BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 04-TC/CĐKT | Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 1959 |
Tiếp theo các điều lệ số 04-UB/DL và số 05-UB/DL và công văn số 541-UB/VP của Ủy ban Kiểm kê toàn quốc, dưới đây Bộ Tài chính quy định phương pháp hạch toán về các trường hợp chưa quy định các chế độ kế toán đã ban hành:
1. Khi giao vật liệu ứ đọng cho Cục Quản lý vật tư Nhà nước mà không lấy tiền sẽ hạch toán như sau giá trị của số vật tư giao để giảm bớt số vốn lưu động.
Nợ 110 các khoản nộp trước khác
Có 021 Nguyên vật liệu chính
hoặc 022 Vật liệu phụ (vật liệu khác) v.v…
Cuối năm sẽ kết chuyển số dư nợ của tài khoản 110 sang bên Nợ tài khoản 125 “Vốn Nhà nước” (tiểu khoản 125.1 Vốn lưu động).
- Nếu Cục Quản lý vật tư Nhà nước chưa nhận, xí nghiệp phải quản lý hộ, sau khi đã hạch toán như trên sẽ ghi giá trị của số vật liệu ứ đọng quản lý hộ vào bên NỢ một tài khoản ngoài bảng tổng kết tài sản (tài khoản “Vật tư bảo quản hộ Nhà nước”). Khi giao sẽ ghi CÓ vào tài khoản này.
- Trường hợp Cục quản lý vật tư Nhà nước trả cho một phần tiền để bù cho đủ số vốn lưu động định mức kế hoạch đã được duyệt y thì sẽ ghi NỢ vào tài khoản 110 giá trị của số vật tư giao mà không lấy tiền và ghi NỢ vào tài khoản 071 “Tiền gửi Ngân hàng…” số tiền nhận được về phần vật tư giao mà có lấy tiền và ghi Có vào tài khoản 021 hoặc 022 v.v…
2. Nếu phải nộp trả Nhà nước số vốn thừa (thể hiện bằng giá trị của vật liệu ứ đọng mang bán) sau khi bán, khi nộp số vốn thừa vào Kho bạc Nhà nước (theo giấy nộp tiền do cơ quan Tài chính cấp) thời ghi sổ số tiền nộp như sau:
Nợ 110 các khoản nộp trước khác
Có 071 tiền gửi Ngân hàng …
Cuối năm sẽ kết chuyển số dư nợ của tài khoản 110 sang tài khoản 125 như đã nói ở trên.
3. Khi 2 xí nghiệp giao nhận số vật liệu ứ đọng và điều chỉnh trên sổ sách:
- Xí nghiệp giao sẽ hạch toán giảm bớt số vốn lưu động như đã nói ở điểm 1
- Xí nghiệp nhận sẽ hạch toán tăng thêm vốn lưu động như sau:
Nợ 021 Nguyên vật liệu chính
Hoặc 022 Vật liệu phụ (vật liệu khác) v.v…
Có 148 Cấp bổ sung vốn lưu động
Cuối năm sẽ kết chuyển số dư có của tài khoản 148 sang bên Có tài khoản 125 vốn Nhà nước
4. Khi chi tiêu về bảo quản số vật liệu ứ đọng phải giao cho Cục Quản lý vật tư Nhà nước, về số vật liệu ứ đọng mà xí nghiệp có nhiệm vụ giải quyết và về vận chuyển số vật liệu ứ đọng chuyển giao cho các xí nghiệp khác thời ghi NỢ các khoản chi phí này vào tài khoản 176 “Kinh phí sự nghiệp” (để thống kê số chi phí này), cuối năm sẽ kết chuyển toàn bộ số chi phí này (số dư nợ của tài khoản 176) sang bên nợ của tài khoản 190 Lỗ lãi (tiểu khoản : Lỗ lãi linh tinh)
Tất cả tài sản cố định thừa sau khi kiểm kê đều xem như tài sản cố định của xí nghiệp và thuộc loại “Tài sản cố định chưa dùng đến, và loại Tài sản cố định không cần dùng đến”. Chỉ xem như vật tư bảo quản hộ: các tài sản cố định đã được Thủ tướng phủ quyết định giao cho Cục Quản lý vật tư Nhà nước
1. Những chi phí về bảo quản và về vận chuyển tài sản cố định giữ hộ Nhà nước, những chi phí về vận chuyển tài sản cố định giao cho xí nghiệp khác và những chi phí về bảo quản các tài sản cố định mà xí nghiệp có nhiệm vụ giải quyết sẽ hạch toán vào bên nợ tài khoản 176 như trên đã nói (về vật liệu) và cuối năm sẽ kết chuyển sang bên nợ tài khoản 190 lỗ lãi (trừ vào số lãi phải nộp Nhà nước).
2. Những chi phí về tháo dỡ, vận chuyển và lắp đặt tài sản cố định thừa phải chi bằng vốn kiến thiết cơ bản (trích trong hạn mức vốn kiến thiết cơ bản mà xí nghiệp nhận tài sản đã được cấp).
Khi chi thì ghi nợ vào tài khoản 202 “Mua sắm và công trình kiến thiết cơ bản trong kế hoạch Nhà nước chưa hoàn thành” (tiểu khoản 202.8). Nếu khoản chi thuộc loại tăng thêm giá trị tài sản cố định (như: chi về vận chuyển trong điều kiện cung cấp bình thường v.v… ) sẽ kết chuyển khoản chi ấy vào tài khoản 201 “Mua sắm và công trình kiến thiết cơ bản trong kế hoạch Nhà nước đã hoàn thành”. Nếu khoản chi thuộc loại không tăng thêm giá trị tài sản cố định (như: chi về vận chuyển trong điều kiện cung cấp bất bình thường v.v… ) sẽ kết chuyển khoản chi ấy vào tài khoản 201B “Phí tổn không tăng thêm giá trị tài sản cố định”. (1)
C. PHÍ TỔN SỬA CHỮA LỚN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THỪA
Chú ý nắm vững nguyên tắc sửa chữa lớn tài sản cố định phải do vốn khấu hao sửa chữa lớn chịu, nếu không có vốn này thời phải vay Ngân hàng hoặc xin ngân sách cấp kinh phí.
Sau khi sửa chữa, tỷ lệ hao mòn của tài sản cố định sẽ được giảm, giá trị của tài sản cố định sẽ được phục hồi. Do đó câu “Tính vào giá tài sản cố định sau khi sửa chữa lớn” trong công văn giải thích số 541/UB/VP phải hiểu theo nghĩa: phục hồi giá trị của tài sản cố định bị hao mòn. Khi chuyển trừ khoản chi phí về sửa chữa lớn và vốn khấu hao sửa chữa lớn (nợ 181 vốn khấu hao sửa chữa lớn. Có 011 chi phí sửa chữa lớn) thời đồng thời phải ghi:
Nợ 004 khấu hao tài sản cố định
Có 125 Vốn Nhà nước (tiểu khoản 125.0 – vốn cố định)
D. PHÍ TỔN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN Ứ ĐỌNG
- Nếu xí nghiệp được cấp kinh phí để chi tiêu vào phí tổn này thời sẽ ghi CÓ khoản kinh phí được cấp vào tài khoản 176 “Kinh phí sự nghiệp” , khi chi thời ghi NỢ vào tài khoản này. Xong công việc nếu còn thừa kinh phí sẽ nộp trả ngân sách Nhà nước. Khi nộp trả sẽ ghi NỢ vào tài khoản này.
- Nếu phải trừ số chi phí vào lãi phải nộp Nhà nước thời khi chi sẽ ghi NỢ vào tài khoản 176, xong công việc sẽ kết chuyển toàn bộ số chi phí này vào tài khoản 190 “Lỗ lãi” như trên đã nói.
Đề nghị các Bộ chủ quản xí nghiệp thông tri cho các xí nghiệp cơ sở rõ để thi hành. Nếu có điểm nào chưa được rõ xin cho Bộ chúng tôi biết để cùng nghiên cứu giải quyết.
Trong chế độ kế toán nội thương và ngoại thương số hiệu chưa nhất trí với số hiệu các tài khoản của các chế độ kế toán các ngành xí nghiệp khác, đề nghị Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương dựa theo các phương pháp hạch toán quy định ở trên mà quy định riêng cho ngành mình và gửi cho Bộ Tài chính (Vụ chế độ kế toán) một bản ghi đã quy định xong.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
(1) Đối với chế độ kế toán công nghiệp sẽ ghi vào tài khoản 203 “Mua sắm tài sản cố định và chi phí công triìh xây dựng chưa hoàn thành” (tiểu khoaả 203.0 trong kế hoạch Nhà nước). Nếu là khoản chi không tăng thêm giá trị tài sản cố định, khi kết chuyển vào tài khoản 201 sẽ ghi vào một tiểu khoản riêng (tiểu khoản : Phí tổn không tăng thêm giá trị tài sản cố định).
- 1Thông tư 042-TTg năm 1960 về việc giải quyết vật tư thừa sau kiểm kê đánh giá tài sản xét định vốn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thể lệ số 01-UB/TL về việc kiểm kê và đánh giá tài sản của xí nghiệp quốc doanh do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 3Nghị định 375-TC năm 1946 về Luật kế toán Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 130-TTg năm 1957 về việc thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế để tăng cường việc quản lý kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 141-TTg về việc kiểm kê tài sản, xét định vốn của các xí nghiệp quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 06-TC-KTKT năm 1959 về cách giải quyết cụ thể đối với phế liệu, phế phẩm và các khoản thiệt hại ở các công trường kiến thiết cơ bản do Bộ Tài chính ban hành.
- 1Thông tư 042-TTg năm 1960 về việc giải quyết vật tư thừa sau kiểm kê đánh giá tài sản xét định vốn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thể lệ số 01-UB/TL về việc kiểm kê và đánh giá tài sản của xí nghiệp quốc doanh do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 3Nghị định 375-TC năm 1946 về Luật kế toán Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 130-TTg năm 1957 về việc thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế để tăng cường việc quản lý kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 141-TTg về việc kiểm kê tài sản, xét định vốn của các xí nghiệp quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 06-TC-KTKT năm 1959 về cách giải quyết cụ thể đối với phế liệu, phế phẩm và các khoản thiệt hại ở các công trường kiến thiết cơ bản do Bộ Tài chính ban hành.
Thông tư 04-TC/CĐKT năm 1959 quy định phương pháp hạch toán những vật liệu ứ đọng và tài sản cố định thừa phát hiện trong quá trình hoặc sau khi kiểm kê, đánh giá tài sản và xét định vốn ở các xí nghiệp quốc doanh do Bộ Tài Chính ban hành
- Số hiệu: 04-TC/CĐKT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/01/1959
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trịnh Văn Bính
- Ngày công báo: 14/02/1959
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 06/02/1959
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định