Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2023/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2023

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO TRÌ VÀ BẢO VỆ ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BGTVT ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:

“2. Căn cứ vào số vụ va chạm, số vụ tai nạn giao thông trong một năm (12 tháng), mức độ nghiêm trọng về số người chết, số người bị thương, giá trị tài sản hư hỏng, đối chiếu với tiêu chí quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này để sắp xếp sơ bộ thứ tự ưu tiên xử lý, báo cáo về cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ (Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ được giao quản lý; Sở Giao thông vận tải đối với các hệ thống đường địa phương), nhà đầu tư đối với đường đang khai thác theo hợp đồng dự án PPP, cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng.”.

2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 14 như sau:

“a) Cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ; Cục Đường cao tốc Việt Nam đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền;”.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 17 như sau:

“3. Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:

“Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định./.”.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu treo dân sinh (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 38/2015/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2015)

1. Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” tại khoản 1 Điều 33.

2. Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại khoản 2 Điều 33.

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn

Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” tại Điều 25.

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2014/TT-BGTVT ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chức danh làm việc tại Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ

Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam” tại Điều 12.

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2014/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô

1. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 15 như sau:

“Điều 15. Trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam”.

2. Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” tại khoản 1 Điều 24.

Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn

Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” tại Điều 25.

Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 84/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức giao thông và đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 15 Điều 3 như sau:

“15. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cầu (viết tắt là Cơ quan trực tiếp quản lý cầu) gồm: Cục Đường cao tốc Việt Nam, các Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Nhà đầu tư đối với các dự án PPP và cơ quan, đơn vị khác được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:

“2. Thực hiện lắp đặt biển báo hạn chế trọng lượng xe

a) Khu Quản lý đường bộ thực hiện trên hệ thống quốc lộ được giao quản lý;

b) Sở Giao thông vận tải thực hiện trên hệ thống quốc lộ được giao quản lý, các hệ thống đường địa phương được giao quản lý;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, đơn vị khác (được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ) thực hiện trên các hệ thống đường địa phương được giao quản lý;

d) Nhà đầu tư thực hiện trên các dự án PPP hoặc đường chuyên dùng;

đ) Cục Đường cao tốc Việt Nam đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền.”.

3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 8 như sau:

“a) Cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với cầu trên hệ thống quốc lộ (bao gồm cả dự án PPP), Cục Đường cao tốc Việt Nam đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền (bao gồm cả dự án PPP);”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo công tác lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện trên hệ thống quốc lộ.

2. Cục Đường cao tốc Việt Nam chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe trên các tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền.

3. Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, kiểm tra công tác lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe trên các hệ thống đường địa phương, đường chuyên dùng trong địa bàn quản lý.

4. Khu Quản lý đường bộ (đối với hệ thống quốc lộ), Cục Đường cao tốc Việt Nam (đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền), Sở Giao thông vận tải (đối với các hệ thống đường địa phương) chịu trách nhiệm cập nhật các cầu phải hạn chế trọng lượng xe, khổ giới hạn, công bố trên Trang tin điện tử của cơ quan và báo cáo ngay về Cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật kịp thời và công bố trong phạm vi toàn quốc.

5. Hàng năm, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam tổng hợp tình hình rà soát, điều chỉnh và công bố tải trọng cầu, đường; báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 31 tháng 3 năm sau.”.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 5 Điều 10 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam, Giám đốc Khu Quản lý đường bộ, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Trong quá trình thực hiện, cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời những vướng mắc phát sinh về Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam để được hướng dẫn giải quyết./.”.

Điều 8. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 45/2018/TT-BGTVT ngày 13 tháng 8 năm 2018)

1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 7 như sau:

“a) Cục Đường bộ Việt Nam công bố đối với đường cao tốc do Trung ương quản lý;”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 như sau:

“4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề nghị công bố đưa công trình đường cao tốc vào khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều này, trình Cục Đường bộ Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.”.

3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 10 như sau:

“a) Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt phương án tổ chức giao thông đối với đường cao tốc do Trung ương quản lý theo đề nghị của chủ đầu tư, nhà đầu tư;”.

Điều 9. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác cứu hộ và định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc

1. Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường cao tốc Việt Nam” tại: khoản 2 Điều 2, điểm a khoản 4 Điều 6, khoản 2 Điều 10.

2. Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam” tại khoản 1 Điều 10.

Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2015/TT- BGTVT ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020)

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật đường ngang

1. Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của quốc lộ; cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật của đường ngang trong phạm vi cả nước trên Trang thông tin điện tử của Cục Đường bộ Việt Nam.

2. Cục Đường cao tốc Việt Nam chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của các tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền; đồng thời gửi số liệu về Cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Cục Đường bộ Việt Nam.

3. Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm công bố tình trạng kỹ thuật đường ngang trên mạng lưới đường sắt Việt Nam; đồng thời gửi số liệu về Cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Cục Đường bộ Việt Nam.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của đường địa phương; đồng thời gửi số liệu về Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

“Điều 7. Điều chỉnh công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật đường ngang

1. Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật của đường ngang trong phạm vi cả nước theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 hàng năm).

2. Cục Đường cao tốc Việt Nam chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của các tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền; đồng thời gửi số liệu về Cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Cục Đường bộ Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).

3. Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm cập nhật tình trạng kỹ thuật đường ngang trên mạng lưới đường sắt Việt Nam; đồng thời gửi số liệu về Cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Cục Đường bộ Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).

4. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường địa phương; đồng thời gửi số liệu về Cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Cục Đường bộ Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).

5. Các nhà đầu tư đối với các dự án PPP chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của các đoạn tuyến đường bộ trong phạm vi quản lý; đồng thời gửi số liệu về Sở Giao thông vận tải (đối với đường địa phương), Cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ), Cục Đường cao tốc Việt Nam (đối với các tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền) để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 10 tháng 6 và ngày 10 tháng 12 hàng năm).

6. Cầu trên các tuyến, đoạn tuyến đường bộ đã được công bố nhưng chưa được cải tạo, nâng cấp đồng bộ với tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ đã được công bố, cơ quan quản lý đường bộ phải đặt biển báo hiệu giới hạn tải trọng, khổ giới hạn thực tế của cầu.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:

“Điều 22. Thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe

“1. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Khu Quản lý đường bộ cấp Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước.

2. Trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quyết định.”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 23a (đã được bổ sung tại Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020) như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Đối tượng thực hiện báo cáo: Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đường bộ Việt Nam.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:

“Điều 26. Tổ chức thực hiện

1. Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm:

a) Tổ chức, kiểm tra và giám sát thực hiện các quy định tại Thông tư này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe trong việc kết nối mạng truyền số liệu về Cục Đường bộ Việt Nam; quản lý dữ liệu cấp Giấy phép lưu hành xe theo quy định;

b) Tổ chức tập huấn thực hiện Thông tư; hướng dẫn sử dụng phần mềm cấp Giấy phép lưu hành xe cho các cơ quan cấp phép lưu hành xe;

c) Kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động cấp phép của các cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe; xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm của tổ chức, cá nhân cấp Giấy phép lưu hành xe theo quy định của pháp luật.

2. Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Tuân thủ thực hiện các quy định tại Thông tư này;

b) Công khai thủ tục, lệ phí và thời gian cấp Giấy phép lưu hành xe;

c) Thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo theo quy định; kết nối, bảo quản mật khẩu và cập nhật số liệu từ mạng dữ liệu do Cục Đường bộ Việt Nam cấp;

d) Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cấp Giấy phép lưu hành xe của cơ quan chức năng.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

4. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải những vướng mắc phát sinh để xem xét, giải quyết./.”.

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT- BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung tại các Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017, số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2020, số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021)

1. Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại:

a) Khoản 6 Điều 20 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021);

b) Khoản 3 Điều 22 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021);

c) Khoản 1 Điều 25 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021);

d) Điểm a khoản 2 Điều 26 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021);

đ) Khoản 6 Điều 18; khoản 6 Điều 26; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 4 Điều 28; điểm b, điểm d khoản 1 Điều 31; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 54; khoản 2 Điều 65;

e) Phụ lục 5.

2. Thay cụm từ “Cục Quản lý đường bộ” bằng cụm từ “Khu Quản lý đường bộ” tại:

a) Điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 13 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021);

b) Điểm e khoản 1 Điều 24 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021);

c) Khoản 1 Điều 25 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021);

d) Điểm b khoản 2 Điều 26 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021);

đ) Khoản 1 Điều 27; điểm c khoản 3 Điều 28; khoản 6 Điều 29; khoản 1 Điều 31; khoản 1 Điều 35; điểm b khoản 2 Điều 54; điểm e khoản 1 Điều 55;

e) Phụ lục 5.

3. Thay cụm từ “Chi cục Quản lý Đường bộ” bằng cụm từ “Văn phòng quản lý đường bộ” tại Phụ lục 5.

4. Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” tại khoản 1 Điều 65.

5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 7 Điều 10 như sau:

“b) Chủ đầu tư dự án ngay từ bước lập dự án về hướng tuyến, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đối với quốc lộ phải có ý kiến thỏa thuận của Cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ), Cục Đường cao tốc Việt Nam (đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền);”.

6. Sửa đổi, bổ sung tên khoản 2 Điều 13 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021) như sau:

“2. Cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đối với các trường hợp sau:”.

7. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 13 như sau:

“2a. Cục Đường cao tốc Việt Nam chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền.”.

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2020) như sau:

“1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thi công là Cục Đường cao tốc Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải được giao quản lý quốc lộ, đường cao tốc, đường đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi được giao quản lý.”.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 16 như sau:

“4. Cục Đường cao tốc Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của quốc lộ đang khai thuộc phạm vi được giao quản lý.”.

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 18 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ (trừ dự án do Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam là cấp quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư), chủ đầu tư dự án gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận quy mô, giải pháp thiết kế đến Cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ), Cục Đường cao tốc Việt Nam (đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền) để được xem xét giải quyết.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình đường bộ trên quốc lộ đang khai thác phải đề nghị Cục Đường cao tốc Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải được giao quản lý tuyến đường cấp Giấy phép thi công.”.

11. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 20 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021) như sau:

“c) Không đấu nối vào tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã được quy hoạch là đường cao tốc trừ trường hợp đặc biệt bao gồm: dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án thuộc lĩnh vực giao thông nhóm B và nhóm C (theo quy định của Luật Đầu tư công); các trường hợp này sẽ được kết nối vào đường gom, đường bên khi tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được xây dựng, hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc;”.

12. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 26 như sau:

“b) Quyết định các điểm đấu nối vào quốc lộ đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);”.

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 31 như sau:

“2. Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam có trách nhiệm:

a) Cục Đường bộ Việt Nam căn cứ quy định tại Thông tư này, tổ chức thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với quốc lộ;

b) Cục Đường cao tốc Việt Nam căn cứ quy định tại Thông tư này, tổ chức thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền.”.

14. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 45 như sau:

“c) Trường hợp quá thời gian quy định tại điểm a khoản này phải được Cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ), Cục Đường cao tốc Việt Nam (đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền) chấp thuận, Sở Giao thông vận tải chấp thuận đối với đường địa phương.”.

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại: điểm a khoản 3 Điều 5; điểm c khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 8 Điều 8; điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9; Điều 12.

2. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 9 như sau:

“Điều 9. Trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam”.

3. Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” tại Điều 13.

Điều 13. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT- BGTVT ngày 07 tháng 06 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020, Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021)

1. Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam” tại:

a) Khoản 5 Điều 2;

b) Khoản 1, khoản 2 Điều 25 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 của Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020).

2. Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ), Cục Đường cao tốc Việt Nam (đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền) tại:

a) Điểm a khoản 1 Điều 8;

b) Điểm a khoản 2 Điều 8 (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021);

c) Điểm a khoản 1 Điều 22.

3. Thay cụm từ “Cục Quản lý Đường bộ” bằng cụm từ “Khu Quản lý đường bộ” tại:

a) Khoản 5 Điều 2; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 5; điểm a khoản 1 Điều 18;

b) Điểm b khoản 4 Điều 19 (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021);

c) Khoản 1 Điều 25 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020).

4. Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại:

a) Điểm c khoản 6 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021);

b) Điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 17 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021);

c) Điểm a khoản 1 Điều 18;

d) Điểm b, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 19 (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021).

5. Sửa đổi, bổ sung tên khoản 1 Điều 5 như sau:

“1. Trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam”.

6. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 5 như sau:

“1a. Trách nhiệm của Cục Đường cao tốc Việt Nam

a) Tổ chức quản lý khai thác công trình đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền;

b) Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình trong việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền; bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt; đảm bảo quy định của quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền;

d) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, khai thác công trình đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật có liên quan.”.

7. Sửa đổi, bổ sung tên khoản 2 Điều 17 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021) như sau:

“2. Lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng ngân sách trung ương:”.

8. Bãi bỏ cụm từ “thẩm định,” tại điểm d khoản 2 Điều 17 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021).

9. Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam” tại Điều 29.

Điều 14. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2019/TT- BGTVT ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam” tại Điều 12.

Điều 15. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2019/TT- BGTVT ngày 29 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ

1. Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại điểm b Khoản 4 Điều 10.

2. Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam” tại Điều 13.

Điều 16. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2019/TT- BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng thực hiện và việc áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại khoản 3, khoản 4 Điều 2.

2. Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam” tại Điều 5.

Điều 17. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2020/TT- BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn phương pháp xây dựng phương án giá, quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và dịch vụ vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương khi thực hiện phương thức đặt hàng

1. Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 13.

2. Thay cụm từ “Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” tại Điều 15.

Điều 18. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2020/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định việc đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương

1. Thay cụm từ “Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” tại khoản 2 Điều 7, khoản 1 Điều 9, Điều 11.

2. Thay cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ” bằng cụm từ “Giám đốc Khu Quản lý đường bộ” tại khoản 2 Điều 9.

Điều 19. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2021/TT- BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành định mức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ

Thay cụm từ “Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam” tại Điều 4.

Điều 20. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường Cao tốc Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;
- Báo Giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải;
- Lưu: VT, KCHT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 06/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 06/2023/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 12/05/2023
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Lê Đình Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 725 đến số 726
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản