TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 246-LN-QĐ | Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 1964 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TRẢ THEO SẢN PHẨM TRONG NGÀNH LÂM NGHIỆP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 140-CP ngày 29-09-1961 của Hội đồng Chính phủ nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Lâm nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số 83-TTg ngày 06-03-1961 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thi hành chế độ lương theo sản phẩm và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động;
Để đẩy mạnh việc thi hành chế độ lương thực sản phẩm cho thích hợp với đặc điểm của ngành lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
| TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP |
VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TRẢ THEO SẢN PHẨM TRONG NGÀNH LÂM NGHIỆP
Các chế độ tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp và chế độ lương khoán có thể kết hợp với các chế độ tiền thưởng thích hợp.
Trong trồng rừng và kiến thiết cơ bản, do cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần việc trước và sau để tăng năng suất lao động đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm, công trình; cần tiến tới thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm cho toàn bộ khối lượng công trình tức là những sản phẩm đã dược hoàn thành toàn bộ như tính trả lương theo mét vuông đường sá và nhà cửa từng loại, trả lương theo số cây sống từng loại (có hướng dẫn riêng)
ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG, CẤP BẬC CÔNG VIỆC VÀ ĐỊNH ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM
Trong khi chưa có đủ điều kiện định mức theo phương pháp có căn cứ kỹ thuật, tạm thời có thể áp dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với việc khảo sát thực tế để phân tích sử dụng công suất máy móc thiết bị, sử dụng thời gian lao động , khắc phục giờ chết và những hiện tượng sử dụng không hợp lý thời gian lao động trong sản xuất. Phải kiên quyết bỏ các phương pháp định mức theo lối ước lượng và thiếu cơ sở thực tế
Các định mức lao động để áp dụng trong chế độ tiền lương trả theo sản phẩm phải có định mức trung bình tiên tiến, được xác định trên cơ sở phân tích đúng đắn các điều kiện thực tế của sản xuất từng nơi, từng lúc, phải tiến hành theo đường lối quần chúng, phải có tác dụng kích thích những nhân tố tích cực và khả năng tiềm tàng trong sản xuất .
Điều 9. - Thời gian sử dụng các định mức lao động để trả lương theo sản phẩm quy định như sau:
1. Khi tổ chức sản xuất , tổ chức lao động, thiết bị máy móc, dụng cụ, quy cách sản phẩm và quy trình kỹ thuật, đối tượng lao động có thay đổi thì phải kịp thời thay đổi định mức cho thích hợp; do thủ trưởng đơn vị quyết định và cho thi hành sau khi có sự thỏa thuận với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp.
2. Nếu không có thay đổi về các điều kiện kể trên thì việc thay đổi mức phải tiến hành theo định kỳ như sau:
a) Những sản phẩm mới định mức lần đầu chưa có kinh nghiệm, chưa phân tích được đầy đủ khả năng đạt và vượt mức của công nhân thì có thể sau một tháng sẽ xem xét lại mức, sau từ hai đến ba tháng phải công bố định mức chính thức và sau đó từ ba đến sáu tháng sẽ xét lại một lần
b) Những sản phẩm được xác định theo phương pháp định mức và căn cứ kỹ thuật, có phân tích đầy đủ điều kiện và khả năng sản xuất, đảm bảo các định mức tương đối chính xác thì sau sáu tháng sẽ xét lại một lần.
Khi có những định mức của ty hoặc tổng cục ban hành, các cơ sở trực thuộc phải tổ chức thực hiện theo những quy định trong các định mức của cơ quan cấp trên.
Những công việc mà Nhà nước hoặc tổng cục đã quy định cấp bậc công việc thống nhất thì phải thi hành theo quy định ấy. Những công việc chưa có quy định cấp bậc công việc thống nhất vì do cơ sở xác định và trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xét duyệt và cho áp dụng.
Việc xác định cấp bậc công việc phải căn cứ vào yêu cầu thực tế của sản xuất, tức là căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, tính chất của quá trình sản xuất và đặc điểm về tổ chức lao động của từng loại công việc, đối chiếu với bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật để xét định
Mức tiền lương để tính đơn giá sản phẩm gồm lương cấp bậc công việc, phụ cấp khu vực và tỷ lệ khuyến khích (nếu co); các loại phụ cấp khác sẽ tính riêng, không được tính vào đơn giá sản phẩm.
Đơn vị sản phẩm có thể tính bằng các đơn vị tính toán đo lường như: mét, mét vuông, mét khối, cân, tạ, tấn, stère, lít, cái, tấn/km v.v…
Đơn giá sản phẩm được xác định cắn cứ vào mức lương ngày hay tháng của cấp bậc công việc và định mức thời gian hoặc định mức sản lượng của mỗi loại sản phẩm. Về nguyên tắc, cùng một loại sản phẩm, quy cách phẩm chất giống nhau, điều kiện sản xuất, công cụ thiết bị như nhau thì đơn giá phải thống nhất.
1. Trường hợp định mức sản lượng:
a) Tính đơn giá sản phẩm do cá nhân làm ra thì lấy lương cấp bậc công việc cộng phụ cấp khu vực và tỷ lệ khuyến khích (nếu có) chia cho định múc sản lượng. Cụ thể là:
Đơn giá = | Lương cấp bậc công việc |
Định mức sản lượng |
Ví dụ: Lương một ngày của công việc khai thác nửa (lấy bậc 1) làm cấp bậc công việc, nơi có 20% phụ cấp khu vực là:
43đ00 + 8đ60 | = 1đ 98 |
26 |
định mức sản lượng khai thác nứa một công là 150 cây; đơn giá khai thác một cây nứa là:
1đ 98 | = 0đ0132 |
150 |
b) Tính đơn giá sản phẩm do nhiều công nhân phối hợp cùng làm (như một tổ sản xuất chẳng hạn) thì lấy lương cấp bậc công việc bình quân của tổ (cộng phụ cấp khu vực và tỷ lệ khuyến khích nếu có) chia cho định mức sản lượng bình quân của tổ. Cụ thể là
Đơn giá = | Lương cấp bậc công việc bình quân |
Định mức sản lượng bình quân |
Ví dụ: Theo yêu cầu sản xuất, một tổ khai thác và vận xuất gỗ có 13 công nhân, cấp bậc công việc được xác định là: một bậc 4, một bậc 3, bốn bậc 2 và chín bậc 1; nơi có 20% phụ cấp khu vực, lương cấp bậc công việc bình quân của một công nhân trong một ngày (kể cả 20% phụ cấp khu vực):
(75đ00x1) + (66,24x1) + (58,44x4) + (51,60x9) | = 2đ152 |
26x15 |
Định mức sản lượng cho khai thác và vận xuất gỗ bình quân của một công nhân ra đến bãi (nơi nhận sản phẩm ) trong một ngày là
12m3 | = 0,8m3 |
15 |
Đơn giá một mét khối gỗ ra đến bãi là:
2đ152 | = 2đ69 |
0,8 |
2. Trường hợp định mức thời gian:
Tính đơn giá sản phẩm trong trường hợp định mức thời gian thì lấy lương cấp bậc công việc (công phụ cấp khu vực và tỷ lệ khuyến khích nếu có) của một đơn vị thời gian nhân với định mức thời gian.
Ví dụ: Theo yêu cầu sản xuất, một tổ tu bổ rừng gồm người công nhân, cấp bậc công việc được xác địmh là: hai bậc 2, tám bậc 1, nơi có 20% phụ cấp khu vực, lương cấp bậc công việc bình quân của một công nhân (kể cả 20% phụ cấp khu vực) trong một ngày là:
(54đ36x2) + (48đ00x8) | = 1đ98 |
26x10 |
định mức thời gian cho tu bổ rừng là 19 công một éc-ta (19 công/ha); đơn giá éc-ta rừng tu bổ là 1đ89 x 19 = 35đ91.
Khoản tỷ lệ khuyến khích này chỉ áp dụng đối với những công việc được định mức theo phương pháp định mức có căn cứ kỹ thuật và phương pháp thống kê kinh nghiệm có kết hợp phân tích kỹ thuật; không áp dụng đối với những công việc còn định mức theo phương pháp so sánh, ước lượng thiếu cơ sở thực tế và thống kê kinh nghiệm đơn thuần.
Về nguyên tắc, các định mức có mức độ chính xác cao thì hưởng tỷ lệ khuyến khích và ngược lại, đồng thời có xét những khâu sản xuất quan trọng và những công việc có nhiều phức tạp, khó khăn, nặng nhọc để cho hưởng tỷ lệ khuyến khích cao hơn những khâu ít quan trọng và những công việc đơn giãn, nhẹ nhàng.
Khi nghiệm thu sản phẩm phải có phiếu giao nhận rõ ràng giữa người sản xuất và cán bộ nghiệm thu. Ngoài sự kiểm tra của cán bộ nghiệm thu, phải có tổ chức kiểm tra chặt chẽ của các cấp thủ trưởng từ đội đến lâm trường theo định kỳ mười ngày hoặc một tháng một lần.
Nếu có hàng hỏng, xấu và sai phạm quy trình kỹ thuật thì tùy trường hợp mà áp dụng theo “chế độ trả lương khi làm ra hàng hỏng, xấu và sai phạm quy trình kỹ thuật ”, hiện hành. Các đơn vị cần có quy định cụ thể về quy cách sản phẩm, quy trình kỹ thuật và có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa hiện tượng làm ẩu, làm dối để hạn chế tới mức tối đa tỷ lệ hàng hỏng, xấu và công trình sai phạm kỹ thuật. Các quy định cụ thể về quy cách sản phẩm, quy trình kỹ thuật và chế độ trả lương khi làm ra hàng hỏng, xấu, sai phạm quy trình kỹ thuật phải được ghi rõ trong nội quy về chế độ trả lương theo sản phẩm của từng đơn vị và phải phổ biến cho công nhân thông suốt.
- Đối với sản phẩm thiếu hụt thì khấu trừ toàn bộ tiền lương tính theo đơn giá quy định cho số sản phẩm thiếu hụt ấy.
- Đối với số sản phẩm không đúng quy cách kỹ thuật thì khấu trừ số tiền lương theo quy định trong “chế độ trả lương mỗi khi làm ra hàng hỏng, xấu” hiện hành.
Số tiền trên đã trừ dần vào tiền lương của công nhân, nhưng hàng tháng trừ nhiều nhất không quá 30% tiền lương cấp bậc và phụ cấp khu vực (nếu có) và đảm bảo số tiền còn được lĩnh không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Số tiền này sẽ trừ dần vào tiền lương nhưng hàng tháng không quá 15% tiền lương tháng của họ; nếu có thái độ tốt và sửa chữa tốt thì có thể được xét giảm hoặc miễn số tiền bồi thường.
Trường hợp giao việc và tính trả lương theo sản phẩm cho tập thể thì các cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn việc chia tiền lương cho công nhân theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động và đảm bảo việc trả lương đến tận tay người công nhân. Việc chia tiền lương có thể tiến hành theo những phương pháp sau đây:
1. Những công việc thủ công đơn giản , cùng một cấp bậc công việc, năng suất lao động ở đây chủ yếu là do tinh thần, thái độ lao động và tình trạng thể lực quyết định, sẽ do công nhân xét, bình điểm hàng ngày và có thể chia tiền lương cho công nhân theo điểm.
2. Những công việc cần phải có nhiều bậc thợ phối hợp cùng làm mới tiến hành sản xuất được (như công việc khai thác gỗ chẳng hạn) năng suất lao động của tập thể công nhân chủ yếu là do hai yếu tố: trình độ kỹ thuật và tinh thần, thái độ lao động quyết định. Việc chia tiền lương phải chiếu cố thỏa đáng hai yếu tố đó có thể dung phương pháp chia tiền lương bằng cách bình điểm để đánh giá tinh thần, thái độ lao động rồi lấy điểm ấy nhân với hệ số cấp bậc công việc (biểu hiện trình độ kỹ thuật), tích số ấy được gọi là điểm hệ số và chia tiền lương cho công nhân theo điểm hệ số ấy.
3. Những công việc cần bố trí nhiều bậc thợ cùng làm đã cố định được phần việc cho từng người thợ với trình độ nghề nghiệp nhất định và trong quá trình sản xuất đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các loại thợ với nhau khiến mọi người phải có sự cố gắng để bảo đảm phần việc của mình và bảo đảm cho dây chuyền sản xuất được liên tục, trường hợp này năng suất lao động của tập thể chủ yếu là do trình độ kỹ thuật quyết định, có thể dùng phương pháp của tiền lương theo hệ số cấp bậc công việc và số ngày làm việc của mỗi người phụ trách công việc đó.
Việc áp dụng phương pháp chia tiền lương nào điều do công nhân trong từng tổ lựa chọn, đồng thời phải hướng dẫn cho công nhân thông suốt yêu cầu, nội dung của từng phương pháp để thực hiện cho tốt.
1. Công nhân có cấp bậc cao làm công việc ở cấp bậc thấp hơn từ hai bậc trở lên thì ngoài tiền lương tính theo đơn giá của số sản phẩm sản xuất ra, còn được hưởng thêm khoản tiền chênh lệch giữa hai mức lương cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc với điều kiện là phải hoàn thành định mức: Nếu không hoàn thành được định mức thì chỉ trả lương theo đơn giá số sản phẩm đã xuất ra. Trường hợp cấp bậc kỹ thuật của công nhân cao hơn một bậc so với cấp bậc công việc thì chỉ hưởng lương theo đơn giá số sản phẩm đã xuất ra, không tính tiền chênh lệch giữa hai mức lương cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc.
2. Công nhân bậc thấp đảm bảo được yêu cầu và chất lượng công việc bậc cao, được bố trí làm công việc bậc cao thì được hưởng lương theo đơn giá sản phẩm quy định cho công việc bậc cao; không được vì cấp bậc công nhân thấp mà hạ thấp đơn giá hoặc tăng định mức đã quy định cho công việc ấy.
3. Riêng đối với công nhân làm những công việc đơn giản không cần dùng đến kỹ thuật, hoặc hưởng mức lương theo điều kiện lao động nặng nhẹ khác nhau đã ghi rõ trong các bảng lương nghề nghiệp, khi làm công việc nào thì trả lương theo đơn giá sản phẩm quy định cho công việc ấy; không được tính trả chênh lệch.
1. Nếu trên một phần ba (1/3) số công nhân trong bộ phận được giao việc bị hụt mức thì được bảo đảm trả đủ lương cấp bậc và phụ cấp khu vực (nếu có) từ một đến ba tháng, do thủ trưởng lâm trường quyết định, sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp.
2. Nếu dưới một phần ba (1/3) số công nhân trong bộ phận được giao việc bị hụt mức thì trả lương theo đơn giá số sản phẩm sản xuất ra, nhưng được bảo đảm không thấp quá 80% lương cấp bậc và phụ cấp khu vực (nếu có) trong thời gian ba tháng; đơn vị có trách nhiệm tích cực giúp đỡ để những công nhân ấy đạt được định mức.
Riêng những công nhân được giao việc theo khối lượng thì việc so sánh chung toàn bộ khối lượng được giao.
1. Nếu tạm thời đều động làm công việc khác nghề đang áp dụng chế độ lương sản phẩm, sẽ được trả lương tính theo đơn giá số sản phẩm sản xuất ra.
2. Nếu tạm thời điều động làm công việc khác nghề đang áp dụng chế độ trả lương theo thời gian thì sẽ trả lương theo thời gian của công việc được giao.
Trong cả hai trường hợp trên đều được đảm bảo trả lương không thấp quá 80% lương cấp bậc và phụ cấp khu vực (nếu có) của bản thân công nhân trước khi ngừng việc.
3. Nếu công nhân ngừng việc mà không bố trí được công việc khác thì tùy từng trường hợp mà áp dụng theo “chế độ trả lương khi ngừng việc ” hiện hành.
Những nữ công nhân có thai từ tháng thứ bẩy trở đi đang làm công việc nặng nhọc được chuyển sang làm công việc nhẹ được hưởng lương theo chế độ hiện hành.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHẠM VI TRÁCH NHIỆM CÙA CÁC BỘ MÔN CÓ LIÊN QUAN
Cán bộ lãnh đạo các cấp trong ngành có trách nhiệm thực hiện một cách tích cực và nghiêm chỉnh chế độ này dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng ủy và sự phối hợp chặt chẽ với Công đoàn và Đoàn Thanh niên lao động cùng cấp. Phải theo đúng tinh thần và những quy định của bản điều lệ này để không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng công tác lương sản phẩm trong đơn vị mình; phải nắm vững tình hình thực hiện chế độ tiền lương trả theo sản phẩm, những vấn đề phát sinh và còn tồn tại để cùng các bộ môn có liên quan giải quyết kịp thời.
Phó thủ trưởng phụ trách kinh doanh ở các cấp trực tiếp phụ trách công tác này. Ở những đơn vị không có phó thủ trưởng thì thủ trưởng đơn vị trực tiếp phụ trách.
1. Tăng cường công tác kế hoạch, bảo đảm phân phối nhiệm vụ công tác đầy đủ, rõ ràng, kịp thời; cung cấp đầy đủ nhân lực máy móc, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu v.v… theo yêu cầu sản xuất; tránh hiện tượng chờ đợi và làm cho sản xuất bị gián đoạn.
2. Chỉ đạo chặt chẽ và xây dựng tốt các định mức lao động cho từng khâu sản xuất và từng loại công việc, có biện pháp quản lý chặt chẽ và sử dụng tốt lao động, đề cao kỷ luật lao động; coi trọng công tác an toàn lao động và an toàn kỹ thuật.
3. Nghiên cứu quy định cụ thể và chính xác cấp bậc công việc để tính đơn giá hợp lý.
4. Có nội quy cụ thể về thực hiện chế độ tiền lương trả theo sản phẩm thích hợp với từng cơ sở và từng khâu sản xuất, quy định chặt chẽ chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và quy trình kỹ thuật trong sản xuất.
5. Hướng dẫn công nhân, tổ, đội sản xuất lập và ghi phiếu công tác; bảo đảm thống kê, kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ kịp thời về số lượng và chất lượng sản phẩm để trả lương cho công nhân được chính xác. Có định kỳ ba hoặc sáu tháng tổ chức phân tích hiệu quả kinh tế của chế độ tiền lương trả theo sản phẩm.
6. Thường xuyên nắm vững tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình hoàn thành định mức lao động của công nhân, tổ, đội sản xuất để kịp thời phân tích tình hình, có biện pháp giúp đỡ công nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
7. Có kế hoạch đúc kết và phổ biến kinh nghiệm tiên tiến nhằm khuyến khích cải tiến kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật mới một cách rộng rãi, đi sát giúp đỡ những cá nhân và đơn vị không đạt mức.
8. Luôn coi trọng công tác giáo dục chính sách, lãnh đạo tư tưởng; quan tâm đến việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của cán bộ, công nhân, giúp công nhân giải quyết những khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt và học tập để tiến hành sản xuất được tốt.
9. Tăng cường chỉ đạo bộ môn lao động tiền lương là bộ môn có trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện chế đọ tiền lương trả theo sản phẩm, các chế độ tiền thưởng, công tác định mức lao động và thực hiện các chính sách, chế độ về lao động tiền lương.
1. Thường xuyên nắm vững tình hình sử dụng thì giờ làm việc và thời gian lao động của công nhân; có biện pháp giải quyết kịp thời những vấn đề tồn tại nhằm tận dụng thời gian làm việc, tận dụng điều kiện mở rộng chế độ tiền lương trả theo sản phẩm.
2. Thường xuyên đi sát sản xuất, dung phương pháp khảo sát thời gian lao động để cải tiến và nâng cao chất lượng công tác định mức; phát hiện và đề nghị những biện pháp có hiệu quả để giải quyết các vấn đề tồn tại về tổ chức sản xuất và tổ chức lao động nhằm sử dụng hợp lý sức lao động và không ngừng nâng cao năng suất lao động.
3. Nắm vững tình hình vượt và hụt mức tăng và giảm về tiền lương; tiến hành phân tích một cách có hệ thống, tích lũy tài liệu và ý kiến giải quyết về những vấn đề này, đặc biệt vấn đề định mức và đơn giá.
4. Nắm chắc những số liệu thống kê về nghiệm thu sản phẩm và thời gian lao động của công nhân để giám sát việc trả lương được chính xác, kịp thời.
5. Chú trọng sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện chế độ tiền lương trả theo sản phẩm để đánh giá một cách toàn diện kết quả chung, đề xuất ý kiến giải quyết những vấn đề tồn tại về chính sách, về tổ chức thực hiện và biện pháp nghiệp vụ để không ngừng mở rộng diện và nâng cao chất lượng công tác lương sản phẩm.
6. Phối hợp với các bộ môn kỹ thuật, giáo dục để tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất.
Trong công tác kiểm tra, cần chú trọng đúng mức việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và quy trình kỹ thuật; kiểm tra và giúp đỡ công nhân giữ gìn, bảo quản tốt sản phẩm hàng hóa.
1. Nghiên cứu quy định chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, quy trình kỹ thuật trong sản xuất; hướng dẫn công nhân đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng và bảo quản tốt máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu v.v…, nhằm sản xuất được nhiều sản phẩm chất lượng tốt, đồng thời bảo đảm được an toàn kỹ thuật và an toàn lao động.
2. Thường xuyên tìm tòi, phát hiện, tổng hợp, phân tích và phổ biến những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân trong việc cải tiến thiết bị, phương tiện và dụng cụ sản xuất; giúp công nhân nắm vững và áp dụng tốt các công cụ cải tiến và những sáng kiến về hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật; đặt biệt quan tâm đến những người vượt mức và hụt mức, phân tích nguyên nhân để kịp thời có kế hoạch và biện pháp giúp đỡ có hiệu quả.
- 1Thông tư 10-LĐ/TT năm 1961 hướng dẫn và giải thích phương hướng và biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện chế độ lương theo sản phẩm và các chế độ tiền lương do Bộ Lao động ban hành
- 2Thông tư 04-LĐTL năm 1959 tạm thời ấn định nguyên tắc, nội dung và giải thích hướng dẫn thi hành chế độ lương theo sản phẩm do Bộ Lao Động ban hành.
- 1Thông tư 10-LĐ/TT năm 1961 hướng dẫn và giải thích phương hướng và biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện chế độ lương theo sản phẩm và các chế độ tiền lương do Bộ Lao động ban hành
- 2Nghị định 140-CP năm 1961 quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Lâm nghiệp do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 3Thông tư 04-LĐTL năm 1959 tạm thời ấn định nguyên tắc, nội dung và giải thích hướng dẫn thi hành chế độ lương theo sản phẩm do Bộ Lao Động ban hành.
- 4Chỉ thị 83-TTg năm 1961 về việc đẩy mạnh việc thi hành chế độ lương theo sản phẩm và một số chế độ tiền thưởng do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Quyết định 246-LN-QĐ năm 1964 về ban hành điều lệ tạm thời về chế độ tiền lương trả theo sản phẩm trong ngành lâm nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- Số hiệu: 246-LN-QĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/04/1964
- Nơi ban hành: Tổng cục Lâm nghiệp
- Người ký: Nguyễn Tạo
- Ngày công báo: 20/05/1964
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 07/05/1964
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định