Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG QUỐC GIA-LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 123-LN-KH | Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 1958 |
VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TIỀN MẶT.
Để chấp hành Nghị định số 169-TTg ngày 01-05-1952 và Thông tư số 622-TTg ngày 27-11-1955 về quản lý tiền mặt, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và Hợp tác xã mua bán Trung ương quy định biện pháp thực hiện quản lý tiền mặt đối với các cấp Hợp tác xã mua bán như sau:
MỞ TÀI KHOẢN TẬP TRUNG TIỀN MẶT VÀ SÉC VÀO NGÂN HÀNG
Những cửa hàng nào của Hợp tác xã mua bán ở gần địa điểm Ngân hàng có thể trực tiếp nộp tiền vào Ngân hàng để ghi vào tài khoản của Hợp tác xã. Ngân hàng và Hợp tác xã mua bán có cửa hàng nói trên phải thảo luận và quy định trước các thủ tục nộp tiền của các cửa hàng.
a) Những cửa hàng và cơ sở Hợp tác xã cách Ngân hàng từ 5 đến 20 cây số thì quy định 3 ngày nộp một lần.
b) Những cửa hàng cách Ngân hàng từ 20 đến 30 cây số thì quy định 5 ngày một lần.
c) Những cửa hàng cách Ngân hàng ngoài 30 cây số quy định 7 ngày một lần.
d) Trường hợp số tiền mặt tồn quỹ đã quá mức quy định nhưng chưa đến kỳ nộp, và ngày cuối tháng thì các cơ sở và cửa hàng phải mang nộp vào Ngân hàng.
NGUYÊN TẮC TỌA CHI, RÚT TIỀN VÀ MỨC GIỮ TẠI QUỸ
Ở thành phố, thị trấn gần Ngân hàng trong vòng 5 cây số thì được rút tiền về chi trong 2 ngày (trừ số đã trả bằng séc).
Những nơi xa Ngân hàng từ 5 đến 20 cây số quy định 5 ngày.
Từ 20 đến 50 cây số quy định 7 ngày. Ngoài 50 cây số quy định 10 ngày.
VIỆC CHI TÀI KHOẢN, THANH TOÁN CHUYỂN KHOẢN, CHUYỂN VỐN
Hàng tuần kỳ 10 ngày, hợp tác xã có tài khoản tại Ngân hàng làm báo cáo tồn quỹ tiền mặt cho Ngân hàng và hàng tháng gửi cho Ngân hàng bản thống kê kiểm điểm thực hiện kế hoạch và tồn kho mỗi tháng.
TỔNG XÃ TRUNG ƯƠNG | TL. TỔNG GIÁM ĐỐC |
- 1Thông tư 03-TT/LB năm 1957 thi hành thể lệ quản lý tiền mặt của Chính phủ, quy định những biện pháp cung cấp nguyên vật liệu và mua hàng ở Mậu dịch quốc doanh của cơ quan, bộ đội, xí nghiệp, công trường và thanh toán bằng chuyển khoản Ngân hàng do Bộ Tài chính- Ngân hàng Quốc gia- Bộ Thương nghiệp ban hành
- 2Thông tư 03-TT-LB năm 1956 về thể lệ quản lý tiền mặt của các Tổng công ty mậu dịch quốc doanh do Ngân hàng Quốc gia - Bộ Thương nghiệp ban hành
- 3Thông tư liên bộ 08-VPPH-TT-LBD-31 năm 1963 về biện pháp quản lý tiền mặt tại các đơn vị thuộc Tổng Cục Lâm nghiệp do Ngân hàng nhà nước và Tổng cục Lâm nghiệp ban hành.
- 1Thông tư 03-TT/LB năm 1957 thi hành thể lệ quản lý tiền mặt của Chính phủ, quy định những biện pháp cung cấp nguyên vật liệu và mua hàng ở Mậu dịch quốc doanh của cơ quan, bộ đội, xí nghiệp, công trường và thanh toán bằng chuyển khoản Ngân hàng do Bộ Tài chính- Ngân hàng Quốc gia- Bộ Thương nghiệp ban hành
- 2Thông tư 03-TT-LB năm 1956 về thể lệ quản lý tiền mặt của các Tổng công ty mậu dịch quốc doanh do Ngân hàng Quốc gia - Bộ Thương nghiệp ban hành
- 3Thông tư liên bộ 08-VPPH-TT-LBD-31 năm 1963 về biện pháp quản lý tiền mặt tại các đơn vị thuộc Tổng Cục Lâm nghiệp do Ngân hàng nhà nước và Tổng cục Lâm nghiệp ban hành.
- 4Thông tư 622-TTg năm 1955 về việc quản lý tiền mặt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 123-LN-KH năm 1958 về biện pháp quản lý tiền mặt do Ngân hàng Quốc gia và Hợp tác xã mua bán Trung ương ban hành
- Số hiệu: 123-LN-KH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/03/1958
- Nơi ban hành: Ngân hàng quốc gia, Liên minh Hợp tác xã
- Người ký: Tạ Hoàng Cơ, Bùi Bảo Vân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra