Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2587/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 18 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỔNG HỢP TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2012 - 2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;

Căn cứ Quyết định số 2370/QĐ/BNN-KL ngày 5/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020;

Thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 665-TB/TU ngày 19/9/2011;

Xét đề nghị của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập tại Tờ trình số 347/TT-BQL ngày 14/11/2011, ý kiến của Sở Nông nghiệp và PTNT tại công văn số 1168/SNN-KH ngày 14/11/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tổng hợp tại Vườn Quốc gia (VQG) Bù Gia Mập giai đoạn 2012 - 2016 với nội dung như sau:

1. Tên đề án: Đề án đầu tư xây dựng và phát triển rừng tổng hợp tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2012 - 2016.

2. Địa điểm, quy mô đầu tư: VQG Bù Gia Mập, diện tích 25.926 ha.

3. Cơ quan chủ trì thực hiện đề án: Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập.

4. Thời gian thực hiện: 5 năm, từ năm 2012 đến năm 2016.

5. Mục tiêu đề án: đầu tư bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng VQG Bù Gia Mập, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý rừng đặc dụng, bảo tồn thiên nhiên, phòng cháy chữa cháy rừng, nghiên cứu khoa học, tạo lập và cung ứng các dịch vụ môi trường rừng, tổ chức cho cộng đồng vùng đệm tham gia bảo vệ VQG Bù Gia Mập.

6. Các chương trình đầu tư:

6.1. Nhóm các chương trình đầu tư bảo vệ rừng:

6.1.1. Chương trình đầu tư bảo vệ rừng:

a) Xây mới các trạm, nhà bảo vệ rừng:

- Xây mới 03 Trạm Bảo vệ rừng.

- Xây dựng 02 km đường dây điện hạ thế từ đường đến Trạm Bảo vệ rừng rừng số 1.

b) Nâng cấp và xây mới các tuyến đường tuần tra bảo vệ rừng:

- Đường nhựa: chiều dài 7 km, bề rộng mặt đường 3,5 m.

- Đường sỏi lớn: chiều dài 16 km, bề rộng mặt đường 3,5m.

- Đường sỏi nhỏ: chiều dài 4 km, bề rộng mặt đường 1m.

- Cầu treo: 01 cây, dài 29 m, bề rộng mặt cầu 1,5m.

- Cầu bê tông: 02 cây, dài 27 m, bề rộng mặt cầu 8m.

c)Mua sắm trang, thiết bị bảo vệ rừng:

- Mua sắm trang, thiết bị văn phòng.

- Mua sắm trang thiết bị hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng.

- Mua sắm phương tiện đi lại phục vụ quản lý, bảo vệ rừng.

6.1.2. Chương trình đầu tư phòng cháy, chữa cháy rừng:

a) Xây dựng các đập, cản chứa nước:

- Xây dựng 07 cản chứa nước.

- Xây dựng 04 hồ chứa nước.

b) Lập 61.100m đường băng cản lửa (bề rộng mỗi bên của đường băng cản lửa 5m, tổng chiều dài đường băng 61,1 km).

c) Xây dựng 60 bảng báo hiệu cấp dự báo cháy rừng.

d) Xây dựng khu tập luyện PCCC rừng.

e) Mua sắm phương tiện và trang, thiết bị phục vụ PCCC rừng.

f) Hợp đồng và trang bị bảo hộ lao động PCCC rừng với cộng đồng dân cư địa phương: 05 năm.

g) Tổ chức tập huấn, diễn tập về PCCC rừng: 1 năm x 2 lần x 5 năm.

h) Tuyên truyền giáo dục về PCCC rừng: 5 lớp/năm x 5 năm .

6.1.3 Chương trình đầu tư khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho các hộ dân vùng đệm:

a) Điều tra, rà soát, đánh giá kết quả công tác khoán bảo vệ rừng đã thực hiện, phân tích những thành công, thất bại (nếu có), bài học kinh nghiệm.

b) Khảo sát, xây dựng phương án mới về khoán bảo vệ rừng ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình vùng đệm, tổ chức.

c) Tổ chức tập huấn công tác khoán bảo vệ rừng ổn định, lâu dài.

d) Tổ chức ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng ổn định, lâu dài giữa VQG Bù Gia Mập với các hộ gia đình, tổ chức.

e) Tổ chức giám sát công tác bảo vệ rừng của các hộ gia đình, tổ chức theo hợp đồng khoán bảo vệ rừng đã ký kết.

f) Tổ chức các hội nghị sơ kết 6 tháng, hàng năm về công tác khoán bảo vệ rừng ổn định, lâu dài để tuyên dương các hộ gia đình, tổ chức thực hiện tốt và phê bình, xử lý các hộ gia đình, tổ chức thực hiện không tốt hoặc gây thiệt hại tài nguyên rừng.

6.2. Nhóm các chương trình đầu tư bảo tồn đa dạng sinh học:

6.2.1. Chương trình đầu tư phục hồi sinh thái rừng:

a) Trồng rừng mới: 85,7ha.

b) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng: 500 ha/năm x 5 năm.

c) Xây dựng hệ thống các ô tiêu chuẩn định vị để thu thập số liệu, theo dõi, giám sát, cập nhật, đánh giá diễn biến phục hồi sinh thái rừng: 2 ô/năm x 5 năm.

6.2.2. Chương trình đầu tư bảo tồn các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm:

a) Điều tra, xây dựng bản đồ thảm thực vật rừng.

b) Điều tra, định vị các cây thuộc các loài nguy cấp, quý, hiếm; lập danh sách tọa độ vị trí các cây này và thể hiện vị trí trên bản đồ.

c) Xây dựng bộ tiêu bản ảnh các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm, gồm ảnh chụp hình thái cả cây, hình thái lá, hoa, quả và sinh cảnh phân bố.

d) Xây dựng bộ phiếu mô tả các cây thuộc các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm.

e) Xây dựng dự án theo dõi, giám sát, cập nhật, đánh giá diễn biến các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm và đề xuất các giải pháp bảo tồn.

6.2.3. Chương trình đầu tư bảo tồn động vật hoang dã:

a) Điều tra, lập danh sách, phiếu mô tả tập tính, sinh cảnh, vùng phân bố các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc hệ sinh thái trên cạn.

b) Điều tra, lập danh sách, phiếu mô tả tập tính, sinh cảnh, vùng phân bố các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc hệ sinh thái đất ngập nước.

c) Điều tra xây dựng bản đồ phân bố các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm

d) Xây dựng dự án theo dõi, giám sát, cập nhật, đánh giá diễn biến các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

6.2.4. Chương trình đầu tư xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:

a) Khởi tạo, xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng.

b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng quan tài nguyên rừng.

c) Biên tập và in ấn 600 cuốn sách giới thiệu các hệ sinh thái tự nhiên, tài nguyên động vật và thực vật rừng VQG Bù Gia Mập.

d) Xây dựng trang Web VQG Bù Gia Mập.

e) Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng địa phương: 6 lớp/năm x 5 năm.

6.2.5. Chương trình điều tra lượng giá kinh tế tài nguyên đa dạng sinh học:

a) Điều tra thu thập các số liệu, chỉ tiêu thực địa.

b) Lập báo cáo lượng giá kinh tế tài nguyên đa dạng sinh học.

6.2.6. Chương trình điều tra, đánh giá, đề xuất các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững các loài thực vật có giá trị dược liệu:

a) Điều tra, đánh giá hiện trạng các loài thực vật có giá trị dược liệu.

b) Nghiên cứu, đánh giá khả năng sử dụng các loài có giá trị dược liệu cao.

c) Xây dựng dự án bảo tồn và sử dụng bền vững các loài thực vật có giá trị dược liệu.

6.2.7. Chương trình đầu tư điều tra, đánh giá, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái:

a) Điều tra, đánh giá các tài nguyên du lịch sinh thái.

b) Xây dựng dự án phát triển du lịch sinh thái.

c) Đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ du khách

6.2.8. Chương trình điều tra, đánh giá, đề xuất bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên lâm sản ngoài gỗ:

a) Điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên lâm sản ngoài gỗ: 3.078 ha.

b) Xây dựng dự án bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên lâm sản ngoài gỗ.

6.3 Nhóm các chương trình nâng cao năng lực quản lý:

6.3.1. Sắp xếp bộ máy tổ chức thời kỳ 2012 - 2016:

a) Xác định tổng số cán bộ, công nhân viên.

b) Xác định các phòng ban, trung tâm chức năng trực thuộc.

c) Xác định tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ cho từng vị trí công tác.

6.3.2. Chương trình đầu tư nâng cao năng lực chuyên môn:

a) Đào tạo kỹ năng bảo tồn động, thực vật rừng: 03 người.

b) Đào tạo về quản lý cơ sở dữ liệu: 02 người.

c) Đào tạo về kỹ thuật viễn thám và bản đồ: 02 người

d) Đào tạo tiếng Anh: 03 người

e) Đào tạo trình độ đại học và sau đại học: 14 người

6.3.3. Chương trình đầu tư nâng cao năng lực quản lý:

a) Đào tạo quản lý hành chính nhà nước: 23 người.

b) Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm quản lý ở các VQG trong nước: 02 đợt.

c) Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm quản lý VQG ở nước ngoài: 01 đợt.

6.4. Nhóm các chương trình đầu tư nghiên cứu khoa học

6.4.1. Chương trình đầu tư xây dựng Trung tâm Cứu hộ sinh vật:

a) Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm và kiến thức tại các Trung tâm cứu hộ trong nước: 02 đợt.

b) Xây dựng dự án thành lập Trung tâm Cứu hộ sinh vật.

6.4.2. Chương trình đầu tư nghiên cứu bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên:

a) Nghiên cứu về hiện trạng và đặc điểm của các hệ sinh thái tự nhiên.

b) Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên.

6.4.3. Chương trình đầu tư nghiên cứu bảo tồn nguồn gen:

a) Nghiên cứu về hiện trạng và đặc điểm nguồn gen thực vật và động vật ưu tiên bảo tồn.

b) Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn nguồn gen.

6.4.4. Chương trình đầu tư nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng:

a) Nghiên cứu, xác định tiềm năng các loại dịch vụ môi trường rừng.

b) Nghiên cứu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng và các giải pháp tổ chức

thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

7. Tổng vốn đầu tư: 164.083 triệu đồng (Một trăm sáu mươi bốn tỷ, không trăm tám mươi ba triệu đồng).

Trong đó:

7.1. Nhóm các chương trình đầu tư bảo vệ rừng: 143.987 triệu đồng

7.2. Nhóm các chương trình đầu tư bảo tồn đa dạng sinh học: 15.366 triệu đồng

7.3. Nhóm các chương trình đầu tư nâng cao năng lực quản lý: 1.280 triệu đồng

7.4. Nhóm các chương trình đầu tư nghiên cứu khoa học: 3.450 triệu đồng

8. Phân kỳ đầu tư:

- Năm 2012: 18.850 triệu đồng

- Năm 2013: 17.269 triệu đồng

- Năm 2014: 40.385 triệu đồng

- Năm 2015: 47.169 triệu đồng

- Năm 2016: 40.410 triệu đồng

9. Nguồn vốn đầu tư:

- Ngân sách nhà nước: 157.949 triệu đồng.

- Vốn viện trợ không hoàn lại: 6.134 triệu đồng.

Điều 2. Đề án nêu tại Điều 1 được phê duyệt như một chủ trương đầu tư. Căn cứ nội dung đề án được duyệt và kế hoạch vốn hàng năm, Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, trình duyệt và triển khai các dự án đầu tư thành phần để thực hiện các chương trình, mục tiêu của Đề án được duyệt, theo đúng quy định hiện hành về trình tự đầu tư xây dựng cơ bản và các lĩnh vực khác liên quan.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước Bình Phước; Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập, Giám đốc Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trương Tấn Thiệu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định số 2587/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tổng hợp tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2012-2016

  • Số hiệu: 2587/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/11/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Trương Tấn Thiệu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/11/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản