Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 03 tháng 01 năm 2014 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2014 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về việc thi hành luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 25/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn kiểm kê, thống kê và lập hồ sơ quản lý rừng.
Căn cứ Nghị Quyết số 54 /NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Nghị Quyết số 100/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014-2015;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại văn bản số 3842/SLN-LN ngày 24 tháng 12 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014-2015 với những nội dung chủ yếu sau:
a) Mục tiêu chung:
Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có theo mục tiêu quy hoạch và quy chế quản lý của từng loại rừng; thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao chất lượng và giá trị đa dạng của rừng; duy trì độ che phủ 29,76 % nhằm đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu, góp phần ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
b) Mục tiêu cụ thể
- Ưu tiên bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hiện có nhằm bảo tồn các nguồn gen động thực vật rừng và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng; nâng cao chất lượng và giá trị các loại rừng; giảm đến mức thấp nhất các vi phạm vào tài nguyên rừng.
- Khoán bảo vệ rừng 43.690 ha; trồng rừng mới 660 ha; trồng rừng sau khai thác 2.655ha; chăm sóc rừng đã trồng 7.122 ha, làm giàu 953 ha rừng tự nhiên và rừng trồng; khoanh nuôi rừng tự nhiên 1.574 ha; trồng cây phân tán 1,16 triệu cây; khai thác 2.805 ha rừng trồng, khai thác cây phụ trợ trên đất rừng trồng phòng hộ 1.837 ha và khai thác 4.544 ha lâm sản ngoài gỗ.
2. Nội dung kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2014-2015
a) Bảo vệ rừng
- Bảo vệ chặt chẽ 161.984 ha diện tích rừng hiện có, gồm 119.809 ha rừng tự nhiên, 42.174 ha rừng trồng. Phân theo quy hoạch 3 loại rừng, gồm rừng đặc dụng 96.471 ha, rừng phòng hộ 35.620, rừng sản xuất 29.893 ha.
- Khoán bảo vệ rừng đặc dụng 43.690 ha, năm 2014: 21. 845 ha, năm 2015: 21. 845 ha.
- Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: 310.000 ha.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp: xây dựng 04 trụ sở phân trường, 05 trạm bảo vệ rừng; sửa chữa 06 trạm bảo vệ rừng; cắm 113 mốc ranh giới và 357 mốc ranh giới 03 loại rừng;
- Phòng cháy chữa cháy rừng
+ Phát dọn đường băng cản lửa: 8.766 ha, trong đó rừng tự nhiên 1.844 ha, rừng trồng 6.922 ha. Trong năm 2014 là 4.179 ha, năm 2015 là 4.486 ha.
+ Đầu tư xây dựng các công trình phòng cháy chữa cháy rừng: Xây dựng 13 chòi canh lửa rừng kiên cố (năm 2014: 06 chòi, năm 2015: 07 chòi); xây dựng 10 điểm tích nước phòng chống cháy rừng, (năm 2014: 06 điểm, năm 2015: 04 điểm); trang bị 01 xe ô tô PCCCR và 01 xe ô tô tuần tra quản lý bảo vệ rừng vào năm 2015.
b) Phát triển rừng
- Trồng rừng mới: 660 ha, (gồm rừng đặc dụng 130 ha, rừng phòng hộ 280 ha, rừng sản xuất 250 ha), trong năm 2014 trồng 219 ha, năm 2015 trồng 441 ha.
- Trồng rừng sản xuất sau khai thác: 2.655 ha, trong đó năm 2014: 1.382 ha, năm 2015: 1.273 ha.
- Chăm sóc rừng đã trồng năm 2011, 2012 và năm 2013 là 7.122 ha (gồm 1.008 ha rừng đặc dụng, 1.715 ha rừng phòng hộ, 4.400 ha rừng sản xuất), trong năm 2014: 3.546 ha, năm 2015: 3.576 ha.
- Làm giàu rừng trồng: 843 ha (gồm 30 ha rừng đặc dụng, 616 ha rừng phòng hộ, 197 ha rừng sản xuất), trong năm 2014: 315 ha, năm 2015: 528 ha.
- Làm giàu rừng tự nhiên: 110 ha rừng phòng hộ, trong năm 2014: 50 ha, năm 2015: 60 ha.
- Khoanh nuôi phục hồi rừng: 1.574 ha (gồm 1.374 ha rừng đặc dụng, 200 ha rừng phòng hộ), trong năm 2014: 900 ha, năm 2015: 674 ha.
- Trồng cây phân tán: 1.160 ngàn cây ở những diện tích đất manh mún, dọc các trục đường giao thông, đê, kè các cơ sở công cộng như trường học, trụ sở cơ quan, trạm y tế, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp, khu đô thị, …
c) Khai thác lâm sản: khai thác 2.805 ha rừng trồng sản xuất, năm 2014: 1.364 ha, năm 2015: 1.459 ha; khai thác cây phụ trợ 1.837 ha, năm 2014 là 899 ha, năm 2015: 938 ha; khai thác lâm sản ngoài gỗ 4.544ha (năm 2014: 2.258 ha, năm 2015: 2.386 ha).
d) Lập, trình duyệt và triển khai thực hiện 6 dự án
- Triển khai thực hiện phân kỳ 2014, 2015 dự án khẩn cấp bảo tồn voi hoang dã tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014-2020;
- Triển khai thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp năm 2014;
- Lập, trình duyệt, triển khai thực hiện dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ núi Chứa chan huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014-2020;
- Lập, trình duyệt, triển khai thực hiện dự án xác định các giải pháp và tiến hành hoạt động phục hồi các hệ sinh thái bị phun rải chất độc hóa học đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Lập, trình duyệt, triển khai thực hiện dự án phục hồi môi trường và trồng rừng đối với các khu vực môi trường bị suy thoái bởi chất độc hóa học đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Lập và triển khai thực hiện phương án điều tra thống kê cây lâm nghiệp trồng phân tán trên địa bàn tỉnh.
3. Nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn
a) Tổng vốn đầu tư cho kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2014- 2015 là 241.523 triệu đồng, trong đó năm 2014 là 125.275 triệu đồng, năm 2015 là 116.248 triệu đồng, cụ thể như sau:
ĐVT: triệu đồng
Hạng mục | Nhu cầu vốn đầu tư | ||
Tổng kinh phí | Năm 2014 | Năm 2015 | |
1. Bảo vệ rừng, PCCCR | 98.932 | 49.685 | 49.247 |
2. Phát triển rừng | 76.883 | 38.869 | 38.014 |
3. Khai thác rừng | 19.653 | 9.587 | 10.066 |
4. Thực hiện các dự án | 46.055 | 27.134 | 18.921 |
Tổng kinh phí các hạng mục | 241.523 | 125.275 | 116.248 |
b) Nguồn vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư 241.523 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 42.217 triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh là 80.325 triệu đồng; các nguồn vốn khác 118.981 triệu đồng, cụ thể như sau:
ĐVT: triệu đồng
Hạng mục | Nguồn vốn đầu tư | |||||||
Năm 2014 | Năm 2015 | |||||||
Tổng | Ngân sách TW | Ngân sách Tỉnh | Nguồn vốn khác | Tổng | Ngân sách TW | Ngân sách Tỉnh | Nguồn vốn khác | |
1- Bảo vệ rừng, PCCCR | 49.685 | 5.833 | 22.429 | 21.423 | 49.247 | 5.372 | 22.592 | 21.283 |
2- Phát triển rừng | 38.869 | 1.398 | 8.459 | 29.012 | 38.014 | 770 | 9.634 | 27.610 |
3- Khai thác rừng | 9.587 | - | - | 9.587 | 10.066 | - | - | 10.066 |
4-Thực hiện các dự án | 27.134 | 16.107 | 11.027 | - | 18.921 | 12.737 | 6.184 | - |
Tổng cộng | 125.275 | 23.338 | 41.915 | 60.022 | 116.248 | 18.879 | 38.410 | 58.959 |
6. Giải pháp thực hiện kế hoạch
Trên cơ sở các giải pháp đã được xác định trong Nghị quyết số 54/2012/NQ-HĐND ngày 06/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2014 – 2015 cụ thể hóa để tổ chức thực hiện như sau:
6.1. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Thường xuyên tuyên truyền rộng rãi về vai trò quan trọng của rừng và công tác bảo vệ phát triển rừng đối với kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu…. nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi người trong xã hội, thực hiện tốt chủ trương chính sách pháp luật nhà nước và của tỉnh về bảo vệ và phát triển rừng.
6.2. Giải pháp về bảo vệ và phát triển rừng
a) Giải pháp về quản lý rừng và đất lâm nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 đã được phê duyệt, ổn định cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp theo các mục tiêu đặc dụng, phòng hộ và sản xuất; chuyển đổi rừng phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng;
- Phối hợp giải quyết tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp; hoàn thành việc cắm mốc ranh giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; bàn giao đất lâm nghiệp từ các đơn vị chủ rừng về địa phương quản lý theo quyết định của cấp thẩm quyền; xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp; tăng cường công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp chặt chẽ, thống nhất, đúng mục đích, hiệu quả ngày càng cao gắn với ổn định dân cư theo quy hoạch, giữ gìn an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; rà soát, chấn chỉnh, xử lý hợp đồng giao khoán đất, thực hiện theo quy chế quản lý của từng loại rừng gắn với quy hoạch, kế hoạch di dời ổn định dân cư.
b) Giải pháp về bảo vệ rừng
- Tiếp tục thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đối với chính quyền cấp huyện và xã, xác định rõ trách nhiệm của chủ rừng, các cơ quan thừa hành pháp luật có liên quan trong công tác bảo vệ rừng; thực hiện tốt quy chế do chủ tịch UBND cấp huyện ban hành về phối hợp quản lý bảo vệ rừng giữa đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã sở tại và các cơ quan chức năng của địa phương.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã gắn với bảo tồn nguồn gen các hệ sinh thái rừng tự nhiên thuộc vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, kịp thời triển khai thực hiện dự án khẩn cấp bảo tồn voi giai đoạn 2014 – 2020 sau khi được Bộ phê duyệt.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, truy quét làm giảm đến mức thấp nhất các vi phạm về quản lý bảo vệ rừng; phòng cháy chữa cháy rừng an toàn theo phương châm 4 tại chỗ.
c) Giải pháp về phát triển rừng
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp lâm sinh phù hợp với từng đối tượng rừng, mục tiêu quy hoạch và quy chế quản lý rừng: khoanh nuôi rừng, làm giàu rừng, cải tạo chuyển hóa rừng nghèo, rừng chất lượng kém; chăm sóc, nuôi dưỡng rừng; khai thác rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ.
- Chú trọng các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng theo hướng bền vững, đảm bảo chất lượng giống cây trồng rừng, ưu tiên lựa chọn các loài cây đa mục đích mang lại hiệu quả nhiều mặt kết hợp với các loài cây lâm nghiệp bản địa; tiếp tục đẩy mạnh phong trào trồng cây phân tán.
- Rà soát, xác định rõ nguyên nhân, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chỉ tiêu diện tích trồng mới giai đoạn 2011-2013, diện tích trồng bổ sung năm 2015, phấn đấu đạt mức cao nhất (ít nhất phải bằng số dự kiến nêu trong kế hoạch) so với quy hoạch giai đoạn 2011-2015.
d) Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm lâm
Tích cực đổi mới tư duy nhận thức trong lực lượng về quản lý bảo vệ rừng theo phương châm bảo vệ rừng phải gắn liền với quản lý rừng và phát triển rừng, xây dựng lực lượng Kiểm lâm mạnh từ cơ sở, tăng cường Kiểm lâm gắn với địa bàn cấp xã và đơn vị chủ rừng để bảo vệ rừng tận gốc; củng cố tổ chức, tăng cường kỷ luật và đạo đức công vụ; bố trí biên chế phù hợp với quy định, cải thiện điều kiện và phương tiện hoạt động, chú trọng Kiểm lâm địa bàn; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiệu lực và hiệu quả hoạt động, đảm bảo kiểm lâm thực sự là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.
e) Nâng cao năng lực và đổi mới hoạt động các chủ rừng.
- Củng cố tổ chức các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, phù hợp giữa tổ chức rừng với tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, đảm bảo mỗi tiểu khu rừng đều phải có người quản lý cụ thể; quản lý bảo vệ rừng gắn với ổn định dân cư theo quy hoạch, góp phần phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới của địa phương.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho lực lượng làm công tác quản lý bảo vệ rừng nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương chính sách pháp luật, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Duy trì biên chế và chế độ chính sách hiện hành đối với lao động tại các Ban quản lý rừng, tích cực cải thiện điều kiện, phương tiện làm việc, bổ sung chi phí có tính chất đặc thù đối với hoạt động quản lý bảo vệ rừng.
- Khai thác các tiềm năng tại chỗ của các đơn vị chủ rừng để trồng rừng kinh tế, sản xuất nông lâm kết hợp, tổ chức các hoạt động liên kết hợp tác, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khai thác hợp lý có hiệu quả các nguồn lợi từ rừng và môi trường rừng nhằm tạo nguồn thu cho hoạt động của đơn vị và tham gia đóng góp vào ngân sách.
6.3. Giải pháp về cơ chế chính sách, tài chính và tín dụng
a) Tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách hiện hành của Nhà nước và của tỉnh về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển rừng sản xuất, đầu tư phát triển rừng đặc dụng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, quản lý bảo vệ rừng.
b) Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động sự nghiệp hàng năm cho các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, đồng thời đảm bảo một số chi phí hoạt động cho công tác bảo vệ rừng cấp xã. Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các đơn vị chủ rừng, các tổ chức, cá nhân hộ gia đình sử dụng đất lâm nghiệp được vay vốn ưu đãi để trồng rừng và phát triển sản xuất; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp, xây dựng và phát triển các mô hình liên kết, hợp tác sản xuất, mở rộng quy mô trang trại lâm nghiệp, gắn trồng rừng nguyên liệu với chế biến tiêu thụ lâm sản tại các đơn vị chủ rừng có điều kiện tổ chức.
c) Tổ chức thực hiện tốt hệ thống các chính sách lâm nghiệp. Đặc biệt tập trung giải quyết vấn đề giao khoán sử dụng đất cho hộ gia đình của các ban quản lý rừng; giao khoán trồng rừng sản xuất theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ; có giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ bàn giao 9.372 ha đất rừng của các đơn vị lâm nghiệp về địa phương quản lý.
d) Quản lý chặt chẽ, có biện pháp tiết kiệm chi phí phát dọn đường băng phòng cháy, chữa cháy rừng vì chi phí việc này chiếm đến 24,87% tổng vốn đầu tư của Kế hoạch.
6.4. Giải pháp về khoa học công nghệ
a) Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và theo dõi diễn biến đất đai tài nguyên rừng, cây trồng phân tán, cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, cơ sở chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh; đầu tư, đổi mới công nghệ trong chế biến gỗ và lâm sản theo hướng tăng trưởng xanh.
b) Thực hiện tốt việc áp dụng khoa học, công nghệ trong chọn tạo, sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, đảm bảo giống chất lượng cho năng suất và sản lượng cao. Tiếp tục áp dụng các giải pháp lâm sinh, xây dựng các mô hình trồng rừng theo hướng bền vững; thực hiện các đề tài nghiên cứu về trồng rừng sản xuất bền vững, bảo tồn loài cây gỗ lớn bản địa; xây dựng hàng rào điện ngăn ngừa xung đột giữa voi và người.
6.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
Rà soát, đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực của ngành lâm nghiệp, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ và tuyển dụng đối với lực lượng Kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp xã và cán bộ viên chức các chủ rừng nhằm duy trì ổn định và đảm bảo tính kế thừa, ưu tiên tuyển chọn lao động là con em cán bộ công nhân viên trong ngành, con em đồng bào thiểu số và các gia đình sinh sống tại địa phương. Kết hợp với chương trình đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn để bồi dưỡng kiến thức nâng cao tay nghề cho người dân làm nghề rừng.
6.6. Giải pháp tổ chức quản lý
a) Chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, cấp huyện đối với diện tích rừng do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh; xây dựng và phê duyệt các dự án bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2016-2020 của các ban quản lý rừng phòng hộ để đảm bảo điều kiện cho các ban quản lý rừng trực tiếp thực hiện kế hoạch, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã về rừng và đất lâm nghiệp đặt trong mối quan hệ chặt chẽ và sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
b) Củng cố và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch bảo vệ rừng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020; Ban chỉ đạo truy quét Bảo vệ rừng tỉnh; Ban chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh; Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển tỉnh Đồng Nai; Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng cấp huyện, cấp xã có rừng, các đơn vị chủ rừng trong toàn tỉnh; tiếp tục thực hiện tốt Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của THủ tướng Chính phủ về một số chính sách tăng cường bảo vệ rừng; phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các chủ rừng trong quản lý và bảo vệ rừng.
Điều 2. Căn cứ Điều 1 của Quyết định này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
- Tổ chức công bố công khai quy hoạch theo quy định; phối hợp với các địa phương, chủ rừng để thực hiện tốt công tác quản lý, thực hiện quy hoạch và bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn. Triển khai, cụ thể hóa các giải pháp quản lý và thực hiện quy hoạch đã được nêu trong hồ sơ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014-2015
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các chủ rừng, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa triển khai các biện pháp cụ thể về quản lý và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm có tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện báo cáo UBND tỉnh.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan chức năng xây dựng Kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng hàng năm, kế hoạch về vốn và giải pháp quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và các nguồn vốn khác.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2038/2013/QĐ-UBND quy định kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2020
- 2Quyết định 39/2013/QĐ-UBND phê duyệt định mức kỹ thuật và suất đầu tư cho dự án lâm sinh trồng rừng đặc dụng, trồng rừng phòng hộ thuộc Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Nghị quyết 08/2013/NQ-HĐND phê chuẩn Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2015
- 4Quyết định 2236/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh dự toán hoạt động của dự án Tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng Vườn Quốc gia Ba Bể thông qua nâng cao năng lực, nhận thức của cộng đồng, giám sát đa dạng sinh học và thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích tại Quyết định 813/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5Quyết định số 2587/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tổng hợp tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2012-2016
- 6Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2020
- 1Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh
- 2Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 3Quyết định 18/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 6Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 25/2009/TT-BNN hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 54/2012/NQ-HĐND thông qua quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2020
- 10Quyết định 2038/2013/QĐ-UBND quy định kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2020
- 11Quyết định 39/2013/QĐ-UBND phê duyệt định mức kỹ thuật và suất đầu tư cho dự án lâm sinh trồng rừng đặc dụng, trồng rừng phòng hộ thuộc Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 12Nghị quyết 100/NQ-HĐND năm 2013 phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014-2015
- 13Nghị quyết 08/2013/NQ-HĐND phê chuẩn Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2015
- 14Quyết định 2236/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh dự toán hoạt động của dự án Tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng Vườn Quốc gia Ba Bể thông qua nâng cao năng lực, nhận thức của cộng đồng, giám sát đa dạng sinh học và thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích tại Quyết định 813/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 15Quyết định số 2587/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tổng hợp tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2012-2016
- 16Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2020
Quyết định 01/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014-2015
- Số hiệu: 01/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/01/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Chánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra