Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 2370QĐ/BNN- KL | Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm tại Công văn số: 499/KL-BTTN ngày 30 tháng 5 năm 2008 về phê duyệt Đề án tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống khu rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020” với các nội dung chủ yếu sau:
Đến năm 2020, hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết lập hệ thống quản lý bảo vệ có hiệu quả diện tích 2,2 triệu ha rừng và đất rừng được quy hoạch cho hệ thống rừng đặc dụng trên phạm vi cả nước; đảm bảo quản lý và sử dụng bền vững diện tích rừng đặc dụng hiện có, góp phần nâng tỷ lệ đất có rừng của cả nước lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020.
2. Các nội dung chủ yếu của Đề án
2.1. Xác định nhu cầu đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong hệ thống rừng đặc dụng
a) Nhu cầu đầu tư bảo vệ và phát triển rừng trong hệ thống rừng đặc dụng
- Bảo vệ hệ thống rừng đặc dụng ổn định đến năm 2020, bao gồm 164 khu với tổng diện tích tự nhiên là 2.265.753 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 2.198.743 ha (đất có rừng là 1.941.452 ha, đất không có rừng là 257.291 ha); diện tích mặt biển là 67.010 ha.
- Phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng chủ yếu thông qua bảo tồn nguyên trạng, tạo môi trường tốt nhất để bảo tồn rừng, bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật quý hiếm, các hệ sinh thái đặc thù nhằm nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học trong hệ thống rừng đặc dụng.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và phục hồi rừng trên diện tích đất trống không có khả năng tái sinh tự nhiên; quy hoạch đồng cỏ, bãi đất trống cho phát triển động vật rừng hoặc tiến hành khoanh nuôi tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng rừng bổ sung các loài cây bản địa là giải pháp chủ yếu trong phát triển rừng đối với các khu rừng đặc dụng.
b) Nhu cầu đầu tư điều tra, quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng
- Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng, đa dạng sinh học và phân bố khu hệ động thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu làm cơ sở quản lý bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học ở hệ thống khu rừng đặc dụng.
- Điều tra, đánh giá tình hình xâm hại rừng của các loài sinh vật ngoại lai hoặc nghiên cứu xây dựng phương án xử lý thực bì (đốt dọn) để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng, tạo nguồn thức ăn cho động vật hoang dã ở một số Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Quy hoạch tổng thể phát triển Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; quy hoạch phát triển du lịch sinh thái; quy hoạch điều chỉnh phân khu chức năng ở các khu rừng đặc dụng; giữ diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ở mức vừa đủ, chú trọng đầu tư ở phân khu phục hồi sinh thái nhằm tái tạo lại rừng, tăng cường khả năng bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm, đáp ứng được mục tiêu quản lý riêng của từng khu rừng đặc dụng và mục tiêu chung của chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.
2.2. Xác định nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng
a) Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý các khu rừng đặc dụng
- Xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc của Ban quản lý: Tổng diện tích xây dựng trụ sở làm việc Ban quản lý mỗi khu rừng đặc dụng với diện tích bình quân 900m2, bao gồm: Phòng làm việc 500m2, hội trường lớn 200m2, phòng họp nhỏ 50m2, kho quỹ, tư liệu: 100m2;
- Xây dựng, nâng cấp các trạm quản lý bảo vệ rừng, bình quân một trạm quản lý từ 3.000ha- 4.000ha/1 trạm, mỗi trạm diện tích xây dựng 150m2- 200m2;
- Xây dựng, nâng cấp đường nội bộ, đường tuần tra quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng kết hợp du lịch sinh thái (bình quân tối thiểu 1.000ha/1km);
- Xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, cải thiện điều kiện làm việc của lực lượng quản lý bảo vệ rừng;
- Xây dựng hệ thống cung cấp điện, phục vụ cải thiện điều kiện làm việc các trạm bảo vệ rừng và ăn, ở, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên chức thuộc ban quản lý khu rừng đặc dụng.
b) Xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng
- Xây dựng, nâng cấp các công trình, chòi gác phát hiện sớm lửa rừng; mỗi trạm bảo vệ rừng có một chòi, được xây dựng theo hướng kiên cố, sử dụng lâu dài và đặt ở vị trí bao quát cho khu vực rừng rộng lớn;
- Xây dựng nhà tập luyện Phòng cháy chữa cháy rừng, diện tích 300m2 - 400m2/nhà;
- Xây dựng hồ, đập, bể chứa nước phòng cháy: Cần lợi dụng triệt để các hồ đập để xây dựng trên các thượng nguồn khe suối, khe cạn phục vụ phòng cháy kết hợp là nơi dự trữ nước phục vụ công tác bảo tồn.
c) Xây dựng công trình phục vụ nghiên cứu khoa học
- Xây dựng nhà bảo tàng để trưng bày, sưu tập các loại tiêu bản mẫu thực vật, động vật (rừng, biển), mẫu tiêu bản côn trùng, diện tích xây dựng 400m2/1 khu rừng;
- Xây dựng nhà chòi quan sát, theo dõi tập tính động vật hoang dã phục vụ nghiên cứu, kết hợp tham quan du lịch;
- Xây dựng Vườn sưu tập thực vật với mục đích để quy tụ, lưu trữ, bảo tồn nguồn gen thực vật và các thảm thực vật hiện có ở các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
d) Xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái kết hợp giáo dục môi trường
- Xây dựng trung tâm du khách nhằm cung cấp một số thông tin rất cơ bản cho du khách về khu rừng họ đến tham quan, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Diện tích xây dựng trung tâm khoảng 400m2/1 khu rừng;
- Xây dựng sa bàn và đường diễn giải môi trường nhằm giới thiệu tổng quan về khu bảo tồn, các điểm, tuyến du lịch; mỗi khu rừng xây dựng 01 sa bàn;
- Hỗ trợ, khôi phục ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương nâng cao thu nhập ổn định đời sống cộng đồng;
- Xây dựng các cơ sở hạ tầng khác trong khu rừng đặc dụng; cơ sở phục vụ du lịch sinh thái bằng nhà nghỉ, tua tuyến du lịch, công trình sinh thái.
Để thực hiện chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020, nguồn kinh phí dự tính khoảng 3.844,8 tỷ đồng, chi tiết theo các hạng mục như bảng sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Hạng mục | Tổng cộng | 2008-2009 | 2010-2015 | 2016-2020 |
Tổng cộng | 3.844.800 | 700.000 | 2.626.800 | 518.000 |
1. Điều tra, quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng | 198.000 | 30.000 | 140.000 | 28.000 |
2. Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng | 1.986.800 | 420.000 | 1.166.800 | 400.000 |
3. Xây dựng công trình phòng cháy chữa cháy rừng | 390.000 | 100.000 | 270.000 | 20.000 |
4. Xây dựng công trình phục vụ nghiên cứu khoa học | 750.000 | 100.000 | 600.000 | 50.000 |
5. Xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái kết hợp giáo dục môi trường | 520.000 | 50.000 | 450.000 | 20.000 |
3. Các giải pháp thực hiện Đề án
Trên cơ sở Đề án này, các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên xác định cụ thể nhu cầu đầu tư, phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư cụ thể; Cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối vốn cho địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn địa phương xây dựng các dự án đầu tư; kiểm tra đánh giá việc thực hiện Đề án. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố cân đối và điều tiết nguồn vốn, lồng ghép các chương trình, mục tiêu, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn xây dựng dự án đầu tư cụ thể và tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Để thực hiện mục tiêu của Đề án “Về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020”, ngân sách nhà nước đầu tư theo chế độ chính sách hiện hành, bao gồm: Nguồn kinh phí từ Chương trình 661; nguồn ngân sách Trung ương đầu tư cho các khu rừng đặc dụng; nguồn vốn ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học; vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách; vốn đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh rừng, các doanh nghiệp đầu tư du lịch trong khu bảo tồn; vốn huy động tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, tổ chức từ thiện môi trường trong nước và quốc tế.
- Năm 2008 - 2009: Tiếp tục đầu tư những dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; xác định cụ thể nhu cầu đầu tư, xây dựng các dự án đầu tư mới để trình duyệt theo quy định pháp luật hiện hành;
- Năm 2010 - 2015: Nhà nước dành ngân sách thích đáng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH hệ thống khu rừng đặc dụng và tổ chức theo dõi, giám sát tình hình triển khai thực hiện Đề án.
- Năm 2016 - 2020: Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và theo dõi, giám sát tình hình đầu tư, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Đề án đầu tư để rút kinh nghiệm phục vụ xây dựng Đề án giai đoạn tiếp theo.
4.1. Hiệu quả về kinh tế và môi trường
- Bảo vệ tốt khu rừng đầu nguồn, góp phần hạn chế xói lở bồi lắng lòng hồ, duy trì sử dụng bền vững công năng tăng tuổi thọ công trình đối với những công trình thuỷ điện, thuỷ lợi xây dựng ở vùng hạ lưu các khu rừng đặc dụng.
- Bảo vệ có hiệu quả 2,2 triệu ha rừng đặc dụng, góp phần quan trọng bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học; tăng cường sự bền vững của nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; tạo sự ổn định và cân bằng về mặt sinh thái, tạo môi trường không khí trong lành; nâng cao năng xuất trong nông nghiệp, tăng doanh thu cho ngành du lịch.
- Cùng với rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng góp phần nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43 % vào năm 2010 và lên 47% vào năm 2020;
4.2. Hiệu quả về quản lý bảo vệ các khu rừng đặc dụng
- Năng lực của Ban quản lý các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên được tăng cường. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của Ban quản lý các khu rừng đặc dụng được xây dựng, đặc biệt là các trạm bảo vệ rừng được xây mới, nâng cấp và cải tạo khang trang, đáp ứng mục tiêu bảo tồn.
- Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công chức, viên chức và cộng đồng dân cư đang sinh sống trong rừng đặc dụng được nâng lên; được hưởng lợi từ việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội, tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Tăng cường khả năng phòng thủ, góp phần củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc vùng biên giới của tổ quốc.
- Tạo thêm công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu rừng đặc dụng; khôi phục ngành nghề truyền thống, du lịch sinh thái, giáo dục môi trường.
- Xây dựng được ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường cảnh quan và nâng cao nhận thức về rừng nói chung và rừng đặc dụng nói riêng.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Giám đốc Ban quản lý các khu rừng đặc dụng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2020
Hà Nội, tháng 8 năm 2008 |
MỤC LỤC
TT | Nội dung | Trang số |
| ĐẶT VẤN ĐỀ |
|
| Phần I: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG HỆ THỐNG RĐD VIỆT NAM |
|
I | CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN |
|
II | CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN |
|
2.1 | Hiện trạng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam |
|
2.2 | Sự cần thiết phải xây dựng Đề án về chương trình đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng |
|
| Phần II: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN |
|
I | Quan điểm |
|
II | Mục tiêu |
|
III | Các nội dung chủ yếu của Đề án |
|
3.1 | Xác định hiện trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng |
|
3.1.1 | Hiện trạng đầu tư hệ thống rừng đặc dụng |
|
3.1.2 | Hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng |
|
3.2 | Xác định nhu cầu đầu tư quản lý bảo vệ rừng nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống rừng đặc dụng |
|
3.2.1 | Xác định nhu cầu đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong hệ thống rừng đặc dụng |
|
3.2.2 | Xác định nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống khu rừng đặc dụng |
|
| Phần III: CÁC GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN |
|
I | Giải pháp về tổ chức |
|
II | Giải pháp về nguồn vốn |
|
III | Kế hoạch triển khai |
|
IV | Hiệu quả của Đề án |
|
4.1 | Hiệu quả về kinh tế và môi trường |
|
4.2 | Hiệu quả về quản lý bảo vệ các khu rừng đặc dụng |
|
| KẾT LUẬN |
|
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam nằm trong bán đảo đông dương, diện tích trải dài từ bắc đến nam với bờ biển dài hơn 3.000 Km. Hơn 3/4 diện tích đất nước là đồi núi với địa hình phức tạp, khí hậu nóng ẩm đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau rất phong phú và đa dạng từ kiểu rừng á kim kiểu ôn đới đến rừng mưa nhiệt đới, rừng thường xanh đến rừng lá rụng, với điều kiện về địa hình, khí hậu và thuỷ văn phong phú; là một trong những điểm có mức độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Rừng Việt Nam với hơn 7.000 loài thực vật đã được phát hiện và là nơi trú ngụ của gần 300 loài thú, 260 loài bò sát lưỡng cư, 826 loài chim, 120.000 loài côn trùng và 2.000 loài cá nước ngọt đã được xác định. Nhận thấy vai trò quan trọng của rừng và đa dạng sinh học Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó biện pháp bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, là biện pháp quan trọng trong công tác bảo tồn nhằm bảo vệ các loài, sinh cảnh và các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20, VQG Cúc Phương đầu tiên đã được thành lập. Từ đó đến nay, một hệ thống khu RĐD đã được hình thành từ Bắc vào Nam, trên các vùng đại diện cho các kiểu khí hậu, khác nhau như: vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, vùng núi cao, vùng mưa ẩm, vùng khô hạn, vùng đồng bằng trung du và miền núi... Do đó đã bảo vệ được hầu hết các hệ sinh thái điển hình và các loài động thực vật đang có nguy cơ bị đe doạ.
Gần năm thập kỷ qua, nhiều thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý bảo tồn hệ thống rừng đặc dụng, vai trò của các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trong phát triển kinh tế ở cấp quốc gia và địa phương ngày càng được khẳng định. Nhận thức về vai trò của rừng đặc dụng đối với bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường trong xã hội được tăng cường đáng kể. Hầu hết các khu rừng đã hình thành các ban quản lý rừng đặc dụng. Một số Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trọng điểm được chú ý đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính và nhân lực; Các khu rừng đặc dụng đã phát huy tốt vai trò bảo vệ đa dạng sinh học, có tác động tích cực đối với các ngành kinh tế như nông nghiệp, du lịch, thuỷ điện, công nghiệp... Nhiều văn bản luật và quy phạm pháp luật đã được ban hành nhằm tăng cường cho công tác bảo tồn ĐDSH ở hệ thống rừng đặc dụng được hiệu quả hơn như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004); Luật bảo vệ môi trường (2005); Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 (2003); Quyết định 186/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (2006)...Bên cạnh những thành tựu đã đạt được hệ thống rừng đặc dụng vẫn còn những tồn tại, trong đó chính sách đầu tư cho hệ thống rừng đặc dụng, đặc biệt đầu tư về cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Chưa có chính sách thoả đáng chăm lo cải thiện đời sống, giải quyết công ăn việc làm cho người dân sống ở vùng đệm nên vùng đệm chưa thực sự là vành đai hiệu quả bảo vệ vùng lõi.
Xuất phát từ những lý do trên, để các khu rừng đặc dụng có chương trình đầu tư ổn định góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, việc xây dựng và triển khai Đề án “Về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020” là rất kịp thời và cần thiết.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Để hệ thống rừng đặc dụng có Chương trình đầu tư, đặc biệt đầu tư công trình cơ sở hạ tầng hàng năm nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò bảo vệ thiên nhiên, phòng hộ môi trường, đáp ứng nhu cầu về giáo dục môi trường và du lịch sinh thái của xã hội, góp phần thực hiện Chiến lược quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020; Đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng được xây dựng trên cơ sở những căn cứ pháp lý sau:
- Luật bảo vệ và Phát triển rừng quy định "Nhà nước có chính sách điều hoà, huy động, thu hút các nguồn vốn của tổ chức, cá nhân, trong nước và ngoài nước để đầu tư, xây dựng, bảo tồn lâu dài các khu rừng đặc dụng”; Điều 10, Luật bảo vệ và Phát triển rừng quy định “Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm...”.
- Nghị định 23/2006/NĐ-CP , ngày 3/3/2006 về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng có ghi “Nhà nước đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển khu rừng đặc dụng theo dự án, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí cho hoạt động của bộ máy Ban quản lý khu rừng. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng rừng đặc dụng”.
- Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010:
+ Bố trí đủ các nguồn lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu của kế hoạch hoạt động đã phê duyệt nhằm quản lý tất cả các khu bảo tồn thiên nhiên đã xác định trong hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên đến năm 2010.
+ Đổi mới cơ chế cấp phát tài chính từ ngân sách nhà nước: xây dựng các quy định cụ thể vệ hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh để thực hiện việc đầu tư xây dựng và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn.
- Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng:
+ Ngân sách trung ương đầu tư cho các khu rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh thực hiện đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng do địa phương quản lý.
+ Ngân sách địa phương đầu tư cho các khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
- Quyết định 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020, Mục 3 định hướng phát triển lâm nghiệp có ghi “Nhà nước đảm bảo kinh phí chi sự nghiệp thường xuyên và các chi phí khác cho hoạt động bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng đặc dụng. Đẩy nhanh việc thu phí dịch vụ môi trường từ rừng nhằm hỗ trợ thêm kinh phí cho công tác bảo vệ rừng”.
- Một số văn bản liên quan khác của Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.1. Hiện trạng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam
Rừng đặc dụng của Việt Nam bắt đầu được hình thành từ khi thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương năm 1962. Cho đến nay, được sự quan tâm của Chính phủ và của các cấp, các ngành, hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam không ngừng được mở rộng về diện tích và số lượng. Tính đến trước thời điểm rà soát quy hoạch ba loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống rừng đặc dụng đã được thành lập gồm 128 khu, với tổng diện tích tự nhiên là 2.395.200 ha, trong đó có 30 VQG, 60 Khu bảo tồn thiên nhiên và 38 Khu bảo vệ cảnh quan. Việc thành lập hệ thống rừng đặc dụng nêu trên là một thành tích quan trọng của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Là một đóng góp tích cực đối với việc bảo vệ môi trường và ĐDSH toàn cầu. Tuy nhiên, hệ thống rừng đặc dụng này đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm ĐDSH do tác động của nhiều yếu tố, một số khu rừng đặc dụng đã xuống cấp, không đáp ứng được tiêu chí là rừng đặc dụng, một số khu rừng mới có tính đa dạng sinh học cao được phát hiện và đề xuất thành lập. Để phục vụ tốt công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững hệ thống khu rừng đặc dụng Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các cấp, các ngành tiến hành rà soát, xác định danh mục các khu rừng đặc dụng đến năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Tổng hợp kết quả rà soát quy hoạch danh mục hệ thống rừng đặc dụng của các địa phương trong toàn quốc bao gồm 164 khu với tổng diện tích tự nhiên là 2.265.753,88 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 2.198.743,88 ha (đất có rừng là 1.941.452,85 ha, đất không có rừng là 257.291,03 ha); diện tích mặt biển là 67.010 ha. Phân theo loại hình đặc dụng, bao gồm:
· Vườn quốc gia: | 1.077.236,13 ha |
+ Diện tích đất có rừng: | 932.370,76 ha |
+ Diện tích đất không có rừng: | 77.855,37 ha |
· Khu bảo tồn thiên nhiên: | 1.099.736,11 ha |
+ Diện tích đất có rừng: | 938.602,69 ha |
+ Diện tích đất không có rừng: | 161.133,42 ha |
· Khu bảo vệ cảnh quan: | 78.129,39 ha |
+ Diện tích đất có rừng: | 60.554,52 ha |
+ Diện tích đất không có rừng: | 17.574,87 ha |
· Khu nghiên cứu thực nghiệm, khoa học: | 10.652,25 ha |
+ Diện tích đất có rừng: | 9.924,88 ha |
+ Diện tích đất không có rừng: | 727,37 ha |
2.2. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng và hoàn thiện sở hạ tầng hệ thống khu rừng đặc dụng
- Rừng đặc dụng là nơi lưu trữ bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn những nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm; góp phần bảo vệ các công trình kinh tế quan trọng không bị lũ quét, tạo môi trường không khí trong lành phục vụ du lịch sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng...tuy nhiên các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, bảo tồn thiên nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
- Hiện trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống các khu rừng đặc dụng còn rất hạn chế so với các lĩnh vực khác như thuỷ lợi, đê điều, khiến công tác bảo tồn tại các khu rừng đặc dụng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng, công tác nghiên cứu khoa học thiếu thốn, cần có sự đầu tư thoả đáng.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng ba chức năng chủ yếu cho công tác bảo tồn thiên nhiên, bao gồm: bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gien sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
Với những lý do nêu trên, việc xây dựng và triển khai “Đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống khu rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008- 2020” là cần thiết.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng nhằm đảm bảo ổn định lâu dài cho các khu rừng đặc dụng thực hiện tốt chức năng bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học ở tất cả các hệ sinh thái; Thông qua chương trình đầu tư, tạo điều kiện môi trường tốt nhất để bảo tồn và phát triển các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu, các hệ sinh thái đặc thù, nhằm bảo tồn nguồn gen, phục vụ cho các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
Đến năm 2020, hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết lập hệ thống quản lý bảo vệ có hiệu quả diện tích 2,2 triệu ha rừng và đất rừng được quy hoạch cho hệ thống rừng đặc dụng trên phạm vi cả nước; đảm bảo quản lý và sử dụng bền vững diện tích rừng đặc dụng hiện có, góp phần nâng tỷ lệ đất có rừng của cả nước lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020.
III. CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN
3.1. Xác định hiện trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng
3.1.1. Hiện trạng đầu tư hệ thống rừng đặc dụng
Luật bảo vệ và Phát triển rừng quy định: "Nhà nước có chính sách điều hoà, huy động, thu hút các nguồn vốn của tổ chức, cá nhân, trong nước và ngoài nước để đầu tư, xây dựng, bảo tồn lâu dài các khu rừng đặc dụng". Hiện tại, có hai nguồn đầu tư chính cho các khu rừng đặc dụng là ngân sách của Chính phủ và tài trợ quốc tế. Đã có một số doanh nghiệp tư nhân cũng đầu tư cho công tác bảo tồn tại Việt Nam nhưng còn ở mức độ hạn chế. Hiện nay các nguồn đầu tư cho hệ thống rừng đặc dụng bao gồm từ các nguồn:
- Ngân sách nhà nước
- Tài trợ quốc tế
- Đầu tư từ cộng đồng và khối tư nhân; trong đó ngân sách nhà nước và tài trợ của quốc tế được coi là các nguồn đầu tư chủ yếu. Đầu tư từ cộng đồng và khối tư nhân chưa thống kê được.
a) Đầu tư từ ngân sách nhà nước:
Hiện nay, phần lớn các khu rừng đặc dụng, đặc biệt là các khu do cấp tỉnh quản lý, thường xuyên thiếu kinh phí và chủ yếu dựa vào một nguồn kinh phí hạn hẹp và thiếu ổn định; kinh phí hiện có chủ yếu dùng cho đầu tư cơ bản, còn kinh phí dành cho các hoạt động bảo tồn rất hạn hẹp. Quy trình phân bổ kinh phí như hiện nay không cho phép cán bộ quản lý các khu bảo tồn có một tầm nhìn cần thiết cho việc hoạch định kế hoạch bảo tồn. Ngân sách Nhà nước cho các khu rừng đặc dụng còn thấp trừ một số Vườn quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Nghiên cứu khảo sát chương trình đầu tư ở một số khu rừng đặc dụng cho thấy: định mức và tổng mức vốn cấp cho các khu bảo tồn không phải tuỳ thuộc vào vị trí, nhiệm vụ, tầm quan trọng hoặc nội dung công tác đã được quy định trong dự án đầu tư của các khu bảo tồn mà tuỳ thuộc vào khả năng ngân sách của từng cấp. Các khu rừng đặc dụng trực thuộc Trung ương có định mức chi tiêu và tổng mức ngân sách được cấp hàng năm cao hơn các khu bảo tồn trực thuộc địa phương. Tổng hợp tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước của 29 Vườn quốc gia từ năm 2000 đến 2007 là 730,1 tỷ đồng. Bình quân hàng năm mỗi Vườn quốc gia được đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước là 3,47 tỷ đồng. Hiện trạng đầu tư xây dựng cơ bản của các Vườn quốc gia được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 1: Hiện trạng đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống rừng đặc dụng
TT | Tên khu rừng đặc dụng Vườn quốc gia | Diện tích (ha) | Đầu tư xây dựng cơ bản vỗn từ ngân sách nhà nước (tỷ đồng) | ||
Vùng lõi | Vùng đệm | 2000-2007 | 2008 | ||
1 | Phú Quốc | 29135.9 | 26122 | 10 |
|
2 | Xuân Sơn | 15048 | 18639 | 20.7 |
|
3 | Tràm Chim | 7313 | 20.000 | 22 |
|
4 | Hoàng Liên | 28500.1 | 38724 | 10.4 |
|
5 | U Minh Hạ | 7926 | 25013 | 4.5 |
|
6 | Chư Yang Sin | 59316.1 | 133567 | 17.4 |
|
7 | Tam Đảo | 29515 | 87.997 | 15.5 |
|
8 | Côn Đảo | 19991 | 20500 | 14 |
|
9 | Bạch Mã | 37487 | 81962 | 42.9 |
|
10 | Cúc Phương | 22405.9 | 30625.2 | 28.3 |
|
11 | Xuân Thuỷ | 7100 | 7224 | 39 |
|
12 | Vũ Quang | 52882 | 31383 | 37 |
|
13 | Yok Đôn | 112101.9 | 133924 | 28 |
|
14 | Cát Bà | 15331.6 | 15164.5 | 10.5 |
|
15 | Chư Mom Ray | 56434.2 | 190776 | 27.7 |
|
16 | Cát Tiên | 71457 | 183497 | 36 |
|
17 | Bến En | 12033 | 31127 | 4.2 |
|
18 | Bi Đúp- Núi Bà | 55968 | 32328 | 6.6 |
|
19 | Pù Mát | 93524.7 | 100370 | 32 |
|
20 | Bù Gia Mập | 25926 | 89027 | 37.3 |
|
21 | Phong Nha - Kẻ Bàng | 125362 | 203222 | 23.6 |
|
22 | Kon Ka Kinh | 39955 | 118598 | 16.9 |
|
23 | Bái Tử Long | 15600 | 21326 | 33.5 |
|
24 | Lò Gò - Xa Mát | 18345 | 18600 | 22.8 |
|
25 | Mũi Cà Mau | 41089 | 8194 | 15 |
|
26 | Ba Vì | 10749.7 | 35930 | 59.5 |
|
27 | Núi Chúa | 29865 | 7350 | 11.5 |
|
28 | Ba Bể | 9022 | 24654 | 65 |
|
29 | Phước Bình | 19814 | 11082 | 4.5 |
|
30 | U Minh Thượng | 8038 | 13069 | 33.8 |
|
|
| 1.077.236,13 | 1.667.532.7 | 730,1 |
|
Nguồn: các khu rừng đặc dụng cung cấp, năm 2007
Mức vốn đầu tư cho mỗi công trình được dự tính trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật và được các cơ quan có liên quan của các Bộ: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định. Vì thiếu kế hoạch đầu tư hàng năm và không bảo đảm được tổng mức vốn đầu tư đã được phê duyệt trong dự án đầu tư, nên thường gây ra những khó khăn cho ban quản lý khu rừng đặc dụng khi xây dựng, xét duyệt, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm. Thiếu cơ chế khuyến khích và cơ hội để các khu bảo tồn tìm kiếm và sử dụng nguồn tài chính bổ sung. Có rất ít cơ hội cho các ban quản lý tìm kiếm kinh phí cho bảo tồn ngoài các kinh phí hàng năm từ ngân sách Nhà nước. Do đó, các ban quản lý các khu rừng đặc dụng thiếu sự đảm bảo cần thiết về tài chính cho việc lập kế hoạch trung hạn và dài hạn nhằm giải quyết các ưu tiên trong công tác bảo tồn thiên nhiên.
b) Hỗ trợ đầu tư Quốc tế
Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ các nước: Thuỵ Điển, Canađa, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ, Thuỵ Sỹ, Nhật Bản, v.v... trong công tác bảo vệ môi trường nói chung cũng như các chương trình bảo tồn rừng đặc dụng nói riêng. Các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNDP, UNEP, WB, EU, ADB, IUCN, WWF, FFI... có quan hệ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong công tác bảo tồn. Hoạt động hợp tác quốc tế về bảo tồn của Việt Nam đã mang lại nhiều kết quả quan trọng. Chính phủ đã phối hợp thực hiện thành công nhiều chương trình, dự án với các nhà tài trợ quốc tế. Những chương trình, dự án hỗ trợ đã góp phần đáng kể nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật cho các cơ quan bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật; công tác xoá đói, giảm nghèo và các hoạt động hỗ trợ bảo tồn và quản lý RĐD. Đặc biệt là năng lực của các cấp đã được tăng cường ở Việt Nam. Cho đến nay, khoảng 15 khu RĐD được coi là địa bàn ưu tiên chủ yếu của các dự án quốc tế. Việt Nam cũng đã phối hợp với các nước láng giềng như Lào, Cămpuchia, Trung Quốc trong công tác bảo tồn liên quốc gia hoặc kiểm soát việc buôn bán động vật và thực vật hoang dã qua biên giới.
Để tăng cường thực hiện và theo dõi các khoản ODA cho môi trường, Nhóm hỗ trợ Quốc tế về Môi trường (ISGE) đã được thành lập từ năm 2001. Ðây cũng là một sáng kiến và nỗ lực của Chính phủ trong việc huy động các nguồn tài trợ cho môi trường nói chung và bảo tồn nói riêng. Thông qua diễn đàn ISGE, cộng đồng các nhà tài trợ có thể hợp tác, chia sẻ thông tin và có chiến lược đầu tư phù hợp cho các hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Dưới đây là một số dự án điển hình đã và đang thực hiện ở Việt Nam:
- Dự án lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An (SFNC), do EU tài trợ (1999-2004). Dự án đã hỗ trợ công tác quản lý của VQG Pù Mát, đặc biệt giành phần lớn kinh phí đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng đệm với mục tiêu giảm áp lực tới VQG và thu hút người dân tham gia công tác bảo tồn.
- Dự án hỗ trợ Bảo tồn thiên nhiên ở VQG Vũ Quang, do Chính phủ Hà Lan tài trợ (1996-2000) với số vốn đầu tư 2,5 triệu đô la Mỹ. Dự án tập trung vào tăng cường năng lực quản lý bảo tồn cho đội ngũ cán bộ VQG và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý VQG.
- Dự án BTTN dựa trên quan điểm sinh thái cảnh quan (PARC) với số vồn đầu tư 8 triệu đô la Mỹ cho hai hợp phần chính, một ở VQG Yok Đôn, một ở khu vực bảo tồn liên hợp VQG Ba Bể và khu BTTN Na Hang (1998-2002). Dự án tập trung đầu tư tăng cường năng lực và nghiên cứu các phương pháp tiếp cận BTTN.
- Dự án bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội vùng đệm được thực hiện ở VQG Cát Tiên, VQG Chư Mom Ray (2001-2006), do WB và Chính phủ Hà Lan tài trợ với số vốn 14 triệu đô la Mỹ. Dự án tập trung phát triển kinh tế xã hội vùng đệm, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị.
- Dự án bảo tồn VQG Hoàng Liên do EU tài trợ được FFI đang thực hiện có số vốn khoảng 1 triệu đô la Mỹ.
- Dự án SPAM (1998-2003): 1 triệu đô la Mỹ, do DANIDA tài trợ.
- Dự án mở rộng hệ thống RĐD Việt Nam cho thế kỷ 21 (FIPI/BirdLife) do EU tài trợ với số vốn khoảng 1 triệu đô la Mỹ.
- Dự án hỗ trợ Bảo tồn tài nguyên Vườn quốc gia Chư Yang Sin do EU tài trợ, được tổ chức bảo vệ Chim quốc tế thực hiện (2004-2008) với số vốn đầu tư khoảng 1 triệu đô la Mỹ.
- Quỹ Bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam (VCF) do WB, Chính phủ Hà Lan, EU và nhiều tổ chức đóng góp đươc giao cho Cục Kiểm lâm là tổ chức đầu mối thực hiện với số vốn khoảng 17 triệu đô la Mỹ. Quỹ này bắt đầu thực hiện từ năm 2006 bằng việc triển khai các dự án nhỏ ở nhiều khu rừng đặc dụng với mục tiêu hỗ trợ công tác bảo tồn, nâng cao năng lực cán bộ, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương tham gia công tác bảo tồn….
- Quỹ bảo vệ môi trường (GEF) do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc quản lý và tài trợ. Hàng năm, GEF hỗ trợ khoảng gần 1 triệu đô la Mỹ cho các hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng dân cư.
- Ngân hàng Tái thiết Đức (KFV) đang xây dựng một dự án hỗ trợ BTTN và phát triển kinh tế xã hội vùng đệm cho VQG Phong Nha – Kẻ Bàng với số vốn đầu tư là 16 triệu đô la Mỹ, trong 5 năm, bắt đầu từ năm 2007.
Ngoài ra còn nhiều dự án nhỏ do các tổ chức tài trợ khác như Mc. Foundation, Ford Foundation, Hội động vật Frank Fourk (Đức), Đại học Côn Lôn (Đức)… như dự án LINC (Phong Nha- Kẻ Bàng), dự án MOSAIC (Quảng Nam)…. Mỗi năm các dự án nhỏ này cũng thu hút nguồn vốn đầu tư khoảng 500 nghìn đến 1 triệu đô la Mỹ cho công tác BTTN.
c) Một số tồn tại về tình hình đầu tư hệ thống rừng đặc dụng:
- Một số Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên nguồn vốn ngân sách hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu để duy trì hoạt động của bộ máy Ban quản lý. Một số Vườn quốc gia có các dự án đầu tư được phê duyệt thì nguồn ngân sách nhà nước mới chỉ tập trung cho xây dựng cơ bản chưa tập trung cho hoạt động bảo tồn. Một số khu rừng có giá trị đa dạng sinh học cao nhưng lại ít được đầu tư.
- Dự án đầu tư cho vùng lõi, vùng đệm khu rừng đặc dụng chưa hài hoà. Dự án vùng đệm chưa được tiến hành đồng bộ với dự án vùng lõi. Các dự án đầu tư xây dựng mới chỉ giải quyết các vấn đề trước mắt như cơ sở hạ tầng, bảo vệ rừng mà chưa được xây dựng trên những quy hoạch có tính dài hạn.
- Chưa có một cơ chế đầu tư thống nhất nên đa số các khu rừng đặc dụng không nhận được sự hỗ trợ của quốc tế. Tình hình hỗ trợ đầu tư cho các khu rừng đặc dụng đang ngày càng chặt chẽ hơn trong vài năm gần đây và ưu tiên của các nhà tài trợ cũng đang thay đổi.
- Các dự án tài trợ không hoàn lại đầu tư cho hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, trong đó có một số dự án lớn, nhưng việc điều hành dự án chưa hiệu quả, chưa tận dụng được sự giúp đỡ quốc tế về kinh nghiệm và tài chính để đẩy mạnh công tác quản lý và phát triển rừng đặc dụng nước ta.
- Một số Vườn quốc gia đầu tư mạnh cho phát triển du lịch như Phong Nha - Kẻ Bàng, Cúc Phương, Ba Vì nhưng thiếu cơ chế về việc chia sẻ lợi ích từ du lịch.
- Các khu rừng đặc dụng phụ thuộc vào kinh phí phân bổ hàng năm, do đó không chủ động về kế hoạch tài chính trung/dài hạn; Phân bổ ngân sách không đồng đều giữa các khu rừng đặc dụng. Vườn quốc gia được bố trí kinh phí đầy đủ hơn, trong khi đó đa số các khu rừng đặc dụng khác thường xuyên thiếu kinh phí. Dự án ODA chủ yếu tập trung vào các khu rừng đặc dụng quan trọng (15/128 Khu RĐD).
- Thiếu sự lồng gép giữa đầu tư cho khu rừng đặc dụng và vùng đệm. đôi khi dẫn tới hiệu quả trái ngược nhau. Thiếu cơ chế khuyến khích và ít có cơ hội để các Khu rừng đặc dụng tìm kiếm nguồn thu kinh phí bổ sung.
3.1.2. Hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng:
Cơ sở hạ tầng của hầu hết các khu rừng đặc dụng chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên. Nhiều khu rừng đặc dụng chưa thành lập Ban quản lý riêng nên chưa có trụ sở làm việc. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ bảo tồn, đặc biệt là phòng cháy chữa cháy rừng còn thiếu và không đồng bộ. Vườn quốc gia Xuân Sơn được chuyển hạng thành Vườn quốc gia từ năm 2002 với 58 cán bộ viên chức, đến nay trụ sở làm việc còn thiếu thốn, thiếu các cơ sở phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, diễn giải môi trường. Vườn quốc gia Phú Quốc được thành lập từ năm 2002 với 71 cán bộ viên chức, quản lý diện tích đất lâm nghiệp trên 31.000 ha, tuy nhiên đến nay cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn còn thiếu như: nhà bảo tàng, trung tâm diễn giải môi trường, cơ sở nghiên cứu khoa học, đường tuần tra bảo vệ rừng...Một số Vườn quốc gia có trụ sở ban quản lý nhưng do ít được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nên bị xuống cấp hoặc chưa đáp ứng được so với yêu cầu phục vụ nghiên cứu khoa học như: Vườn quốc gia Vũ Quang, U Minh Hạ, Kon Ka Kinh, Phước Bình...Về hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng của các Vườn quốc gia được tổng hợp ở Bảng 2.
Qua Bảng 2 cho thấy, hiện trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các Vườn quốc gia rất khác nhau. Một số Vườn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu thực tế, như Vườn quốc gia Cát Tiên với quy mô diện tích xây dựng các công trình lên tới gần 6.000m2, có đầy đủ các hạng mục công trình xây dựng như: Văn phòng ban quản lý, trung tâm diễn giải môi trường, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở du lịch sinh thái; Vườn quốc gia Bến En, diện tích xây dựng là 2.364m2...Đa số Vườn quốc gia mới xây dựng được trụ sở làm việc ban quản lý, đáp ứng được mục tiêu duy nhất là phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn nguồn gen, còn việc đầu tư xây dựng các công trình phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái giáo dục môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu như Vườn quốc gia U Minh Hạ diện tích xây dựng 140m2, Chư Yang Sin 260m2,...
Bảng 2: Hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng các Vườn quốc gia
TT | Tên khu rừng đặc dụng | Diện tích (ha) | Số cán bộ CNV | Cơ sở hạ tầng | Diện tích xây dựng | |
Nhà làm việc (m2) | Đường tuần tra (km) | |||||
1 | Phú Quốc | 29135,9 | 71 | Văn phòng BQL | 1640 |
|
2 | Xuân Sơn | 15048 | 58 | Văn phòng BQL | 300 |
|
3 | Tràm Chim | 7313 | 32/100 | Văn phòng BQL | 500 |
|
|
|
|
| TT diễn giải môi trường |
|
|
|
|
|
| Cơ sở DLST |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 30 |
4 | Hoàng Liên | 28500 | 90 | Văn phòng BQL |
|
|
5 | U Minh Hạ | 7926 | 69 | Văn phòng BQL | 140 |
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 5 |
6 | Chư Yang Sin | 59316 | 84 | Văn phòng BQL | 260 |
|
7 | Tam Đảo | 29515 | 100 | Văn phòng BQL | 1000 |
|
|
|
|
| TT diễn giải môi trường |
|
|
|
|
|
| Cơ sở NCKH |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 30 |
8 | Côn Đảo | 19991 | 72 | Văn phòng BQL | 1970 |
|
|
|
|
|
|
|
|
9 | Bạch Mã | 37487 | 74/79 | Văn phòng BQL | 335 |
|
|
|
|
| TT diễn giải môi trường |
|
|
|
|
|
| Cơ sở DLST |
|
|
|
|
|
| Cơ sở NCKH |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 14 |
10 | Cúc Phương | 22405,9 | 111/165 | Văn phòng BQL | 1191 |
|
|
|
|
| TT diễn giải môi trường |
|
|
|
|
|
| Cơ sở DLST |
|
|
|
|
|
| Cơ sở NCKH |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 39 |
11 | Xuân Thuỷ | 7100 | 12 | Văn phòng BQL | 1000 |
|
|
|
|
| TT diễn giải môi trường |
|
|
|
|
|
| Cơ sở NCKH |
|
|
|
|
|
| Cơ sở DLST |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 6 |
|
|
|
| Vườn thực vật |
|
|
12 | Vũ Quang | 52882 | 65/98 | Văn phòng BQL | 900 |
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 15 |
13 | Yok Đôn | 112101,9 | 124 | Văn phòng BQL | 614 |
|
|
|
|
| TT diễn giải môi trường |
|
|
|
|
|
| Cơ sở NCKH |
|
|
|
|
|
| Cơ sở DLST |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 180 |
|
|
|
| Vườn thực vật |
|
|
14 | Cát Bà | 15331,6 | 81/86 | Cơ sở DLST |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
|
|
|
|
|
| Vườn thực vật |
|
|
15 | Chư Mom Ray | 56434,2 | 4/43 | Văn phòng BQL | 900 |
|
|
|
|
| TT diễn giải môi trường |
|
|
|
|
|
| Cơ sở NCKH |
|
|
|
|
|
| Cơ sở DLST |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 180 |
|
|
|
| Vườn thực vật |
|
|
16 | Cát Tiên | 71360 | 147/171 | Văn phòng BQL | 5.924 |
|
|
|
|
| TT diễn giải môi trường |
|
|
|
|
|
| Cơ sở NCKH |
|
|
|
|
|
| Cơ sở DLST |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 60 |
17 | Bến En | 12033 | 79 | Văn phòng BQL | 2364 |
|
|
|
|
| TT diễn giải môi trường |
|
|
|
|
|
| Cơ sở NCKH |
|
|
|
|
|
| Cơ sở DLST |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 15 |
|
|
|
| Vườn thực vật |
|
|
18 | Bi Đúp-Núi Bà | 55968 | 94/100 | Văn phòng BQL | 500 |
|
|
|
|
| TT diễn giải môi trường |
|
|
|
|
|
| Cơ sở DLST |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 30 |
19 | Pù Mát | 93524,7 | 40/87 | Văn phòng BQL | 280 |
|
|
|
|
| TT diễn giải môi trường |
|
|
|
|
|
| Vườn thực vật |
|
|
|
|
|
| Cơ sở DLST |
|
|
20 | Bù Gia Mập | 25926 | 44/81 | Văn phòng BQL | 250 |
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 90 |
|
|
|
| Cơ sở NCKH |
|
|
21 | Phong Nha - Kẻ | 125362 | 267/437 | Văn phòng BQL |
|
|
| Bàng |
|
| Cơ sở NCKH |
|
|
|
|
|
| Cơ sở DLST |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 50 |
|
|
|
| Vườn thực vật |
|
|
22 | Kon Ka Kinh | 39955 | 37/67 | Văn phòng BQL | 750 |
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 4.2 |
23 | Bái Tử Long | 15600 | 40 | Văn phòng BQL | 750 |
|
24 | Lò Gò- Xa Mát | 18435 | 21/36 | Văn phòng BQL | 300 |
|
|
|
|
| Cơ sở DLST |
|
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 30 |
25 | Mũi Cà Mau | 41089 | 55/88 | Văn phòng BQL Cơ sở DLST Đường tuần tra |
|
|
26 | Ba Vì | 10749,7 | 63/110 | Văn phòng BQL | 1.191 |
|
|
|
|
| Đường tuần tra |
| 4 |
|
|
|
| Vườn thực vật |
|
|
27 | Núi Chúa | 29865 | 60/63 | Văn phòng BQL |
|
|
|
|
|
| Cơ sở NCKH |
|
|
|
|
|
| Vườn thực vật |
|
|
28 | Ba Bể | 9022 | 73/88 | Đường tuần tra |
| 16 |
29 | Phước Bình | 19814 | 24 | Văn phòng BQL | 156 |
|
30 | U Minh Thượng | 8038 | 61 | Văn phòng BQL | 596 |
|
Nguồn: các khu rừng đặc dụng cung cấp, năm 2007
Về hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng của 6 Vườn quốc gia trực thuộc Cục Kiểm lâm cho thấy, việc xây dựng các công trình cơ bản đáp ứng được 3 mục tiêu chủ yếu là: công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn nguồn gen; công tác nghiên cứu khoa học; du lịch sinh thái giáo dục môi trường. Các Vườn đều có công trình cơ sở nghiên cứu khoa học, nhà bảo tàng, trung tâm diễn giải môi trường, đường tuần tra bảo vệ rừng...Tổng hợp hiện trạng cơ sở hạ tầng của 6 Vườn được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3: Hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng 6 Vườn quốc gia trực thuộc Cục Kiểm lâm
Vườn quốc gia | Diện tích nhà ban quản lý (m2) | Số lượng các trạm bảo vệ | Nhà khách (m2) | Đường tuần tra (km) |
Tam Đảo | 1.000 | 15 | 250 | 30 |
Ba Vì | 1.190 | 3 | 650 | 4 |
Cúc Phương | 1191 | 12 | 2.461 | 39 |
Bạch Mã | 335 | 8 | 434 | 14 |
Yok Don | 614 | 8 | 350 | 180 |
Cát Tiên | 5.924 | 19 | 3.466 | 60 |
Nguồn: các khu rừng đặc dụng cung cấp, năm 2007
3.2.1. Xác định nhu cầu đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong hệ thống rừng đặc dụng
a) Nhu cầu đầu tư bảo vệ và phát triển rừng trong hệ thống rừng đặc dụng
- Bảo vệ hệ thống rừng đặc dụng ổn định đến năm 2020, bao gồm 164 khu với tổng diện tích tự nhiên là 2.265.753 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 2.198.743 ha (đất có rừng là 1.941.452 ha, đất không có rừng là 257.291 ha); diện tích mặt biển là 67.010 ha.
- Phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng chủ yếu thông qua bảo tồn nguyên trạng, tạo môi trường tốt nhất để bảo tồn rừng, bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật quý hiếm, các hệ sinh thái đặc thù nhằm nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học trong hệ thống rừng đặc dụng.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và phục hồi rừng trên diện tích đất trống không có khả năng tái sinh tự nhiên; quy hoạch đồng cỏ, bãi đất trống cho phát triển động vật rừng hoặc tiến hành khoanh nuôi tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng rừng bổ sung các loài cây bản địa là giải pháp chủ yếu trong phát triển rừng đối với các khu rừng đặc dụng.
b) Nhu cầu đầu tư điều tra, quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng
- Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng, đa dạng sinh học và phân bố khu hệ động thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu làm cơ sở quản lý bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học ở hệ thống khu rừng đặc dụng.
- Điều tra, đánh giá tình hình xâm hại rừng của các loài sinh vật ngoại lai hoặc nghiên cứu xây dựng phương án xử lý thực bì (đốt dọn) để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng, tạo nguồn thức ăn cho động vật hoang dã ở một số Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Quy hoạch tổng thể phát triển Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; quy hoạch phát triển du lịch sinh thái; quy hoạch điều chỉnh phân khu chức năng ở các khu rừng đặc dụng; giữ diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ở mức vừa đủ, chú trọng đầu tư ở phân khu phục hồi sinh thái nhằm tái tạo lại rừng, tăng cường khả năng bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm, đáp ứng được mục tiêu quản lý riêng của từng khu rừng đặc dụng và mục tiêu chung của chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.
c) Dự toán kinh phí
Kinh phí điều tra, đánh giá hiện trạng ĐDSH, quy hoạch tổng thể và điều chỉnh lại các phân khu chức năng toàn bộ các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (99 khu) khoảng 198 tỷ đồng, bao gồm:
- Điều tra, đánh giá hiện trạng ĐDSH, tình hình xâm hại rừng của các loài sinh vật ngoại lai hoặc nghiên cứu xây dựng phương án xử lý thực bì (đốt dọn) để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng của 99 khu rừng đặc dụng: 1 tỷ/1 khu x 99 khu = 99 tỷ đồng;
- Quy hoạch tổng thể phát triển Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; điều chỉnh lại các phân khu chức năng 99 khu rừng đặc dụng: 1 tỷ/1 khu x 99 khu = 99 tỷ đồng;
3.2.2. Xác định nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng
a) Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý các khu rừng đặc dụng
(+) Đối tượng
Xác định những nội dung đầu tư nhằm phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của khu rừng đặc dụng, bao gồm: cải tạo, nâng cấp và xây mới trụ sở làm việc ở phân khu hành chính dịch vụ; xây dựng nâng cấp các trạm quản lý bảo vệ rừng để cải thiện điều kiện làm việc của lực lượng quản lý bảo vệ rừng; công trình phục vụ tuần tra quản lý bảo vệ rừng...
(+) Nội dung khối lượng đầu tư
Hoàn thiện việc cải tạo, xây dựng nâng cấp ban quản lý khu rừng đặc dụng; nâng cấp, xây mới các trạm kiểm lâm và mua sắm trang thiết bị để tăng cường cho công tác quản lý bảo vệ rừng; bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống đường tuần tra bảo vệ rừng và cải thiện điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại của lực lượng làm công tác bảo vệ rừng. Các hạng mục đầu tư cụ thể bao gồm:
- Xây dựng trụ sở làm việc của Ban quản lý: nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của khu rừng đặc dụng; tiêu chí chọn vị trí địa điểm để xây dựng phân khu dịch vụ hành chính phải thể hiện được các yêu cầu: Bố trí cảnh quan không gian khoa học, hiện đại, hài hoà với cảnh quan của khu vực. Để cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên chức, khu nhà làm việc cho cán bộ viên chức, bình quân tối thiểu cho 1 viên chức khoảng 15m2 -20m2 (bao gồm cả công trình phụ) = 500m2 ; như vậy, tổng diện tích xây dựng trụ sở làm việc Ban quản lý mỗi khu rừng đặc dụng với diện tích bình quân 900m2, bao gồm: Phòng làm việc 500m2, hội trường lớn 200m2, phòng họp nhỏ 50m2, kho quỹ, tư liệu: 100m2; Trụ sở Ban quản lý cần xây dựng là 70 khu (trừ trụ sở của 30 Vườn quốc gia cơ bản hoàn thành);
- Xây dựng, nâng cấp các trạm quản lý bảo vệ rừng: Để giảm bớt tiến tới hạn chế tối đa tình trạng khai thác tài nguyên rừng bất hợp pháp, Ban quản lý các khu rừng đặc dụng cần xác định cụ thể các khu vực trọng điểm phá rừng, khai thác tài nguyên rừng; Hạt Kiểm lâm các khu rừng đặc dụng xây dựng chương trình nâng cao nghiệp vụ, tổ chức nắm nguồn tin các tuyến thường xuyên vận chuyển lâm sản trái phép, bố trí lực lượng đủ mạnh để ngăn chặn và trấn áp kẻ chống đối; tăng cường lực lượng; đồng thời bố trí xây dựng các chốt, trạm kiểm lâm phù hợp để phục vụ công tác tuần tra quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng, nâng cấp các trạm quản lý bảo vệ rừng phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên (địa hình) và yếu tố kinh tế xã hội của khu vực ảnh hưởng xâm hại tới tài nguyên đa dạng sinh học khu rừng đặc dụng; bình quân một trạm quản lý từ 3.000ha - 4.000ha/1 trạm, mỗi trạm diện tích xây dựng 150m2 - 200m2; số lượng các trạm cần xây dựng là 400 trạm (trừ các trạm quản lý bảo vệ rừng hiện có)
- Xây dựng và nâng cấp đường tuần tra quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ phát triển rừng; bình quân tối thiểu 1,0km/1000ha; số km đường tuần tra cần xây dựng, nâng cấp là 1.417km (trừ 783km đường hiện có).
(+) Dự toán kinh phí
Kinh phí dự kiến cho xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng khoảng 1.986,8 tỷ đồng; nội dung hạng mục đầu tư bao gồm:
- Xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc của Ban quản lý: Tổng diện tích xây dựng trụ sở làm việc Ban quản lý mỗi khu rừng đặc dụng với diện tích bình quân 900m2, bao gồm: Phòng làm việc 500m2, hội trường lớn 200m2, phòng họp nhỏ 50m2, kho quỹ, tư liệu: 100m2;
Bình quân 6 tỷ/1 khu x 70 khu = 420 tỷ đồng;
- Xây dựng, nâng cấp các trạm quản lý bảo vệ rừng, bình quân một trạm quản lý từ 3.000ha- 4.000ha/1 trạm, mỗi trạm diện tích xây dựng 150m2- 200m2; Bình quân 1,5 tỷ/1 trạm x 400 trạm = 600 tỷ đồng;
- Xây dựng, nâng cấp đường nội bộ, đường tuần tra quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng kết hợp du lịch sinh thái (bình quân tối thiểu 1.000ha/1km); Bình quân 0,4 tỷ/1km x 1.417km = 566,8 tỷ đồng;
- Xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, cải thiện điều kiện làm việc của lực lượng quản lý bảo vệ rừng; Bình quân 0,5 tỷ/1 trạm x 400 trạm = 200 tỷ đồng;
- Xây dựng hệ thống cung cấp điện, phục vụ cải thiện điều kiện làm việc các trạm bảo vệ rừng và ăn, ở, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên chức thuộc ban quản lý khu rừng đặc dụng; Bình quân 0,5 tỷ/1 trạm x 400 trạm = 200 tỷ đồng.
b) Xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng
(+) Đối tượng
Một số Khu rừng đặc dụng nằm trong vùng trọng điểm cháy rừng như Vườn quốc gia Tam Đảo, Cát Tiên, Chư Mom Ray, Yok Đôn, Tràm Chim, U Minh Thượng, U Minh Hạ với các kiểu rừng chính như rừng khộp, rừng khô hạn, rừng tràm, trảng cỏ..., tại những khu vực này cháy rừng đang là một trong những nguy cơ lớn nhất đe doạ đa dạng sinh học, đặc biệt khi bước vào mùa khô hạn; vì vậy cần thiết phải xây dựng các công trình phục vụ cho phòng cháy chữa cháy rừng.
(+) Nội dung khối lượng đầu tư
- Xây dựng, nâng cấp các công trình, chòi gác phát hiện sớm lửa rừng; mỗi trạm bảo vệ rừng có một chòi, được xây dựng theo hướng kiên cố, sử dụng lâu dài và đặt ở vị trí bao quát cho khu vực rừng rộng lớn; bình quân một chòi gác trong phạm vi từ 3.000ha - 4.000ha/1 chòi; số lượng các chòi gác cần xây dựng, nâng cấp là 400 chòi (trừ các chòi gác hiện có)
- Xây dựng nhà tập luyện Phòng cháy chữa cháy rừng là 30 nhà, diện tích 300m2 - 400m2/nhà;
- Xây dựng hồ, đập, bể chứa nước phòng cháy: Cần lợi dụng triệt để các hồ đập để xây dựng trên các thượng nguồn khe suối, khe cạn phục vụ phòng cháy kết hợp là nơi dự trữ nước phục vụ công tác bảo tồn.
(+) Dự toán kinh phí
Kinh phí cho các công trình phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng khoảng 390 tỷ đồng, bao gồm:
- Chòi gác 400 chòi x 0,5tỷ/1 chòi = 200 tỷ đồng;
- Nhà tập luyện: 30 nhà x 3tỷ/1 nhà = 90 tỷ đồng;
- Hồ, đập, bể chứa nước phòng cháy: 1tỷ/1 khux 100 khu= 100 tỷ đồng.
c) Xây dựng công trình phục vụ nghiên cứu khoa học
(+) Đối tượng
Các khu rừng đặc dụng, cần ưu tiên xây dựng các công trình để phục vụ công tác bảo tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, các nguồn gen quý và đặc hữu; xây dựng công trình nghiên cứu nhằm theo dõi tình hình sinh trưởng, tái sinh, những biến đổi về cấu trúc và thành phần loài thực vật rừng trong các ưu hợp thực vật đặc trưng của rừng; lập các ô định vị và số liệu thu thập từ các ô định vị làm căn cứ để đánh giá quá trình diễn thế của rừng; theo dõi, giám sát khu hệ động vật rừng để tìm hiểu quy luật hoạt động và các mối quan hệ giữa thành phần động vật rừng và các điều kiện sinh sống. Xây dựng hệ thống quan sát, theo dõi và chẩn đoán xu thế thay đổi của ĐVHD nhất là những loài nguy cấp, quý, hiếm để đánh giá hiệu quả các hoạt động trong khu bảo tồn đối với khả năng phục hồi quần xã động vật rừng.
(+) Nội dung khối lượng đầu tư
Hoàn thiện các công trình phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; các hạng mục đầu tư cụ thể bao gồm:
- Xây dựng nhà bảo tàng: để trưng bày, sưu tập các loại tiêu bản mẫu thực vật, động vật (rừng, biển), mẫu tiêu bản côn trùng...để NCKH và phục vụ tham quan học tập; diện tích xây dựng 400m2/1 khu rừng; số nhà bảo tàng cần xây dựng là 100 nhà;
- Xây dựng nhà chòi quan sát đối với một số khu rừng đặc dụng có tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt đa dạng khu hệ động vật rừng phục vụ nghiên cứu, theo dõi tập tính động vật hoang dã kết hợp phục vụ tham quan du lịch; số lượng nhà quan sát cần xây dựng là 50/100 khu rừng;
- Xây dựng Vườn sưu tập thực vật (tường rào, nhà lưới...) với mục đích là quy tụ, lưu trữ, bảo tồn nguồn gen thực vật và các thảm thực vật hiện có của khu rừng đặc dụng; xây dựng thành một khu rừng mẫu để bảo tồn đa dạng về thành phần loài, về các thảm thực vật rừng, đặc biệt là bảo tồn nguồn gen các loài thực vật rừng quý hiếm, tiêu biểu, có giá trị phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu trao đổi khoa học. Mỗi khu rừng xây dựng một Vườn sưu tập; số lượng Vườn sưu tập cần xây dựng là 100 khu.
(+) Dự toán kinh phí
Kinh phí dự kiến cho các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học khoảng 750 tỷ đồng; nội dung hạng mục đầu tư bao gồm:
- Công trình nhà bảo tàng: 4 tỷ/1 khu x 100 khu = 400 tỷ đồng;
- Công trình nghiên cứu, theo dõi tập tính động vật hoang dã: 1 tỷ/1 khu x 50 khu = 50 tỷ đồng;
- Công trình Vườn sưu tập: 3 tỷ/1 khu x 100 khu = 300 tỷ đồng.
d) Xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái kết hợp giáo dục môi trường
(+) Đối tượng
Nhằm khai thác tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường; thông qua phát triển du lịch sinh thái góp phần tuyên truyền, giáo dục cho người dân địa phương và du khách về các giá trị tự nhiên, văn hoá lịch sử và nhân văn của khu rừng đặc dụng từ đó nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho cán bộ công nhân viên chức khu rừng đặc dụng và cho cộng đồng dân cư địa phương.
(+) Nội dung khối lượng đầu tư
Theo quy định pháp luật hiện hành là được tổ chức du lịch ở rừng đặc dụng, nhưng du lịch phải phù hợp với mục tiêu bảo tồn, mọi hoạt động về du lịch trong khu rừng đặc dụng không được gây ảnh hưởng xấu đến bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái (Điều 49, Điều 53 Luật Bảo vệ và phát triển rừng). Điều 55 Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 22 của Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý rừng. Các hạng mục đầu tư cụ thể bao gồm:
- Xây dựng trung tâm du khách, nhằm thu hút khách tham quan, góp phần phát triển và đa dạng hoá loại hình du lịch sinh thái. Trung tâm du lịch thường là nơi du khách tiếp xúc đầu tiên khi đến Khu rừng đặc dụng, vì vậy điều đầu tiên cần lưu ý là trung tâm phải được xây dựng ở những vị trí dễ nhận ra và ấn tượng; Diện tích xây dựng trung tâm khoảng 400m2/1 khu rừng;
- Xây dựng sa bàn khu rừng đặc dụng; đường diễn giải môi trường: nhằm giới thiệu tổng quan về khu rừng; xác định các điểm, tuyến du lịch trong khu rừng đặc dụng; mỗi khu rừng xây dựng 01 sa bàn;
- Khôi phục ngành nghề truyền thống: nhằm khuyến khích cộng đồng sống trong khu rừng đặc dụng phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương như: Dệt thổ cẩm, đan lát hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ và tạo ra việc làm cho cộng đồng trong lúc nông nhàn, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập ổn định đời sống cộng đồng.
- Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khác trong khu rừng đặc dụng; cơ sở phục vụ du lịch sinh thái bằng nhà nghỉ, tua tuyến du lịch, công trình sinh thái.
(+) Dự toán kinh phí
Kinh phí dự kiến cho các công trình phục vụ du lịch sinh thái, giáo dục môi trường khoảng 520 tỷ đồng; nội dung hạng mục xây dựng bao gồm:
- Xây dựng trung tâm du lịch sinh thái: 4 tỷ/1 khu x 100 khu = 400 tỷ;
- Xây dựng sa bàn rừng đặc dụng, đường diễn giải môi trường: 0,5 tỷ/1 khu x 100 khu = 50 tỷ đồng;
- Khôi phục ngành nghề truyền thống: 0,5 tỷ/1 khu x 100 = 50 tỷ đồng.
- Các công trình cơ sở hạ tầng khác trong khu rừng đặc dụng: 0,2 tỷ/1khu x 100 khu = 20 tỷ đồng.
3.2.3. Tổng hợp nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng
Để thực hiện chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020 (chưa bao gồm khu bảo vệ cảnh quan, rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học và nhu cầu đầu tư lâm sinh), nguồn kinh phí dự tính khoảng 3.844,8 tỷ đồng, chi tiết theo các hạng mục như bảng sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Hạng mục | Tổng cộng | 2008-2009 | 2010-2015 | 2016-2020 |
Tổng cộng | 3.844.800 | 700.000 | 2.626.800 | 518.000 |
1. Điều tra, quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng | 198.000 | 30.000 | 140.000 | 28.000 |
2. Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng | 1.986.800 | 420.000 | 1.166.800 | 400.000 |
3. Xây dựng công trình phòng cháy chữa cháy rừng | 390.000 | 100.000 | 270.000 | 20.000 |
4. Xây dựng công trình phục vụ nghiên cứu khoa học | 750.000 | 100.000 | 600.000 | 50.000 |
5. Xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái kết hợp giáo dục môi trường | 520.000 | 50.000 | 450.000 | 20.000 |
Trên cơ sở Đề án này, các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên xác định cụ thể nhu cầu đầu tư, phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư cụ thể; Cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối vốn cho địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn địa phương xây dựng các dự án đầu tư; kiểm tra đánh giá việc thực hiện Đề án. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố cân đối và điều tiết nguồn vốn, lồng ghép các chương trình, mục tiêu, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn xây dựng dự án đầu tư cụ thể và tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Để thực hiện mục tiêu của Đề án “Về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020”, ngân sách nhà nước đầu tư theo chế độ chính sách hiện hành, bao gồm: Nguồn kinh phí từ Chương trình 661; nguồn ngân sách Trung ương đầu tư cho các khu rừng đặc dụng; nguồn vốn ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học; vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách; vốn đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh rừng, các doanh nghiệp đầu tư du lịch trong khu bảo tồn; vốn huy động tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, tổ chức từ thiện môi trường trong nước và quốc tế.
- Năm 2008 - 2009: Tiếp tục đầu tư những dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; xác định cụ thể nhu cầu đầu tư, xây dựng các dự án đầu tư mới để trình duyệt theo quy định pháp luật hiện hành;
- Năm 2010 - 2015: Nhà nước dành ngân sách thích đáng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH hệ thống khu rừng đặc dụng và tổ chức theo dõi, giám sát tình hình triển khai thực hiện Đề án.
- Năm 2016 - 2020: Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và theo dõi, giám sát tình hình đầu tư, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Đề án đầu tư để rút kinh nghiệm phục vụ xây dựng Đề án giai đoạn tiếp theo.
4.1. Hiệu quả về kinh tế và môi trường
- Bảo vệ tốt khu rừng đầu nguồn, góp phần hạn chế xói lở bồi lắng lòng hồ, duy trì sử dụng bền vững công năng tăng tuổi thọ công trình đối với những công trình thuỷ điện, thuỷ lợi xây dựng ở vùng hạ lưu các khu rừng đặc dụng.
- Bảo vệ có hiệu quả 2,2 triệu ha rừng đặc dụng, góp phần quan trọng bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học; tăng cường sự bền vững của nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; tạo sự ổn định và cân bằng về mặt sinh thái, tạo môi trường không khí trong lành; nâng cao năng xuất trong nông nghiệp, tăng doanh thu cho ngành du lịch.
- Cùng với rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng góp phần nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43 % vào năm 2010 và lên 47% vào năm 2020;
4.2. Hiệu quả về quản lý bảo vệ các khu rừng đặc dụng
- Năng lực của Ban quản lý các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên được tăng cường. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của Ban quản lý các khu rừng đặc dụng được xây dựng, đặc biệt là các trạm bảo vệ rừng được xây mới, nâng cấp và cải tạo khang trang, đáp ứng mục tiêu bảo tồn.
- Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công chức, viên chức và cộng đồng dân cư đang sinh sống trong rừng đặc dụng được nâng lên; được hưởng lợi từ việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội, tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Tăng cường khả năng phòng thủ, góp phần củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc vùng biên giới của tổ quốc.
- Tạo thêm công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu rừng đặc dụng; khôi phục ngành nghề truyền thống, du lịch sinh thái, giáo dục môi trường.
- Xây dựng được ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường cảnh quan và nâng cao nhận thức về rừng nói chung và rừng đặc dụng nói riêng.
KẾT LUẬN
Để hệ thống rừng đặc dụng có Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng hàng năm, nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò bảo vệ thiên nhiên, phòng hộ môi trường, đáp ứng nhu cầu quản lý bảo vệ có hiệu quả diện tích 2,2 triệu ha rừng và đất rừng được quy hoạch cho hệ thống rừng đặc dụng trên phạm vi cả nước; góp phần thực hiện Chiến lược quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 và Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án “về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020”; đề nghị các Cục, Vụ chức năng của Bộ Nông nghiệp và các cơ quan liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối vốn cho địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn địa phương xây dựng các dự án đầu tư; kiểm tra đánh giá việc thực hiện Đề án. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố cân đối và điều tiết nguồn vốn, lồng ghép các chương trình, mục tiêu, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn xây dựng dự án đầu tư cụ thể và tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 38/2005/CT-TTg về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 4Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 260/2006/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 147/1999/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 18/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 192/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 9Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định 2370QĐ/BNN- KL năm 2008 phê duyệt Đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 2370QĐ/BNN-KL
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/08/2008
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Hứa Đức Nhị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/08/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra