Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/2000/TT-BTC | Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2000 |
Căn cứ vào Nghị định số 12/CP ngày 1/12/1992 của Chính phủ về " Qui chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta ";
Căn cứ Chỉ thị số 297 - CT ngày 26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) " về việc chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài ";
Căn cứ Quyết định số 236/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ " về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam ".
Thực hiện Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; để thống nhất chế độ chi tiêu trong sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài và chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức tại Việt Nam như sau:
1/ Các Bộ, ngành và địa phương khi mời các đoàn khách nước ngoài, các tổ chức quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt nam; tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 1/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ về " qui chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta" và Quyết định số 236/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ " về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam ".
2/ Các cơ quan, đơn vị, tổ chức Đảng, đoàn thể, hội quần chúng (dưới đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) thụ hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước tiếp khách nước ngoài đến công tác tại cơ quan, đơn vị; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam thực hiện theo tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu quy định tại Thông tư này. Riêng hội nghị quốc tế ASEAN tại Việt Nam áp dụng theo Thông tư số 149/1998/TT/BTC ngày 17/11/1998 của Bộ Tài chính.
3/ Cơ quan, đơn vị đón tiếp các đoàn khách nước ngoài, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế cần tận dụng nhà khách, phương tiện đi lại và cơ sở vật chất sẵn có để phục vụ khách. Trường hợp cần thiết phải thuê dịch vụ bên ngoài thì cơ quan, đơn vị phải thực hiện theo mức chi quy định tại Thông tư này.
4/ Kinh phí đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế do cơ quan, đơn vị sắp xếp trong dự toán ngân sách Nhà nước được duyệt hàng năm. Ngân sách nhà nước chỉ xem xét, bổ sung kinh phí đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban đối ngoại TW ( đối với các cơ quan đơn vị trực thuộc TW ) , Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW ( đối với cơ quan, đơn vị trực thuộc địa phương ) cho phép bằng văn bản .
5/ Cấp hạng khách quốc tế :
- Mức chi đón tiếp khách quốc tế được phân biệt theo cấp hạng khách. Cấp hạng khách quốc tế được quy định tại Chỉ thị số 297-CT ngày 26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) " về việc chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài", bao gồm: Khách Hạng đặc biệt, khách Hạng A, khách Hạng B, khách Hạng C (Xem phụ lục đính kèm).
- Đối với một số chức danh của các tổ chức quốc tế chưa được xếp hạng trong Chỉ thị số 297-CT ngày 26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng, được xếp hạng như sau:
+ Xếp vào khách hạng B đối với khách là các quan chức là Chủ tịch hoặc Tổng thư ký các tổ chức liên Chính phủ (EU, ASEAN, APEC ), Chủ tịch hoặc Tổng thư ký các tổ chức tài chính quốc tế (WB,IMF, ADB), Chủ tịch Uỷ ban hỗn hợp.
+ Xếp vào khách hạng C đối với khách là Phó chủ tịch hoặc Phó tổng thư ký các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế.
I/ ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KHÁCH NƯỚC NGOÀI VÀO LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM DO VIỆT NAM ĐÀI THỌ TOÀN BỘ CHI PHÍ:
1/ Chi đón tiếp tại sân bay:
- Chi tặng hoa: Tặng hoa cho các thành viên đoàn đối với khách hạng đặc biệt và khách hạng A, tặng hoa cho trưởng đoàn và đoàn viên là nữ đối với khách hạng B; tặng hoa cho trưởng đoàn là nữ đối với khách hạng C.
- Chi thuê phòng chờ tại sân bay: Trong trường hợp cần thiết mới thuê phòng chờ và chỉ áp dụng đối với khách hạng đặc biệt, khách hạng A và B.
2/ Tiêu chuẩn xe ô tô:
a/ Khách hạng đặc biệt: Sử dụng xe lễ tân Nhà nước theo quy chế của Bộ Ngoại giao.
b/ Đoàn là khách hạng A: Trưởng đoàn bố trí một xe riêng; Phó đoàn và đoàn viên: 2-3 người/ một xe; đoàn tuỳ tùng đi xe nhiều chỗ ngồi.
c/ Đoàn là khách hạng B, C: Trưởng đoàn bố trí một xe riêng; các đoàn viên trong đoàn đi xe nhiều chỗ ngồi.
Giá thuê xe được thanh toán căn cứ vào hợp đồng thuê xe và hoá đơn thu tiền của các đơn vị Nhà nước có chức năng kinh doanh vận tải.
3/ Tiêu chuẩn về thuê chỗ ở:
a/ Khách hạng đặc biệt: Bố trí ở nhà khách Trung ương Đảng và Chính phủ, trường hợp không đủ chỗ phải thuê khách sạn thì mức chi do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt.
b/ Đoàn là khách hạng A: Bố trí ở nhà khách Trung ương Đảng và Chính phủ. Trường hợp không đủ chỗ phải thuê khách sạn thì mức chi để thuê phòng ( có bao gồm cả bữa ăn sáng) như sau:
- Trưởng đoàn: Mức tối đa: 2.000.000 đ/người/ngày.
Phó đoàn và đoàn viên: Mức tối đa: 1.600.000 đ/người/ngày.
c/ Đoàn là khách hạng B (giá thuê phòng có bao gồm cả bữa ăn sáng):
Trưởng đoàn: Mức tối đa: 1.600.000 đ/người/ngày.
Đoàn viên: Mức tối đa: 1.000.000 đ/người/ngày.
d/ Đoàn khách hạng C (giá thuê phòng có bao gồm cả bữa ăn sáng):
Trưởng đoàn: Mức tối đa: 1.000.000 đ/người/ngày.
Đoàn viên: Mức tối đa: 700.000 đ/người/ngày.
4/ Tiêu chuẩn ăn hàng ngày: ( bao gồm 2 bữa: trưa, tối ):
Khách hạng đặc biệt: do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt.
Đoàn là khách hạng A: Mức tối đa: 300.000 đ/ngày/người.
Đoàn là khách hạng B: Mức tối đa : 200.000 đ/ngày/người
Đoàn là khách hạng C: Mức tối đa: 150.000 đ/ngày/người
5/ Tổ chức chiêu đãi:
Đối với khách từ hạng B trở lên, mỗi đoàn khách được tổ chức chiêu đãi một lần. Mức chi chiêu đãi cho khách bao gồm cả đại diện và phiên dịch phía Việt Nam
tối đa không vượt quá mức tiền ăn một ngày của khách ( quy định tại điểm 4 mục I nói trên).
Khách hạng C không tổ chức chiêu đãi, được chi để mời một bữa cơm thân mật hoặc tiệc trà, bao gồm cả đại diện và phiên dịch phía Việt Nam, mức chi không vượt quá 150.000 đ/người.
6/ Tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc:
Khách hạng đặc biệt: do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt.
Khách các hạng còn lại: mức chi cho nước uống, hoa quả hoặc bánh ngọt, tối đa là 20.000 đ/ người/buổi và 40.000 đ/người/ngày ( áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch của ta ).
7/ Chi văn hoá văn nghệ và tặng phẩm:
Về nguyên tắc không khuyến khích bố trí chi ngân sách cho khách xem văn hoá văn nghệ và tặng phẩm đối với tất cả các đoàn khách quốc tế vào làm việc tại Việt nam. Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu đối ngoại và tính chất công việc của từng đoàn, thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm đón đoàn quyết định chi hoạt động văn hoá và quà tặng như sau:
Đối với khách hạng đặc biệt: do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt.
Đối với khách hạng A, B và C:
+ Chi xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc 1 lần theo giá vé tại rạp.
+ Chi về tặng phẩm: Mức chi tối đa không quá 250.000 đ/ người.
Trong một số trường hợp đặc biệt mà mức chi tặng phẩm cần vượt quá mức quy định nêu trên thì thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm đón đoàn phải có quyết định bằng văn bản.
8/ Đi công tác địa phương và cơ sở:
Trường hợp cần thiết phải đưa khách đi thăm, làm việc tại các địa phương hoặc cơ sở theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì tiêu chuẩn đón tiếp như sau:
Cơ quan chủ trì đón tiếp khách chịu trách nhiệm chi toàn bộ chi phí đưa đón khách từ nơi ở chính tới địa phương, cơ sở và chi phí ăn, nghỉ cho khách trong những ngày khách làm việc tại địa phương, cơ sở theo các mức chi quy định tại điểm 3, 4 và 5, Mục I nêu trên.
Cơ quan đơn vị ở địa phương hoặc cơ sở nơi khách tới thăm và làm việc chi tiếp khách gồm nước uống, hoa quả, bánh ngọt mức chi theo quy định tại điểm 6, Mục I nêu trên.
9/ Trường hợp đoàn vào làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị:
Trường hợp đoàn vào làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì cơ quan chủ trì trong việc đón đoàn chịu trách nhiệm về chi phí đón, tiễn, tiền ăn, tiền thuê chỗ ở, đi lại của đoàn theo mức chi quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4 và 5 nêu trên. Các cơ quan đơn vị nằm trong chương trình làm việc với đoàn sẽ chịu trách nhiệm chi phí tiếp đoàn trong thời gian khách làm việc với cơ quan đơn vị mình theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức chi tiếp khách áp dụng theo quy định tại điểm 6 nêu trên.
- Cơ quan chủ trì đón tiếp đoàn vào được chi để đón tiếp đoàn như sau: Chi đón tiếp tại sân bay; chi phí về phương tiện xe ô tô đi lại trong thời gian đoàn làm việc tại Việt Nam; chi phí tiếp xã giao các buổi làm việc. Tiêu chuẩn chi đón tiếp và mức chi theo từng hạng khách như quy định tại điểm 1; điểm 2; điểm 6 mục I nêu trên.
- Trường hợp cần thiết phải đưa khách đi thăm, làm việc tại các địa phương hoặc cơ sở theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì thực hiện chi đón tiếp như quy định tại điểm 8 mục I nêu trên.
- Trường hợp đoàn làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện chi đón tiếp như quy định tại điểm 6 mục I nêu trên.
III/ ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KHÁCH NƯỚC NGOÀI VÀO LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM DO KHÁCH TỰ TÚC MỌI CHI PHÍ:
Cơ quan, đơn vị có đoàn đến làm việc chỉ được chi phí để tiếp xã giao các buổi đoàn đến làm việc, mức chi như quy định tại điểm 6 mục I nêu trên.
IV/ ĐỐI VỚI HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ TỔ CHỨC TẠI VIỆT NAM:
1/ Hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt nam do phía Việt Nam chịu toàn bộ chi phí được chi như sau:
- Đối với khách mời là đại biểu Quốc tế do phía Việt Nam đài thọ được áp dụng các mức chi quy định tại Mục I nêu trên.
- Chi giải khát giữa giờ (áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch của ta): thực hiện mức chi cho nước uống, hoa quả hoặc bánh ngọt, tối đa là 20.000 đ/ người/buổi và 40.000 đ/người/ngày theo quy định tại điểm 6, Mục I nêu trên.
- Đối với khách mời là đại biểu phía Việt Nam được áp dụng mức chi quy định trong việc tổ chức các hội thảo khoa học, hội nghị trong nước.
- Đối với các khoản chi phí khác như: Chi giấy bút, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, tuyên truyền, trang trí, thuê hội trường hoặc phòng họp, thuê thiết bị (nếu có), tiền làm cờ, phù hiệu hội nghị, chi thuê phiên dịch, bảo vệ, thuốc y tế, các khoản chi cần thiết khác ( nếu có) phải trên cơ sở thực sự cần thiết và trong dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt .
2/ Hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam do phía Việt Nam và phía nước ngoài phối hợp tổ chức:
Đối với các hội nghị, hội thảo này khi xây dựng dự toán cần làm rõ những nội dung phía nước ngoài chi, những nội dung phía Việt Nam chi để tránh chi trùng lắp. Phía Việt Nam chỉ chi đối với các nội dung không được phía nước ngoài tài trợ. Đối với những nội dung chi do phía Việt Nam tài trợ thì thực hiện phải căn cứ vào chế độ chi tiêu hiện hành và các mức chi được quy định tại điểm 1, Mục IV nêu trên .
3/ Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam do phía nước ngoài chịu toàn bộ chi phí:
Đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam do các tổ chức quốc tế đài thọ mọi chi phí, thì cơ quan, đơn vị nơi phối hợp với các tổ chức quốc tế để tổ chức hội nghị, hội thảo không được sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước để chi thêm cho các hội nghị, hội thảo quốc tế này.
V/ VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ VIỆT NAM THAM GIA ĐÓN, TIẾP KHÁCH QUỐC TẾ:
Cán bộ Việt Nam tham gia đón, tiếp khách quốc tế, phục vụ các hội nghị, hội thảo quốc tế được thanh toán công tác phí theo quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính " quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước". Trường hợp làm thêm giờ thì được thanh toán theo chế độ quy định hiện hành.
VI. LẬP DỰ TOÁN, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÓN ĐOÀN VÀO VÀ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ:
1/ Căn cứ vào chương trình đón các đoàn khách nước ngoài và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào dự toán ngân sách hàng năm đã được thông báo và chế độ chi tiêu quy định tại Thông tư này lập dự toán chi tiêu gửi kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch.
Kho bạc Nhà nước kiểm tra hồ sơ chứng từ, lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị, bảo đảm tính hợp pháp của chứng từ và phù hợp với hạn mức kinh phí chi đón đoàn vào và chi hội nghị, hội thảo quốc tế của đơn vị, làm thủ tục thanh toán kinh phí cho đơn vị theo quy định.
2/ Cơ quan, đơn vị tổ chức đón tiếp khách nước ngoài và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế có trách nhiệm quyết toán chi đón tiếp khách nước ngoài và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế theo từng đoàn khách, theo từng hội nghị, hội thảo và tổng hợp vào báo cáo quyết toán quý, năm của đơn vị. Kinh phí chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế được bố trí trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị cuối năm chi không hết được điều chỉnh chi cho các nội dung công việc khác.
Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm kiểm tra quyết toán chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, đơn vị bảo đảm chi đúng chế độ quy định, trường hợp chi sai chế độ hoặc vượt mức chi quy định, thì cơ quan tài chính có quyền xuất toán khoản chi sai chế độ, vượt mức chi quy định. Người nào ra lệnh chi sai phải bị xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .
1/ Các doanh nghiệp Nhà nước vận dụng chế độ quy định tại Thông tư này để chi tiêu cho việc đón tiếp các đoàn khách nước ngoài và chi tiêu cho những hội nghị, hội thảo quốc tế phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy chế tài chính doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ ban hành.
2/ Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 56 TC/HCVX ngày 30/4/1994 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
PHỤ LỤC VỀ PHÂN LOẠI KHÁCH
(Căn cứ theo phụ lục đính kèm Chỉ thị 297-CT ngày 26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng)
PHÂN LOẠI KHÁCH NƯỚC NGOÀI VÀO THĂM NƯỚC TA
- Khách đặc biệt: Gồm có các vị Tổng thống và Phó Tổng thống, Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Đảng, Tổng Bí thư Đảng.
- Hạng A: Gồm các vị Tổng thư ký và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Bộ Chính trị và những chức vụ tương đương như: Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên hiệp thanh niên và sinh viên thế giới, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên hiệp phụ nữ thế giới, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Hoà bình thế giới, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Hạng B: Gồm các vị Bộ trưởng, thứ trưởng và những chức vụ tương đương như: Chủ tịch Tổng Công đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ, Uỷ viên Trung ương Đảng.
- Hạng C: Gồm tất cả các khách từ cấp Vụ, Cục trở xuống và những chức vụ tương đương, phi công, hoa tiêu, các đoàn nghệ thuật và thể dục thể thao.
Riêng các đoàn nghệ thuật, thể dục thể thao ăn theo tiêu chuẩn loại B; hoa tiêu và phi công ăn theo tiêu chuẩn loại A.
Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) |
- 1Thông tư 57/2007/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Thông tư 56-TC/HCVX năm 1994 quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 94/1998/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác trong nước do Bộ Tài Chính ban hành
- 4Thông tư 149/1998/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu cho việc tổ chức các hội nghị quốc tế ASEAN tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 31/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005 do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 82/2007/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 nay đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 848-QĐ/BCS năm 2013 về Quy chế làm việc của Ban Cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Thông tư 57/2007/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Thông tư 56-TC/HCVX năm 1994 quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 82/2007/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 nay đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Chỉ thị 297-CT năm 1986 chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 12-CP năm 1992 ban hành Quy chế các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta
- 3Thông tư 94/1998/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác trong nước do Bộ Tài Chính ban hành
- 4Thông tư 149/1998/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu cho việc tổ chức các hội nghị quốc tế ASEAN tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 236/1999/QĐ-TTg về việc tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 31/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005 do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 848-QĐ/BCS năm 2013 về Quy chế làm việc của Ban Cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thông tư 100/2000/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam do Bộ tài chính ban hành
- Số hiệu: 100/2000/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/10/2000
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 42
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra