Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2017 |
QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG, BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 01 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
1. Thông tư này quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giảng dạy trong trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp). Riêng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài không áp dụng các quy định về tuyển dụng, sử dụng tại Thông tư này.
2. Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường sư phạm và nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn đối với nhà giáo được cử đi bồi dưỡng
1. Nhà giáo được cử đi bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao (sau đây gọi chung là bồi dưỡng) phải thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch học tập trong thời gian bồi dưỡng; chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ sở bồi dưỡng; giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở bồi dưỡng.
3. Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia các lớp bồi dưỡng được hưởng quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật.
4. Nhà giáo khi tham gia các khóa bồi dưỡng phải có cam kết về thời gian làm việc tại đơn vị chủ quản sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
5. Nhà giáo được cử đi bồi dưỡng, thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn phải có trách nhiệm lưu trữ và báo cáo đề cương, kết quả bồi dưỡng, thực tập.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi thường xuyên: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, nguồn thu dịch vụ đào tạo của đơn vị và nguồn khác (nếu có).
3. Đối với các đơn vị do Nhà nước đảm bảo: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng do ngân sách Nhà nước đảm bảo và nguồn khác (nếu có).
4. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được chi từ nguồn thu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và được tính vào chi phí đào tạo.
Việc tuyển dụng nhà giáo được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức và Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Việc tuyển dụng và sử dụng viên chức phải bảo đảm số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh viên chức theo vị trí việc làm.
1. Người được tuyển dụng vào chức danh nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Thời gian tập sự đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 12 tháng; nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 6 tháng.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải sử dụng nhà giáo đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với ngành nghề được đào tạo hoặc đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động.
Điều 6. Các loại hình bồi dưỡng
1. Bồi dưỡng chuẩn hóa là loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và những nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Bồi dưỡng nâng cao là loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo để nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, tiến bộ khoa học, công nghệ và những nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nghề nghiệp.
3. Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn đối với nhà giáo là loại hình bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và rèn luyện kỹ năng trong thực tiễn, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Điều 7. Yêu cầu về nội dung chương trình bồi dưỡng
Nội dung chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Thể hiện được mục tiêu bồi dưỡng; quy định kiến thức, kỹ năng của người học sau khi hoàn thành khóa học; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng; cách thức đánh giá kết quả học tập sau khi hoàn thành khóa học;
2. Đảm bảo tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; đảm bảo việc liên thông giữa các chương trình bồi dưỡng;
3. Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Điều 8. Tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình bồi dưỡng
1. Thành lập Ban chủ nhiệm để xây dựng đề cương tổng hợp, thiết kế chương trình tổng quát, biên soạn chương trình chi tiết. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên Ban chủ nhiệm được quy định cụ thể theo từng chương trình bồi dưỡng.
2. Thành lập Hội đồng thẩm định để nghiệm thu chương trình bồi dưỡng. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên Hội đồng thẩm định được quy định cụ thể tùy theo từng chương trình bồi dưỡng.
3. Kết quả nghiệm thu chương trình của Hội đồng thẩm định là căn cứ để xem xét ban hành chương trình bồi dưỡng.
Điều 9. Hình thức, phương thức tổ chức bồi dưỡng
1. Hình thức tổ chức: Tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa học và từ xa.
2. Phương thức tổ chức: Hội thảo; tập huấn; bồi dưỡng chuyên đề; nghiên cứu, khảo sát thực tế; tham quan học tập; thực tập nâng cao và tự nghiên cứu nâng cao trình độ.
Điều 10. Sử dụng kết quả bồi dưỡng
Kết quả bồi dưỡng được sử dụng để đánh giá nhà giáo trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm hoặc được sử dụng làm điều kiện xét nâng hạng, thi nâng hạng viên chức; xét công nhận đạt chuẩn và các chế độ, chính sách khác có liên quan.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; mẫu chứng chỉ, quy định việc quản lý, cấp phát chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp để giảng dạy các cấp trình độ đào tạo.
2. Ban hành chương trình bồi dưỡng đạt chuẩn các chức danh nghề nghiệp; mẫu chứng chỉ, quy định việc quản lý, cấp phát chứng chỉ chứng chỉ đạt chuẩn các chức danh nghề nghiệp cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
1. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các Bộ, ngành, địa phương lập kế hoạch bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo từng giai đoạn, hàng năm và phối hợp tổ chức thực hiện.
2. Thành lập các Ban chủ nhiệm, Hội đồng thẩm định để tổ chức xây dựng, thẩm định và nghiệm thu các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho nhà giáo.
5. Hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Lập kế hoạch, dự trù kinh phí bồi dưỡng đối với nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
2. Lập kế hoạch, dự trù kinh phí bồi dưỡng đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý theo từng giai đoạn, hàng năm và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
2. Hướng dẫn các nhà giáo được cử đi bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, đề cương, báo cáo kết quả thực hiện. Đảm bảo nhà giáo được luân phiên bồi dưỡng theo chu kỳ ít nhất 05 năm một lần; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần trong 01 năm đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và 02 tuần trong 1 năm đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
3. Tổ chức hoặc kết hợp với các cơ sở giáo dục khác, các doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn có đủ điều kiện để bồi dưỡng cho nhà giáo.
4. Cử và tạo điều kiện thuận lợi để nhà giáo tham gia các lớp bồi dưỡng do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức; có cơ chế khuyến khích các hoạt động tự bồi dưỡng đối với nhà giáo.
5. Báo cáo kết quả thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm theo quy định.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở tổ chức bồi dưỡng
1. Cơ sở tổ chức bồi dưỡng cho nhà giáo phải đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu của từng loại hình, nội dung bồi dưỡng và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức thực hiện.
2. Cơ sở tổ chức bồi dưỡng cho nhà giáo phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; quản lý quá trình học tập, đánh giá và công nhận kết quả học tập của người học; báo cáo kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ cho người học theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
2. Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; Thông tư số 41/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về sử dụng, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 57/2008/QĐ-BLĐTBXH về sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 41/2015/TT-BLĐTBXH Quy định về sử dụng, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
- 4Quyết định 2469/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 205/LĐTBXH-TCDN năm 2017 hướng dẫn thực hiện về giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
- 7Nghị quyết 39/NQ-CP năm 2021 gia hạn Bản Ghi nhớ giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a về tuyển dụng lao động do Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 57/2008/QĐ-BLĐTBXH về sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 41/2015/TT-BLĐTBXH Quy định về sử dụng, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Luật viên chức 2010
- 2Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 3Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Thông tư 16/2012/TT-BNV về Quy chế thi, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 6Nghị định 48/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp
- 7Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
- 8Quyết định 2469/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 205/LĐTBXH-TCDN năm 2017 hướng dẫn thực hiện về giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 11Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
- 12Nghị quyết 39/NQ-CP năm 2021 gia hạn Bản Ghi nhớ giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a về tuyển dụng lao động do Chính phủ ban hành
Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 06/2017/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/03/2017
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Doãn Mậu Diệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 197 đến số 198
- Ngày hiệu lực: 01/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra