Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2018 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ngày 20 tháng 01 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 và một số đề xuất, kiến nghị của Tỉnh. Tham dự buổi làm việc có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi nghe lãnh đạo Tỉnh báo cáo, ý kiến phát biểu của lãnh đạo các bộ, cơ quan tham dự, Thủ tướng kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Biểu dương sự cố gắng và những kết quả đã đạt được của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Bình Định. Năm 2017, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là hậu quả của lũ lụt cuối năm 2016 và cơn bão số 12 năm 2017, Tỉnh đã nỗ lực phấn đấu và đạt kết quả khá về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng; thu ngân sách nhà nước tiếp tục tăng. Công tác cải cách hành chính và hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh. Các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội được quan tâm. An ninh, quốc phòng được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, Bình Định vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, nhất là lợi thế về liên kết vùng. Tăng trưởng kinh tế chưa đạt kế hoạch đề ra. Huy động vốn đầu tư phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế; nhiều dự án đầu tư chậm tiến độ. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất và khai, thác tài nguyên vẫn còn xảy ra vẫn còn để xảy ra một số vụ vi phạm rừng, đất lâm nghiệp. Công tác giảm nghèo còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số. Cải cách hành chính còn hạn chế, nhất là dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Một số chỉ tiêu, nội dung trong Chỉ số năng lực cạnh tranh và chỉ số cải cách hành chính cần phải tiếp tục cải thiện. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
II. NHIỆM VỤ THỜI GIAN TỚI:
Về cơ bản thống nhất với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và giai đoạn 2016 - 2020 mà Tỉnh đã đề ra, nhấn mạnh một số nội dung:
1. Nâng tầm khát vọng và quyết tâm phát triển, đổi mới sáng tạo đi đối với hành động mạnh mẽ, đồng bộ trong Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị; tổ chức, vận động nhân dân phát huy ý chí tự lực, tự cường, tạo động lực phát triển chung toàn xã hội. Tổ chức triển khai đồng bộ các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết 01 của Chính phủ; phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2016-2020.
2. Trong công tác lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cần đặt trong tổng thể phát triển chung của vùng miền Trung, Tây Nguyên, trong mối liên kết với các địa phương trong cả nước và trong khu vực. Chủ động tăng cường liên kết vùng để mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa nguồn lực và tiềm năng phát triển của Tỉnh và cả vùng.
Tập trung phát triển các ngành kinh tế trụ cột của Tỉnh: du lịch, ngư nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng logistic, công nghiệp chế biến; trong đó quan tâm xem xét, giải quyết hiệu quả sự xung đột giữa phát triển công nghiệp - du lịch - môi trường, không để triệt tiêu lợi thế phát triển của Tỉnh.
Rà soát, điều chỉnh các loại quy hoạch phù hợp định hướng phát triển trong tình hình mới; trong đó làm rõ hơn quy hoạch phát triển một số cơ sở hạ tầng giao thông nòng cốt như cảng biển, sân bay, quốc lộ,... Phát huy lợi thế cảng Quy Nhơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh thông qua nghiên cứu, rà soát, xác định vị trí xây dựng cảng lớn, đa năng, bảo đảm phương thức quản lý tốt hơn của nhà nước.
Cần quản lý, phát huy tốt hơn nguồn tài nguyên vô giá của tỉnh là 134 km bờ biển bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng hợp lý; trong đó ưu tiên cho phát triển du lịch và gắn liền với phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu.
3. Phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế then chốt, gắn với thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp và làng nghề. Tập trung thu hút các dự án lớn, công nghệ cao, giá trị gia tăng, thân thiện môi trường làm động lực phát triển; chú trọng công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, các ngành có lợi thế của địa phương.
Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế sẵn có và phù hợp định hướng phát triển trong thời gian tới.
4. Chú trọng phát triển hệ thống phân phối, các hình thức thương mại văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Đẩy nhanh phát triển các dịch vụ, nhất là các dịch vụ có lợi thế như vận tải biển, hàng không, đường sắt, dịch vụ logictics, kho bãi, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông...). Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường; tăng cường liên kết với các địa phương trong nước, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
5. Du lịch phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh; cần tập trung phát triển các loại hình du lịch biển, sinh thái, văn hóa, lịch sử. Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nhất là các tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp. Phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử, khai thác không gian văn hóa Chăm, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong nước, với Nam Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia và Thái Lan.
6. Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế lớn, nâng cao hiệu quả nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, trọng tâm là nguồn lợi cá ngừ đại dương. Thực hiện tốt hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển khai thác xa bờ, không đánh bắt bất hợp pháp. Phát triển nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh theo hướng công nghệ cao. Chú trọng thu hút đầu tư vào chế biến thủy sản, hệ thống kho bảo quản để nâng cao giá trị sản phẩm.
- Khuyến khích phát triển các loại cây trồng có giá trị theo hướng bền vững, hình thành chuỗi sản xuất, ứng dụng công nghệ cao.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp, mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị, xây dựng hệ thống lò mổ gia súc, gia cầm tập trung để nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Tăng cường công tác bảo vệ rừng, quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất rừng; đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu, rùng cảnh quan, rừng phòng hộ, nhất là rừng phòng hộ ven biển gắn với các dự án du lịch sinh thái. Hoàn thành giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp để góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
7. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản để tạo thêm giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, tập trung đáp ứng nhu cầu các ngành, lĩnh vực quan trọng. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo người có công; thực hiện tốt hơn công tác giảm nghèo, hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, người thu nhập thấp, công nhân ở các khu công nghiệp.
8. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường kiểm soát thủ tục hành chính của các cấp, các ngành. Thực hiện tinh giản biên chế và sắp xếp lại cơ cấu các cơ quan, đơn vị đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, thực hiện nghiêm các quy định về quản lý biên chế, tuyển dụng, bổ nhiệm. Phấn đấu cải thiện xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, hiệu quả quản trị và hành chính công.
9. Đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát huy sự tham gia của nhân dân và báo chí trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Giải quyết kịp thời, đúng chính sách, pháp luật các khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc tồn đọng, kéo dài, không để xảy ra điểm nóng về khiếu nại, khiếu kiện đông người, vượt cấp.
10. Thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch về quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm, nhất là tội phạm hình sự, các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Tiếp tục có biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.
III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH:
1. Về đề nghị bố trí nguồn vốn giai đoạn 2016 - 2020 để đầu tư hoàn thiện đoạn tuyến Quốc lộ 19 nối từ cảng Quy Nhơn đến Quốc lộ 1A: Đây là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và là công trình dở dang. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính đề xuất mức vốn tiếp tục hỗ trợ Tỉnh thực hiện Dự án từ nguồn dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 khi có chủ trương, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Về đề nghị lập Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường ven biển đi qua tỉnh Bình Định và cho phép Tỉnh ứng trước ngân sách để đầu tư một số đoạn quan trọng, ngân sách trung ương hoàn trả trong giai đoạn 2020 - 2025: Tỉnh lập Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường ven biển đi qua tỉnh theo quy định; trước mắt chủ động bố trí ngân sách địa phương, khai thác nguồn vốn từ quỹ đất và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xem xét, đề xuất nguồn vốn hỗ trợ Tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
3. Về đề nghị chấp thuận chủ trương bổ sung Khu kinh tế Nhơn Hội vào các Khu kinh tế ven biển trọng điểm ưu tiên đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước từ giai đoạn 2018 - 2020: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong quá trình sơ kết tình hình triển khai thực hiện Văn bản số 2021/TTg-KTTH ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Về đề nghị cho chủ trương đầu tư dự án Cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan, huyện Hoài Nhơn bằng nguồn vốn vay ODA giai đoạn 2016 - 2020: Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Tỉnh vận động vốn vay ODA Nhật Bản để đầu tư Dự án.
5. Về đề nghị tiếp tục hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp hồ đập xuống cấp từ nguồn vốn WB, trong đó có 13 hồ chứa bị hư hỏng nặng qua các đợt mưa lũ năm 2016 và 2017: Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tỉnh rà soát các công trình đã được đưa vào danh mục đầu tư theo Dự án WB8, tập trung nguồn vốn để triển khai sớm; kiểm tra, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ trong thời gian đến đối với những công trình chưa có trong Danh mục, đồng thời Tỉnh chủ động bố trí nguồn lực khắc phục những hư hỏng trước mắt.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định chỉ đạo các, cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống hồ đập trong tỉnh; lên phương án bảo đảm an toàn, trước hết là an toàn cho người dân trong các vùng bị ảnh hưởng.
6. Về đề nghị bổ sung Khu nuôi tôm công nghệ cao Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ vào Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước: Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, đề xuất bổ sung khi trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước.
7. Về liên kết phát triển vùng và định vị vai trò của cảng Quy Nhơn: Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định nghiên cứu quy hoạch đã được duyệt, rà soát và có đề xuất cụ thể; trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, xử lý theo quy định, để bảo đảm phát triển cảng Quy Nhơn thành cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực theo kiến nghị của Tỉnh. Về cổ phần hóa cảng Quy Nhơn vừa qua, yêu cầu Thanh tra Chính phủ báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị.
8. Về đề nghị giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư Dự án kéo điện lưới quốc gia ra xã đảo Nhơn Châu và triển khai Dự án trong năm 2018: Giao Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết kiến nghị của Tỉnh.
9. Về đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư Dự án mở rộng, nâng cấp Bảo tàng Quang Trung: Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ nguyên tắc, đối tượng bố trí vốn của Chương trình mục tiêu về văn hóa để làm cơ sở hỗ trợ Tỉnh.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và các bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo 348/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 487/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 518/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 341/TB-VPCP năm 2016 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cà Mau do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 61/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Yên do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo 96/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Nông
- 7Thông báo 204/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Thông báo 210/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Thông báo 216/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Nam
- 1Công văn 2021/TTg-KTTH năm 2015 về lựa chọn khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 348/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 487/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 518/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 341/TB-VPCP năm 2016 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cà Mau do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo 61/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Yên do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Thông báo 96/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Nông
- 8Thông báo 204/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Thông báo 210/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Thông báo 216/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Nam
Thông báo 62/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 62/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 10/02/2018
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra