Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2004/TT-BYT

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2004

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI

Căn cứ Điều 14, Điều 15, Điều 16 của Pháp lệnh người cao tuổi số 23/2000/PL/UBTVQH ngày 28/4/2000 giao nhiệm vụ cho ngành y tế,
Căn cứ Nghị định số 30/2002/NĐ - CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi,
Căn cứ Nghị định số 120/2003/ NĐ - CP ngày 20/1O/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số 30/2002/NĐ - CP ngày 20/1O/2003,
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ - CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế,
Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ theo Thông tư này là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc người cao tuổi Việt Nam định cư ở nước ngoài và người cao tuổi nước ngoài trong thời gian sinh sống, làm việc tại Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Tuổi già thường đi đôi với sức khoẻ yếu và bệnh tật; người cao tuổi có bệnh chiếm khoảng 95%.Trung bình một người cao tuổi mắc 2,69 bệnh, chủ yếu là các bệnh mạn tính, không lây truyền nên nguyện vọng sâu xa nhất của người cao tuổi là được sống khoẻ mạnh, được chăm sóc sức khoẻ, được khám chữa bệnh khi ốm đau, bệnh tật. Đây là yêu cầu chính đáng của người cao tuổi, đòi hỏi phải có sự quan tâm của các ngành, các cấp và của toàn xã hội.

2. Người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được ưu tiên khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đảm bảo chế độ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại địa phương. Ngành y tế chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.

II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ SỨC KHOẺ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo ngành y tế phối hợp với các ngành có liên quan để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong địa phương theo các yêu cầu sau:

l. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung rèn luyện thân thể, tăng cường sức khoẻ và phòng bệnh nhất là các bệnh thường gặp ở người cao tuổi để người cao tuổi tự phòng bệnh.

2. Tổ chức khám sức khoẻ để lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ cho người cao tuổi. Việc khám sức khoẻ định kỳ được thực hiện một năm một lần, từng bước tổ chức mạng lưới bác sĩ gia đình và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho người cao tuổi.

3. Tổ chức các hình thức câu lạc bộ người cao tuổi như: Câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời. Tuỳ điều kiện và yêu cầu của người cao tuổi, từng địa phương có thể tổ chức các câu lạc bộ của những người mắc bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, hen, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận - tiết niệu, đục thuỷ tinh thể vv…

4. Ưu tiên đầu tư cho các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người cao tuổi bị tàn tật để phòng ngừa và phục hồi các di chứng do chấn thương, tai nạn hoặc do các bệnh tai biến mạch máu não, bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp vv…

5. Tổ chức mạng lưới tình nguyện viên để chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại nhà, nhất -là người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa. Khuyến khích cán bộ y tế nghỉ hưu tham gia tình nguyện viên hoặc tham gia tập huấn cho tình nguyện viên về những kiến thức cần thiết trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi như: Các hoạt động tự chăm sóc trong sinh hoạt cá nhân đặc biệt là những người bệnh bị di chứng sau các bệnh tim mạch, tai nạn, các hoạt động giao tiếp trong xã hội và tự chăm sóc y tế.

III. CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI

l. Tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh cho người cao tuổi:

a. Viện lão khoa có trách nhiệm:

- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thuộc ba lĩnh vực: Lão khoa lâm sàng, lão khoa cơ bản, lão khoa xã hội, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Việt Nam.

- Thực hiện chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trên phạm vi toàn quốc. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn chuyên môn, trang bị dụng cụ cho các cơ sở lão khoa tuyến dưới để đảm bảo luyện tập phục hồi chức năng sau các bệnh của người cao tuổi.

- Là tuyến điều trị chuyên sâu về bệnh học lão khoa.

- Phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội và các trường đào tạo cán bộ y tế khác để đào tạo đại học và sau đại học về chuyên ngành lão khoa. Biên soạn giáo trình, sách đào tạo chuyên khoa và phổ biến kiến thức chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.

b. Các bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II, : Thành lập khoa lão khoa và có buồng khám riêng cho người bệnh cao tuổi tại khoa khám bệnh.

c. Các bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi): Phải tổ chức việc khám bệnh cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh; khi người bệnh cao tuổi cần vào điều trị nội trú thì bệnh viện phải tổ chức tiếp đón chu đáo, chăm sóc tận tình, không để người bệnh phải nằm chung giường.

d. Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Có một số giường giành cho người bệnh cao tuổi tại các khoa lâm sàng và tổ chức việc khám bệnh cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh.

đ. Các bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng phải được tiếp tục xây dựng và củng cố theo quy định tại Quyết định số 966/BYT ngày 30/5/1999 của Bộ trưởng Bộ y tế về hướng dăn nội dung hoạt động của Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng; giành một tỷ lệ giường bệnh thích hợp để chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh cao tuổi. Kết hợp với Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chế độ điều dưỡng cho người cao tuổi có công với nước.

e. Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý sức khoẻ và thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại địa phương. Trường hợp người cao tuổi bị tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa bị ốm đau nhưng không đến khám, chữa bệnh tại nơi quy định thì trưởng trạm y tế cấp xã cử cán bộ y tế đến khám, chữa bệnh tại nơi ờ của người cao tuổi hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức đưa người bệnh đến cơ sở khám, chữa bệnh.

2. Công tác điều trị.

- Việc khám, chữa bệnh cho người bệnh cao tuổi được thực hiện theo tuyến chuyên môn kỹ thuật, trường hợp cấp cứu được chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất.

- Các cơ sở khám, chữa bệnh phải thực hiện việc ưu tiên khám trước cho người bệnh cao tuổi (sau trường hợp cấp cứu).

- Từng bước tổ chức quản lý bệnh mạn tính cho người cao tuổi theo các chương trình, dự án để có thể phát hiện và xử lý kịp thời khi có những diễn biến bất thường xây ra. Có kế hoạch phòng bệnh, điều trị cho các đối tượng bệnh mạn tính.

- Tăng cường công tác phục hồi chức năng cho người bệnh cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn việc tiếp tục điều trị tại gia đình.

- Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, phát triển các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc nhất là ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh cao tuổi.

IV. KINH PHÍ CHO VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU VÀ KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI

l. Kinh phí chi cho việc khám sức khoẻ để lập sổ theo dõi sức khoẻ cho người cao tuổi, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi do địa phương chịu trách nhiệm.

2. Kinh phí chi cho khám chữa bệnh:

a. Người có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc, thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện được bảo hiểm xã hội (BHYT) thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

b. Người thuộc diện được hưởng chế độ khám chữa bệnh người nghèo thì được quỹ khám chữa bệnh người nghèo thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/1O/2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo và Thông tư liên tịch số 14/2002/Tr-LT- BYT-BTC ngày 16/12/2002 của Bộ Y tế và Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định trên.

c. Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế theo quy định tại Thông tư số 24/2003 ngày 6/1 l/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2003/NĐ - CP ngày 20/1O/2003 của Chính phủ.

3. Người không có thẻ BHYT theo quy định tại Điểm 2 nêu trên thì phải tự thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.

4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, gia đình của người cao tuổi mua thẻ BHYT cho người cao tuổi.

5. Các địa phương cần thành lập quỹ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi để hỗ trợ cho việc chăm sóc sức khoẻ và khám, chữa bệnh cho người cao tuổi.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

l. Tại các cấp tỉnh, huyện, xã tổ chức Ban chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi do lãnh đạo chính quyền làm trưởng ban, ngành Y tế làm thường trực với sự tham gia của ngành Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan và đại diện của Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ để đảm bảo và duy trì các hoạt động chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi tại địa phương. Để thống nhất các hoạt động về chăm sóc sức khoẻ, Ban chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi nên lồng ghép trong Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu của địa phương.

2. Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong toàn tỉnh theo quy định của Thông tư này và chỉ đạo y tế tuyến huyện, y tế tuyến xã trong việc tham gia chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong phạm vi địa phương.

3. Vụ Điều trị có trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục chức năng, Thanh tra Bộ Y tế, Viện Lão khoa và các đơn vị có liên quan để hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này.

4.Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ phối hợp với Viện Lão khoa tổ chức việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi.

5. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các đơn vị, địa phương phải báo cáo về Bộ y tế (Vụ điều trị) để xem xét, giải quyết hoặc sửa đổi bổ sung cho phù hợp.phòng giáo dục sức khoẻ phối hợp với Viện Lão khoa tổ chức việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi.

Nơi nhận:
- VP chủ tịch nước,VVPQH,
- VPCP ( Công báo, Vụ văn xã)
- VPTUĐảng, các Ban của Dáng
- Đlc Bộ trưởng Bộ y tế (để báo cáo)
- Các đlc Thứ trưởng Bộ y tế (để biết )
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể,
- UBND Tỉnh, TP trực thuộc TU
- MTTQVN,
- Hội CTD Việt Nam.
- Hội người cao tuổi Việt Nam
- Trung tâm NCTGNCT,
- Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc TƯ
- Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế
- Các Vụ Cục VP, Thanh tra Bộ Y tê,
- Lưu diều trị
- Lưu trữ

KT. BộTRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG





Lê Ngọc Trọng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 02/2004/TT - BYT hướng dẫn công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi do Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 02/2004/TT-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 20/01/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Lê Ngọc Trọng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 8
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản