Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2017/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2017 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị quyết số 42/2017/QH14);
Căn cứ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2015 và Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ) (sau đây gọi là Nghị định số 53/2013/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 61/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Thông tư số19/2013/TT-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lýnợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của cáctổ chứctín dụng Việt Nam.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 19/2013/TT-NHNN)
1. Khoản 7 Điều 3được sửa đổi, bổ sung như sau:
“7. Khoản nợ là số tiền nợ gốc, nợ lãi và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến khoản nợ mà khách hàng chưa trả theo hợp đồng hoặc thỏa thuận cấp tín dụng; ủy thác cấp tín dụng; mua bán nợ; mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết, đang được tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán.”
2. Bổ sung khoản 7a vào sau khoản 7 Điều 3 như sau:
“7a. Khoản nợ xấu là khoản nợ được xác định là nợ xấu theo:
a) Quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hoặc
b) Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14.”
3. Điều 23được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 23. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường
1. Khoản nợ xấu quy định tại điểm a khoản 7a Điều 3 Thông tư này được Công ty Quản lý tài sản mua khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
b) Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ;
c) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.
2. Khoản nợ xấu quy định tại điểm b khoản 7a Điều 3 Thông tư này được Công ty Quản lý tài sản mua khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
b) Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ;
c) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ;
d) Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường thì trái phiếu đặc biệt tương ứng với khoản nợ xấu đó còn phải đáp ứng điều kiện chưa đến hạn thanh toán và đang không bị phong tỏa tại Ngân hàng Nhà nước.”
4. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 26. Thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường
1. Căn cứ Phương án mua nợ theo giá trị thị trường đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế và điều kiện thị trường, Công ty Quản lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về việc mua khoản nợ xấu theo giá trị thị trường.
2. Công ty Quản lý tài sản chỉ được mua khoản nợ xấu quy định tại điểm a khoản 7a Điều 3 Thông tư này sau khi đã thực hiện các công việc sau đây:
a) Đánh giá khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư này;
b) Xác định giá trị thị trường của khoản nợ xấu, kể cả tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó. Công ty Quản lý tài sản phải định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định giá trị khoản nợ xấu;
c) Đánh giá hiệu quả kinh tế, rủi ro và khả năng thu hồi vốn mua khoản nợ xấu;
d) Phân tích, đánh giá thực trạng và triển vọng khoản nợ xấu, khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ và các điều kiện thỏa thuận mua nợ với tổ chức tín dụng bán nợ;
đ) Dự kiến các biện pháp khả thi xử lý nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, Công ty Quản lý tài sản chỉ được mua khoản nợ xấu quy định tại điểm b khoản 7a Điều 3 Thông tư này, bao gồm cả việc chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường sau khi đã thực hiện các công việc sau đây:
a) Đánh giá khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này;
b) Các quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp mua khoản nợ xấu quy định tại điểm b khoản 7a Điều 3 Thông tư này theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 42/2017/QH14, Công ty Quản lý tài sản phải thực hiện các công việc sau đây trước khi mua khoản nợ:
a) Đánh giá khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này;
b) Các quy định tại điểm c, d, đ khoản 2 Điều này;
c) Thống nhất với tổ chức tín dụng bán nợ lựa chọn tổ chức định giá độc lập.
5. Công ty Quản lý tài sản chỉ được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường đối với khoản nợ xấu quy định tại điểm b khoản 7a Điều 3 Thông tư này. Khi thực hiện chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng thỏa thuận giá mua bán khoản nợ xấu theo giá trị thị trường, ký kết hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường và thực hiện như sau:
a) Công ty Quản lý tài sản nhận lại trái phiếu đặc biệt từ tổ chức tín dụng và thực hiện tất toán trái phiếu đặc biệt, số dư nợ gốc của khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán; chuyển trả cho tổ chức tín dụng số tiền thu hồi nợ mà tổ chức tín dụng được hưởng theo quy định, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay theo giá trị ghi sổ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán đối với trường hợp một phần khoản nợ xấu đã được chuyển thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay (nếu có). Công ty Quản lý tài sản chuyển giao toàn bộ quyền, nghĩa vụ của khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay cho tổ chức tín dụng;
b) Công ty Quản lý tài sản thanh toán cho tổ chức tín dụng giá mua bán khoản nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường;
c) Tổ chức tín dụng chuyển trả trái phiếu đặc biệt cho Công ty Quản lý tài sản và nhận thanh toán giá mua bán khoản nợ theo giá trị thị trường, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay, số tiền thu hồi nợ theo quy định tại điểm a, b khoản này và xử lý như sau:
(i) Trường hợp giá mua bán khoản nợ, số tiền thu hồi nợ và giá trị của khoản vốn góp, vốn cổ phần nhận được từ Công ty Quản lý tài sản cao hơn mệnh giá trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng hạch toán phần chênh lệch vào thu nhập trong năm tài chính;
(ii) Trường hợp giá mua bán khoản nợ, số tiền thu hồi nợ và giá trị của khoản vốn góp, vốn cổ phần nhận được từ Công ty Quản lý tài sản thấp hơn mệnh giá trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt để bù đắp phần chênh lệch. Trường hợp vẫn còn thiếu, tổ chức tín dụng hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ theo quy định của pháp luật.
d) Tổ chức tín dụng hoàn nhập số tiền dự phòng đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt còn lại sau khi thực hiện quy định tại điểm c(i), c(ii) khoản này.
6. Việc mua bán khoản nợ xấu theo giá trị thị trường phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản phù hợp với quy định tại Thông tư này, các quy định khác có liên quan. Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường quy định tại khoản 5 Điều này, hợp đồng mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt chấm dứt kể từ thời điểm hợp đồng mua bán nợ theo giá trị thị trường có hiệu lực.
7. Tổ chức tín dụng thực hiện chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu gốc liên quan đến khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản. Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường quy định tại khoản 5 Điều này, Công ty Quản lý tài sản thực hiện chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu gốc liên quan đến số tiền thu hồi nợ, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay cho tổ chức tín dụng.”
5. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 29. Miễn, giảm tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm của các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt
1. Công ty Quản lý tài sản xem xét, giảm một phần hoặc miễn toàn bộ tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm mà khách hàng vay chưa trả của khoản nợ xấu khi khách hàng vay đã hoàn trả toàn bộ nợ gốc của tất cả các khoản nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản hoặc đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Khách hàng vay hợp tác với Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng được ủy quyền;
b) Việc miễn, giảm tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm của khoản nợ xấu góp phần giúp khách hàng vay giảm bớt khó khăn tài chính hoặc phục hồi sản xuất kinh doanh;
c) Khách hàng vay có phương án trả nợ khả thi hoặc phương án cơ cấu lại tài chính khả thi để trả nợ.
2. Khi xem xét, giảm một phần hoặc miễn toàn bộ tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm mà khách hàng vay chưa trả của khoản nợ xấu, Công ty Quản lý tài sản trao đổi với tổ chức tín dụng bán nợ trước khi quyết định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Công ty Quản lý tài sản có văn bản đề nghị có ý kiến, tổ chức tín dụng bán nợ phải trả lời bằng văn bản về những vấn đề Công ty Quản lý tài sản đề nghị có ý kiến. Sau thời hạn trên, Công ty Quản lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về việc miễn, giảm tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định miễn, giảm tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm, Công ty Quản lý tài sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay để biết và phối hợp thực hiện.”
6. Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 34. Nguyên tắc bán nợ xấu đã mua
1. Nguyên tắc chung:
a) Tuân thủ đúng quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm sự khách quan, công khai, minh bạch;
c) Thu hồi tối đa khoản nợ, kể cả lãi, phí phải trả (nếu có);
d) Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân lợi dụng việc mua bán nợ xấu để hưởng lợi bất hợp pháp.
2. Công ty Quản lý tài sản tự thực hiện hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định giá chào bán trong trường hợp chào giá cạnh tranh, giá dự kiến bán nợ trong trường hợp thỏa thuận trực tiếp với bên mua nợ. Trường hợp xét thấy cần thiết, Công ty Quản lý tài sản tham khảo giá mua, bán các khoản nợ xấu có tính chất tương đồng trên thị trường (nếu có) để xác định giá chào bán, giá dự kiến bán nợ.
Trường hợp bán đấu giá khoản nợ xấu, Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo quy định pháp luật về đấu giá tài sản.
3. Giá bán nợ là mức giá cao nhất trên cơ sở so sánh, tham khảo các mức giá chào mua của khoản nợ xấu đó để giảm tổn thất trong xử lý nợ xấu.
4. Việc bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản.
5. Công ty Quản lý tài sản có thể ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ bán khoản nợ xấu theo các yêu cầu, điều kiện do Công ty Quản lý tài sản xác định bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này.”
7. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
“Điều 35a. Bán nợ xấu được mua theo giá trị thị trường
1. Công ty Quản lý tài sản lựa chọn, quyết định và chịu trách nhiệm việc bán các khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với bên mua nợ hoặc phương thức đấu giá hoặc phương thức chào giá cạnh tranh.
2. Công ty Quản lý tài sản bán khoản nợ xấu theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với bên mua nợ khi giá bán khoản nợ không thấp hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản hoặc sau khi đã bán nợ theo phương thức đấu giá hoặc phương thức chào giá cạnh tranh không thành.
3. Việc bán khoản nợ xấu theo phương thức đấu giá thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản của Công ty Quản lý tài sản.
4. Việc bán khoản nợ xấu theo phương thức chào giá cạnh tranh thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Thông tư này.”
8. Khoản 3 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Đối với tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, Công ty Quản lý tài sản phải trao đổi với tổ chức tín dụng bán nợ trước khi thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm với bên bảo đảm theo quy định, trong đó có các nội dung sau đây:
a) Giá bán tài sản bảo đảm trong trường hợp bán theo phương thức thỏa thuận với người mua hoặc giá khởi điểm của tài sản bảo đảm trong trường hợp bán theo phương thức đấu giá, bao gồm cả trong trường hợp Công ty Quản lý tài sản phải thỏa thuận lại với bên bảo đảm về giá khởi điểm của tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản, hoặc
b) Giá trị tài sản bảo đảm trong trường hợp Công ty Quản lý tài sản nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Công ty Quản lý tài sản có văn bản đề nghị có ý kiến, tổ chức tín dụng bán nợ phải trả lời bằng văn bản về những vấn đề Công ty Quản lý tài sản đề nghị. Sau thời hạn trên, Công ty Quản lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về việc xử lý tài sản bảo đảm với bên bảo đảm theo quy định.”
9. Điểm a khoản 1 Điều 43 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh số tiền thu hồi nợ, Công ty Quản lý tài sản phải gửi số tiền thu hồi nợ tại tổ chức tín dụng bán nợ dưới hình thức tiền gửi không hưởng lãi và không được rút trước thời điểm thanh toán trái phiếu đặc biệt trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này, Điều 19 và khoản 5 Điều 26 Thông tư này;”
10. Bổ sung Điều 47b vào sau Điều 47a như sau:
“Điều 47b. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường
1. Công ty Quản lý tài sản sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khoản nợ được Công ty Quản lý tài sản bán với giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ tại Công ty Quản lý tài sản tại thời điểm xử lý rủi ro, hoặc
b) Khách hàng vay là tổ chức đã giải thể, phá sản; cá nhân chết, mất tích.
2. Hồ sơ xử lý rủi ro gồm:
a) Hồ sơ mua nợ, cơ cấu lại nợ, thu hồi nợ và bán nợ đối với các khoản nợ được xử lý rủi ro;
b) Hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan;
c) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng thành viên về kết quả trích lập dự phòng để xử lý rủi ro;
d) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng thành viên về việc sử dụng dự phòng đã trích lập để xử lý rủi ro;
đ) Đối với trường hợp khách hàng vay là tổ chức bị phá sản, giải thể, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, phải có bản sao được chứng thực quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Đối với trường hợp khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, phải có bản sao được chứng thực giấy chứng tử, giấy xác nhận hoặc quyết định tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Tài liệu, hồ sơ khác có liên quan.
3. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro:
a) Công ty Quản lý tài sản chỉ được sử dụng dự phòng đã trích lập để xử lý đối với khoản nợ đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 1, 2 Điều này;
b) Công ty Quản lý tài sản sử dụng dự phòng để xử lý:
(i) Phần chênh lệch thiếu giữa giá bán và giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ tại Công ty Quản lý tài sản tại thời điểm xử lý rủi ro đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hoặc
(ii) Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ tại thời điểm xử lý rủi ro đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
c) Công ty Quản lý tài sản được hạch toán vào thu nhập trong kỳ đối với số dư dự phòng còn lại sau khi đã xử lý rủi ro theo quy định tại điểm b khoản này. Trường hợp số dư dự phòng không đủ để xử lý theo quy định tại điểm b khoản này, Công ty Quản lý tài sản được hạch toán phần chênh lệch thiếu vào chi phí trong kỳ;
d) Trường hợp bán khoản nợ xấu quy định tại điểm b khoản 7a Điều 3 Thông tư này, Công ty Quản lý tài sản được phân bổ phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu với giá bán khoản nợ xấu và số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản nợ này vào kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị quyết số 42/2017/QH14.”
11. Bổ sung khoản 4a, 4b vào sau khoản 4 Điều 50 như sau:
“4a. Khi tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản theo giá trị thị trường trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư này và khoản 4b Điều này, tổ chức tín dụng xử lý đối với phần chênh lệch giữa giá bán khoản nợ xấu và giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu như sau:
a) Trường hợp giá bán khoản nợ xấu cao hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu thì phần chênh lệch cao hơn được hạch toán vào thu nhập trong năm tài chính của tổ chức tín dụng bán nợ;
b) Trường hợp giá bán khoản nợ xấu thấp hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu thì phần chênh lệch thấp hơn được bù đắp từ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể (trong trường hợp tổn thất đã được xác định do cá nhân, tập thể gây ra và phải bồi thường theo quy định), tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm và quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập trong chi phí, phần còn thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ của tổ chức tín dụng bán nợ. Trường hợp này không áp dụng đối với tổ chức tín dụng bán nợ bị lỗ hoặc khi thực hiện việc phân bổ ngay phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu trừ đi giá bán khoản nợ xấu và giá trị khoản dự phòng rủi ro đã trích cho chính khoản nợ xấu sẽ dẫn đến bị lỗ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP;
c) Trường hợp bán các khoản nợ xấu quy định tại điểm b khoản 7a Điều 3 Thông tư này, tổ chức tín dụng được phân bổ phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu với giá bán khoản nợ xấu và số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản nợ xấu này vào kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị quyết số 42/2017/QH14.
4b. Khi tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán cho Công ty Quản lý tài sản theo giá trị thị trường, tổ chức tín dụng hạch toán số tiền bán khoản nợ xấu vào thu nhập khác trong năm tài chính.”
12. Bổ sung khoản 7 vào Điều 50 như sau:
“7. Trường hợp mua khoản nợ xấu theo giá trị thị trường hoặc mua lại khoản nợ xấu theo quy định tại khoản 5 Điều 35 Thông tư này từ Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng có trách nhiệm phân loại số tiền mua nợ vào nhóm có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm mà khoản nợ đã được phân loại trước khi bán cho Công ty Quản lý tài sản.”
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh,thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc của Công ty Quản lý tài sản chịutrách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2017.
2. Các quy định tại điểm b khoản 7a Điều 3, khoản 2 Điều 23, khoản 3, 4, 5 Điều 26, điểm d khoản 3 Điều 47b, điểm c khoản 4a, khoản 4b Điều 50 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) được thực hiện trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2017.
3. Thông tư này bãi bỏ các quy định sau đây:
a)
b)
Nơi nhận: | KT. THỐNG ĐỐC |
- 1Thông tư 24/2017/TT-NHNN về quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2017 thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 06/CT-NHNN năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 1533/QĐ-NHNN năm 2017 Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5Công văn 3022/TCTHADS-NV1 năm 2017 về hướng dẫn nội dung liên quan đến triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 6Công văn 925/NHNN-TCKT năm 2014 về hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua bán nợ xấu của VAMC và tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Thông tư 18/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Thông tư 14/2015/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Văn bản hợp nhất 06/VBHN-NHNN năm 2017 hợp nhất Thông tư quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5Văn bản hợp nhất 06/VBHN-NHNN năm 2020 hợp nhất Thông tư quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Thông tư 03/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Văn bản hợp nhất 16/VBHN-NHNN năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 3Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- 4Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- 5Nghị định 18/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- 6Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 7Thông tư 24/2017/TT-NHNN về quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8Nghị định 61/2017/NĐ-CP hướng dẫn việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn
- 9Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành
- 10Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2017 thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Chỉ thị 06/CT-NHNN năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 12Quyết định 1533/QĐ-NHNN năm 2017 Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 13Công văn 3022/TCTHADS-NV1 năm 2017 về hướng dẫn nội dung liên quan đến triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 14Công văn 925/NHNN-TCKT năm 2014 về hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua bán nợ xấu của VAMC và tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 15Thông tư 18/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư 09/2017/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 09/2017/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/08/2017
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 651 đến số 652
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra