn cáp dự phòng cách mặt đất tối thiểu là 3 m. Khoảng cách giữa 02 vòng tròn cáp của 01 chủ sở hữu cáp tối thiểu 200 m.

e) Không treo tủ hoặc hộp cáp, bộ chia tín hiệu, măng sông, cáp dự phòng trên cột điện cao thế 110 KV trở lên, cây xanh, cột có lắp các thiết bị điện (trạm biến áp, thiết bị đóng cắt, tụ bù).

g) Cáp viễn thông treo phải gắn thẻ sở hữu tại các vị trí phù hợp (như cột góc, cáp qua đường...), theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT. Khoảng cách tối đa giữa 2 thẻ không quá 300 m.

h) Tại những nơi có tuyến cáp treo (có trước), việc xây dựng đường dây tải điện phía trên phải tính toán để đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật về điện lực, áp dụng các biện pháp phòng chống ảnh hưởng để đảm bảo đường dây tải điện không gây ảnh hưởng nguy hiểm, ảnh hưởng nhiễu sang tuyến cáp treo và đảm bảo an toàn đường dây tải điện bị đứt.

2.1.4.2. Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất giữa cáp treo đến các công trình kiến trúc khác, tính ở điểm treo cáp thấp nhất theo quy định của các ngành, đơn vị quản lý công trình theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP và Nghị định số 56/2018/NĐ-CP.

2.1.4.3. Yêu cầu về khoảng cách giữa cáp treo và công trình kiến trúc khác

Khoảng cách ngang nhỏ nhất từ cáp treo đến các công trình kiến trúc khác theo quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Khoảng cách ngang nhỏ nhất từ cáp treo đến các công trình kiến trúc khác

Loại kiến trúc

Khoảng cách (m)

Đường cột treo cáp tới nhà cửa và các vật kiến trúc khác (*)

3,5

Đường cột treo cáp tới mép vỉa hè, mép đường bộ (*)

0,5

Từ cáp tới các cành cây gần nhất (*)

0,5

CHÚ THÍCH: (*) Không bắt buộc nếu điều kiện địa hình, không gian không cho phép. Trường hợp lắp đặt cáp dọc tường nhà trạm viễn thông, tường nhà cao tầng có nhiều chủ sử dụng, phải chuyển sang đi cáp ngầm, đặt cáp trong ống nhựa gắn vào tường hoặc đặt trong thang cáp).

2.1.5. Tiếp đất và chống sét cho mạng cáp treo

2.1.5.1. Các tuyến cáp đồng và cáp quang có thành phần kim loại phải tuân thủ các quy định về chống sét tại QCVN 32:2011/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông.

2.1.5.2. Cáp treo là cáp đồng, cáp quang có vỏ bọc kim loại được bọc ngoài một lớp cách điện phải thực hiện tiếp đất như sau:

a) Tiếp đất dây treo cáp hoặc dây tự treo cáp bằng kim loại, khoảng cách giữa hai điểm tiếp đất gần nhau nhất không lớn hơn 300 m. Trị số điện trở tiếp đất theo quy định tại Bảng 2.

b) Tiếp đất vỏ kim loại cáp tại các hộp cáp. Trị số điện trở tiếp đất theo quy định tại Bảng 2.

Bảng 2 - Trị s điện trở tiếp đất cho dây treo cáp hoặc dây tự treo cáp

Điện trở suất của đất (Ω.m)

< 50

51 ÷ 100

101 ÷ 300

301 ÷ 500

> 500

Điện trở tiếp đất (Ω) không lớn hơn

5

6

7

10

12

CHÚ THÍCH: Để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu tại Quy chuẩn này, có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:

- Duy trì tính liên tục của các thành phần kim loại (dây treo, màng chắn từ...) trên toàn tuyến cáp.

- Lắp đặt các thiết bị bảo vệ trên các đôi dây kim loại tại giao diện đường dây và thiết bị.

- Lựa chọn cáp có giá trị dòng điện giới hạn (gây ra hư hỏng) lớn.

2.2. Quy định kỹ thuật đối với cáp trong cống bể

2.2.1. Điều kiện sử dụng cáp trong cống b

Cáp trong cống bể được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Theo quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động của địa phương.

b) Ngoài các quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động của địa phương thì theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp hoặc các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng.

2.2.2. Yêu cầu đối với cáp trong cống bể

a) Cáp đồng và cáp quang đi trong cống bể phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hóa, điện, có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và động vật gặm nhấm theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp và quy chuẩn kỹ thuật liên quan.

b) Cáp viễn thông kéo ngầm trong cống bể phải gắn thẻ sở hữu tại các vị trí phù hợp (bể cáp, hố ga) tuân thủ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT. Khoảng cách tối đa giữa các thẻ là 500 m.

2.2.3. Yêu cầu đi với hầm cáp, hố cáp (bể cáp)

2.2.3.1. Vị trí hầm cáp, hố cáp phải thuận tiện cho lắp đặt, bảo dưỡng, khai thác và bảo đảm an toàn, mỹ quan đô thị nhưng không làm ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông và người đi lại. Hạn chế tối đa xây dựng hầm cáp, hố cáp tại các vị trí đường giao nhau và những nơi tập trung người đi lại như đường rẽ vào công sở cơ quan, điểm chờ xe buýt.

2.2.3.2. Nắp bể cáp phải ngang bằng so với mặt đường, mặt hè phố, không bập bênh, đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông qua lại và phải ngăn được chất thải rắn lọt xuống hầm cáp, hố cáp.

2.2.3.3. Tùy thuộc vào vị trí lắp đặt bể cáp, nắp bể cáp phải chịu được tải trọng như quy định ở Bảng 3. Cần phải tính toán khả năng chịu tải của nắp bể cáp đối với trường hợp tải trọng lớn nhất của phương tiện có thể đi qua bể cáp.

Bảng 3 - Khả năng chịu tải trọng của nắp bể cáp

Khả năng chịu tải trọng của nắp b cáp (kN)

V trí lắp đặt bể cáp

Không nhỏ hơn 125

Trên vỉa hè hoặc đường xe ô tô không thể vào được

Không nhỏ hơn 250

Dưới lòng đường chỉ cho phép xe tải trọng dưới 5 tấn

Không nhỏ hơn 400

Dưới lòng đường cao tốc, cho phép xe tải trọng dưới 10 tấn

Không nhỏ hơn 600

Khu vực bến cảng, sân bay và các tuyến đường có xe tải trọng trên 10 tấn

2.2.4. Yêu cầu đối vi tuyến cống bể

2.2.4.1. Yêu cầu chung

a) Tuyến cống bể phải thẳng (nếu điều kiện địa hình, không gian cho phép).

b) Góp đổi hướng tuyến cống bể không lớn hơn 90°. Giữa hai hầm cáp hoặc hố cáp liền kề chỉ được phép có một góc đổi hướng bằng 90°.

c) Trong trường hợp tuyến đường thực tế có góc đổi hướng lớn hơn 90°, thiết kế phải tính toán bảo đảm yêu cầu chất lượng.

Hình 1 - Góc đổi hướng tuyến cống bể

c) Tùy theo điều kiện địa hình, không gian, tuyến cống bể phải được xây dựng theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp như sau:

- Tuyến cống bể đi dưới vỉa hè hoặc giải phân cách giữa hai làn đường.

- Tuyến cống bể dưới lòng đường, đi sát về một bên lề đường, nếu là đường một chiều thì chọn lề bên tay phải theo hướng đi đường một chiều.

- Tuyến cống bể không cắt ngang qua đường sắt. Trường hợp bắt buộc phải cắt ngang đường sắt phải chọn vị trí thích hợp cách xa chỗ có mật độ các phương tiện giao thông lớn.

d) Khi thiết kế mới hoặc sửa chữa, nâng cấp các tuyến hầm cáp, hố cáp, cống cáp, và khi điều kiện địa hình, không gian cho phép, phải thực hiện ngầm hóa tới tận nhà thuê bao, tới chân cột chuyển tiếp lên tuyến cáp treo.

2.2.4.2. Yêu cầu về độ sâu lắp đặt cống cáp và khoảng cách giữa các cống cáp

Độ sâu lắp đặt cống cáp tính từ đỉnh của lớp cống cáp trên cùng đến mặt đất phải đảm bảo quy định sau:

a) Dưới lòng đường tối thiểu là 0,7 m.

b) Dưới vỉa hè hoặc giải đất phân cách đường một chiều tối thiểu là 0,5 m.

c) Nếu không đạt độ sâu quy định tại a) và b) thì phải có biện pháp gia cố, bảo vệ.

d) Khoảng cách tối thiểu giữa hai ống nhựa liền kề là 30 mm.

e) Khoảng cách tối thiểu từ đáy bể cáp đến mép dưới ống nhựa dưới cùng là 200 mm.

2.2.4.3. Yêu cầu về khoảng cách giữa đường cống cáp với các công trình khác

a) Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với các đường ống cấp nước, cống, nước thải, các ống dẫn khí, xăng dầu như quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 - Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với các công trình ngầm khác

Trạng thái đi gần của đường cng cáp

Khoảng cách nhỏ nhất đến các công trình ngầm khác (m)

Đường ống nước, cỡ ống Φ (mm)

Cống nưc thải

Các ống dẫn khí, xăng dầu

< 300

300 ÷ 400

> 400

Song song

1

1,5

2

1

0,6

Giao chéo

0,25

0,25

0,25

0,25

0,3

CHÚ THÍCH: Trong mọi trường hợp tuyến cống cáp khi đi gần các công trình ngầm khác phải tuân theo quy định về khoảng cách an toàn của công trình ngầm này.

b) Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với cáp điện lực, đường sắt phải đảm bảo theo yêu cầu của ngành điện lực tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP, của ngành đường sắt tại Nghị định số 56/2018/NĐ-CP.

CHÚ THÍCH:

- Cáp viễn thông ngầm khi vượt qua cáp điện lực phải đi bên trên cáp điện lực ngầm. Trường hợp một trong hai cáp có vỏ bọc bằng kim loại hoặc được đặt trong ống kim loại thì khoảng cách tại chỗ giao chéo có thể giảm xuống >0,25 m.

- Trong trường hợp không thể đạt được khoảng cách song song với cáp điện lực như quy định trong bảng này, cho phép giảm khoảng cách đó xuống đến 0,25 m đối với cáp điện lực có điện áp đến 10 kV. Đối với cáp điện lực có điện áp lớn hơn 10 kV thì cho phép khoảng cách đó giảm xuống 0,25 m nhưng một trong hai cáp đó phải đặt trong ống kim loại.

c) Khoảng cách giữa đường cống cáp với một số kiến trúc khác như quy định trong Bảng 5.

Bảng 5 - Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với một số kiến trúc khác

Loại kiến trúc

Khoảng cách nhỏ nhất khi cống cáp đi song song

(m)

Khoảng cách nhỏ nhất khi cống cáp đi giao chéo

(m)

Cột điện, cột treo cáp viễn thông

0,5

-

Mép vỉa hè

1,0

-

Móng cầu vượt, đường hầm

0,6

-

Móng tường, hàng rào

1,0

-

2.2.5. Tiếp đt và chống sét cho mạng cáp trong cống bể

2.2.5.1. Cáp đồng và cáp quang có thành phần kim loại trong cống bể phải tuân thủ các quy định về tiếp đất chống sét tại QCVN 32:2011/BTTTT.

2.2.5.2. Đối với cáp đồng, phải nối đất vỏ bọc kim loại và đai sắt dọc theo tuyến cáp tại các vị trí hầm cáp. Khoảng cách giữa hai điểm tiếp đất gần nhau nhất không lớn hơn 300 m. Điện trở tiếp đất được quy định trong Bảng 6.

Bảng 6 - Điện trở tiếp đất vỏ kim loại của cáp đồng

Điện trở suất của đất (Ω.m)

≤ 100

101 ÷ 300

301 ÷ 500

> 500

Điện trở tiếp đất (Ω) không lớn hơn

20

30

35

45

2.2.5.3. Đối với cáp quang có thành phần kim loại, phải thực hiện tiếp đất thành phần kim loại dọc theo tuyến cáp như đối với cáp đồng.

2.2.5.4. Nếu chuyển tiếp cáp (cáp đồng và cáp quang) đi trong cống bể sang cáp treo, thì tại chỗ nối giữa cáp treo và cáp đi trong cống bể phải tiếp đất các thành phần kim loại (màng chắn từ, dây tiếp đất dọc cáp, dây gia cường và dây treo cáp bằng kim loại).

CHÚ THÍCH: Để hạn chế rủi ro thiệt hại do sét, có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:

- Đảm bảo và duy trì tính liên tục của các thành phần kim loại (màn chắn điện từ, thành phần gia cường...) tại các mối nối và tại các tủ cáp, hộp cáp dọc tuyến.

- Ở nơi có hoạt động dông sét cao phải sử dụng loại cáp có lớp vỏ nhôm hoặc vỏ nhôm - thép có bọc ngoài bằng Polyethylene (PE).

- Sử dụng các thiết bị bảo vệ phù hợp ở các vị trí phù hợp.

- Sử dụng dây chống sét: Hiệu quả bảo vệ của dây chống sét được xác định thông qua hệ số che chắn (h). Việc xác định hệ số che chắn của dây chống sét theo quy định tại Phụ lục B.

2.3. Quy định kỹ thuật đối với cáp chôn trực tiếp

2.3.1. Điều kiện sử dụng cáp chôn trực tiếp

Cáp chôn trực tiếp được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Tuyến cáp có dung lượng lớn, ổn định lâu dài.

b) Trong vùng hoặc khu vực đã hoặc tương đối ổn định về các công trình xây dựng.

c) Các tuyến cáp cần đảm bảo độ ổn định tránh các tác động bên ngoài.

2.3.2. Yêu cầu đối với cáp chôn trực tiếp

Cáp viễn thông chôn trực tiếp là loại cáp có vỏ bằng kim loại hoặc chất dẻo đặt trực tiếp trong đất. Cáp đồng và cáp quang chôn trực tiếp phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hóa, điện có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và động vật gặm nhấm theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

2.3.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp chôn trực tiếp

2.3.3.1. Yêu cầu chung

a) Tuyến cáp phải ngắn nhất (trong điều kiện địa hình, không gian cho phép).

b) Đảm bảo khoảng cách an toàn từ cáp đến các công trình ngầm khác như đường ống cấp nước, cống nước thải, ống xăng dầu trong cống ngầm theo quy định tại Bảng 4.

c) Đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất giữa tuyến cáp chôn trực tiếp với cáp điện lực, đường sắt theo quy định an toàn của ngành điện lực, đường sắt.

d) Đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất giữa tuyến cáp chôn trực tiếp với một số kiến trúc khác theo quy định tại Bảng 4.

e) Trường hợp phải sử dụng cáp chôn trực tiếp tại khu vực đang trong quá trình xây dựng hoặc chưa ổn định về kiến trúc xây dựng đô thị thì phải sử dụng băng báo hiệu phía trên cáp chôn ít nhất 10 cm, hoặc sử dụng cột mốc để báo hiệu.

Hình 2 - Đặt dải băng báo hiệu trên tuyến cáp chôn trực tiếp

f) Tuyến cáp chôn trực tiếp phải tuân theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp như sau:

- Chôn cáp dưới vỉa hè hoặc dải phân cách giữa hai làn đường.

- Chôn cáp dưới lòng đường. Trong trường hợp này tuyến cáp phải đi sát về một bên lề đường, nếu là đường một chiều thì chọn lề bên tay phải theo hướng đi đường một chiều.

- Cáp viễn thông kéo ngầm phải gắn thẻ sở hữu (được làm bằng chất liệu chịu được ẩm ướt) tại các vị trí: Bể cáp, hố ga; tủ hoặc hộp cáp tuân thủ theo quy định tại Quy chuẩn này.

- Trong trường hợp đi cáp viễn thông ngầm trong lòng mương, cống thoát nước thì phải có biện pháp bảo vệ cáp thích hợp và không làm ảnh hưởng đến dòng chảy của nước. Trong quá trình thi công không được làm ảnh hưởng đến cây xanh hiện có.

g) Tuyến cáp viễn thông ngầm phải có dấu hiệu nhận biết đường dây, cáp và đường ống chôn ngầm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT.

2.3.3.2. Yêu cầu đối với rãnh cáp

a) Kích thước rãnh cáp phải tính toán phù hợp với số lượng, loại và phương pháp bảo vệ cáp.

b) Độ sâu của rãnh cáp phụ thuộc vào cấp đất như quy định tại Bảng 7.

Bảng 7 - Độ sâu của rãnh cáp

Loại cáp

Độ sâu của rãnh cáp (m) ứng với cấp đất

Cấp I, II

Cấp III

Cấp IV

Cáp đồng

0,9

0,5

0,3

Cáp quang

1,2

0,7

0,5

CHÚ THÍCH:

1. Nếu cáp đồng và cáp quang chôn chung một rãnh phải áp dụng độ sâu của rãnh cáp quang. Các cáp cùng loại phải được bố trí về một phía của rãnh.

2. Nếu không thể đạt được độ sâu rãnh cáp như quy định (do có đá ngầm, địa hình núi đá...) hoặc lắp đặt trong khu vực có nguy cơ bị hư hỏng do đào bới, xói lở thì cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp.

2.3.3.3. Yêu cầu về khoảng cách an toàn giữa cáp viễn thông chôn trực tiếp và hệ thống điện lực.

a) Để tránh ảnh hưởng tăng điện thế đất do dòng điện sự cố chảy qua các hệ thống tiếp đất điện lực, cáp viễn thông có vỏ kim loại tiếp xúc trực tiếp với đất phải cách xa tiếp đất của điện lực. Nếu điều kiện của vùng không thể cách xa, phải sử dụng cáp viễn thông có vỏ bọc chịu điện áp cao hoặc đặt cáp trong ống nhựa cách ly với đất.

b) Ở những khu vực có độ tăng điện thế đất quá lớn, cần thay cáp đồng bằng cáp quang hoặc sử dụng hệ thống vi ba để thay thế. Khoảng cách nhỏ nhất giữa cáp viễn thông có vỏ kim loại tiếp xúc trực tiếp với đất và tiếp đất của hệ thống điện cao thế phải đảm bảo yêu cầu về an toàn điện theo QCVN 01:2008/BCT, các quy định liên quan đến an toàn điện, đồng thời phải được phép của đơn vị quản lý điện lực.

c) Để phòng chống tiếp xúc trực tiếp giữa cáp điện lực và cáp viễn thông chôn trực tiếp khi giao chéo phải cho cáp viễn thông vào ống nhựa PVC cứng và đặt giao chéo trên cáp điện cao thế, khoảng cách theo quy định tại Bảng 4.

2.3.4. Tiếp đt và chống sét cho mạng cáp chôn trực tiếp

2.3.4.1. Tiếp đất và chống sét cho cáp chôn trực tiếp như quy định tại mục 2.2.5.

2.3.4.2. Quy cách sử dụng dây chống sét ngầm như sau:

a) Không cần dùng dây chống sét, khi ρ nhỏ hơn 100 Ω.m;

b) Dùng một dây chống sét ngầm, khi ρ có giá trị từ 100 Ω.m đến 1 000 Ω.m;

c) Dùng hai dây chống sét ngầm, khi ρ có giá trị từ 1 000 Ω.m đến 3 000 Ω.m;

d) Đặt cáp trong ống thép, khi ρ lớn hơn 3 000 Ω.m.

Hiệu quả bảo vệ của dây chống sét được xác định thông qua hệ số che chắn (η). Xác định hệ số che chắn của dây chống sét theo quy định tại Phụ lục B.

2.4. Quy định kỹ thuật đối với cáp trong đường hầm

2.4.1. Điều kiện sử dụng cáp trong đường hầm

Sử dụng cáp trong đường hầm tại những khu vực có nhiều cáp mà dung lượng ống tại cống bể không đáp ứng được, đặc biệt là các khu vực nhập đài, khi dung lượng trên 10 000 đôi sợi.

Những nơi đã được xây dựng đường hầm dùng chung cho phép lắp đặt cáp ngầm.

2.4.2. Yêu cầu đi với cáp lắp đặt trong đường hầm

Cáp viễn thông đi trong đường hầm phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hóa, điện có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và động vật gặm nhấm theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

2.4.3. Yêu cầu kỹ thuật ca đường hầm

2.4.3.1. Đường hầm phải được xây dựng bằng vật liệu đảm bảo yêu cầu theo thiết kế. Các thành phần kim loại bên trong đường hầm như ke đỡ cáp, các chi tiết cố định, định vị.., phải làm bằng vật liệu có độ bền với môi trường ẩm ướt hoặc bằng thép có khả năng chống rỉ.

2.4.3.2. Dọc theo đường hầm có bố trí các điểm tiếp đất, khoảng cách giữa hai điểm tiếp đất gần nhau nhất không lớn hơn 300 m. Điện trở tiếp đất được quy định trong Bảng 6.

2.4.3.3. Đường hầm phải có lối đi thuận tiện cho việc lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng. Chiều cao lối đi trong đường hầm tối thiểu 1,9 m và chiều rộng tối thiểu 0,7 m. Độ sâu của đường hầm tính từ trần hầm tới mặt đất phải tính toán sao cho không ảnh hưởng đến các công trình ngầm bên trên.

2.4.3.4. Đường hầm cáp phải được trang bị một hệ thống chiếu sáng thích hợp bằng nguồn điện đảm bảo cho công việc lắp đặt, hàn nối, bảo dưỡng và sửa chữa.

2.4.3.5. Đường hầm phải được trang bị hệ thống thông hơi, thông gió đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm, chống cháy nổ, chống ăn mòn, ngăn khói xâm nhập, giảm bớt các khí độc do hàn nối.

2.4.3.6. Bên trong đường hầm phải có biển báo chỉ rõ các lối ra vào đường hầm và các cửa thoát hiểm (nếu có).

2.4.3.7. Phải đảm bảo điều kiện môi trường trong đường hầm không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người trong khi làm việc hoặc kiểm tra.

2.4.3.8. Đường hầm dùng chung cho nhiều ngành khác nhau như viễn thông, điện lực, cấp nước, thoát nước... phải có sự thống nhất về vị trí, không gian lắp đặt các thiết bị trong đường hầm (cáp điện lực, đường ống cấp và thoát nước...) và phải đảm bảo các điều kiện an toàn cho cáp viễn thông.

2.4.4. Yêu cầu lắp đặt cáp trong đường hầm

2.4.4.1. Phải có khoảng hở giữa thành đường hầm và các đường ống, giữa các đường ống với nhau để thuận tiện cho bảo dưỡng và sửa chữa.

2.4.4.2. Khoảng cách giữa ống dẫn cáp viễn thông với cáp điện lực tối thiểu là 0,3 m.

2.4.4.3. Phải có các biện pháp thích hợp để chống côn trùng gặm nhấm và chống ăn mòn điện hóa cho cáp.

2.4.4.4. Cáp phải được đánh dấu theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT.

2.4.5. Tiếp đất và chng sét cho mạng cáp trong đường hầm

Tiếp đất và chống sét cho cáp trong đường hầm như quy định tại mục 2.2.5.

2.5. Quy định kỹ thuật đối với cáp qua sông

2.5.1. Điều kiện sử dụng cáp qua sông

Cáp qua sông được sử dụng trong các trường hợp sau:

a) Khi tuyến cáp vượt qua các đoạn sông, hồ lớn... mà các phương pháp lắp đặt cáp khác không thể thực hiện được.

b) Cáp qua sông có thể được thiết kế đặt trên cầu, treo qua sông hoặc thả qua sông.

2.5.2. Yêu cầu đi với cáp qua sông

2.5.2.1. Cáp thả qua sông phải được chọn có độ gia cường phù hợp với tốc độ dòng chảy và độ sâu của lòng sông.

2.5.2.2. Cáp đặt trên cầu phải chịu được rung, hoặc có biện pháp chống rung.

2.5.2.3. Cáp treo qua sông phải tính toán dây treo bảo đảm độ chùng, lực căng, chịu được tải trọng của bản thân cáp và tác động của gió bão cho khoảng vượt lớn.

2.5.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp qua sông

2.5.3.1. Yêu cầu đối với tuyến cáp đặt trên cầu

a) Vị trí và kỹ thuật lắp đặt ống dẫn cáp trên cầu phải được sự thỏa thuận giữa đơn vị quản lý cầu và các đơn vị quản lý công trình cáp.

b) Các ống dẫn cáp phải được lắp đặt chắc chắn trên cầu và không làm ảnh hưởng đến kết cấu và độ vững chắc của cầu.

c) Phải bố trí hầm hoặc hố cáp tại hai đầu đoạn cáp qua cầu và dự trữ lượng cáp dư tối thiểu là 5 m đối với cáp đồng và tối thiểu là 15 m đối với cáp quang.

d) Phải đánh dấu vị trí cáp qua cầu.

2.5.3.2. Yêu cầu đối với tuyến cáp treo qua sông

a) Chiều cao của cột vượt sông phải đảm bảo tuyến cáp vượt sông có khoảng cách an toàn cho các loại phương tiện giao thông đi lại bên dưới và các yêu cầu khác có liên quan của ngành giao thông.

b) Các cột treo cáp qua sông phải được gia cố móng, củng cố bằng dây co, đảm bảo chịu được các tải trọng tác động.

c) Không được bố trí cột góc làm cột vượt sông.

d) Lực căng của cáp không được vượt quá giới hạn lực căng cho phép của cáp.

2.5.3.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp thả qua sông

a) Vị trí lắp đặt cáp thả qua sông phải cách xa khu vực tàu thuyền neo đậu tối thiểu 100 m.

b) Khoảng cách từ cáp viễn thông đến cáp điện lực cùng đặt trong nước, nơi không có tàu thuyền neo đậu không nhỏ hơn 20 m.

c) Chiều sâu rãnh cáp tối thiểu là 1,5 m và chiều rộng rãnh cáp tối thiểu là 1 m.

d) Cáp thả sông phải được đặt trong ống thép mạ kẽm, đường kính của ống được lựa chọn phù hợp với kích thước cáp lắp đặt bên trong.

e) Đoạn ống qua sông phải được đặt vào chính giữa rãnh cáp, sau khi được đặt cố định vào rãnh cáp phải đậy các tấm panel bê tông có kích thước 1 000 x 500 x 300 (mm) lên trên ống.

f) Phải lấp đầy rãnh cáp đến mặt đáy sông.

g) Hai đầu của đoạn cáp qua sông phải bố trí hầm cáp hoặc hố cáp.

h) Phải có lượng cáp dư ở hai bên bờ cho việc sửa chữa sau này. Lượng cáp dư đối với cáp đồng tối thiểu là 5 m và lượng cáp dư đối với cáp quang tối thiểu là 15 m.

i) Phải đánh dấu đoạn cáp qua sông ở hai bên bờ.

2.5.4 Tiếp đất và chng sét cho mạng cáp qua sông

Tiếp đất và chống sét cho cáp qua sông như quy định tại mục 2.2.5.

2.6. Quy định kỹ thuật đối với cáp thuê bao

2.6.1. Điều kiện sử dụng cáp thuê bao

2.6.1.1 Cáp thuê bao được sử dụng khi nối thiết bị đầu cuối nhà thuê bao với điểm đấu cáp của tủ cáp, hộp cáp, hố cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình gần nhất.

2.6.1.2. Cáp thuê bao được lắp đặt theo một trong hai phương thức: treo nổi hoặc đi ngầm.

2.6.2. Yêu cầu đối với tuyến cáp thuê bao treo nổi

2.6.2.1. Yêu cầu chung

a) Chiều dài tuyến cáp thuê bao phải phù hợp với thiết kế, phải đảm bảo suy hao đường dây nằm trong phạm vi cho phép của doanh nghiệp.

b) Không được kéo cáp thuê bao ngang qua đường, phố; trên các dải phân cách giữa hai làn đường, vắt trên cây xanh, treo trên cột đèn chiếu sáng đô thị.

c) Cáp thuê bao đi trên tường phải được ghim chặt vào tường ở các vị trí cách đều nhau không quá 1 m. Khi có nhiều cáp thuê bao đi trên tường thì phải cho cáp đi trong ống nhựa và ghim chặt vào tường.

d) Khống được để cáp thuê bao dự phòng tại các cột treo cáp.

2.6.2.2. Yêu cầu về khoảng cách giữa cáp thuê bao treo nổi với các công trình kiến trúc

a) Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất giữa cáp thuê bao treo nổi với các công trình giao thông, tính từ điểm thấp nhất của cáp được nêu tại Bảng 8.

Bảng 8 - Khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa cáp thuê bao treo nổi với các công trình giao thông

Vị trí

Khoảng cách (m)

Ghi chú

Vượt qua ngõ, hẻm, đường vào nhà thuê bao

4

Tính đến mặt ngõ, hẻm, đường vào nhà thuê bao

Dọc theo ngõ, hẻm, đường vào nhà thuê bao

3,5

Tính đến mặt ngõ, hẻm, đường vào nhà thuê bao

Vượt qua đường thủy tàu bè đi lại bên dưới

1

Tính đến điểm cao nhất của phương tiện đi lại bên dưới ở thời điểm nước cao nhất.

b) Khoảng cách nhỏ nhất giữa cáp thuê bao treo nổi với các công trình kiến trúc khác được nêu tại Bảng 9.

Bảng 9 - Khoảng cách nhỏ nhất giữa cáp thuê bao treo ni với các công trình kiến trúc khác

Công trình kiến trúc khác

Khoảng cách nhỏ nhất (m)

Đường dây điện một pha 220 V hoặc ba pha 380 V, kể cả các dây dẫn đất và dây trung tính

+ Trần

0,1

+ Trong ống

0,05

Kim thu sét và dây dẫn sét

1,8

Tất cả các dây đất, trừ dây dẫn tiếp đất của kim thu sét

0,05

Các đường ống kim loại (ống nước, nước thải) và kết cấu kim loại của tòa nhà

0,05

Các đường ống dẫn khí đốt

0,15

CHÚ THÍCH:

1. Khoảng cách trong bảng áp dụng với cả các chỗ giao chéo và đi song song

2. Nếu không thể đạt được khoảng cách tối thiểu như trong bảng, cáp thuê bao phải được lắp đặt trong ống nhựa PVC.

2.6.3. Yêu cu đối với tuyến cáp thuê bao đi ngầm

2.6.3.1 Yêu cầu chung

a) Cáp thuê bao đi ngầm tới nhà thuê bao được lắp đặt dưới vỉa hè, lòng đường, phố, ngõ hoặc đường vào nhà thuê bao bằng cách đi trong ống hoặc chôn trực tiếp.

b) Độ chôn sâu tối thiểu đối với ống dẫn cáp thuê bao, hoặc cáp thuê bao chôn trực tiếp như sau:

- 0,5 m khi đặt dưới lòng đường, phố;

- 0,3 m trên vỉa hè, trong khu vực ngõ, đường vào nhà thuê bao.

c) Ở những vị trí không thể lắp đặt cáp ở độ sâu trên phải lắp đặt cáp theo một trong các phương pháp sau:

- Cáp đi trong ống thép đặt trong rãnh cáp hoặc trên mặt đất nhưng phải đảm bảo an toàn, mỹ quan và không gây cản trở cho người và phương tiện qua lại.

- Cáp đi trong ống nhựa PVC đặt trong rãnh cáp và đậy tấm đan bê tông dày tối thiểu 50 mm bên trên.

d) Cáp chôn trực tiếp hoặc đi trong ống khi vào nhà phải đặt trong ống nhựa PVC uốn cong hoặc ống thép. Ống được đi ngầm trong móng bê tông hoặc uốn cong phía ngoài nhà với bán kính uốn cong tối thiểu 300 mm.

e) Cáp thuê bao đi ngầm từ dưới đất hoặc hố cáp đi lên tường nhà hoặc cột treo cáp phải được lắp đặt trong ống nhựa PVC và được ghim chắc chắn vào mặt tường, mặt cột treo cáp bằng các đai ốp hoặc đai thép quấn quanh cột ở các vị trí cách đều nhau không quá 1 m.

2.6.3.2. Yêu cầu về khoảng cách giữa cáp thuê bao đi ngầm với các công trình kiến trúc

Khoảng cách nhỏ nhất trong đất giữa cáp thuê bao với cáp điện (cáp điện lưới nhà thuê bao) chôn cùng rãnh hoặc giao chéo quy định trong Bảng 10.

Bảng 10 - Khoảng cách nhỏ nhất trong đất giữa cáp thuê bao với cáp điện chôn cùng rãnh hoặc giao chéo

Vị trí

Khoảng cách nhỏ nhất trong đt (m)

ng bo vệ

Có che chắn bảo vệ khác

Không có che chắn bảo vệ

Chôn dưới vỉa hè, lòng đường, phố

0,1

0,1

0,1

Chôn trong khu vực ngõ, đường vào nhà thuê bao

Xem chú thích

0,1

0,1

CHÚ THÍCH:

1. Không cần phân cách nếu cả cáp thuê bao và cáp điện được lắp đặt trong ống bảo vệ.

2. Cáp thuê bao lắp đặt chung rãnh với cáp điện phải được lắp đặt trong ống nhựa PVC cứng.

3. Cáp thuê bao được lắp đặt về một phía của rãnh và ở phía trên cáp điện dọc toàn bộ chiều dài cáp. Tại vị trí giao chéo cáp thuê bao phải ở phía trên cáp điện lực.

4. Khi lắp đặt chung rãnh với cáp điện cần phải xem cáp điện có che chắn bằng tấm đan bê tông, gạch hoặc ống PVC cứng hay không để áp dụng các khoảng cách như quy định trong bảng này.

2.6.4. Tiếp đất và chống sét cho cáp thuê bao

2.6.4.1. Cáp thuê bao là cáp treo hoặc cáp chôn phải thực hiện tiếp đất dây treo và vỏ kim loại của cáp. Giá trị điện trở tiếp đất được quy định tại Bảng 11.

2.6.4.2. Nếu có thiết bị bảo vệ đường dây thuê bao thì điện trở tiếp đất các thiết bị bảo vệ này phải đảm bảo giá trị quy định tại Bảng 11.

Bảng 11 - Trị số điện trở tiếp đất cho cáp thuê bao

Điện trở suất của đất (Ω.m)

≤ 100

101 ÷ 300

301 ÷ 500

> 500

Điện trở tiếp đất (Ω) không lớn hơn

30

45

55

75

2.7. Các quy định lắp đặt thiết bị phụ trợ khác

2.7.1. Quy định lắp đặt tủ cáp, hộp cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình

2.7.1.1. Yêu cầu chung

a) Lắp đặt tủ cáp, hộp cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình phải đảm bảo chắc chắn, an toàn, mỹ quan và thuận tiện cho bảo dưỡng.

b) Màng chắn từ của cáp được nối đất tương tự như đối với cáp treo.

c) Tủ cáp, hộp cáp lắp trên cột phải bố trí ở mặt sau cột (nhìn từ đường vào) hoặc 2 bên cột và được cố định chắc chắn vào thân cột bằng đai chống rỉ.

d) Việc lắp đặt các thiết bị tủ cáp, hộp cáp, măng sông, bộ chia tín hiệu trên công trình công cộng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tính thẩm mỹ và được đồng ý của đơn vị chủ quản công trình đó.

2.7.1.2. Yêu cầu lắp đặt tủ cáp

a) Tủ cáp được lắp đặt trên cột, trên bệ xây hoặc lắp trong đường hầm.

b) Không được lắp đặt tủ cáp tại các cột nằm ngay vị trí giao nhau của đường giao thông.

c) Không được lắp đặt tủ cáp trên cột điện lực có treo trạm biến áp. Tủ cáp lắp đặt bên dưới các đường dây điện lực phải là tủ có vỏ bằng vật liệu cách điện.

d) Cột lắp đặt tủ cáp phải cách vạch kẻ phần đường dành cho người đi bộ qua đường về phía ngoài khu vực đường giao nhau không nhỏ hơn 5 m.

e) Khoảng cách từ mép vỉa hè đến điểm gần nhất của giá đỡ tủ cáp, bệ tủ cáp không nhỏ hơn 30 cm.

f) Tủ cáp treo trên cột được lắp đặt ở độ cao so với mặt đất (tính từ điểm thấp nhất của tủ cáp) tối thiểu là 2 m, đối với địa bàn ngập lụt phải thiết kế độ cao cho phù hợp thực tế. Không lắp bệ ghế kiểm tra cáp đối với các tuyến đường thuộc nội thành và quốc lộ, tỉnh lộ.

g) Tủ cáp lắp đặt trên bệ phải có độ cao đảm bảo tủ cáp không bị ngập nước trừ trường hợp xảy ra lũ lụt.

h) Cáp ngầm đi vào tủ cáp hoặc đi ra khỏi tủ cáp phải được đặt trong ống dẫn cáp bằng nhựa. Ống dẫn có thể dùng loại ống PVC cứng, thanh dẫn cáp hoặc ống sun mền. Ống dẫn cáp, thanh dẫn cáp được đặt thẳng dọc thân cột và cố định chắc chắn vào cột bằng các đai thép không rỉ, khoảng cách giữa các đai không lớn hơn 50 cm.

i) Không lắp mới các tủ cáp có kích thước ngoài vượt quá:

- 850 x 250 x 200 mm (cao x rộng x sâu) đối với tủ cáp đồng

- 500 x 400 x 150 mm (cao x rộng x sâu) đối với tủ cáp quang.

- Trường hợp cần loại tủ, hộp có kích thước lớn hơn để nhiều nhà mạng cùng sử dụng thì phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại địa phương.

k) Tủ cáp lắp đặt trên bệ phải được bố trí tại vị trí phù hợp, đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng đến an toàn của người dân sinh sống và hoạt động quanh khu vực; đảm bảo an toàn kỹ thuật và mỹ quan đô thị.

l) Tủ hoặc hộp cáp phải ghi tên chủ sở hữu.

2.7.1.3. Yêu cầu lắp đặt hộp cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình

a) Hộp cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình được lắp trên cột hoặc trên tường nhà.

b) Hộp cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình lắp đặt trên tường nhà phải có khoảng cách đến mặt đất không nhỏ hơn 2 m. Cáp đi vào và dây cáp đi ra khỏi hộp cáp, bộ chia tín hiệu phải được đặt trong ống nhựa lắp trên tường nhà hoặc được ghim vào tường bằng các đai thép không rỉ; Khoảng cách giữa các đai không lớn hơn 50 cm.

c) Hộp cáp lắp trên cột phải có độ cao so với mặt đất như sau (tính từ điểm thấp nhất của hộp cáp, bộ chia):

- Hộp cáp:

+ Địa bàn không ngập lụt, lũ: ≥ 1,5 m.

+ Địa bàn ngập lụt, lũ: ≥ 2,5 m.

- Bộ chia tín hiệu truyền hình: ≥ 2,5 m.

Cáp đi vào và dây cáp đi ra trên bề mặt cột phải được đặt trong ống nhựa hoặc thanh dẫn cáp. Ống dẫn cáp, thanh dẫn cáp phải đặt thẳng dọc thân cột và cố định chắc chắn vào cột bằng các đai thép không rỉ. Khoảng cách giữa các đai không lớn hơn 50 cm.

d) Không lắp mới hộp cáp có kích thước vượt quá 470 x 330 x 127 mm.

e) Măng sông và bộ chia tín hiệu phải được bố trí trong các tủ hoặc hộp cáp hoặc cố định vào thân cột. Điểm thấp nhất của măng sông, bộ chia tín hiệu phải cách mặt đất không dưới 2,5 m.

2.7.1.4. Tiếp đất cho tủ cáp, hộp cáp

a) Dây nối đất tủ cáp, hộp cáp phải là vật liệu dẫn điện, tiết diện dây không nhỏ hơn 25 mm2 và được đặt trong ống nhựa.

b) Trị số điện trở tiếp đất cho tủ cáp, hộp cáp và các thiết bị bảo vệ tại tủ cáp, hộp cáp như quy định tại Bảng 2.

2.7.2. Quy định ghi thông tin quản lý cáp và thiết bị phụ trợ

2.7 2.1. Trên cửa tủ cáp, nắp hộp cáp, nắp bộ chia tín hiệu truyền hình, nắp bể cáp và cột treo cáp phải ghi thông tin quản lý. Thông tin quản lý phải được thể hiện rõ ràng, bền vững theo thời gian.

Các thông tin quản lý:

a) Thông tin bắt buộc: Tên đơn vị quản lý tủ cáp, hộp cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình, bể cáp, cột treo cáp (tên đầy đủ hoặc ký hiệu tên của doanh nghiệp).

b) Thông tin tùy chọn:

- Ký hiệu đơn vị quản lý trực tiếp tủ cáp, hộp cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình, bể cáp, cột treo cáp;

- Số của tủ cáp, hộp cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình, bể cáp, cột treo cáp;

- Các thông tin khác.

2.7.2.2 Trên các cáp viễn thông treo nổi qua các khu vực giao thông theo quy định của cơ quan quản lý, phải treo biển báo độ cao trên sợi cáp thấp nhất và tại vị trí thấp nhất. Thông tin trên biển báo độ cao phải được thể hiện rõ ràng, bền vững theo thời gian.

Các thông tin bắt buộc trên biển báo độ cao:

- Tên đơn vị quản lý cáp: Tên đầy đủ hoặc ký hiệu tên của doanh nghiệp;

- Chỉ số độ cao: khoảng cách thẳng đứng ngắn nhất của cáp treo so với mặt đường giao thông.

2.8. Quy định về thu hồi, sắp xếp, chỉnh trang hệ thống cáp

2.8.1. Thu hồi, sắp xếp, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông

a) Loại bỏ và thu hồi cáp hỏng, cáp không sử dụng, cáp thuê bao vượt qua đường và măng sông, tủ/hộp cáp, bộ chia tín hiệu đã hư hoặc không còn sử dụng.

b) Kéo căng, buộc gọn hệ thống dây cáp viễn thông, đưa vào gông gom (nếu có);

c) Sắp xếp cáp dự phòng, măng sông, tủ/hộp cáp treo trên cột theo đúng quy định tại Quy định này;

d) Duy tu, bảo dưỡng, gia cố, thay thế cột không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.

e) Các đơn vị chủ quản cột, các đơn vị sử dụng cột có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp treo viễn thông tối đa sáu tháng một lần hoặc theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.

f) Đối với những tuyến cột trong khu vực đô thị có ít nhất 02 tuyến cáp được lắp đặt trước khi các quy định trong quy chuẩn này và quy định khác có liên quan được ban hành, đơn vị sở hữu cáp hoặc đơn vị sở hữu cột phải trang bị dây treo cáp, khuyên đỡ bỏ cáp chủ động xây dựng kế hoạch thu hồi, sắp xếp, chỉnh trang theo Quy chuẩn này, và báo cáo cơ quan quản lý tại địa phương.

2.8.2. X lý cáp viễn thông, công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông khi bị sự cố

a) Khi cáp viễn thông, công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông và các thiết bị phụ trợ bị sự cố thì chủ sở hữu phải bố trí lực lượng có mặt kịp thời để xử lý nhằm đảm bảo an toàn giao thông và thông tin được thông suốt, đồng thời báo cho Sở Thông tin và Truyền thông biết để phối hợp xử lý (nếu cần).

b) Khi cột treo cáp viễn thông bị gãy hoặc bị nghiêng thì các đơn vị có cáp đi treo trên cột đó phải có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu cột để xử lý tùy thuộc vào thỏa thuận ban đầu giữa các bên.

2.9. Quy định về quản lý dữ liệu

Các công trình lắp đặt cáp ngoại vi viễn thông ngầm sau khi được nghiệm thu và đưa vào sử dụng, Chủ đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện việc cung cấp dữ liệu công trình theo quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BXD.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Việc sử dụng cáp treo, cáp trong cống bể, cáp chôn trực tiếp, cáp trong đường hầm, cáp qua sông phải phù hợp với quy hoạch và các quy định khác của cơ quan quản lý ở địa phương.

3.2. Việc lắp đặt các thiết bị phụ trợ (tủ cáp, hộp cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình, cống cáp, bể cáp, rãnh cáp, cột treo cáp) trên công trình công cộng phải tuân thủ các quy định hiện hành của cơ quan quản lý ở địa phương. Nếu lắp đặt trên công trình của đơn vị chủ quản nào phải được sự đồng ý của đơn vị chủ quản công trình đó.

3.3. Các doanh nghiệp viễn thông khi thiết kế, lắp đặt cáp ngoại vi viễn thông và thiết bị phụ trợ phải tuân thủ các quy định nêu trong Quy chuẩn này.

3.4. Các doanh nghiệp viễn thông phải phối hợp với đơn vị liên quan trong việc đảm bảo mạng cáp ngoại vi viễn thông và phải phối hợp với đơn vị liên quan trong trường hợp mạng cáp ngoại vi viễn thông của doanh nghiệp viễn thông bị ảnh hưởng khi xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

3.5. Các doanh nghiệp viễn thông phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc xây dựng, khai thác mạng cáp ngoại vi viễn thông theo quy định hiện hành.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1. Các doanh nghiệp viễn thông, tổ chức được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông có trách nhiệm đảm bảo mạng cáp ngoại vi viễn thông phù hợp với Quy chuẩn trong quá trình thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng.

4.2. Doanh nghiệp viễn thông, tổ chức được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông có trách nhiệm thu hồi các cáp ngoại vi viễn thông và thiết bị phụ trợ đã hỏng, không sử dụng.

4.3. Các doanh nghiệp viễn thông, tổ chức được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông có mạng cáp ngoại vi viễn thông chịu sự kiểm tra thường xuyên, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

4.4. Các doanh nghiệp viễn thông khi lắp đặt cáp ngoại vi viễn thông phải gửi kế hoạch cho Sở Thông tin và Truyền thông địa phương để quản lý, theo dõi.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức triển khai quản lý các mạng cáp ngoại vi viễn thông theo Quy chuẩn này.

5.2. Các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu, xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt quy hoạch sử dụng cáp treo, cáp trong cống bể, cáp chôn trực tiếp, cáp trong đường hầm, cáp qua sông tại địa phương và các kế hoạch, dự án cải tạo hệ thống mạng cáp ngoại vi viễn thông tại địa phương phù hợp với Quy chuẩn này.

5.3. Quy chuẩn này được áp dụng thay thế cho Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông, ký hiệu QCVN 33:2011/BTTTT.

5.4. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

5.5. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn, giải quyết./.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Độ chùng tối thiểu của cáp đồng treo

A.1. Độ chùng tối thiểu của cáp đồng treo (S)

A.1.1. Độ chùng tối thiểu của cáp đồng treo S được tính theo công thức:

;(1)

Trong đó:

S: là độ chùng tối thiểu, tính bằng mm;

f: là ứng suất lớn nhất có thể chấp nhận được đối với dây treo khi không có gió, tính bằng kPa;

L: là chiều dài khoảng cột, tính bằng m; Qs là hệ số tải tĩnh khi không có gió:

;(2)

Với:

Wt là tổng trọng lượng của cáp, dây treo và chất cách điện, tính bằng kg/km; Wb là trọng lượng chỉ của dây treo, tính bằng kg/km.

A.1.2. Mối quan hệ giữa độ chùng tối thiểu S và độ căng tối đa T:

;(3)

Trong đó:

T: Độ căng tối đa, tính bằng N

d: là đường kính hoặc đường kính tương đương của dây treo, tính bằng mm.

Hình A.1 - Độ chùng của cáp.

A.2. Bảng tính sẵn độ chùng tối thiểu và độ căng ti đa ca cáp đồng treo theo nhiệt độ và chiều dài khoảng cột cho các loại cáp đồng và dây treo cáp khác nhau

Xem các Bảng từ A.1 đến A.18.

Bảng A.1 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiu S (mm) của cáp 10 đôi, cỡ sợi 0,4 mm, dây treo lõi 1/2,75 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

1120

130

1110

180

1110

240

1070

310

1030

400

990

500

950

620

920

750

890

900

10

1050

140

1050

190

1050

250

1010

330

970

420

940

530

910

650

880

780

860

940

15

090

150

960

200

990

270

960

360

930

440

900

550

870

680

850

820

830

970

20

930

160

930

220

930

280

910

370

880

470

860

580

840

710

820

850

800

1000

25

870

170

870

230

880

300

860

390

840

490

820

610

800

740

790

880

780

1040

30

810

180

820

250

830

320

810

410

800

520

780

640

770

770

760

910

750

1070

35

750

200

770

260

730

340

770

430

760

540

750

660

740

800

730

950

730

1110

40

700

210

720

280

740

360

730

460

720

570

720

690

710

830

710

980

710

1140

50

610

240

630

320

660

400

660

510

660

620

660

750

660

890

660

1040

670

1210

Bảng A.2 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 20 đôi, cỡ sợi 0,4 mm, dây treo lõi 1/2,75 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiểu dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

1110

180

1100

250

1070

340

1030

440

1000

570

960

710

940

870

910

1040

900

1230

10

1050

190

1040

260

1020

350

990

460

960

590

930

730

910

890

890

1070

870

1260

15

990

200

990

260

970

370

940

480

920

610

900

760

880

920

870

1100

850

1300

20

940

220

940

290

930

390

900

500

890

640

870

790

860

950

840

1130

830

1330

25

880

230

890

310

860

410

870

530

850

660

840

810

830

980

820

1160

810

1360

30

830

240

850

330

840

430

830

550

820

690

810

840

810

1010

800

1190

800

1390

35

790

260

800

340

810

450

800

570

790

710

790

860

790

1030

780

1220

780

1420

40

740

270

760

360

770

470

770

590

770

730

770

890

760

1060

760

1250

760

1450

50

660

310

690

400

710

510

710

640

720

780

720

940

730

1120

730

1300

730

1510

Bảng A.3 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 30 đôi, cỡ sợi 0,4 mm, dây treo lõi 1/2,75 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

1100

210

1060

300

1010

410

970

550

940

700

910

870

890

1060

870

1280

850

1510

10

1040

230

1010

320

970

430

940

570

910

720

890

900

870

1090

850

1300

840

1530

15

990

240

860

330

930

450

900

590

880

750

860

920

850

1120

830

1330

820

1560

20

940

250

920

350

890

470

870

610

850

770

840

950

830

1140

820

1360

810

1590

25

890

260

880

370

860

490

840

630

830

790

820

970

810

1170

800

1380

790

1620

30

850

280

840

380

820

510

810

650

800

820

800

1000

790

1200

790

1410

780

1650

35

800

290

800

400

790

530

790

680

780

840

780

1020

770

1220

770

1440

770

1670

40

760

310

770

420

760

550

760

700

760

860

760

1050

760

1250

760

1470

760

1700

50

690

340

700

460

710

590

720

740

720

720

720

110

730

1300

730

1520

730

1750

Bảng A.4 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 50 đôi, cỡ sợi 0,4 mm, dây treo lõi 1/2,75 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

1080

300

1050

420

1020

570

990

740

970

930

950

1150

930

1390

920

1650

910

1930

10

1030

310

1010

440

990

590

960

760

940

950

930

1170

920

1410

910

1670

900

1960

15

990

330

980

450

960

600

940

780

920

970

910

1190

900

1430

900

1700

890

1980

20

950

340

940

470

930

620

910

800

900

1000

900

1220

890

1460

880

1720

880

2010

25

910

360

910

480

900

640

890

820

890

1020

880

1240

880

1480

870

1740

870

2030

30

880

370

880

500

880

660

870

840

870

1040

870

1260

860

1500

860

1770

860

2050

35

840

380

850

520

850

680

850

860

850

1060

850

1280

850

1520

850

1790

850

2080

40

810

400

830

530

830

690

830

880

840

1080

840

1300

840

1550

840

1810

840

2100

50

760

430

780

570

790

730

800

910

800

1120

810

1340

820

1590

820

1860

820

2140

Bảng A.5 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 70 đôi, cỡ sợi 0,4 mm, dây treo lõi 7/1,25 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

2560

180

2550

250

2550

330

2540

420

2530

520

2520

630

2510

750

2500

880

2490

1020

10

2470

190

2470

260

2460

340

2460

430

2450

530

2450

640

2440

770

2440

900

2430

1050

15

2380

200

2380

270

2380

350

2380

440

2380

550

2380

660

2380

790

2380

920

2380

1070

20

2290

200

2290

280

2300

360

2300

460

2310

560

2310

680

2320

810

2320

950

2320

1100

25

2200

210

2210

290

2220

380

2230

470

2240

580

2250

700

2260

830

2260

970

2270

1120

30

2110

220

2130

300

2140

390

2160

490

2170

600

2190

720

2200

850

2210

1000

2220

1150

35

2030

230

2050

310

2070

400

2090

500

2110

620

2130

740

2140

870

2160

1020

2170

1170

40

1950

240

1970

320

2000

420

2020

520

2050

640

2070

760

2090

900

2110

1040

2130

1200

50

1790

260

1830

350

1860

450

1900

560

1930

670

1960

800

1990

940

2010

1090

2040

1250

Bảng A.6 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 100 đôi, cỡ sợi 0,4 mm, dây treo lõi 7/1,25 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

2550

230

2540

310

2530

410

2520

520

2510

640

2500

780

2490

930

2480

1090

2470

1270

10

2460

230

2460

320

2450

420

2450

530

2440

660

2440

800

2430

950

2430

1120

2420

1300

15

2380

240

2380

330

2380

430

2380

550

2380

670

2380

820

2380

970

2380

1140

2380

1320

20

2300

250

2300

340

2310

450

2310

560

2320

690

2320

840

2330

990

2330

1150

2340

1350

25

2210

260

2230

350

2240

460

2250

580

2260

710

2270

860

2280

1010

2290

1190

2290

1370

30

2130

270

2150

370

2170

470

2190

590

2200

730

2220

880

2230

1040

2240

1210

2250

1400

35

2060

280

2080

380

2110

490

2130

610

2150

750

2170

900

2180

1060

2200

1230

2210

1420

40

1980

290

2010

390

2040

500

2070

630

2100

770

2120

920

2140

1080

2160

1260

2180

1450

50

1840

310

1880

420

1930

530

1960

660

2000

800

2030

960

2060

1120

2080

1300

2100

1500

Bảng A.7 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 10 đôi, cỡ sợi 0,64 mm, dây treo lõi 1/2,75 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

1110

190

1090

260

1050

350

1010

470

970

600

940

740

910

910

890

1100

870

1300

10

1050

200

1040

270

1000

370

970

490

940

620

910

770

890

940

870

1130

850

1330

15

990

210

990

290

950

390

930

510

900

640

880

800

860

970

850

1160

830

1360

20

940

220

940

300

910

410

890

530

870

670

850

820

840

1000

830

1190

820

1390

25

880

240

890

320

870

430

850

550

840

690

830

850

810

1020

810

1210

800

1420

30

840

250

850

340

830

450

820

570

810

720

800

880

790

1050

790

1240

780

1450

35

790

260

800

350

800

470

790

600

780

740

780

900

770

1080

770

1270

770

1480

40

750

280

760

370

760

490

760

620

760

760

760

930

750

1110

750

1300

750

1510

50

670

310

690

410

700

530

710

660

710

810

720

980

720

1160

720

1360

720

1570

Bảng A.8 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 20 đôi, cỡ sợi 0,64 mm, dây treo lõi 1/2,75 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

1080

300

1040

420

1010

560

980

730

950

930

930

1150

920

1390

910

1650

900

1930

10

1030

310

1000

430

970

580

950

750

930

950

920

1170

900

1410

890

1670

890

1960

15

990

320

970

450

940

600

930

770

910

970

900

1190

890

1430

880

1700

880

1980

20

950

340

930

460

920

620

900

790

890

990

880

1210

880

1460

870

1720

870

2010

25

910

350

900

480

890

640

880

810

870

1010

870

1240

860

1480

860

1740

860

2030

30

880

360

870

500

860

660

860

830

860

1030

850

1260

850

1500

850

1770

850

2050

35

840

380

840

510

840

670

840

850

840

1060

840

1280

840

1520

840

1790

840

2080

40

810

390

820

530

820

690

820

870

820

1080

820

1300

830

1540

830

1810

830

2100

50

750

420

770

570

780

730

790

910

790

1120

800

1340

800

1590

810

1860

810

2140

Bảng A.9 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 30 đôi, cỡ sợi 0,64 mm, dây treo lõi 7/1,25 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

2560

190

2550

260

2540

340

2530

430

2520

530

2530

640

2510

770

2500

900

2490

1050

10

2470

190

2460

260

2460

350

2460

440

2450

540

2450

660

2440

790

2440

920

2430

1070

15

2380

200

2380

270

2380

360

2380

450

2380

560

2380

680

2380

810

2380

950

2380

1100

20

2290

210

2290

280

2300

370

2300

470

2310

580

2310

700

2320

830

2320

970

2330

1120

25

2200

220

2210

300

2220

380

2230

480

2240

590

2250

720

2260

850

2270

990

2270

1150

30

2120

230

2130

310

2150

400

2160

500

2180

610

2190

740

2200

870

2210

1020

2230

1170

35

2030

240

2050

320

2070

410

2090

520

2110

630

2130

760

2150

890

2160

1040

2180

1200

40

1950

250

1980

330

2000

430

2030

530

2050

650

2070

780

2090

920

2110

1070

2130

1230

50

1800

270

1830

360

1870

460

1900

570

1940

690

1970

820

2000

960

2020

1110

2050

1280

Bảng A.10 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 50 đôi, cỡ sợi 0,64 mm, dây treo lõi 7/1,25 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

2540

260

2530

360

2510

470

2500

590

2490

740

2480

900

2470

1070

2460

1260

2460

1470

10

2460

270

2490

370

2450

480

2440

610

2430

760

2430

920

2420

1090

2420

1280

2420

1490

15

2380

280

2380

380

2380

490

2380

630

2380

770

2380

930

2380

1110

2380

1310

2380

1510

20

2300

290

2310

390

2310

510

2320

640

2320

790

2330

950

2330

1130

2340

1330

2340

1540

25

2220

300

2240

400

2250

520

2260

660

2270

810

2280

970

2290

1150

2300

1350

2310

1560

30

2150

310

2170

410

2190

540

2210

670

2220

830

2240

990

2250

1180

2260

1370

2270

1590

35

2080

320

2110

430

2130

550

2150

690

2170

850

2190

1010

2210

1200

2230

1400

2240

1610

40

2010

330

2040

440

2070

570

2100

710

2130

860

2150

1030

2170

1220

2190

1420

2210

1630

50

1880

350

1930

470

1970

600

2010

740

2040

900

2070

1070

2100

1260

2120

1460

2140

1680

Bảng A.11 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 70 đôi, cỡ sợi 0,64 mm, dây treo lõi 7/1,25 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

4190

220

4180

300

4160

390

4140

500

4120

610

4110

750

4090

890

4080

1050

4060

1220

10

4050

230

4040

310

4030

400

4020

510

4010

630

4010

770

4000

910

3990

1070

3980

1250

15

3910

230

3910

320

3910

410

3910

530

3910

650

3910

780

3910

930

3910

1100

3910

1270

20

3770

240

2780

330

3790

430

3800

540

3800

670

3810

800

3820

950

3830

1120

3830

1300

25

3630

250

3650

340

3670

440

3690

560

3710

680

3720

820

3740

980

3750

1140

3760

1320

30

3500

260

3530

350

3560

460

3580

570

3610

700

3630

840

3650

1000

3670

1170

3690

1340

35

3370

270

3410

360

3450

470

3480

590

3520

720

3550

860

3580

1020

3600

1190

3620

1370

40

3250

280

3300

380

3340

490

3390

610

3430

740

3460

880

3500

1040

3530

1210

3560

1390

50

3010

300

3080

400

3140

520

3200

640

3260

780

3310

930

3360

1090

3400

1260

3440

1440

Bảng A.12 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 100 đôi, cỡ sợi 0,64 mm, dây treo lõi 7/1,25 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

4160

290

4130

400

4110

530

4090

670

4070

840

4050

1010

4040

1210

4030

1430

4010

1660

10

4030

300

4020

410

4010

540

4000

690

3990

850

3980

1030

3970

1230

3970

1450

2960

1680

15

3910

310

3910

430

3910

560

3910

700

3910

870

3910

1050

3910

1250

3910

1470

3910

1710

20

3790

320

3800

440

3810

570

3820

720

3830

890

3840

1070

3840

1270

3850

1490

3860

1730

25

3670

330

3700

450

3720

590

3740

740

3750

910

3770

1090

3780

1290

3800

1510

3810

1750

30

3560

340

3590

460

3630

600

3660

750

3680

920

3700

1110

3720

1310

3750

1560

3760

1770

35

3450

350

3500

480

3540

610

3580

770

3610

940

3640

1130

3670

1330

3690

1560

3710

1800

40

3340

370

3400

490

3460

630

3500

790

3540

960

3580

1150

3610

1360

3640

1580

3670

1820

50

3150

390

3230

520

3300

660

3360

820

3410

1000

3460

1190

3510

1400

3540

1620

3580

1860

Bảng A.13 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 10 đôi, cỡ sợi 0,9 mm, dây treo lõi 1/2,75 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

1080

290

1050

410

1020

550

990

720

970

910

950

1120

930

1360

920

1620

910

1890

10

1030

310

1010

430

980

570

960

740

940

930

930

1150

920

1380

910

1640

900

1920

15

990

320

980

440

950

590

940

760

920

950

910

1170

900

1410

890

1660

890

1940

20

950

330

940

460

930

610

910

780

900

980

890

1190

890

1430

880

1690

880

1970

25

910

350

910

470

900

630

890

800

880

1000

880

1210

870

1450

870

1710

870

1990

30

870

360

880

490

870

640

870

820

860

1020

860

1240

860

1470

860

1730

860

2010

35

840

380

850

510

850

660

850

840

850

1040

850

1260

850

1500

850

1760

850

2040

40

810

390

820

520

830

680

830

860

830

1060

830

1280

830

1520

830

1780

840

2060

50

750

420

770

560

780

720

790

900

800

1100

810

1320

810

1560

810

1830

820

2110

Bảng A.14 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 20 đôi, cỡ sợi 0,9 mm, dây treo lõi 7/1,25 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

2550

220

2540

300

2530

390

2520

490

2510

610

2500

740

2490

890

2480

1050

2470

1220

10

2470

220

2460

310

2450

400

2450

510

2440

630

2440

760

2430

910

2430

1070

2430

1230

15

2380

230

2380

320

2380

410

2380

520

2380

650

2380

780

2380

930

2380

1090

2380

1270

20

2290

240

2300

330

2310

430

2310

540

2320

660

2320

800

2330

950

2330

1120

2330

1290

25

2210

250

2220

340

2230

440

2240

550

2260

680

2260

820

2270

970

2280

1140

2290

1320

30

2130

260

2150

350

2160

450

2180

570

2200

700

2210

840

2220

1000

2240

1160

2250

1340

35

2050

270

2080

360

2100

470

2120

590

2140

720

2160

860

2180

1020

2190

1190

2210

1370

40

1980

280

2010

380

2030

480

2060

600

2090

740

2110

880

2130

1040

2150

1210

2170

1390

50

1830

300

1870

400

1910

510

1950

640

1980

780

2010

920

2040

1080

2070

1260

2090

1440

Bảng A.15 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 30 đôi, cỡ sợi 0,9 mm, dây treo lõi 7/1,25 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

2530

300

210

420

2500

550

2490

690

2480

860

2460

1050

2460

1250

2450

1470

2440

1710

10

2450

310

2440

430

2440

560

2430

710

2430

880

2420

1060

2420

1270

2410

1490

2410

1730

15

2380

320

2380

440

2380

570

2380

720

2380

900

2380

1080

2380

1290

2380

1510

2380

1750

20

2310

330

2310

450

2320

590

2330

740

2330

910

2340

1100

2340

1310

2350

1530

2350

1780

25

2240

340

2250

460

2270

600

2280

760

2290

930

2300

1120

2310

1330

2310

1560

2320

1800

30

2170

350

2190

480

2210

620

2230

770

2250

950

2260

1140

2270

1350

2280

1580

2290

1820

35

2100

360

2130

490

2160

630

2180

790

2200

970

2220

1160

2240

1370

2250

1600

2260

1840

40

2040

380

2080

500

2110

650

2140

810

2160

980

2190

1180

2200

1390

2220

1620

2240

1870

50

1920

400

1670

530

2020

680

2050

840

2090

1020

2120

1220

2140

1430

2160

1660

2180

1910

Bảng A.16 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 50 đôi, cỡ sợi 0,9 mm, dây treo lõi 7/1,6 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

4160

290

4130

400

4110

530

4090

670

4070

840

4050

1020

4040

1210

4030

1430

4010

1660

10

4030

300

4020

420

4010

540

4000

690

3990

850

3980

1040

3970

1230

3970

1450

3960

1690

15

3910

310

3910

430

3910

560

3910

710

3910

870

3910

1050

3910

1260

3910

1470

3910

1710

20

3790

320

3800

440

3810

570

3820

720

3830

890

3840

1070

3840

1280

3850

1490

3860

1730

25

3670

330

3700

450

3720

590

3740

740

3750

910

3770

1090

3780

1300

3800

1520

3810

1750

30

3560

340

3590

460

3630

600

3660

750

3680

930

3710

1110

3730

1320

3740

1540

3760

1780

35

3450

360

3500

480

3540

620

3580

770

3610

940

3640

1130

3670

1340

3690

1560

3710

1800

40

3350

370

3400

490

3460

630

3500

790

3540

960

3580

1150

3610

1360

3640

1580

3670

1820

50

3150

390

3230

520

3300

660

3360

820

3420

1000

3460

1190

3510

1400

3540

1620

3580

1870

Bảng A.17 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 70 đôi, cỡ sợi 0,9 mm, dây treo lõi 7/2,0 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

6530

260

6490

360

6460

470

6430

600

6400

740

6370

900

6350

1080

6330

1270

6310

1480

10

6320

270

6300

370

6280

480

6270

620

6250

760

6240

920

6230

1100

6220

1290

6210

1500

15

6110

280

6110

380

6110

500

6110

630

6110

780

6110

940

6110

1120

6110

1320

6110

1530

20

5910

290

5930

390

5950

510

5960

650

5970

800

5990

960

6000

1140

6010

1340

6020

1550

25

5720

300

5750

410

5780

530

5810

660

5840

810

5870

980

5890

1160

5910

1360

5930

1570

30

5530

310

5580

420

5630

540

5670

680

5720

830

5750

1000

5780

1180

5810

1380

5840

1600

35

5350

320

5410

430

5480

560

5540

700

5590

850

5640

1020

5680

1210

5720

1410

5760

1620

40

5170

330

5260

440

5340

570

5410

710

5470

870

5530

1040

5580

1230

5630

1430

5670

1640

50

4830

350

4950

470

5060

600

5160

750

5250

910

5330

1080

5400

1270

5460

1470

5520

1690

Bảng A.18 - Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 100 đôi, cỡ sợi 0,9 mm, dây treo lõi 7/2,0 mm

Nhiệt độ (°C)

Chiều dài khoảng cột (m)

30

35

40

45

50

55

60

65

70

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

T

S

5

6450

370

6410

510

6370

670

6340

850

6310

1050

6280

1280

6260

1530

6250

1800

6230

2090

10

6280

380

6260

520

6240

680

6220

860

6210

1070

6200

1300

6190

1550

6180

1820

6170

2110

15

6110

390

6110

530

6110

700

6110

880

6110

1090

6110

1300

6190

1550

6180

1820

6170

2110

20

5950

400

5970

540

5990

710

6000

900

6020

1100

6030

1330

6040

1580

6050

1860

6050

2150

25

5800

410

5840

560

5870

720

5900

910

5930

1120

5950

1350

5970

1600

5980

1880

6000

2170

30

5650

420

5710

570

5760

740

5800

930

5840

1140

5870

1370

5900

1620

5920

1890

5940

2190

35

5500

430

5580

580

5650

750

5700

940

5750

1150

5800

1390

5830

1640

5860

1910

5890

2210

40

5360

450

5460

600

5540

770

5610

960

5670

1170

5720

1400

5770

1660

5800

1930

5840

2230

50

5100

470

5230

620

5340

800

5430

990

5510

1200

5580

1440

5640

1700

5690

1970

5730

2270

Phụ lục B

(Tham khảo)

Xác định hệ số che chắn của dây chống sét

Xác định hệ số che chắn cho các trường hợp khác nhau như trình bày trên Hình B.1.

Hình B.1. Sắp xếp các dây chống sét ngầm bao bọc xung quanh cáp viễn thông

B.1. Trường hợp dùng một dây chống sét

Hệ số che chắn η được xác định bằng công thức:

Trong đó:

x: là khoảng cách giữa các trục cáp và dây chống sét;

s: là bán kính của dây chống sét;

r: là bán kính của vỏ cáp.

Bảng B.1 đưa ra giá trị tính sẵn hệ số che chắn cho trường hợp r = 10 mm và

Bảng B.2 cho trường hợp r = 20 mm với các giá trị khác nhau của s và x.

Bảng B.1 - Hệ số che chắn khi r = 10 mm

x (m)

s = 2 mm

s = 3 mm

s = 5 mm

s = 8 mm

s = 12 mm

0,15

0,61

0,59

0,56

0,52

0,48

0,25

0,60

0,58

0,55

0,52

0,49

0,50

0,59

0,57

0,54

0,51

0,49

1,00

0,57

0,56

0,53

0,51

0,49

Bảng B.2 - Hệ số che chắn khi r = 20 mm

x (m)

s = 2 mm

s = 3 mm

s = 5 mm

s = 8 mm

s = 12 mm

0,15

0,68

0,65

0,62

0,59

0,55

0,25

0,65

0,63

0,60

0,57

0,54

0,50

0,63

0,61

0,59

0,56

0,54

1,00

0,61

0,60

0,58

0,55

0,53

B.2. Trường hợp dùng hai dây chống sét

Hệ số che chắn η được xác định bằng công thức:

Trong đó:

r’12 là khoảng cách giữa trục cáp và một trong các dây chống sét;

Với:

r11 là bán kính trung bình của vỏ;

r22 là bán kính của dây chống sét ngầm;

h là độ chôn sâu của cáp;

h’ là độ chôn sâu của dây chống sét;

b là khoảng cách giữa các dây chống sét;

b’ là khoảng cách giữa một dây chống sét và ảnh ảo của dây chống sét khác qua giao diện “không khí - đất”:

Bảng B.3 trình bày hệ số che chắn tính sẵn cho trường hợp dùng hai dây chống sét, với r = 10 mm, s = 5 mm và các góc g tạo bởi dây chống sét với trục thẳng đứng có giá trị khác nhau.

Bảng B.3 - Hệ số che chắn của hai dây chống sét, khi r = 10 mm, s = 5 mm

x (m)

g = 30°

g = 45°

g = 60°

g = 90°

0,15

0,38

0,36

0,34

0,33

0,25

0,38

0,35

0,34

0,33

0,50

0,37

0,35

0,34

0,33

1,00

0,37

0,35

0,34

0,33

B.3. Trường hợp dùng nhiều hơn hai dây chống sét

Bảng B.4 và Bảng B.5 trình bày hệ số che chắn tính sẵn tương ứng cho trường hợp dùng ba dây chống sét và n dây chống sét, được bố trí thành một vòng tròn xung quanh cáp, với r = 10 mm, s = 5 mm, x = 0,25 m và các góc g tạo bởi dây chống sét với trục thẳng đứng có giá trị khác nhau.

Bảng B.4 - Hệ số che chắn tính sẵn cho trường hợp dùng ba dây chống sét

g = 30°

g = 60°

g = 90°

g = 120°

0,33

0,26

0,23

0,22

Bảng B.5 - Hệ số che chắn tính sẵn cho trường hợp dùng n dây chống sét

n = 4

n = 6

n = 8

0,16

0,09

0,06

Phụ lục C

(Tham khảo)

Một số quy cách đấu nối cáp

C.1. Quy cách kết cuối cáp treo

a) Kết cuối cáp treo phổ biến là dùng bu lông đầu vòng như trình bày trên Hình C.1.

b) Có thể kết cuối cáp treo bằng các đai thép.

c) Kết cuối cáp treo ở nơi cáp vào và ra tủ cáp như trình bày trên Hình C.2.

d) Trường hợp cáp có kèm dây treo, khi kết cuối cáp treo cần tách dây treo ra khỏi cáp.

Hình C.1. Kết cuối dây treo cáp bằng bu lông đầu vòng

Hình C.2. Kết cuối dây treo cáp ở nơi cáp vào và ra tủ

C.2. Kết cuối cáp tại hộp cáp

a) Cáp đi vào và dây thuê bao đi ra tại hộp cáp trên bề mặt cột được đặt trong ống nhựa hoặc thanh dẫn cáp. Ống ghen luồn dẫn cáp cần được đặt thẳng dọc thân cột và buộc chắc chắn vào cột bằng các dây thép mạ kẽm 3,0 mm hoặc Côliê bằng thép không rỉ. Khoảng cách giữa các dây buộc (Côliê) không lớn hơn 50 cm.

b) Dây nối đất hộp cáp bằng đồng có tiết diện không nhỏ hơn 25 mm2 được đặt trong ống hoặc máng ốp bằng nhựa. ống hoặc máng ốp bằng nhựa bảo vệ dây nối đất hộp cáp được đặt dọc thân cột và được buộc chắc chắn vào cột bằng dây thép mạ kẽm 3,0 mm hoặc Côliê bằng thép không rỉ. Khoảng cách giữa các dây buộc (Côliê) không lớn hơn 50 cm.

c) Màng chắn từ của cáp tại các hộp cáp được nối đất với dây nối đất hộp cáp.

C.3. Kết cuối cáp tại tủ cáp

a) Cáp ngầm đi từ hệ thống cống bể hoặc chôn trực tiếp vào tủ cáp hoặc đi ra khỏi tủ cáp phải được đặt trong ống dẫn cáp bằng nhựa. Ống dẫn có thể dùng loại ống PVC cứng, thanh dẫn cáp hoặc ống sun mền; ống dẫn cáp, thanh dẫn cáp được đặt thẳng dọc thân cột và cố định chắc chắn vào cột bằng các đai thép không gỉ, khoảng cách giữa các đai không lớn hơn 50 cm.

b) Ống dẫn cáp lên tủ dùng loại ống PVC cứng hoặc ống cao su mềm. Đường kính ống được lựa chọn phù hợp với kích thước cáp đi bên trong ống.

c) Dây nối đất tủ cáp là dây đồng bọc, tiết diện dây không nhỏ hơn 25 mm2 và được đặt trong ống nhựa (xem Hình C.3). Trị số điện trở tiếp đất của tủ cáp phải bảo đảm trị số đúng theo quy định.

Hình C.3. Tiếp đất tủ cáp

C.4. Hàn nối cáp đồng treo

C.4.1. Nối cáp đồng tại các tủ, hộp cáp

a) Cáp đồng sau khi bóc vỏ bọc bên ngoài một đoạn khoảng 700 mm được luồn qua lỗ phía dưới dẫn vào các tủ hoặc hộp cáp. Cáp được bắt chặt vào thân tủ hoặc hộp cáp, sau đó sợi dây đồng trần nằm bên dưới màng chắn kim loại và từng đôi dây của cáp được tách ra. Lần lượt bóc lớp cách điện ở đầu của từng sợi dây đồng một đoạn khoảng 25 mm rồi đem nối vào phiến đấu dây.

b) Màng chắn kim loại của cáp được nối đất thông qua sợi dây đồng trần nằm sát ngay bên dưới lớp màng kim loại. Sợi dây đồng này sẽ được bắt chặt bằng ê cu vào một con vít đã lắp sẵn bên trong tủ hoặc hộp cáp. Dây nối đất của tủ hoặc hộp cáp bằng đồng có tiết diện không nhỏ hơn 25 mm2, bố trí dọc cột dẫn xuống tổ tiếp đất và được bảo vệ bằng máng hoặc ống PVC.

C.4.2. Nối cáp đồng tại các măng sông

a) Trước hết cần bóc dây treo cáp ra. Các đôi dây của cáp này sẽ được nối lần lượt với các đôi dây của cáp kia bằng con rệp, sau đó tiến hành nối màn chắn kim loại của hai cáp và sau đó ta dùng măng sông bọc toàn bộ cáp đã nối lại. Cuối cùng là nối dây treo cáp bằng kẹp 3 lỗ hai rãnh (xem Hình C.4). Măng sông cáp đồng nên bố trí tại cột treo cáp.

b) Có hai loại măng sông chính là măng sông nối thẳng và măng sông rẽ nhánh. Măng sông nối thẳng để nối hai cáp cùng loại. Măng sông rẽ nhánh để nối các loại cáp khác nhau hoặc thay thế tủ cáp.

c) Măng sông dùng để nối liền các vỏ bọc ngoài của cáp, sử dụng phổ biến là loại có thể co ngót nhờ nhiệt.

d) Do cáp treo ngoài trời nên măng sông phải bảo vệ mối nối, bảo vệ sợi đồng và cáp khỏi bị ngấm nước và một số tác động của môi trường.

Hình C.4 - Măng sông cáp treo

C.5. Nối cáp sợi quang

C.5.1. Nối sợi quang

a) Nối sợi quang thực hiện bằng thiết bị hàn nối sợi quang theo phương pháp hàn hồ quang hoặc hàn cơ khí.

b) Sau khi hàn nối sợi quang xong phải cẩn thận đưa mối hàn vào trong khay hàn. Bán kính cong của sợi quang phải bảo đảm lớn hơn 20 lần đường kính cáp.

c) Sau khi tất cả các sợi quang đã được hàn, cần giữ cho các sợi chắc chắn bằng các ống hoặc các bọc đệm đặt trên khay (xem Hình C.5). Các sợi riêng lẻ được cuộn quanh khay hàn (xem Hình C.6). Ống bao sợi và đệm sợi phải được xếp vòng quanh giá đỡ. Cáp và dây gia cường được giữ chặt nhờ các kẹp và vít.

d) Khi các mối hàn thỏa mãn yêu cầu ta đóng măng sông lại.

Hình C.5. Ống bao sợi và đệm sợi

Hình C.6 - Cuộn các sợi riêng lẻ quanh khay hàn

C.5.2. Lắp đặt măng sông cáp quang

a) Măng sông cáp quang treo được bố trí tại các cột. Cáp quang tại cột có treo măng sông cần để mỗi đầu dôi ra tối đa 10 m để phục vụ hàn nối. Phần cáp quang dư được bó vòng với đường kính không quá 0,6 m. Khoảng cách giữa các vòng cáp dự phòng trên cùng một tuyến phải lớn hơn 200 m.

b) Hộp măng sông phải cần được kiểm tra theo tài liệu kỹ thuật trước khi lắp đặt. Măng sông được lựa chọn tùy thuộc vào loại cáp quang sử dụng.

c) Cuốn băng dính vào điểm lắp kẹp cáp phù hợp với loại măng sông đã lựa chọn.

d) Lắp kẹp cáp không để cáp gập quá bán kính uốn cong cho phép.

e) Sau khi xiết chặt kẹp vào cáp, cần vít chặt dây gia cường vào vít định vị hoặc/ và tiếp đất dây gia cường.

f) Việc hàn nối các sợi quang theo các trình tự đã nêu ở trên.

g) Bôi mỡ lên thành của vỏ trong măng sông.

h) Bôi mỡ vào mặt trong các cổng của gioăng nhựa.

i) Đặt gioăng nhựa rồi ấn chặt nó lên thành vỏ trong măng sông.

j) Bôi mỡ lên mặt trên của gioăng nhựa.

k) Bọc vỏ trong măng sông bằng lưới đệm.

l) Đóng nắp măng sông và vít chặt.

m) Treo măng sông lên cột (xem Hình C.7).

Hình C.7 - Lắp đặt măng sông cáp quang trên cột

C.5.3. Lắp cáp quang tại giá ODF (Optical Distributions Frame)

a) Sau khi kiểm tra hộp giá ODF theo tài liệu kỹ thuật bảo đảm yêu cầu, thực hiện gắn hộp giá ODF lên khung giá. Làm vệ sinh cáp. Bóc tuốt vỏ cáp quang rồi cuốn băng dính vào điểm lắp kẹp cáp. Khi cuốn cần lắp thêm một ống đệm để tránh kẹp trực tiếp vào vỏ cáp. Chuẩn bị đầu cáp xem Hình C.8.

b) Lắp kẹp cáp phải bảo đảm khi đưa cáp vào không bị gập quá bán kính uốn cong cho phép, xiết chặt kẹp vào cáp, vít chặt dây gia cường vào thanh định vị hoặc/và tiếp đất dây gia cường. Định vị ống lõng vào khe quy định, đậy nắp ngăn ống sợi không để kẹp vào ống sợi. Lắp đặt kẹp cáp xem Hình C.9.

c) Phân nhóm sợi quang đặt trong ống nhựa theo từng nhóm. Lắp khay chứa sợi quang vào giá. Định vị dây nối quang vào khay chứa sợi quang, đánh dấu các dây nối.

d) Phân nhóm dây nối quang.

e) Đưa sợi quang đã hàn đạt chất lượng vào khay đựng sợi quang tuyệt đối không để sợi quang cong quá bán kính uốn cong cho phép.

f) Đặt ống co nhiệt mối hàn đúng vị trí theo thứ tự trong gá ống bảo vệ.

g) Lắp bộ nối quang trên bảng tiếp hợp. Đánh dấu tên cho từng vị trí bộ nối quang.

h) Định vị cáp trên đầu giá cáp ODF.

Hình C.8 - Chuẩn bị đầu cáp

Hình C.9 - Lắp đặt kẹp cáp

C.6. Nối đất dây treo cáp

a) Các bộ phận cấu thành hệ thống nối đất dây thép bện treo cáp gồm có: bộ nối đất; dây nối đất; máng hoặc ống bảo vệ dây nối đất; điện cực tiếp đất.

b) Trường hợp không có bộ nối đất, có thể nối bằng phương pháp hàn chảy dây nối đất với dây thép bện treo cáp. Mối hàn cần được sơn chống rỉ đề phòng ăn mòn.

c) Dây nối đất là loại thép bện, gồm có 4 sợi thép mạ kẽm, đường kính mỗi sợi 1,9 mm. Dây nối đất phải được đặt trong ống hoặc máng nhựa bảo vệ PVC.

d) Tùy thuộc vào điện trở tiếp đất yêu cầu có thể dùng một hoặc nhiều điện cực tiếp đất. Điện cực tiếp đất được chôn ngay tại chân cột treo cáp. Nếu dùng nhiều điện cực tiếp đất thì nên bố trí dãy các điện cực tiếp đất vuông góc với hướng tuyến cáp. Hệ thống nối đất dây thép bện treo cáp được trình bày trên Hình C.10.

Hình C.10 - Hệ thống nối đất dây thép bện treo cáp

C.7. Tiếp đất màng chắn từ của cáp

Thực hiện tiếp đất màng chắn từ của cáp viễn thông như sau:

C.7.1. Đối với cáp có sợi dây đồng nằm bên dưới màng chắn từ:

a) Cắt bỏ lớp vỏ nhựa bọc bên ngoài. Khi thao tác cắt lớp vỏ nhựa và phôi nhôm lưu ý không làm đứt hoặc hỏng dây dẫn và sợi dây đồng nằm bên dưới màng chắn từ.

b) Gỡ màng nhôm chắn từ quấn quanh ruột cáp.

c) Cắt bỏ phôi nhôm đến điểm cắt lớp vỏ nhựa.

d) Kẹp hoặc hàn dây tiếp đất với sợi dây đồng nằm bên dưới màng chắn từ (xem Hình C.11).

Hình C.11 - Nối đất sợi dây đồng nằm bên dưới màng chắn từ

C.7.2. Đối với cáp không có sợi dây đồng nằm bên dưới màng chắn từ.

a) Cắt bỏ lớp vỏ nhựa bọc bên ngoài.

b) Gỡ màng nhôm chắn từ quấn quanh ruột cáp.

c) Cắt bớt phôi nhôm chỉ để lại đủ để quấn 3 vòng quanh lõi cáp.

d) Làm sạch bề mặt phôi nhôm.

e) Quấn phôi nhôm 3 vòng quanh ruột cáp ở sát chỗ cắt lớp vỏ nhựa bọc cáp rồi dùng kẹp kẹp chặt lại.

f) Nối dây đồng có đường kính 2 mm với tấm kẹp và nối dây này với dây đất. Khi tiếp đất ở những chỗ cần nối màng nhôm chắn từ phải thực hiện nối màng chắn từ trước rồi mới thực hiện tiếp đất màng chắn từ (xem Hình C.12).

Hình C.12 - Nối đất màng chắn từ đối với cáp không có sợi dây đồng bên dưới

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Quy phạm 68 QP-01:04-VNPT, Quy phạm cấp cơ sở “Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi”, của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

[2] Quy phạm ngành QPN 01-76, “Xây dựng đường dây trần thông tin đường dài”.

[3] Quy phạm ngành QPN 07-72, “Xây dựng đường dây điện thoại nội thị” (phần thiết kế).

[4] Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21 tháng 06 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương.

[5] Quyết định số 1766/QĐ-VNPT-CNM ngày 5 tháng 10 năm 2016 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật thi công lắp đặt mạng ODN.

[6] QCVN 07 - 8:2016/BXD, Các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình viễn thông;

[7] QCVN 9:2016/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông;

[8] Nghị định số 72/2012/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.

[9] Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ban hành Quy phạm trang bị điện.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 20/2019/TT-BTTTT ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông" do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

  • Số hiệu: 20/2019/TT-BTTTT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 31/12/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
  • Ngày công báo: 21/01/2020
  • Số công báo: Từ số 59 đến số 60
  • Ngày hiệu lực: 01/07/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản