Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2015/TT-VKSTC | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015 |
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16/8/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát và Giấy chứng minh Kiểm sát viên;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2015/UBTVQH13 ngày 14/7/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16/8/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát và Giấy chứng minh Kiểm sát viên;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về quản lý, sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng trang phục của các chức danh tư pháp, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ (viết tắt là công chức, viên chức); quản lý, sử dụng, mẫu Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhân Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Trang phục của các chức danh tư pháp, công chức, viên chức, người lao động khác làm việc tại Viện kiểm sát quân sự các cấp thực hiện theo quy định về trang phục đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.
Việc quản lý, sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên phải đúng đối tượng, tiêu chuẩn, mục đích và thống nhất trong ngành Kiểm sát nhân dân. Mọi vi phạm trong việc thực hiện Thông tư này phải được phát hiện, xử lý kịp thời, khách quan, đúng quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
1. Trang phục gồm: Trang phục thường dùng và lễ phục.
2. Trang phục thường dùng gồm: Quần, áo xuân hè; quần, áo thu đông; áo khoác chống rét; áo sơ mi dài tay; mũ kêpi; cà vạt; thắt lưng; giày da; bít tất; dép quai hậu; áo mưa; cặp đựng tài liệu; phù hiệu Viện kiểm sát nhân dân, bộ phù hiệu gắn trên ve áo, bộ cấp hiệu gắn trên vai áo, biển tên theo quy định của pháp luật.
3. Lễ phục gồm: Quần áo lễ phục mùa hè, quần áo lễ phục mùa đông, áo sơ mi dài tay lễ phục mùa đông, mũ kêpi, bộ cành tùng đơn gắn trên ve áo lễ phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển tên, cuống đeo huân chương theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Giấy chứng minh Kiểm sát viên
1. Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp cho: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp, Kiểm sát viên các ngạch theo quy định của pháp luật.
2. Giấy chứng minh Kiểm sát viên theo quy định tại Nghị quyết số 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16/8/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát và Giấy chứng minh Kiểm sát viên và Nghị quyết số 973/2015/UBTVQH13 ngày 14/7/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16/8/2012 như sau:
a) Kích thước: Chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm;
b) Mặt trước: Nền đỏ, trên cùng là dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 11; ở giữa là hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía dưới Quốc huy là dòng chữ “Giấy chứng minh Kiểm sát viên” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 13;
b) Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu hồng; có một đường gạch chéo màu đỏ rộng 8 mm, chạy từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; có phù hiệu ngành Kiểm sát ở góc trên bên trái; có ảnh của Kiểm sát viên ở góc dưới bên trái, cỡ 23x30 mm; có thông tin về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, chức danh, đơn vị công tác; nhiệm kỳ; chữ ký của Viện trưởng và dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(Phụ lục số 01 kèm theo)
Điều 5. Giấy chứng nhận Điều tra viên
1. Giấy chứng nhận Điều tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp cho: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên các ngạch thuộc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Mẫu Giấy chứng nhận Điều tra viên như sau:
a) Kích thước: Chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm;
b) Mặt trước: Nền đỏ, trên cùng là dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 11; ở giữa là hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía dưới Quốc huy là dòng chữ “Giấy chứng nhận Điều tra viên” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 13.
c) Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu hồng; có một đường gạch chéo màu đỏ rộng 8 mm, chạy từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; có phù hiệu ngành Kiểm sát ở góc trên bên trái; có ảnh của Điều tra viên ở góc dưới bên trái, cỡ 23x30 mm; có thông tin về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, chức danh, đơn vị công tác; nhiệm kỳ; chữ ký của Viện trưởng và dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(Phụ lục số 02 kèm theo)
Điều 6. Giấy chứng nhận Kiểm tra viên
1. Giấy chứng nhận Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp cho Kiểm tra viên các ngạch thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu Giấy chứng nhận Kiểm tra viên như sau:
a) Kích thước: Chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm;
b) Mặt trước: Nền đỏ, trên cùng là dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 11; ở giữa là hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía dưới Quốc huy là dòng chữ “Giấy chứng nhận Kiểm tra viên” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 13;
c) Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu hồng; có một đường gạch chéo màu đỏ rộng 8 mm, chạy từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; có phù hiệu ngành Kiểm sát ở góc trên bên trái; có ảnh của Kiểm tra viên ở góc dưới bên trái, cỡ 23x30 mm; có thông tin về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, chức danh, đơn vị công tác; chữ ký của Viện trưởng và dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(Phụ lục số 03 kèm theo)
Chương II
1. Công chức, viên chức khi được tuyển dụng, tiếp nhận làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân được cấp trang phục theo quy định. Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp trang phục cho công chức, viên chức công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cấp trang phục, cho công chức, người lao động công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cấp trang phục cho công chức, người lao động công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
2. Công chức khi được bổ nhiệm các chức danh tư pháp lần đầu được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên theo quy định.
3. Khi thay đổi chức danh tư pháp hoặc đơn vị công tác thì công chức đề nghị Thủ trưởng đơn vị có văn bản trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao cấp đổi Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên, cấp hiệu, biển tên phù hợp.
4. Phù hiệu, cấp hiệu, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên bị mất hoặc bị hư hỏng thì công chức, viên chức phải báo cáo giải trình bằng văn bản với Thủ trưởng đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, cấp lại.
5. Khi chuyển ngành, thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động, cách chức, miễn nhiệm, buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này thì công chức, viên chức phải nộp lại phù hiệu, cấp hiệu, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên cho Thủ trưởng đơn vị. Trường hợp nghỉ hưu thì nộp lại Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên.
6. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đề nghị cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên và gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ Tổ chức cán bộ).
Điều 8. Sử dụng trang phục thường dùng
Công chức, viên chức trong giờ làm việc hoặc khi thực hiện nhiệm vụ phải sử dụng trang phục như sau:
1. Mùa hè: Mặc quần áo xuân hè, áo để ngoài quần, đeo phù hiệu, cấp hiệu và đeo biển tên ở ngực áo bên phải. Mùa đông: Mặc quần áo thu đông, áo sơ mi phải để trong quần, thắt cà vạt, đeo phù hiệu, cấp hiệu và đeo biển tên ở ngực áo bên phải.
2. Công chức, viên chức công tác tại các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra sử dụng trang phục theo mùa: Mặc trang phục xuân hè từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm, mặc trang phục thu đông từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau. Công chức, viên chức các đơn vị từ thành phố Đà Nẵng trở vào (trừ tỉnh Lâm Đồng) mặc trang phục xuân hè.
3. Trong thời gian giao mùa giữa mùa hè và mùa đông hoặc những địa phương có thời tiết trong ngày khác nhau, việc thống nhất mặc trang phục thu đông hoặc trang phục xuân hè do Thủ trưởng cơ quan quyết định.
1. Công chức, viên chức sử dụng lễ phục khi dự:
a) Lễ mít tinh kỷ niệm do Đảng, Nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức;
b) Đại hội đảng toàn quốc, họp Quốc hội;
c) Lễ đón nhận huân, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước;
d) Lễ tang cấp nhà nước.
2. Việc sử dụng lễ phục trong từng trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này và các trường hợp cụ thể khác do Trưởng ban tổ chức hội nghị hoặc Thủ trưởng cơ quan quyết định.
3. Khi sử dụng lễ phục được đeo huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu của Đảng, Nhà nước, của Ngành và những huân chương, huy chương, kỷ niệm chương nước ngoài tặng được Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho phép đeo.
Huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu được đeo ở ngực áo bên trái theo thứ tự hạng bậc cao đến hạng bậc thấp, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
1. Công chức, viên chức đội mũ kêpi trong các trường hợp sau:
a) Kiểm sát khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, kiểm sát cưỡng chế thi hành án, kê biên tài sản, kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam;
b) Trong trường hợp mặc lễ phục quy định tại
2. Việc đội mũ trong từng trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này và các trường hợp cụ thể khác do Thủ trưởng cơ quan quyết định.
Điều 11. Những trường hợp không phải sử dụng trang phục
Công chức, viên chức trong giờ làm việc hoặc khi thực hiện nhiệm vụ không phải sử dụng trang phục:
1. Do yêu cầu công tác, tiếp khách quốc tế, hội thảo quốc tế hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội;
2. Nữ công chức, viên chức trong thời gian mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 12 tháng tuổi, trừ trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định phải sử dụng trang phục.
1. Chỉ sử dụng Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên trong khi thi hành nhiệm vụ.
2. Không sử dụng Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân và các loại giấy tờ tùy thân khác vào việc riêng hoặc việc trái pháp luật khác.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Cục Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị có liên quan bảo đảm việc cấp và quản lý trang phục thống nhất trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm: Thực hiện việc cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên trong ngành Kiểm sát nhân dân; phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này.
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra, thanh tra việc sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
Công chức, viên chức vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên bị nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm, thông báo công khai trong cơ quan, đơn vị; tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ./
Nơi nhận: | VIỆN TRƯỞNG |
MẪU GIẤY CHỨNG MINH KIỂM SÁT VIÊN
a) Kích thước: Chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm;
b) Mặt trước: Nền đỏ, trên cùng là dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 11; ở giữa là hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía dưới Quốc huy là dòng chữ “Giấy chứng minh Kiểm sát viên” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 13. (hình 1)
c) Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu hồng; có một đường gạch chéo màu đỏ rộng 8 mm, chạy từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; có phù hiệu ngành Kiểm sát ở góc trên bên trái; có ảnh của Kiểm sát viên ở góc dưới bên trái, cỡ 23x30 mm; có thông tin về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, chức danh, đơn vị công tác; nhiệm kỳ; chữ ký của Viện trưởng và dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (hình 2)
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỀU TRA VIÊN
a) Kích thước: Chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm;
b) Mặt trước: Nền đỏ, trên cùng là dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 11; ở giữa là hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía dưới Quốc huy là dòng chữ “Giấy chứng nhận Điều tra viên” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 13. (hình 1)
c) Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu hồng; có một đường gạch chéo màu đỏ rộng 8 mm, chạy từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; có phù hiệu ngành Kiểm sát ở góc trên bên trái; có ảnh của Điều tra viên ở góc dưới bên trái, cỡ 23x30 mm; có thông tin về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, chức danh, đơn vị công tác; nhiệm kỳ; chữ ký của Viện trưởng và dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (hình 2)
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA VIÊN
a) Kích thước: Chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm;
b) Mặt trước: Nền đỏ, trên cùng là dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 11; ở giữa là hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía dưới Quốc huy là dòng chữ “Giấy chứng nhận Kiểm tra viên” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 13. (hình 1)
c) Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu hồng; có một đường gạch chéo màu đỏ rộng 8 mm, chạy từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; có phù hiệu ngành Kiểm sát ở góc trên bên trái; có ảnh của Kiểm tra viên ở góc dưới bên trái, cỡ 23x30 mm; có thông tin về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, chức danh, đơn vị công tác; chữ ký của Viện trưởng và dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (hình 2)
- 1Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-VKSTC-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 522b/NQ-UBTVQH13 về trang phục đối với cán bộ, công, viên chức ngành Kiểm sát và Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 371/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định 363/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Kế hoạch 81/KH-VKSTC về tổ chức thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp ngành Kiểm sát năm 2022 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 2Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 4Nghị quyết 522b/NQ-UBTVQH13 năm 2012 về trang phục đối với cán bộ, công, viên chức ngành kiểm sát và giấy chứng minh kiểm sát viên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 5Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-VKSTC-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 522b/NQ-UBTVQH13 về trang phục đối với cán bộ, công, viên chức ngành Kiểm sát và Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
- 7Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 8Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13 sửa đổi bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11; sửa đổi Nghị quyết 522b/NQ-UBTVQH13 về trang phục đối với cán bộ, công, viên chức ngành kiểm sát và giấy chứng minh kiểm sát viên
- 9Quyết định 371/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Quyết định 363/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11Kế hoạch 81/KH-VKSTC về tổ chức thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp ngành Kiểm sát năm 2022 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Thông tư 01/2015/TT-VKSTC quy định về quản lý, sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 01/2015/TT-VKSTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2015
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/02/2016
- Ngày hết hiệu lực: 09/12/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra