Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHỦ THỦ TƯỚNG ******* Số: 057-TTg | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 1960 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIẾT QUỐC HỘI CHO KỲ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA II
Nghị quyết của Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959 đã giao Ban Thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ tổ chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II trong 6 tháng đầu năm 1960.
Ban Thường trực Quốc hội đã quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II vào ngày 08 tháng 5 năm 1960.
Căn cứ vào Lụât bầu cử đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quy định những chi tiết thi hành luật bầu cử đại biểu Quốc hội cho kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II như sau:
Danh sách cử tri phải được lập xong và niêm yết chậm nhất là ngày 8 tháng 4 năm 1960. Yêu cầu của việc lập danh sách cử tri là: không bỏ sót một người nào có quyền bầu cử và không ghi lầm một người nào không có quyền bầu cử vào danh sách.
1. Điều kiện cử tri.
a) Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú đều có quyền bầu cử.
b) Công dân đang ở trong quân đội và các lực lượng công an nhân dân vũ trang có quyền bầu cử như những công dân khác.
c) Địa chủ được bầu cử theo những điều kiện sau đây:
- Ở vùng đã cải cách ruộng đất, những địa chủ, nếu làm đúng theo quy định của Chính phủ, thì đã được đổi thành phần rồi, nhưng vì Ủy ban hành chính xã và Ban Chấp hành Nông hội xã chưa đề nghị và Ủy ban hành chính tỉnh chưa chuẩn y cho thay đổi thành phần, thì trong cuộc bầu cử này coi như đã được thay đổi thành phần và được quyền bầu cử.
- Ở vùng mới cải cách dân chủ, địa chủ thường được Ủy ban hành chính xã và Ban Chấp hành Nông hội xã đề nghị, được Ủy ban hành chính tỉnh chuẩn y, và địa chủ kháng chiến đều được quyền bầu cử.
- Con địa chủ từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
d) Những người bị Tòa án hoặc pháp luật trước quyền bầu cử và ứng cử, và những người mất trí không có quyền bầu cử.
Lúc lập danh sách cử tri, những công dân có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, cư trú thường xuyên hay tạm thời ở khu vực bỏ phiếu nào, đều được ghi tên vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu đó.
2. Tổ chức phụ trách lập danh sách cử tri.
Các Ủy ban hành chính thị xã, khu phố, xã, thị trấn có nhiệm vụ lập danh sách cử tri.
Việc lập danh sách cử tri đối với các đơn vị quân đội và công an nhân dân cũ trang do các Ban chỉ huy các đơn vị đó phụ trách.
Ở mỗi thị xã, khu phố, xã, thị trấn, nên có tổ chức chuyên trách giúp Ủy ban hành chính trong việc lập danh sách cử tri: thẩm tra tư cách cử tri và đăng ký cử tri, thành phần tổ chức đó có thể gồm một số trong những người sau đây: ủy viên Ủy ban hành chính, đại diện Ban quản trị hợp tác xã hoặc Ban chấp hành Nông hội, cán bộ công an, cán bộ hộ tịch, trưởng xóm, trưởng khu, trưởng ban đại biểu dân phố, v.v… Thành phần phải gồm đủ người cần thiết nhưng phải gọn.
Ở mỗi xóm, mỗi phố hay mỗi khối, nên có một số người giúp việc ghi tên các cử tri và nêu lên những trường hợp cần xét về tư cách cử tri. Những người làm việc này có thể là: trưởng xóm, công an xóm, công an phố, hộ tịch viên, tổ trưởng, tổ phó dân phố, và một số thanh niên tốt, đọc viết thạo.
Trong việc lập danh sách cử tri, các cơ quan Công an có nhiệm vụ cung cấp tài liệu cần thiết cho Ủy ban hành chính.
3. Phương pháp lập danh sách cử tri.
a) Chuẩn bị lập danh sách:
Dựa vào các tài liệu sẵn có như tài liệu về điều tra dân số, quản lý hộ khẩu, thuế nông nghiệp, v.v… các nhân viên phụ trách lập danh sách phân công nhau đi từng hộ thẩm tra lại và ghi tên những người có đủ điều kiện tham gia bầu cử. Đối với những trường hợp chưa rõ, thì ghi riêng để điều tra thêm hoặc hỏi ý kiến cấp trên. Không nên vì một đôi trường hợp chưa rõ mà đình chỉ toàn bộ công tác lập danh sách cử tri.
b) Lập danh sách:
Ở xã và thị trấn, danh sách cử tri của mỗi khu vực bỏ phiếu lập theo xóm, phố, tên cử tri xếp theo hộ. Ở thị xã và khu phố, danh sách cử tri của mỗi khu vực bỏ phiếu được lập theo khối hay tổ dân phố, tên cử tri xếp theo hộ. Trong mỗi hộ, tên chủ hộ xếp lên đầu. Các hộ xếp theo thứ tự từ đầu xóm đến cuối xóm hoặc từ đầu phố đến cuối phố, hoặc theo một thứ tự thích hợp với hoàn cảnh địa phương.
Các danh sách sẽ được đưa ra một cuộc họp nhân dân thảo luận để nhân dân góp ý kiến. Sau đó, các xóm, phố, khối, tập trung danh sách cử tri lên Ủy ban hành chính cơ sở. Ủy ban hành chính cơ sở cần xếp danh sách cử tri của các xóm, phố, khối trong khu vực bỏ phiếu thành một danh sách cử tri của từng khu vực bỏ phiếu. Bản sao danh sách cử tri của từng khu vực bỏ phiếu phải được niêm yết. Chủ tịch Ủy ban hành chính cơ sở phải ký tên và đóng dấu Ủy ban hành chính vào từng danh sách cử tri (cả bản chính để lưu ở trụ sở Ủy ban hành chính và bản sao để niêm yết).
Khi lập và sao danh sách cử tri, không được bỏ sót, ghi trùng, nhầm lẫn tên, họ, không được ghi vào danh sách những người đã bị tước quyền bầu cử. Có thể giao việc ghi chép danh sách cho những người có trình độ văn hóa, viết chữ tốt, rõ,có tinh thần trách nhiệm và tin cậy được, nên dùng mưc đậm màu, lâu phai.
c) Niêm yết, khiếu nại, điều chỉnh danh sách:
Phải niêm yết bản sao danh sách ở các nơi công cộng trong khu vực bỏ phiếu.
Sau khi đã niêm yết danh sách, cần vận động nhân dân đến xem và thẩm tra danh sách. Nếu cử tri có điều gì hỏi về danh sách thì phải giải thích, nếu có ý kiến khác nhau, thì phải báo cáo lên cơ quan lập danh sách cử tri giải quyết.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày niêm yết danh sách, ai có điều gì không đồng ý về danh sách cử tri, thì có quyền báo cáo hoặc khiếu nại bằng miệng hay bằng giấy lên cơ quan lập danh sách. Trong hạn 3 ngày, cơ quan này phải nghiên cứu và giải quyết cụ thể những điều khiếu nại. Nếu người khiếu nại chưa đồng ý, thì có thể khiếu nại lên Tòa án nhân dân huyện, châu, thị xã hay thành phố, các Tòa án này phải giải quyết xong trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
Ở trụ sở các Ủy ban hành chính cơ sở, cần có một quyển sổ để ghi những báo cáo hoặc khiếu nại của nhân dân. Tại những thành phố và thị xã lớn, nếu có điều kiện, thì có thể đặt quyển sổ này ở những nơi niêm yết danh sách. Nên có người thường trực để trông nom danh sách, ghi những ý kiến của nhân dân về các điều sai sót và nhận những đơn khiếu nại để chuyển lên cơ quan lập danh sách nghiên cứu và giải quyết.
Từ khi công bố danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử, nếu cử tri nào không thể tham gia bỏ phiếu được ở nơi đã được ghi tên, thì có thể xin chứng nhận của Ủy ban hành chính cơ sở nơi đó vào thẻ cử tri của mình để xin ghi tên vào nơi khác. Ủy ban hành chính phải dành mọi sự dễ dàng và nhanh chóng trong việc chứng nhận để cử tri có thể tham gia bỏ phiếu nơi khác. Khi chứng nhận, Ủy ban hành chính phải xóa bỏ tên cử tri đó trên danh sách và ghi bên cạnh: "Đi bỏ phiếu nơi khác".
d) Đối với cử tri trong các cơ quan, công trường, nông trường, xí nghiệp, trường học:
Đối với những người làm việc ở các cơ quan, công trường, nông trường, xí nghiệp, trường học, ăn ở tập thể ở xóm, phố, khối, thì người phụ trách xóm, phố, khối phải liên lạc với người phụ trách các tổ chức đó để lấy tên cử tri kê vào danh sách chung với nhân dân.
Người phụ trách các tổ chức nói trên lập danh sách cử tri thuộc tổ chức mình và chuyển cho cơ quan lập danh sách cử tri của chính quyền địa phương. Bản danh sách này phải được cử tri trong đơn vị tham gia ý kiến để tránh nhầm lẫn, thiếu sót.
đ) Đối với cử tri trong quân đội và công an nhân dân vũ trang:
Danh sách cử tri của quân đội và của công an nhân dân vũ trang chỉ công bố trong đơn vị quân đội và công an nhân dân vũ trang.
Những cử tri trong quân đội và công an nhân dân vũ trang biệt phái đi công tác ở ngoài nơi đơn vị mình đóng quân, sẽ được ghi vào danh sách cử tri thuộc khu vực bỏ phiếu nơi đến công tác, những người công tác ở đơn vị nhưng được ở ngoài doanh trại, vẫn được ghi vào danh sách cử tri của đơn vị quân đội hay công an nhân dân vũ trang.
Các khu vực bỏ phiếu do Ủy ban hành chính cơ sở ấn định phạm vi, số hiệu, và công bố chậm nhất vào ngày 29 tháng 3 năm 1960. Ấn định các khu vực bỏ phiếu là một việc khó khăn và phức tạp, vì vậy Ủy ban hành chính huyện, châu (đối với xã và thị trấn), tỉnh (đối với thị xã) và thành phố (đối với khu phố) có trách nhiệm hướng dẫn và xét duyệt việc ấn định khu vực bỏ phiếu của các Ủy ban hành chính cơ sở.
Việc lập khu vực bỏ phiếu phải dựa trên các điều kiện sinh hoạt, cư trú của nhân dân, hoàn cảnh địa lý, khả năng lãnh đạo và khả năng tổ chức của địa phương, và theo đúng tiêu chuẩn dân số đã định trong luật bầu cử.
Mỗi khu vực bỏ phiếu đều nằm trong phạm vi một thị xã, khu phố, xã, thị trấn và gồm một hoặc nhiều thôn, bản, xóm, khối.
Các đơn vị quân đội và công an nhân dân vũ trang sẽ thành lập khu vực bỏ phiếu riêng nhưng vẫn thuộc đơn vị bầu cử nơi đóng quân. Có thể lấy tiểu đoàn hoặc trung đoàn làm đơn vị để chia khu vực bỏ phiếu. Đối với những đơn vị quân đội và công an nhân dân vũ trang ở lẻ tẻ, nếu không tiện sát nhập với những đơn vị quân đội và công an nhân dân vũ trang ở nơi gần nhất, và cũng không tiện thành lập một khu vực bỏ phiếu riêng thì có thể để sát nhập vào khu vực bỏ phiếu chung với nhân dân.
III. THÀNH LẬP CÁC BAN BẦU CỬ VÀ CÁC TỔ BẦU CỬ
Ở tỉnh, khu, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban hành chính mời các chính đảng và đoàn thể nhân dân ở địa phương cử đại biểu vào Ban bầu cử (hoặc các Ban bầu cử) thuộc địa phương. Việc thành lập Ban bầu cử (hoặc các Ban bầu cử) chậm nhất phải xong vào ngày 24 tháng 3 năm 1960.
Ở thị xã, khu phố, xã và thị trán, Ủy ban hành chính cơ sở mời các đoàn thể và các giới cử đại biểu vào các Tổ bầu cử ở các khu vực bỏ phiếu. Việc thành lập các Tổ bầu cử chậm nhất phải xong vào ngày 18 tháng 4 năm 1960.
Những đại biểu được cử vào các Ban, các Tổ bầu cử phải là những người được nhân dân tín nhiệm và có khả năng làm việc.
Các Ban và các Tổ bầu cử phải học tập kỹ thể lệ bầu cử, quyền hạn, nhiệm vụ của mình và định chương trình công tác cụ thể.
Ủy ban hành chính và các cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ giúp các Ban và các Tổ bầu cử có những phương tiện làm việc cần thiết.
IV. LẬP DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ỨNG CỬ
Trước ngày 8 tháng 4 năm 1960, các chính đảng, các đoàn thể nhân dân giới thiệu người ra ứng cử phải nộp tại Ban bầu cử giấy giới thiệu người ra ứng cử, đơn ứng cử của người được giới thiệu và giấy chứng nhận người ứng cử có đủ điều kiện ứng cử.
Trước ngày 8 tháng 4 năm 1960, những người tự ra ứng cử phải nộp tại Ban bầu cử đơn ứng cử và giấy chứng nhận có đủ điều kiện ứng cử.
Giấy chứng nhận người ứng cử có đủ điều kiện ứng cử, có thể do Ủy ban hành chính nơi lập danh sách, Ủy ban hành chính cấp trên, hoặc Bộ Nội vụ cấp tùy theo điều kiện cư trú của người ứng cử. Trong giấy phải ghi rõ người đó có đủ điều kiện tuổi để ứng cử, không bị Tòa án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử, ứng cử và không bị mất trí.
Địa chủ và con địa chủ nói trong phần điều kiện cử tri (đoạn c) của thông tư này được coi như không bị tươc quyền ứng cử.
Danh sách những người ứng cử phải được Ban bầu cử công bố chậm nhất là ngày 18 tháng 4 năm 1960.
V. TỔ CHỨC NGÀY BỎ PHIẾU, SƠ KẾT VÀ TỔNG KẾT
1. Tổ chức ngày bỏ phiếu.
Ngày bỏ phiếu đã được Ban Thường trực Quốc hội ấn định thống nhất cho các nơi là ngày 8 tháng 5 năm 1960. Các địa phương phải tuyệt đối bảo đảm thực hiện cuộc bỏ phiếu đúng ngày đó.
Gần đến ngày bầu cử, các Ban bầu cử và Tổ bầu cử cần họp kiểm điểm công việc và hoàn thành mọi công tác chuẩn bị.
Trong ngày bầu cử, cần chú ý những điểm sau đây:
a) Các phòng bỏ phiếu phải có nội quy. Nội quy phòng bỏ phiếu do Tổ bầu cử lập, theo sự hướng dẫn của Ban bầu cử.
b) Cử tri không biết chữ có thể nhờ người khác biết chữ viết hộ. Đặc biệt ở một vài nơi, còn nhiều người không biết chữ, thì Ban bầu cử có thể dùng mọi phương pháp thích hợp để cử tri dễ dàng chọn đại biểu, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc bỏ phiếu kín.
c) Nên nói cho cử tri biết là không nên ký vào phiếu bầu cử. Nhưng nếu có người trót ký lỡ rồi, thì phiếu bầu vẫn hợp lệ.
Cử tri gạch phiếu hỏng có thể xin đổi một phiếu khác; nhưng Tổ bầu cử cần phải giữ lại phiếu hỏng khi phát phiếu mới, và phải bảo đảm bí mật về lá phiếu viết hỏng, không được để lộ ý định của cử tri muốn bỏ cho ai.
d) Tổ bầu cử phải điều tra trước khu vực bỏ phiếu của mình có bao nhiêu người già yếu, ốm đau, tàn tật không đến phòng bỏ phiếu được, để tổ chức hòm phiếu phụ. Trước khi đưa hòm phiếu phụ đến tận nhà cử tri, Tổ bầu cử phải mở nắp hòm phiếu, dốc ngược và giơ cao hòm phiếu cho mọi người thấy rõ là trong hòm phiếu không có gì, sau đó đậy kín nắp lại, niêm phong rồi cử hai tổ viên Tổ bầu cử và mời hai cử tri đi theo chứng kiến. Hòm phiếu này được đem về phòng bỏ phiếu của khu vực để cùng một chỗ với hòm phiếu chính.
d) Trong khi đang bỏ phiếu, nếu có cử tri nơi khác đến xuất trình giấy chứng nhận không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri, thì Tổ bầu cử cho ghi tên thêm vào danh sách cử tri của khu vực mình, cấp phiếu bầu và cho bỏ phiếu. Trường hợp cần xét rõ hơn, Tổ bầu cử có thể đòi xuất trình những giấy tờ chứng minh cần thiết khác.
e) Trong ngày bầu cử, Tổ bầu cử cần phải cố gắng khắc phục khó khăn bảo đảm cho cuộc bỏ phiếu được liên tục và làm xong nội trong ngày.
g) Nơi nào toàn thể cử tri của mình đã bỏ phiếu xong trước 7 giờ tối thì cũng phải chờ tới 7 giờ tối mới được kết thúc cuộc bỏ phiếu, vì có thể còn có những người ở nơi khác đến bỏ phiếu như nói ở điểm đ.
h) Kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử lập biên bản đúng theo mẫu đã quy định. Biên bản lập thành hai bản, một bản gửi ngay đến Ban bầu cử kèm theo tờ trình và các đơn khiếu nại (nếu có), một bản để cùng với các phiếu bầu (gói riêng thành từng loại: hợp lệ, không hợp lệ, phiếu trắng) vào hòm phiếu, đậy nắp lại, khóa và niêm phong cẩn thận rồi giao cho Ủy ban hành chính thị xã, khu phố, xã, thị trấn giữ cho đến khi Quốc hội xác nhận xong tư cách các đại biểu trúng cử. Bản sao của biên bản phải được Tổ bầu cử niêm yết tại trụ sở Ủy ban hành chính thị xã, khu phố, xã hoặc thị trấn.
2. Sơ kết, tổng kết.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ bầu cử của các Tổ bầu cử, Ban bầu cử họp lại xét các tài liệu đó, làm thống cho toàn đơn vị bầu cử và làm biên bản sơ kết.
Biên bản sơ kết đó viết thành hai bản: một bản gửi ngay đến Hội đồng bầu cử đính theo những đơn khiếu nại, các tờ trình của các Tổ bầu cử và tờ trình của Ban bầu cử nếu có; một bản gửi đến Ủy ban hành chính thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh hoặc khu cùng với những hồ sơ (của Tổ bầu cử) xét không cần thiết phải gửi đến Hội đồng bầu cử.
Các Ban bầu cử cần gửi biên bản sơ kết và các tài liệu khác lên Hội đồng bầu cử một cách nhanh chóng để Hội đồng bầu cử kịp thời làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và công bố kết quả bầu cử cho nhân dân biết.
VI. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, VẬT LIỆU CẦN THIẾT CHO CUỘC BẦU CỬ
Ủy ban hành chính thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh và khu, phụ trách phân phối kịp thời những tài liệu và vật liệu cần thiết cho Ban bầu cử và Tổ bầu cử:
1. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, thông tư quy định chi tiết thi hành của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản cần thiết của khu, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh.
2. Danh sách cử tri theo mẫu số 1 và danh sách những người ứng cử theo mẫu số 2.
3. Các thứ biên bản: biên bản kiểm phiếu theo mẫu số 3, biên bản sơ kết theo mẫu số 4.
4. Thẻ cử tri làm bằng giấy dày, màu trắng hay màu ngà, hình chữ nhật, ngang chứng 14 phân, dọc chừng 10 phân theo mẫu số 5.
Mặt trước thẻ cử tri có ghi các mục theo thứ tự sau đây: Họ tên cử tri, tuổi hay ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, nam hay nữ, nghề nghiệp, chỗ ở. Ở góc bên trái phía dưới là chỗ ký tên của cử tri. Mặt sau thẻ cử tri để trắng. Khi cử tri đến bỏ phiếu thì Tổ bầu cử đóng dấu vào mặt sau thẻ để chứng nhận là cử tri đã bỏ phiếu.
Ủy ban hành chính nơi lập danh sách cử tri sẽ phụ trách viết thẻ, ký và đóng dấu vào thẻ cử tri. Thẻ cử tri phải có số theo số thứ tự ghi trên danh sách cử tri.
Ủy ban hành chính cơ sở phát thẻ cho cử tri chậm nhất là ngày 1 tháng 5 năm 1960.
5. Phiếu bầu cử: Phiếu bầu cử nên in sẵn tên những người ứng cử trong đơn vị, làm bằng giấy trắng, hình chữ nhật, ngang chừng 12 phân, dọc chừng 17 phân theo mẫu số 6.
Phiếu bầu cử chỉ in một mặt, măặ sau để trắng. Tên họ những người ứng cử in theo thứ tự ABC có đánh dấu cẩn thận, tên phải in chữ to hơn, nét đậm hơn. Ở những vùng mà nhân dân thường dùng nhiều thứ chữ, phiếu bầu cử có thể không in sẵn tên người ứng cử, để cử tri có thể viết tên người mình chọn theo thứ chữ mình quen đúng.
6. Hòm phiếu: Tùy theo số cử tri nhiều ít mà làm theo kích thước như sau:
a) Số cử tri không quá 1.000:
Hòm phiếu chiều dài chừng Hòm phiếu chiều rộng chừng Hòm phiếu chiều cao chừng | 55 phân, 35 phân, 38 phân, |
b) Số công dân trên 1.000
Hòm phiếu chiều dài chừng Hòm phiếu chiều rộng chừng Hòm phiếu chiều cao chừng | 70 phân, 45 phân, 48 phân, |
Giữa nắp hòm phiếu chỉ có một khe hở chênh chếch, dài độ 10 phân, rộng độ 7 ly. Nắp hòm phiếu phụ cũng phải có khe hở đủ để bỏ vừa lá phiếu bầu.
Nơi nào đã có hòm phiếu dùng hoặc gần đúng như kích thước này rồi thì không phải làm hòm phiếu mới. Nơi nào chưa có hoặc có rồi nhưng không đúch kích thước như trên, thì phải làm hòm phiếu mới.
7. Dấu của Ban bầu cử theo mẫu số 7, và dấu của các Tổ bầu cử theo mẫu số 8.
8. Vật liệu văn phòng cho phòng bỏ phiếu: cần chuẩn bị trước giấy, mực, bút mực, bút chì, hồ dán, giấy thấm, đinh ghim, đèn, mực dấu và con dấu để đóng dấu và các phiếu bầu; phải phân phối trước những vạt liệu này cho các phòng bỏ phiếu.
Để thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí, các Ủy ban hành chính cần cố gắng chuẩn bị đủ các phương tiện cần thiết cho việc bầu cử bằng cách tận dụng những thứ sẵn có, và có thể mượn trong địa phương, chỉ mua sắm những thứ mà địa phương không thể tự túc được. Khi cuộc bỏ phiếu đã xong, các Tổ bầu cử phải thu lại những vật liệu chưa dùng hết và giao cho Ủy ban hành chính cơ sở để sử dụng hợp lý theo sự hướng dẫn của cơ quan tài chính tỉnh, khu, thành phố trực thuộc Trung ương.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Tỉnh, Khu ………………. (hay là Thành phố) *** Huyện (hay là Quận) ……………… *** Xã (hay là Khu phố) ………… | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA *******
|
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA II
Khu vực bỏ phiếu……………. (1)
Số thứ tự | HỌ VÀ TÊN CỬ TRI (2) | Tuổi | Nam hay nữ | CHỖ Ở | Dân tộc | CHÚ THÍCH |
1 2 3 4 | Nguyễn Văn Ca Nguyễn Thị Lý Trần Văn Hùng Lê Thị Kha …. | 40 32 50 25 | Nam Nữ Nam Nữ | 1 Hàng Bông 1 Hàng Bông 2 Hàng Bông 2 Hàng Bông | Kinh Kinh Kinh Thổ |
|
Tổng số cử tri trong danh sách là……………………
Làm tại…………….. ngày……….. tháng……… năm 1960
CƠ QUAN LẬP DANH SÁCH ký tên và đóng dấu |
Tỉnh, Khu ………………. (hay là Thành phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* |
Bầu cử ngày………. tháng……. năm 1960
Đơn vị bầu cử……………. (1)
Số thứ tự | HỌ TÊN NGƯỜI ỨNG CỬ (theo thứ tự ABC) | Năm sinh | Nam hay nữ | Nghề nghiệp | Chỗ ở | Dân tộc | CHÚ THÍCH |
1 2 | Hoàng Đình An Trịnh Hữu Biên …. | 1918 1922 | Nam Nam | Công nhân Thợ tiện | 2 Lò Đúc 3 Lò Đúc | Kinh Kinh |
Tổng số người ứng cử trong danh sách là……………………
Làm tại…………….. ngày……….. tháng……… năm 1960
TRƯỞNG BAN BẦU CỬ ký tên và đóng dấu |
Tỉnh, Khu ………………. (hay là Thành phố) *** Huyện (hay là Quận) ……………… *** Xã (hay là Khu phố) ………… | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* |
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA II
Khu vực bỏ phiếu…………………………………………...
Đơn vị bầu cử……………………………..………………….
Ngày…… tháng……. năm 1960, hồi…… giờ……. sáng, Tổ bầu cử gồm gó:
Ông (hay là bà) …………………………………………….. Tổ trưởng,
- …………………………………………….. Tổ phó,
- …………………………………………….. Thư ký,
- …………………………………………….. Thư ký,
- …………………………………………….. Tổ viên,
- …………………………………………….. Tổ viên,
- …………………………………………….. Tổ phó,
đã họp tại phòng bỏ phiếu………….. thuộc đơn vị bầu cử ……… để phụ trách việc bầu cử đại biểu Quốc hội.
Đúng…… giờ…….. sáng, Tổ trưởng Tổ bầu cử kiểm sát lại hòm phiếu, sau đó khóa và niêm phong hòm phiếu lại, rồi mời các cử tri bắt đầu bỏ phiếu.
Đúng…. giờ tối, sau khi cử tri cuối cùng có mặt tại trụ sở bỏ phiếu đã bỏ phiếu xong. Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố cuộc bỏ phiếu kết thúc và cuộc kiểm phiếu bắt đầu ngay.
Trước khi mở hòm phiếu (kể cả hòm phiếu phụ nếu có), Tổ trưởng Tổ bầu cử đã mời hai cử tri biết chữ vào chứng kiến công việc kiểm phiếu là:
Ông (hay là bà) ……………………………….
và ông (hay là bà) …………………………….
Kết quả cuộc bầu cử như sau:
- Tổng số cử tri ở danh sách của khu vực bỏ phiếu………. (có phân biệt nam nữ).
- Số cử tri đã đi bầu……………. (có phân biệt nam nữ)
- Số phiếu hợp lệ: ………………
- Số phiếu không hợp lệ:……….
- Số phiếu trắng tức là phiếu mà tên họ tất cả các người ứng cử đều bị gạch xóa:
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử:
Ông (hay là bà)……… được………. phiếu…….
Ông - ………. được………. phiếu…….
Ông - ………. được………. phiếu…….
……………………………………………………...
Biểu quyết về những phiếu nghi ngờ:………….
Tóm tắt những việc đã xảy ra, những khiếu nại trong việc bầu cử và cách giải quyết của Tổ bầu cử: ………………
Biên bản này lập thành hai bản tại địa điểm, ngày tháng năm kể trên, vào hồi…. giờ và có đính theo các đơn khiếu nại, tờ trình của Tổ bầu cử (nếu có).
Hai cử tri chứng kiến kiểm phiếu …………………. | TỔ BẦU CỬ: Tổ trưởng Thư ký |
Tỉnh, Khu ………………. (hay là Thành phố) *** | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******* |
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA II
********
Đơn vị bầu cử……………………………………………….
Ngày…… tháng……. năm 1960, hồi…… giờ……. sáng, Ban bầu cử gồm gó:
Ông (hay là bà) ………………………………………Trưởng ban,
- ……………………………………….. Phó ban
- ……………………………………….. Thư ký
- ……………………………………….. Thư ký
- ………………………………..……….
đã họp tại..………….. để làm biên bản sơ kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II tại các khu vực bỏ phiếu thuộc đơn vị bầu cử………….
Số đại biểu Quốc hội ấn định cho đơn vị bầu cử………..
Số người ứng cử……….. (có phân biệt nam nữ)
Tổng số cử tri của đơn vị bầu cử……..………. (có phân biệt nam nữ)
Số cử tri đã đi bầu……………. (có phân biệt nam nữ)
Tỷ lệ so với tổng số………………. (có phân biệt nam nữ)
Số phiếu hợp lệ: ……………..
Số phiếu không hợp lệ:…………..
Số phiếu trắng tức là phiếu mà tên họ tất cả các người ứng cử đều bị gạch xóa:….
Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử:……….
Huyện, Quận, Châu, hay là Thị xã | Số khu vực bỏ phiếu | SỐ PHIẾU BẦU CHO MỖI NGƯỜI ỨNG CỬ | |||||
Ông hay là bà A[1] | Ông hay là bà B | Ông hay là bà C | Ông hay là bà D | Ông hay là bà Đ | Ông hay là bà E | ||
Thị xã Hải Dương Huyện Bình Giang Huyện Cẩm Giàng Huyện Gia Lộc ….. | 19 49 71 74 | ||||||
Tổng cộng |
Căn cứ vào kết quả ghi trên, Ban bầu cử kết luận:
a) Số cử tri đã đi bầu là quá nửa số cử tri ghi trong danh sách của đơn vị bầu cử (nếu số cử tri đi bầu không được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách của đơn vị bầu cử, thì viết: "Vì số cử tri đi bầu không được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri của đơn vị bầu cử, nên cuộc bầu cử này không có giá trị và sẽ có cuộc bầu lại").
b) Các ông bà có tên sau đây được nhiều phiếu nhất và số phiếu đó đã quá nửa số phiếu hợp lệ, được coi là trúng cử (nếu không ai được quá nửa số phiếu hợp lệ, thì viết: "Vì không ai được quá nửa số phiếu hợp lệ để trúng cử, nên sẽ có cuộc bầu lại"):
Ông (hay là bà)……………….
- ………………..
- ………………..
c) Còn thiếu ……….. đại biểu sẽ bầu thêm cho đủ (nếu thiếu).
Tóm tắt những việc đã xảy ra, những khiếu nại trong việc bầu cử và cách giải quyết của các Tổ bầu cử …………………………………………………..
Biên bản này lập thành 2 bản tại địa điểm, ngày tháng năm kể trên, và có đính theo các đơn khiếu nại, tờ trình của Tổ bầu cử (nếu có).
TỔ BẦU CỬ: Trưởng Ban Phó Ban Thư ký Thư ký |
THẺ CỬ TRI (Bầu cử đại biểu Quốc hội) Họ tên cử tri……………………………………………………… Tuổi hay ngày tháng năm sinh………………………………… Nơi sinh…………………………………………………………... Dân tộc…………………………………………………………… Nam hay nữ……………………………………………………… Nghề nghiệp……………………………………………………… Chỗ ở……………………………………………………………...
|
|
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** PHIẾU BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA II …………….Họ tên người ứng cử…………………..…………. …………………………………………………………………….. …………………………………………………………………….. …………………………………………………………………….. |
|
1. Mẫu dấu của Ban bầu cử khi khu, thành phố, tỉnh chỉ có một đơn vị bầu cử:
2. Mẫu dấu của Ban bầu cử khi khu, thành phố, tỉnh có nhiều đơn vị bầu cử:
CHÚ THÍCH:
1. Dấu của Ban bầu cử bằng gỗ, hình tròn, đường kính rộng 38 ly, ngoài có một đường chỉ to, trong lòng có một vòng chỉ nhỏ cách đường chỉ ngoài 5 ly.
2. Giữa 2 vành tròn, ở phía trên có chữ: VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (có sao nhỏ 5 cánh ở đầu chữ VIỆT và sau chữ HÒA). Ở phía dưới là tên tỉnh, khu, thành phố.
3. Trong lòng con dấu có chữ: “Ban bầu cử đại biểu Quốc hội khoá II”. Nếu ở tỉnh, khu, thành phố có nhiều đơn vị bầu cử, thì thêm chữ “Đơn vị số…”
TỔ BẦU CỬ Số…….. XÃ XUÂN MAI Thái Bình |
CHÚ THÍCH:
1. Dấu của Tổ bầu cử bằng gỗ, hình chữ nhật, dài 4 phân, rộng 2 phân 5, có một đường chỉ to bao ngoài.
2. Trên mặt dấu có chữ "Tổ bầu cử số…", tên xã (hay thị trấn, khu phố), và dưới cùng là tên tỉnh, khu, thành phố.
- 1Thông tư 20-TTg-1964 về việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa III do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 80-TT/LB năm 1958 về các trường hợp mất quyền bầu cử, ứng cử do Bộ Nội Vụ- Bộ Công An- Bộ Tư Pháp ban hành
- 3Thông tư 32-TC/TT năm 1957 về ấn định mẫu thẻ cử tri, phiếu bầu cử và hòm phiếu do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Thông tư 20-TTg-1964 về việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa III do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 94-TTg năm 1960 về điều kiện địa chủ được tham gia bầu cử Quốc hội do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 3Thông tư 80-TT/LB năm 1958 về các trường hợp mất quyền bầu cử, ứng cử do Bộ Nội Vụ- Bộ Công An- Bộ Tư Pháp ban hành
- 4Thông tư 32-TC/TT năm 1957 về ấn định mẫu thẻ cử tri, phiếu bầu cử và hòm phiếu do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội 1959
Thông tư 057-TTg năm 1960 hướng dẫn thi hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội cho kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II do Phủ Thủ Tướng ban hành
- Số hiệu: 057-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 04/03/1960
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra