Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 10-LĐ/TT | Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 1961 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi: | -Các bộ và cơ quan ngang bộ; |
Nghị quyết số 115-NQ/TƯ ngày 20/5/1960 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ : “Để làm cho tiền lương phản ánh một cách trực tiếp số lượng và chất lượng lao động của mỗi người, khuyến khích công nhân quan tâm đầy đủ hơn nữa đến kết quả lao động của mình, ra sức thi đua sản xuất, tăng năng suất lao động, cần tích cực thực hiện chế độ lương theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng”.
Hội đồng Chính phủ trong kỳ họp ngày 26 và 27 tháng 4 năm 1960 thảo luận vấn đề cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương năm 1960, đã quyết định: “Tiếp tục củng cố và mở rộng hình thức trả lương theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng hiện hành đồng thời nghiên cứu xây dựng một số chế độ thưởng thích hợp như thưởng chất lượng, thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước…”.
Ngày 06/3/1961 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 83-TTg về đẩy mạnh việc thi hành chế độ lương theo sản phẩm và một số chế độ tiền thưởng.
Trung ương Đảng và Chính phủ rất coi trọng việc thực hiện chế độlương theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng, và coi đó là một trong những biện pháp quan trọng để khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, góp phần tích cực vào việc hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1961 và 5 năm. Các ngành, các địa phương, các xí nghiệp cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nó, có sự chuyển hướng và chú trọng lãnh đạo việc củng cố và mở rộng diện thi hành chế độ tiền thưởng.
I. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC VÀ TIỀN LƯƠNG THEO SẢN PHẨM VÀ TIỀN LƯƠNG
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác tiền lương năm 1961 là phải ra sức củng cố và mở rộng chế độ lương theo sản phẩm, tích cực thực hiện các chế độ tiền thưởng để quán triệt hơn nữa nguyên tắc tiền lương phân phối theo lao động, khuyến khích sản xuất, tăng năng suất lao động.
Hướng mở rộng diện trả lương theo sản phẩm nhằm vào các ngành kiến trúc, giao thông, cầu đường, thủy lợi, sản xuất vật liệu kiến trúc, khai thác mỏ, công nghiệp nhẹ, nông trường, lâm trường, chế tạo cơ khí.
Đi đôi với việc mở rộng diện cần phải củng cố, nâng cao chất lượng trả lương theo sản phẩm nhất là ở các xí nghiệp, công trường diện thi hành đã tương đối rộng. Đặc biệt đối với các xí nghiệp thuộc khu mỏ Hòn Gay - Cẩm phả cần hoàn thành việc điều chỉnh lương khoán cũ vào đầu quý III năm 1961.
Đối với các hình thức “khoán tự do” làm cát, sỏi, đất đá ở các công trường “khoán bốc vác” ở các cảng, bến vận tải ”khoán gia công” trong ngành Thương nghiệp, cần hướng dẫn, cải tiến một cách tích cực và thận trọng nhằm làm cho thu nhập trở nên tương đối hợp lý, không để ảnh hưởng đến giá thành và gây khó khăn cho việc điều phối nhân lực.
Đi đôi với việc thực hiện chế độ lương ngày, cần tích cực thực hiện các chế độ tiền thưởng hiện có theo phương hướng sau đây:
- Về chế độ thưởng sáng kiến phát minh, trước mắt cần kiện toàn các Hội đồng kỹ thuật ở các xí nghiệp và công trường, xét duyệt kịp thời và giúp đỡ công nhân thực hiện nhanh chóng những sáng kiến đề ra để thi hành rộng rãi theo chính sách đã ban hành. Ngoài ra Bộ Lao động sẽ nghiên cứu bổ sung những điểm cần thiết trong chính sách.
- Về chế độ thưởng tiết kiệm, phải trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực hiện trong mấy năm qua mà củng cố và mở rộng dần diện thi hành một cách thận trọng chủ yếu nhằm vào những nghành sản xuất mà giá trị nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu chiếm một tỷ lệ quan trọng trong giá thành. Nhưng cần phải xác định đối tượng khen thưởng cho thích hợp, định chỉ tiêu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu tương đối chính xác, tổ chức kiểm tra, thống kê chặt chẽ.
- Chế độ thưởng tăng năng suất chỉ nên thực hiện trong các bộ phận sửa chữa cơ khí mà điều kiện định mức, thực hiện lương theo sản phẩm có nhiều khó khăn, phức tạp. Không nên áp dụng rộng rãi và phổ biến như những năm trước vì điều kiện thực hiện chế độ tăng năng suất căn bản không khác điều kiện thi hành chế độ lương theo sản phẩm mà tác dụng kích thích sản xuất thì ít (vì tỷ lệ thườngtừ 40% đến 60%). Hơn nữa, điều kiện thực tế hiện nay ở các xí nghiệp, công trường đã cho phép thực hiện rộng hơn chế độ lương theo sản phẩm.
- Chế độ thưởng chất lượng sản phẩm hiện nay đã thi hành lẻ tẻ ở một số xí nghiệp, kinh nghiệm còn ít. Cần đúc rút kinh nghiệm, tiến tới ban hành chính sách để thi hành một cách rộng rãi.
Ngoài các chế độ tiền thưởng nói trên, trong năm nay Bộ Lao động sẽ nghiên cứu đề nghị ban hành những hình thức mới, thích hợp với tính chất và yêu cầu sản xuất của từng nghề và thích hợp với từng loại công nhân, viên chức như chế độ thưởng vượt mức kế hoạch cho cán bộ quản lý xí nghiệp,v.v…
Hiện nay, các ngành, các xí nghiệp đang tích cực cải tiến chế độ quản lý và tổ chức quản lý sản xuất để nâng cao trình độ kế hoạch và tính cân đối trong sản xuất, phần lớn các xí nghiệp, công trường đã và đang hoàn thành việc xây dựng chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, cuộc vận động hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật đã được phát động ở một số xí nghiệp như cơ khí Duyên hải, cơ khí Hà Nội,v.v… đang trở thành một phong trào thi đua sôi nổi, rộng lớn, liên tục mạnh mẽ trong các xí nghiệp, công trường và đợt học tập chỉnh huấn đầu năm nay sẽ làm cho toàn thể công nhân, viên chức nâng cao thêm giác ngộ xã hội chủ nghĩa, hăng hái vướn lên vượt mức kế hoạch Nhà nước. Đó là những chuyển biến mới có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chế độ lương theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng ở các xí nghiệp, công trường.
Trước tình hình đó, một mặt cần thấy hết những thuận lợi căn bản để khắc phục tư tưởng rụt rè, ngại khó, tích cực củng cố và mở rộng chế độ trả lương theo sản phẩm và tiền thưởng, kịp thời phục vụ cho phong trào thi đua hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật ở các xí nghiệp, công trường. Mặt khác cần dự kiến trước và phát hiện giải quyết kịp thời những vấn đề mới do phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất đặt ra.
Chỉ thị số 83/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giải thích rõ quan hệ giữa định mức trung bình tiền trong chế độ lương theo sản phẩm với các chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, mức thi đua tiên tiến. Hiện nay ở một số xí nghiệp, công trường còn có tình trạng áp dụng một cách giản đơn, cứng nhắc các chỉ tiêu kế hoạch, hoặc chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật vào việc thực hiện chế độ lương theo sản phẩm nên đã có hiện tượng hoặc quá cao hoặc quá thấp. Việc xây dựng mức trung bình tiên tiến để thực hiện chế độ lương theo sản phẩm phải căn cứ vào điều kiện sản xuất và tính chất sản xuất của từng nơi, trong từng thời gian, không được thoát ly thực tế sản xuất, và không tách rời với việc thi hành các biện pháp thực hiện các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hoặc chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Cuộc vận động hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, có tác dụng nâng cao nhiệt tình xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi khả năng về tinh thần và vật chất của quần chúng công nhân vào việc hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước. Đặc biệt trong các cuộc thao diễn kỹ thuật ở một số xí nghiệp như nhà máy cơ khí Duyên hải, cơ khí Hà Nội,v.v… hàng trăm chỉ tiêu bị vượt trong một đợt thao diễn, có những chỉ tiêu bị vượt với một tỷ lệ rất cao (đến hơn 1.000%). Trước phong trào thi đua của quần chúng đang vươn lên với một khí thế mạnh mẽ, sôi nổi như vậy, trong một số cán bộ đã nảy ra tư tưởng rụt rè trong việc mở rộng diện trả lương theo sản phẩm, hoặc đang gặp lúng túng trong việc xây dựng mức và thay đổi mức trước tình hình các chỉ tiêu liên tiếp bị vượt. Sở dĩ có hiện tượng trên đây là do chưa quán triệt được đầy đủ nguyên tắc khuyến khích vật chất trong sản xuất, mặt khác là do nhận thức thiếu toàn diện quan hệ giữa chỉ tiêu tiên tiến đã đạt được trong các đợt thao diễn, kỹ thuật với định mức để thực hiện chế độ lương theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng.
Trong giai đoạn hiện nay, kết hợp với việc giáo dục, động viên chính trị là công tác hàng đầu, thì nguyên tắc lấy lợi ích vật chất để khuyến khích sản xuất là hoàn toàn cần thiết. Mặt khác khả năng tiềm tàng về sức người, sức của, sức máy trong các xí nghiệp, công trường còn nhiều. Cuộc vận động hợp lý sản xuất cải tiến kỹ thuật cũng chỉ mới bước đầu phát huy được lực lượng tiềm tàng đó, khả năng tăng năng suất lao động trong các xí nghiệp, công trường còn nhiều.Vì vậy chế độ lương theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng, nếu thực hiện được tốt, sẽ góp phần thúc đẩy phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa phát triển rộng rãi và góp phần nâng cao hơn nữa năng suất lao động.
Ở những nơi mà phong trào thi đua đã có những chuyển biến mạnh mẽ, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật liên tiếp bị vượt, thì việc điều chỉnh mức để thực hiện chế độ lương theo sản phẩm cần kịp thời, linh hoạt, không nên gò bó theo thời gian đã quy định, nhưng phải theo đúng nguyên tắc và phương pháp đã hướng dẫn tại thông tư số 4-LĐ/TT ngày 11/2/1959 của Bộ Lao động. Muốn thực hiện được biện pháp điều chỉnh mức một cách kịp thời và linh hoạt phải đi sâu tính toán, nghiên cứu tỉ mỉ những kết quả do cải tiến kỹ thuật, cải tiến sản xuất, cải tiến tổ chức lao động đã trở thành những nhân tố thường xuyên để đạt được mức nâng suất cao. Trên cơ sở đó mà xác định, định mức được hợp lý. Nhưng điều mấu chốt là phải giáo dục chính sách, lãnh đạo tư tưởng cho tốt, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho công nhân thì khi xét định mức cũ đã quá thấp quần chúng sẽ đồng tình và ủng hộ lãnh đạo trong việc điều chỉnh lại mức, mặc dầu chưa đến thời hạn. Trong thực tế một số xí nghiệp, do công tác tư tưởng làm được tốt nên công nhân đã tự nguyện đề nghị với lãnh đạo điều chỉnh mức cũ theo mức trung bình tiên tiến đạt được qua mỗi đợt thao diễn.
Cũng qua phong trào thao diễn kỹ thuật những chỉ tiêu liên tiếp bị phá càng làm tăng thêm sự tin tưởng của công nhân vào khả năng có thể nâng cao hơn năng suất lao động, đồng thời giúp lãnh đạo phát hiện được những thiếu sót trong công tác quản lý, những bất hợp lý trong tổ chức sản xuất, trong phương pháp sản xuất của công nhân và trong việc định mức để trả lương theo sản phẩm. Đó là những cơ sở tốt để xem xét lại mức và điều chỉnh các định mức đã trở nên thấp trong quá trình thực hiện trả lương theo sản phẩm.
Cán bộ lãnh đạo ở cơ sở cần nhìn rõ những nhân tố mới đó để kịp thời điều chỉnh và nâng cao các định mức, tránh tưởng bảo thủ, ngại khó trong việc thay đổi mức. Nhưng cần tránh khuynh hướng năng suất lao động của công nhân tăng lên đến đâu thì lập tức mức điều chỉnh định mức đến đó, làm cho tiền lương của công nhân không được tăng lên thích đáng, thậm chí có bộ phận bị tụt thu nhập, làm ảnh hưởng không tốt đến nhiệt tình thi đua nâng cao năng suất lao động của quần chúng. Cần nắm vững nguyên tắc “định mức trung bình tiên tiến để thực hiện trả lương theo sản phẩm là mức mà đa số công nhân nếu cố gắng thường xuyên và nắm được kỹ thuật mới thì sẽ đạt và vượt mức”.
Hiện nay, trong các xí nghiệp, công trường có một số thợ trẻ mới vào nghề, kỳ xếp lương năm 1960 do trình độ nghề nghiệp còn non nên xếp bậc thấp (như bậc 1, 2) nhưng phong trào thi đua hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật đã có những tiến bộ nhanh chóng về trình độ kỹ thuật và năng suất lao động nên đã được phân công làm công việc ở bậc cao hơn (bậc 3, 4) mà vẫn đảm bảo được chất lượng và năng suất ở bậc đó. Trước tình hình trên, các ngành, các xí nghiệp đề nghị cho điều chỉnh cấp bậc đối với những người tiến bộ rõ rệt về nghề nghiệp và xét lại đơn giá trả lương theo sản phẩm cho thích hợp.
Đây là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu kỹ vì có quan hệ đến các thang lương và tiêu chuẩn kỹ thuật, có quan hệ đến việc xác định cấp bậc công việc, quan hệ đến vấn đề định viên, đến kế hoạch lao động tiền lương của cơ sở. Bộ Lao động sẽ có văn bản riêng hướng dẫn về việc này. Riêng đối với những công nhân hưởng lương theo sản phẩm thì cấp bậc thì được xếp chỉ dùng để làm cơ sở cho việc thi hành các chế độ phụ cấp xã hội, còn thu thập thường xuyên hàng ngày, tháng của họ thì chủ yếu là do định mức và đơn giá trả lương theo sản phẩm quyết định.
Thông tư số 4-LĐ/TT ngày 11/2/1959 của Bộ Lao động quy định : “Đơn giá phải tính theo lương cấp bậc công việc chứ không phải tính theo cấp bậc của mỗi công nhân làm công việc đó”. Vì vậy mặc dầu cấp bậc cá nhân chưa được điều chỉnh, nhưng nếu người công nhân bậc thấp được bố trí làm công việc ở bậc cao hơn thì vẫn được hưởng đơn giá lương theo sản phẩm tính trên cơ sở cấp bậc công việc cao đó.
Ở một số xí nghiệp do định mức không sát, gò bó, hay do thiếu biện pháp tích cực tạo điều kiện cho công nhân đạt và vượt mức hoặc do những khó khăn khách quan như nguyên vật liệu, dụng cụ xấu… mà phần lớn công nhân không đạt mức nên thu nhập về lương sản phẩm thấp hơn lương cấp bậc. Để bảo đảm cho tiền lương của công nhân khỏi bị sụt nhiều, làm cho anh em an tâm thực hiện chế độ lương theo sản phẩm, các xí nghiệp đó đã áp dụng trong những tháng hụt mức một tỷ lệ khuyến khích hoặc một số tiền trợ cấp tính theo tỷ lệ% trên lương cấp bậc hoặc đơn giá lương theo sản phẩm. Cách giải quyết đó không đúng với nguyên tắc chính sách, và có ảnh hưởng không tốt đến tinh thần phấn khởi của quần chúng.
Trước tình hình đa số công nhân đã cố gắng thường xuyên mà vẫn hụt mức, thì điều chủ yếu và trước tiên là phải xem xét mức định đã sát chưa để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời (nếu quá cao) hoặc xét lại những biện pháp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho công nhân đạt và vượt mức đã thực hiện tốt chưa để có kế hoạch bổ cứu. Nếu định mức trước đây đã tương đối sát, nhưng trong quá trình thực hiện do có những hoàn cảnh khách quan chi phối năng suất và thu nhập của công nhân như dụng cụ xấu hơn, phẩm chất nguyên vật liệu kém hơn, thời tiết xấu hơn,v.v… thì trong thời gian đó cần xét bớt mức cho công nhân, không nên gò bó giữ mức cũ làm ảnh hưởng đến thu nhập của quần chúng.
Thông tư số 32-LĐ/TT của Bộ Lao động đã quy định: “Tỷ lệ khuyến khích bước đầu chỉ quy định cho một số ngành, nghề mà điều kiện lao động nặng nhọc vất vả và định mức tương đối tốt, nhằm động viên khuyến khích công nhân thực hiện rộng rãi chế độ lương theo sản phẩm”. Tuyệt đối không được vì công nhân hụt mức mà áp dụng tỷ lệ khuyến khích. Đến nay, các ngành chưa nghiên cứu kỹ cần áp dụng tỷ lệ khuyến khích cho những nghề nào, bộ phận nào, tỷ lệ bao nhiêu. Việc áp dụng tỷ lệ khuyến khích từ nay cần có sự nghiên cứu, tính toán cân nhắc kỹ và công bố trước cho công nhân.
Trong những trường hợp bắt đầu chuyển từ chế độ lương ngày qua chế độ trả lương theo sản phẩm, khi xây dựng mức cho các sản phẩm mới hoặc mỗi khi thay đổi mức do kỹ thuật sản xuất, phương pháp sản xuất, quy cách chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu có thay đổi lớn, thiết bị máy móc, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động có cải tiến thì trong thời gian đầu, từ 1 đến 3 tháng, có thể để cho những người không đạt được mứchưởng lương căn bản (trừ những công nhân hưởng mức tiền công do từng địa phương quy định).
Cuộc vận động hợp lý hóa sản xuất cải tiến kỹ thuật càng mở rộng và trở thành một phong trào thi đua sôi nổi, rộng lớn, mạnh mẽ thì công nhân sẽ làm việc với một tinh thần hăng hái khẩn trưởng, năng suất lao động được nâng lên, công suất máy móc được sử dụng cao hơn, nguyên vật liệu được tiêu thụ nhiều hơn, sản phẩm làm ra cũng tăng lên. Vì vậy để tránh tình trạng mất cân đối trong sản xuất, đảm bảo cho công nhân sản xuất được thường xuyên liên tục, tránh lãng phí sức người, sức của, giữ vững an toàn trong sản xuất, cần đặc biệt chú trọng kết hợp chặt chẽ với cuộc vận động hợp lý hóa sản xuất cải tiến kỹ thuật mà làm tốt các công tác sau đây:
a) Giáo dục cho công nhân tinh thần làm chủ, ý thức vượt mức kế hoạch sản xuất một cách toàn diện về số lượng, chất lượng và giá thành.
b) Chấn chỉnh tổ chức lao động cho hợp lý, bố trí công việc cho đầy đủ, điều hòa sắp xếp nhân công cho kịp thời để tránh người nhiều việc ít, người phải chờ việc.
c) Cải tiến việc cung cấp và sử dụng máy móc, dụng cụ, kiện toàn chế độ tu sửa, bảo dưỡng máy móc, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên vật liệu để tránh cho công nhân phải nghỉ việc vì chờ đợi.
d) Xây dựng và kiện toàn tổ chức và chế độ thống kê, kiểm tra nhất là chế độ kiểm tra sử dụng nguyên vật liệu và chế độ nghiệm thu sản phẩm, tránh tình trạng lãng phí nguyên vật liệu và chỉ chạy theo số lượng mà không đảm bảo chất lượng.
đ) Tăng cường công tác bảo hộ lao động, kiện toàn chế độ kiểm tra an toàn kỹ thuật và vệ sinh lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân.
4. Tăng cường tổ phụ trách công tác tiền lương theo sản phẩm. Thành lập Hội đồng định mức.
Chỉ thị số 83/TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định: mỗi xí nghiệp, công trường cần tổ chức bộphận chuyên trách về chế độ lương theo sản phẩm trong Phòng Lao động tiền lương. Các Bộ, các ngành cần tăng cường bộ máy lao động tiền lương các cấp và phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, ổn định cán bộ nhất là cán bộ phụ trách lương theo sản phẩm.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu đã hạn chế việc củng cố và mở rộng diện thi hành chế độ lương theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng trong thời gian qua là do tổ chức lao động tiền lương nhất là bộ phận chuyên trách về lương theo sản phẩm ở các ngành, các cấp nói chung còn yếu, cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính sách và nghiệp vụ về lương theo sản phẩm. Căn cứ vào chỉ thị nói trên của Thủ tướng Chính phủ, các ngành, các xí nghiệp, công trường cần nắm lại tình hình các tổ chức lao động tiền lương, nắm vững số cán bộ làm công tác tiền lương theo sản phẩm, nếu thiếu hoặc yếu thì cần bổ sungvà tăng cường thêm về số lượng và chất lượng trong qúy II năm 1961. Việc nghiên cứu xây dựng mức và thống kê theo dõi việc thực hiện các định mức năng suất có nơi do bộ phận lao động tiền lương phụ trách, có nơi do bộ phận kỹ thuật hay kế hoạch phụ trách. Từ nay, cần thống nhất giao cho bộ phận lao động tiền lương phụ trách và cần bố trí đào tạo một số cán bộ chuyên tráchcông tác định mức.
Các nghành cần có kế hoạch tiếp tục mở những lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lao động tiền lương. Các lớp học đó cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho phần chính sách và nghiệp vụ về tiền lương theo sản phẩm và tiền thưởng. Ngoài ra, cần có kế hoạch sơ kết, tổng kết việc thi hành chế độ lương theo sản phẩm và tổ chức tham quan ở những xí nghiệp, công trường thi hành tương đối tốt, để qua thực tế mà bồi bổ kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụcho cán bộ.
Chỉ thị số 83/TTg của Phủ Thủ tướng quy định thành lập ở mỗi xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, một Hội đồng định mức để giúp cơ quan lãnh đạo cácđơn vị đó trong công tác định mức. Trong khi chờ đợi rút kinh nghiệm về Hội đồng định mức, Bộ Lao động tạm thời quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và lề lối làm việc của các Hội đồng đó (có thông tư riêng). Các ngành sẽ căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất ngành mình để hướng dẫn thi hành cho thích hợp. Cần làm thử ở một vài đơn vị để rút kinh nghiệm, sau đó sẽ thành lập dần ở khắp các xí nghiệp trong ngành, tránh tình trạng tổ chức Hội đồng một cách hình thức, không có tác dụng thiết thực. Để cho Hội đồng có thể làm tròn nhiệm vụ của mình, có hoạt động thực tế, làm việc có kết quả, điều trước tiên là phải kiện toàn tổ chức lao động tiền lương, tăng cường bộ phận chuyên trách về lương theo sản phẩm.
Năm nay với nhiệt tình cách mạng và khí thế vươn lên của quần chúng, phong trào thi đua sản xuất ở các xí nghiệp, công trường sẽ có những chuyển biến nhanh chóng, mạnh mẽ, nhiều vấn đề mới sẽ đặt ra cho các ngành phải giải quyết trong quá trình củng cố và mở rộng diện thi hành chế độ lương theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng. Vì vậy việc chỉ đạo từ các ngành trung ương xuống tận cơ sở phải chặt chẽ hơn, phải nắm tình hình và phát hiện các vấn đề mới một cách kịp thời, phải có kế hoạch kết hợp chặt chẽ việc thực hiện chế độ lương theo sản phẩm với việc xây dựng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và cuộc vận động thi đua hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, phải có biện pháp cụ thể giải quyết khó khăn cho cơ sở trong quá trình thực hiện chế độ lương theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng.
Mỗi ngành, mỗi địa phương cần chọn một đơn vị chỉ đạo riêng rút kinh nghiệm phổ biến cho các đơn vị khác trong ngành và trong địa phương mình.
Các Bộ, các ngành, các cơ quan lao động phải có cán bộ đi sát cơ sở, mặt khác phải đặt thành chế độ báo cáo thỉnh thị, tránh tình trạng buông lỏng việc chỉ đạo, để mặc cho cơ sở làm đến đâu hay đến đó.
Hàng tháng, xí nghiệp, công trường phải báo cáo tóm tắt lên cơ quan chủ quản cấp trên những điểm chính về kếtquả thực hiện, những khó khăn mắc mứu, những ý kiến đề nghị về việc thi hành chế độ lương theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng.
Cuối mỗi quý, cần sơ kết báo cáo cụ thể tình hình thực hiện trong quý. Các ngành cần tạo điều kiện để tổ chức các cuộc hội nghị từng vùng kiểm điểm và trao đổi kinh nghiệm giữa các xí nghiệp, công trường ở gần nhau.
Chỉ thị số 83/TTg của Phủ Thủ tướng quy định “Các ngành cần báo cáo thường xuyên kết quả của việc thực hiện chế độ lưong theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng về Bộ Lao động để Bộ Lao động tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ”. Từ nay cuối mỗi quý, các Bộ, các ngành, các Ủy ban hành chính và cơ quan lao động địa phương sẽ báo cáo tình hình thực hiện chế độ tiền lương theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng cho Bộ Lao động để Bộ Lao động tổng hợp báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, mỗi khi có những vấn đề do tình hình mới đặt ra phải giải quyết có quan hệ đến nguyên tắc chính sách, các ngành, các địa phương sẽ cử người đến trực tiếp phản ảnh hoặc gửi báo cáođể Bộ Lao động nghiên cứu giải quyết kịp thời.
Căn cứ vào những điều quy định và hướng dẫn trên đây, đề nghị các ngành, các địa phương dựa vào đặc điểm tình hình của các xí nghiệp, công trường thuộc ngành mình, địa phương mình, vạch kế hoạch cụ thể hướng dẫn cho các cơ sở đẩy mạnh việc thi hành chế độ lương theo sản phẩm và các chế tiền thưởng.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
- 1Thông tư 778-LĐ/TL năm 1961 về việc trả lương và tiền thưởng trong thao diễn kỹ thuật do Bộ Lao động ban hành
- 2Quyết định 246-LN-QĐ năm 1964 về ban hành điều lệ tạm thời về chế độ tiền lương trả theo sản phẩm trong ngành lâm nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 3Quyết định 1057-LN/QĐ năm 1974 ban hành Điều lệ về chế độ tiền lương trả theo sản phẩm trong nông lâm nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban bành
- 4Chỉ thị 83-TTg năm 1961 về việc đẩy mạnh việc thi hành chế độ lương theo sản phẩm và một số chế độ tiền thưởng do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 1Thông tư 778-LĐ/TL năm 1961 về việc trả lương và tiền thưởng trong thao diễn kỹ thuật do Bộ Lao động ban hành
- 2Quyết định 246-LN-QĐ năm 1964 về ban hành điều lệ tạm thời về chế độ tiền lương trả theo sản phẩm trong ngành lâm nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 3Quyết định 1057-LN/QĐ năm 1974 ban hành Điều lệ về chế độ tiền lương trả theo sản phẩm trong nông lâm nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban bành
- 4Chỉ thị 83-TTg năm 1961 về việc đẩy mạnh việc thi hành chế độ lương theo sản phẩm và một số chế độ tiền thưởng do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Thông tư 10-LĐ/TT năm 1961 hướng dẫn và giải thích phương hướng và biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện chế độ lương theo sản phẩm và các chế độ tiền lương do Bộ Lao động ban hành
- Số hiệu: 10-LĐ/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/05/1961
- Nơi ban hành: Bộ Lao động
- Người ký: Nguyễn Đăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 21
- Ngày hiệu lực: 02/06/1961
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra