- 1Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987
- 2Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 1990
- 3Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 1992
- 4Luật Đất đai 1993
- 5Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam năm 1994
- 6Nghị định 191-CP năm 1994 về quy chế hình thành thẩm định và thực hiện dự án dầu tư trực tiếp nước
- 7Nghị định 11-CP năm 1995 Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam
TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1124/TT-ĐC | Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 1995 |
Căn cứ Điều 116 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật đất đai ngày 14-7-1993;
Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29-12-1987 và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 30-6-1990 và ngày 23-12-1992;
Căn cứ Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam ngày 14-10-1994;
Căn cứ Nghị định số 191/CP ngày 28-12-1994 của Chính phủ ban hành quy chế hình thành, thẩm định và thực hiện dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 11/CP ngày 24-1-1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam;
Tổng cục Địa chính hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ thuê đất như sau:
Điều 1. Bên thuê đất nói tại Thông tư này bao gồm:
1- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác có chức năng ngoại giao của nước ngoài;
2- Cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức liên Chính phủ; cơ quan đại diện của tổ chức liên Chính phủ;
3- Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
4- Xí nghiệp liên doanh với nước ngoài;
5- Bên Việt Nam trong liên doanh với nước ngoài khi được phép góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
2- Đối với trường hợp xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài thuê đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
3- Đối với trường hợp Bên Việt Nam được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để liên doanh với Bên nước ngoài thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho xí nghiệp liên doanh.
Bước 1: Giới thiệu địa điểm thực hiện dự án.
1- Bên thuê đất làm đơn xin thuê đất (kèm theo bản giải trình về sự cần thiết của mục đích thuê đất và văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của Bên thuê đất) gửi đến Sở Địa chính nơi có đất cho thuê.
2- Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nhận được văn bản quy định tại khoản 1, bước 1 điều này. Sở Địa chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
a) Xác định vị trí, địa điểm, hiện trạng khu vực đất xin thuê;
b) Làm việc với các ngành để giải quyết những vấn đề về quy hoạch, môi trường, diện tích các loại đất cho thuê, giá cho thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng;
c) Trích lục bản đồ Địa chính khu đất. Những nơi chưa đo đạc lập bản đồ Địa chính thì được dùng bản sao của bản đồ trích đo;
d) Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) về địa điểm, diện tích đất thuê, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, giá thuê đất, để có thoả thuận giới thiệu địa điểm thực hiện dự án.
3- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình của Sở Địa chính nêu tại điểm d, khoản 2, bước 1, Điều này, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến về những vấn đề sau:
a) Địa điểm thực hiện dự án;
b) Diện tích và loại đất xin thuê;
c) Phương án đền bù giải toả mặt bằng;
d) Giá tiền thuê đất.
4- Ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nói tại khoản 3, bước 1, điều này được đính kèm với hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư. Việc xét duyệt cho thuê đất để thực hiện dự án, được tiến hành cùng với việc thẩm định dự án.
Bước 2: Lập hồ sơ thuê đất
1- Sau khi được Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư. Bên thuê đất phải gửi đến Sở địa chính các tài liệu sau đây:
a) Đơn xin thuê đất (mẫu số 1);
b) Bản sao giấy phép đầu tư (có xác nhận của Công chứng hoặc của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư);
c) Giải trình kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư.
2- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận các văn bản trên Sở địa chính lập hai bộ hồ sơ thuê đất và trình Tổng cục Địa chính (đối với dự án nhóm A), hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án nhóm B) bao gồm:
a) Các văn bản nêu tại khoản 1, bước 2, điều này;
b) Trích lục bản đồ địa chính khu đất (mẫu số 2);
c) Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cho thuê đất (đối với dự án nhóm A) hoặc dự thảo quyết định cho thuê đất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án nhóm B);
d) Phương án đền bù;
đ) Biên bản thẩm tra hồ sơ đất đai của Sở địa chính (mẫu số 3).
Trường hợp Bên Việt Nam trước đây đã được giao đất, thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nay xin góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để liên doanh với nước ngoài hoặc để hợp đồng hợp tác kinh doanh thì hồ sơ chỉ bao gồm điểm a, b, c khoản 2, bước 2, điều này.
a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác có chức năng ngoại giao của nước ngoài;
b) Cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hiệp quốc tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức liên Chính phủ;
c) Các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài thuộc nhóm A (theo quy định tại Nghị định số 191/CP ngày 28-12-1994). Cơ quan đại diện của tổ chức liên Chính phủ.
2- Việc cho thuê đất trong khu chế xuất, khu công nghiệp được thực hiện theo hợp đồng thuê lại đất giữa Bên thuê lại và Bên cho thuê.
3- Nội dung hợp đồng thuê lại đất theo mẫu số 5.
1- Đơn xin thuê đất (mẫu số 1);
2- Công văn của Bộ Ngoại giao hoặc của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị cho thuê đất để lập cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế;
3- Dự án đầu tư xây dựng công trình;
4- Trích lục bản đồ địa chính khu đất (mẫu số 2);
5- Phương án đền bù;
6- Biên bản thẩm tra hồ sơ đất đai của Sở địa chính (mẫu số 3);
7- Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cho thuê đất.
Hồ sơ trên lập thành ba bộ, lưu lại Sở địa chính 1 bộ, gửi 2 bộ đến Tổng cục Địa chính để thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1- Thông báo cho Bên thuê đất mức đền bù thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với việc sử dụng đất;
2- Ký hợp đồng với Bên thuê đất (mẫu số 4);
3- Bàn giao đất trên thực địa và hướng dẫn Bên thuê đất đăng ký đất tại Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại;
4- Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2- Giám đốc Sở địa chính căn cứ vào quy định tại Thông tư này tổ chức lập hồ sơ thuê đất tại địa phương mình; định kỳ hàng quý, báo cáo về Tổng cục Địa chính kết quả cho thuê đất đối với các dự án.
3- Bên thuê đất phải nộp lệ phí địa chính theo quy định của Bộ Tài chính.
Chu Văn Thỉnh (Đã ký) |
- 1Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987
- 2Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 1990
- 3Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 1992
- 4Luật Đất đai 1993
- 5Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam năm 1994
- 6Nghị định 191-CP năm 1994 về quy chế hình thành thẩm định và thực hiện dự án dầu tư trực tiếp nước
- 7Nghị định 11-CP năm 1995 Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam
Thông tư 1124/TT-ĐC-1995 hướng dẫn lập hồ sơ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam và của bên Việt Nam thuê đất để liên doanh với nước ngoài do Tổng cục Địa chính ban hành
- Số hiệu: 1124/TT-ĐC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/09/1995
- Nơi ban hành: Tổng cục Địa chính
- Người ký: Chu Văn Thỉnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/09/1995
- Ngày hết hiệu lực: 04/05/2000
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực