Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2017/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THẨM TRA VIÊN VÀ QUẢN LÝ CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

Chương II

ĐÀO TẠO THẨM TRA VIÊN VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 3. Chương trình đào tạo

1. Chương trình và tài liệu giảng dạy bảo đảm cho học viên

a) Nắm được quy định của Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến an toàn giao thông, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;

b) Nắm được quy định, yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến an toàn giao thông đường bộ;

c) Nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ và Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;

d) Kỹ năng nghiên cứu, phân tích tài liệu, tiến hành kiểm tra hiện trường;

đ) Kỹ năng lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.

2. Chương trình khung đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Tài liệu giảng dạy

1. Tài liệu giảng dạy do cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ biên soạn.

2. Tài liệu giảng dạy phải đảm bảo các yêu cầu và nội dung quy định tại a) Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là Cơ sở kinh doanh đào tạo) thông báo tuyển sinh, yêu cầu đối với học viên, dự kiến kế hoạch, thời gian, địa điểm đào tạo của khóa học, kinh phí và các thông tin cần thiết khác;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký học tại Cơ sở kinh doanh đào tạo; hồ sơ đăng ký học của học viên theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Cơ sở kinh doanh đào tạo tiếp nhận và rà soát hồ sơ; bảo đảm học viên đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 12c của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016).

2. Hồ sơ đăng ký học của học viên bao gồm:

a) Đơn đăng ký học theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 02 (hai) ảnh màu cỡ (4x6) cm, nền màu xanh; kiểu thẻ căn cước, chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

c) Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học, hoặc sau đại học;

d) Bản khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ, có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp học viên theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Tổ chức đào tạo

a) Cơ sở kinh doanh đào tạo lập kế hoạch đào tạo và danh sách học viên, thông báo cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam và học viên biết trước khi mở lớp tối thiểu 07 (bảy) ngày làm việc;

b) Cơ sở kinh doanh đào tạo tiếp nhận học viên, bố trí lớp học (mỗi lớp không quá 45 học viên);

c) Cơ sở kinh doanh đào tạo tổ chức đào tạo theo chương trình khung và kế hoạch đào tạo đã thông báo.

Điều 6. Tổ chức thi

1. Cơ sở kinh doanh đào tạo thành lập Hội đồng thi có tối thiểu 05 người, bao gồm:

a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng thi là Lãnh đạo Cơ sở kinh doanh đào tạo;

b) Ủy viên Hội đồng thi là cán bộ, giảng viên của Cơ sở kinh doanh đào tạo; số lượng ủy viên phụ thuộc vào số phòng thi (mỗi phòng thi có 02 cán bộ coi thi);

c) Hội đồng thi tự giải thể sau khi Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp chứng chỉ cho học viên theo quy định.

2. Nhiệm vụ của Hội đồng thi

a) Chịu toàn bộ trách nhiệm có liên quan đến quá trình tổ chức thi;

b) Tổ chức ra đề, bảo mật đề thi;

c) Kiểm tra, xác định danh sách học viên đủ điều kiện dự thi;

d) Tổ chức thi, bảo mật bài thi, số phách; chấm thi và báo cáo kết quả thi.

3. Điều kiện dự thi và công nhận kết quả thi

a) Học viên được dự thi khi tham dự trên 80% thời lượng của khóa học;

b) Học viên được công nhận kết quả thi đạt yêu cầu, khi có kết quả thi từ 60/100 điểm trở lên;

c) Cơ sở kinh doanh đào tạo ra quyết định công nhận kết quả thi.

Điều 7. Lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ

1. Cơ sở kinh doanh đào tạo lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ, gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày thi.

2. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 12d của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016).

Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Tổ chức đào tạo theo quy định tại a) Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ đối với Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

b) Lưu trữ việc chấp thuận, cấp lại, thu hồi giấy chấp thuận Cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

c) Công khai danh sách Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

2. Quản lý chứng chỉ

a) In và quản lý phôi chứng chỉ;

b) Lưu trữ việc cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

c) Công khai danh sách thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được cấp chứng chỉ trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Điều 10. Trách nhiệm của người được cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

1. Bảo quản và sử dụng chứng chỉ đúng mục đích.

2. Thực hiện việc cấp đổi, cấp lại chứng chỉ đúng quy định.

3. Xuất trình chứng chỉ và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2017 và thay thế Thông tư số 16/2012/TT-BGTVT ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ, được dẫn chiếu trong Thông tư này có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp

Khóa học có kế hoạch đào tạo đã được thông báo cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam và học viên trước ngày Thông tư này có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 16/2012/TT-BGTVT ngày 25 tháng 5 năm 2012.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 29/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 29/2017/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 01/09/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Trương Quang Nghĩa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 679 đến số 680
  • Ngày hiệu lực: 15/10/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản