- 1Thông tư 04/2007/TT-BCA sửa đổi Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 2Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 3Thông tư 41/2009/TT-BCA-V19 bổ sung Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) thi hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 4Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2004/PL-UBTVQH11 | Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2004 |
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 23/2004/PL-UBTVQH11 NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ TỔ CHỨC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Bộ luật tố tụng hình sự;
Pháp lệnh này quy định tổ chức bộ máy, thẩm quyền điều tra cụ thể của Cơ quan điều tra; nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
1. Trong Công an nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:
2. Trong Quân đội nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:
a) Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực;
b) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.
3. ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các Cơ quan điều tra sau đây:
a) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
4. Cơ quan điều tra có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và Điều tra viên.
Điều 2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này.
Điều 3. Nhiệm vụ của Cơ quan điều tra
Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Điều 4. Nhiệm vụ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
1. Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định tại các điều 19, 20, 21 và 22 của Pháp lệnh này.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động điều tra
1. Chỉ Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định trong Pháp lệnh này mới được tiến hành điều tra các vụ án hình sự. Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh này.
2. Hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
3. Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan điều tra cấp trên.
Điều 6. Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra
Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nhằm bảo đảm hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh này.
Viện kiểm sát phải phát hiện kịp thời và yêu cầu Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa đối với những vụ án do Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thụ lý điều tra.
Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện những yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân trong hoạt động điều tra
1. Tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra.
2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan nhà nước phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra biết mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra để xem xét khởi tố đối với người có hành vi phạm tội; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra.
Cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Trong trường hợp phát hiện có hành vi trái pháp luật trong hoạt động điều tra thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, người đã yêu cầu hoặc kiến nghị biết.
TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA
Mục A: TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều 9. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân
1. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gồm có Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.
2. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.
3. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và bộ máy giúp việc Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Điều 10. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân
1. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an gồm có các phòng điều tra, phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh điều tra.
2. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh gồm có các đội điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh điều tra.
Điều 11. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân
Điều 12. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân
1. Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật Hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
Mục B: TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Điều 13. Tổ chức của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân
1. Tổ chức của Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng gồm có các phòng điều tra, phòng nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan điều tra hình sự.
2. Tổ chức của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương gồm có Ban điều tra và bộ máy giúp việc Cơ quan điều tra hình sự.
3. Tổ chức của Cơ quan điều tra hình sự khu vực gồm có bộ phận điều tra và bộ máy giúp việc Cơ quan điều tra hình sự.
4. Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc giải thể Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan điều tra hình sự khu vực.
Điều 14. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân
1. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng gồm có các phòng điều tra, phòng nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh điều tra.
2. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương gồm có Ban điều tra và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh điều tra.
3. Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc giải thể Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.
Điều 15. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân
1. Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXIII của Bộ luật Hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự khu vực, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
3. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Điều 16. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân
1. Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật Hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương.
2. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Mục C: TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Điều 17. Tổ chức của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Tổ chức của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các phòng điều tra và bộ máy giúp việc Cơ quan điều tra.
2. Tổ chức của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có bộ phận điều tra và bộ máy giúp việc Cơ quan điều tra.
Điều 18. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân.
2. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
QUYỀN HẠN ĐIỀU TRA CỦA CÁC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA
Điều 19. Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng
1. Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 119, 120, 153, 154, 172, 180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275 của Bộ luật Hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và trên các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý thì Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn biên phòng có quyền:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan Công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
c) áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn biên phòng trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn biên phòng vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Trưởng đồn biên phòng có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn, Phó Trưởng đồn biên phòng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 20. Quyền hạn điều tra của Hải quan
1. Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật Hình sự thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 21. Quyền hạn điều tra của Kiểm lâm
1. Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 175, 189, 190, 191, 240 và 272 của Bộ luật Hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
2. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Phó Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 22. Quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển
1. Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230, 231, 232, 236, 238, 273 và 274 của Bộ luật Hình sự xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý thì Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Cảnh sát biển có quyền:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
c) áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Cảnh sát biển trực tiếp tổ chức, chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Cảnh sát biển vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Vùng, Phó Hải đoàn trưởng, Phó Hải đội trưởng và Phó Đội trưởng Cảnh sát biển có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Phó Chỉ huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng, Đội trưởng và Phó Đội trưởng Cảnh sát biển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trại tạm giam, Trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra quy định tại
2. Cục trưởng, Trưởng phòng quy định tại khoản 1 Điều này, Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi Cục trưởng, Trưởng phòng, Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng, Phó Trưởng phòng, Phó Giám thị trại tạm giam, Phó Giám thị trại giam có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Giám thị, Phó Giám thị trại tạm giam, Giám thị, Phó Giám thị trại giam phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
1. Các cục An ninh, các phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm quy định tại
Đội An ninh ở Công an cấp huyện trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh thì tiến hành ngay việc truy bắt người có hành vi phạm tội chạy trốn, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án và báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh.
2. Cục trưởng, Trưởng phòng quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi Cục trưởng, Trưởng phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng, Phó Trưởng phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
1. Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Khi Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
2. Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương khi phát hiện những hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, xảy ra trong khu vực đóng quân của đơn vị thì có quyền lập biên bản phạm tội quả tang, lấy lời khai, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ án, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
3. Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam, Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
QUAN HỆ PHÂN CÔNG VÀ PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA
1. Quan hệ giữa các Cơ quan điều tra với nhau, giữa Cơ quan điều tra với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra với nhau là quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra.
Các yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan điều tra phải được cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nghiêm chỉnh thực hiện.
2. Đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa xác định rõ thẩm quyền điều tra thì Cơ quan điều tra nào phát hiện trước phải áp dụng ngay các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; khi đã xác định được thẩm quyền điều tra thì chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
3. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, sau khi khởi tố vụ án, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền phải gửi ngay các quyết định đó cho Viện kiểm sát và thông báo cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền biết.
4. Các đơn vị Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Kiểm soát quân sự có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện các yêu cầu của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong hoạt động điều tra.
Khi cần thiết, Cơ quan điều tra có thể uỷ thác cho Cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định uỷ thác phải ghi rõ yêu cầu cụ thể. Cơ quan điều tra được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những việc được uỷ thác theo thời hạn mà Cơ quan điều tra uỷ thác yêu cầu.
Trong trường hợp Cơ quan điều tra được uỷ thác không thể thực hiện được từng phần hoặc toàn bộ những việc uỷ thác thì phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Cơ quan điều tra đã uỷ thác biết.
Điều 28. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra
1. Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các Cơ quan điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nơi tội phạm xảy ra hoặc nơi phát hiện tội phạm quyết định.
2. Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền nơi xảy ra vụ án quyết định.
Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có thẩm quyền có quyền yêu cầu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển ngay hồ sơ vụ án để trực tiếp điều tra. Các yêu cầu của Cơ quan điều tra có giá trị bắt buộc thi hành đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM ĐIỀU TRA VIÊN
Điều tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự.
Điều 30. Tiêu chuẩn Điều tra viên
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc đại học luật, có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên.
Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có trình độ đại học các ngành khác có đủ các tiêu chuẩn nói trên và có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra thì cũng có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên.
2. Điều tra viên có ba bậc là Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp và Điều tra viên cao cấp:
a) Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, là sỹ quan Công an, sỹ quan Quân đội tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp;
b) Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là năm năm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.
Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ chín năm trở lên, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp;
c) Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất là năm năm, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.
Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười bốn năm trở lên, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.
3. Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại Cơ quan điều tra, tuy chưa có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, chưa đủ thời gian quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác được quy định tại khoản 1, điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này thì cũng có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp hoặc Điều tra viên cao cấp.
4. Nhiệm kỳ của Điều tra viên là năm năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Điều 31. Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên
1. Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên cao cấp, Điều tra viên trung cấp và Điều tra viên sơ cấp trong Công an nhân dân:
a) Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên cao cấp trong Công an nhân dân và Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp ở các Cơ quan điều tra Bộ Công an gồm có Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Cục tổ chức - cán bộ và Vụ pháp chế Bộ Công an là uỷ viên;
b) Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp ở các Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có Giám đốc Công an cấp tỉnh làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Phòng tổ chức - cán bộ và Văn phòng Công an cấp tỉnh là uỷ viên;
c) Danh sách uỷ viên Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn.
2. Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên trong Quân đội nhân dân gồm có Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra, Cục cán bộ và Vụ pháp chế Bộ Quốc phòng là uỷ viên.
Danh sách uỷ viên Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn.
3. Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch, đại diện Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự trung ương, Cơ quan điều tra và Vụ tổ chức - cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao là uỷ viên.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ định một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn. Danh sách uỷ viên Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn.
Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên
Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Điều tra viên theo đề nghị của cơ quan về công tác tổ chức - cán bộ để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm;
2. Xem xét những trường hợp Điều tra viên có thể được miễn nhiệm hoặc có thể bị cách chức theo quy định tại
Điều 33. Những việc Điều tra viên không được làm
Điều tra viên không được làm những việc sau đây:
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm;
2. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng quy định của pháp luật;
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết các vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;
4. Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Điều 34. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Điều tra viên
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi giấy chứng nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định, ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
2. Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác.
Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi bị kết tội bằng bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sỹ quan Quân đội nhân dân.
4. Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong công tác điều tra vụ án hình sự;
b) Vi phạm quy định tại
c) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức chức vụ quản lý đang đảm nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
d) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
đ) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 35. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
1. Những người là Điều tra viên cao cấp hoặc Điều tra viên trung cấp, có năng lực tổ chức, chỉ đạo hoạt động điều tra thì có thể được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định, ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA
Điều 36. Chế độ đối với Điều tra viên
1. Điều tra viên được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong khi tiến hành hoạt động điều tra, Điều tra viên được ưu tiên mua vé đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng, được miễn phí cầu, phà, đường, miễn cước phí giao thông trong thành phố, thị xã.
Trong trường hợp cấp thiết, để ngăn chặn hành động phạm tội, đuổi bắt người phạm tội, cấp cứu người bị nạn, Điều tra viên được sử dụng phương tiện giao thông, thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức và cá nhân, kể cả những người điều khiển phương tiện ấy, trừ phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và của những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự và phải hoàn trả ngay khi tình huống cấp thiết không còn; trường hợp xảy ra thiệt hại thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 37. Kinh phí bảo đảm hoạt động điều tra
1. Kinh phí bảo đảm hoạt động điều tra là một khoản trong ngân sách nhà nước.
Việc lập dự toán, quản lý, cấp, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động điều tra được thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khác để bảo đảm cho các Cơ quan điều tra thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 04 tháng 4 năm 1989.
Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-KSNDTC-TTrCP-BCA-BQP về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Thanh tra Chính phủ - Bộ Công an – Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng cùng ban hành
- 3Quyết định 1351/2004/QĐ-BCA (C11) ban hành các biểu mẫu sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự của lực lượng công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 4Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 5Quyết định 789/2007/QĐ-BCA sửa đổi các biểu mẫu sử dụng trong hoạt động Tố tụng hình sự của lực lượng Công an Nhân dân kèm theo Quyết định 1351/2004/QĐ-BCA(C11) do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
- 6Lệnh công bố Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004
- 7Lệnh công bố Nghị quyết thi hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004
- 8Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- 1Pháp lệnh sửa đổi điều 9 pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2006
- 2Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2009
- 4Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 5Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- 1Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 2Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-KSNDTC-TTrCP-BCA-BQP về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Thanh tra Chính phủ - Bộ Công an – Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng cùng ban hành
- 4Quyết định 1351/2004/QĐ-BCA (C11) ban hành các biểu mẫu sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự của lực lượng công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 5Thông tư 04/2007/TT-BCA sửa đổi Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 6Hiến pháp năm 1992
- 7Bộ Luật Hình sự 1999
- 8Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 9Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 10Quyết định 789/2007/QĐ-BCA sửa đổi các biểu mẫu sử dụng trong hoạt động Tố tụng hình sự của lực lượng Công an Nhân dân kèm theo Quyết định 1351/2004/QĐ-BCA(C11) do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
- 11Lệnh công bố Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004
- 12Lệnh công bố Nghị quyết thi hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004
- 13Thông tư 41/2009/TT-BCA-V19 bổ sung Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) thi hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 14Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004
- Số hiệu: 23/2004/PL-UBTVQH11
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 20/08/2004
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: 30/08/2004
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực