Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 975/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 16 tháng 5 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN TIẾNG NHẬT GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020";

Căn cứ Thông tư số 98/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 18 tháng 6 năm 2012 của liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn nội dung và mức chi thực hiện Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 2090/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt kế hoạch dạy và học tiếng Nhật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Kế hoạch hợp tác đào tạo giữa Trường cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu và trường Đại học Sư phạm Hyogo Nhật Bản ban hành kèm theo Công văn số 5148/UNND-VP ngày 17 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Căn cứ Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt kế hoạch đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Quyết định số 1711/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt đề án Trung tâm tiếng Nhật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 536/TTr-SGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo giáo viên và giảng viên tiếng Nhật giai đoạn 2014 - 2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Giao trách nhiệm cho Sở Giáo dục và Đào tạo:

+ Căn cứ Kế hoạch đào tạo giáo viên giáo viên và giảng viên tiếng Nhật giai đoạn 2014 - 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chỉ đạo Trường cao đẳng Sư phạm xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm trình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

+ Quản lý công tác đào tạo của Trường cao đẳng Sư phạm và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).

- Hiệu trưởng Trường cao đẳng Sư phạm căn cứ kế hoạch tuyển sinh hàng năm đã được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo kết quả thực hiện.

- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành chức năng bố trí ngân sách và tạo điều kiện thuận lợi cho Trường cao đẳng Sư phạm thực hiện kế hoạch.

Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, nếu có vấn đề gì cần điều chỉnh, bổ sung, phát sinh mới Sở Giáo dục và Đào tạo kịp thời trao đổi, thống nhất với các sở, ngành liên quan và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục Đào tạo, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Ngoại vụ; Trường cao đẳng Sư phạm và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Văn Niên

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN TIẾNG NHẬT GIAI ĐOẠN 2014-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng kế hoạch

Căn cứ Kế hoạch dạy và học tiếng Nhật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2090/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Căn cứ Kế hoạch hợp tác đào tạo giữa Trường cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu và Trường cao đẳng Sư phạm Đại học sư phạm Hyogo Nhật Bản ban hành kèm theo công văn số 5148/UNND-VP ngày 17 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Căn cứ Kế hoạch đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2013-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1869/QĐ- UBND ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Căn cứ Đề án Trung tâm tiếng Nhật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành kèm theo Quyết định số 1711/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

1.2. Nhu cầu thực tế cần đào tạo tiếng Nhật của tỉnh

Trong thời gian tới, chiến lược thu hút đầu tư của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tập trung vào hai lĩnh vực phát triển dịch vụ hậu cần (logistics) và ngành công nghiệp phụ trợ. Đây là các lĩnh vực mà nhà đầu tư Nhật Bản có lợi thế. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật rất quan tâm tìm đến Bà Rịa - Vũng Tàu để tìm hiểu về cơ hội đầu tư. Ngoài ra, một số tổ chức nghiên cứu độc lập của Nhật cũng đến Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu về lợi thế phát triển của tỉnh. Vì thế, đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản trên địa bàn tỉnh là một đòi hỏi cấp thiết. Theo dự báo của ngành Công thương, trong giai đoạn 2013-2015 cần tuyển 2500 lao động làm việc trong các doanh nghiệp do Nhật Bản đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Số liệu cập nhật từ công văn số 743/SCT-QLCN ngày 29 tháng 6 năm 2012 của sở Công thương gửi Sở Giáo dục và Đào tạo). Theo dự báo của ngành Giao thông vận tải, lao động trong khối logistics khoảng 10.000 người. Trong đó lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản khoảng 2500 người (số liệu cập nhật từ Công văn số 829/SGTVT-KHTC ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Sở Giao thông vận tải).

- Trong hội nhập quốc tế và quan hệ với nước ngoài, đặc biệt là quan hệ với Nhật Bản thì các đơn vị, cơ quan trong tỉnh phải có nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Nhật. Phấn đấu đến thời kỳ 2015-2020 tiếng Nhật trở thành công cụ giao tiếp chủ yếu trong sản xuất kinh doanh, du lịch và giao lưu văn hóa với Nhật Bản.

1.3. Nhu cầu đào tạo giáo viên dạy tiếng Nhật tại trường phổ thông

Hiện tại tiếng Nhật đang được giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ, các Trường cao đẳng và tiến tới giảng dạy tại các trường phổ thông, trước mắt là trung học phổ thông, bằng hình thức thí điểm ngoại ngữ 2, địa điểm triển khai bao gồm: thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành và thành phố Vũng Tàu. Thực tiễn này đòi hỏi cần phải đào tạo được một đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Nhật tại các trường phổ thông.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng đề án và lập kế hoạch triển khai giảng dạy tiếng Nhật ở các trường Trung học Phổ thông, giai đoạn 2012-2015 ở 6/31 trường tập trung vào các trường trên địa bàn thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành và thành phố Vũng Tàu. Đến năm học 2014-2015 có 60 lớp học tiếng Nhật với 9 giáo viên.

Giai đoạn 2015- 2020, khi có đủ giáo viên sẽ đưa tiếng Nhật vào chương trình ngoại ngữ 1 ở một số trường phổ thông và mở rộng việc học tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) ở hầu khắp các trường phổ thông trong tỉnh.

Bảng 1: Kế hoạch dạy tiếng Nhật giai đoạn 2012-2015

Stt

Năm học

Đơn vị thực hiện

Số lớp

Số tiết/tuần

Số giáo viên

 

 

Trung học Phổ thông Châu Thành

5

2

1

1

2012-2013

Trung học Phổ thông Phú Mỹ

5

2

1

 

 

Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ

5

2

1

 

Cộng

3

15

 

3

 

 

Trung học Phổ thông Châu Thành

10

2

2

2

2013-2014

Trung học Phổ thông Phú Mỹ

10

2

2

 

 

Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ

10

2

2

 

Cộng

3

30

 

6

 

 

Trung học Phổ thông Châu Thành

15

2

2

 

 

Trung học Phổ thông Phú Mỹ

15

2

2

 

 

Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ

15

2

2

3

2014-2015

 

 

 

 

 

 

Trung học Phổ thông Bà Rịa

5

2

1

 

 

Trung học Phổ thông Trần Hưng Đạo

5

2

1

 

 

Trung học Phổ thông Đinh Tiên Hoàng

5

2

1

 

Cộng

6

60

 

9

Giai đoạn 2015 - 2020 sẽ triển khai Ngoại ngữ 2 ở một số trường Trung học cơ sở tại thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa và huyện Tân Thành, sau đó sẽ triển khai đại trà ở các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông trong toàn tỉnh.

Với kế hoạch trên, đào tạo giáo viên dạy tiếng Nhật đáp ứng nhu cầu giảng dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông là một đòi hỏi cấp bách.

1.4. Căn cứ hiện trạng Trường cao đẳng Sư phạm.

- Cơ sở vật chất có đầy đủ phòng học, thiết bị phục vụ hoạt động dạy - học (có phòng Lab, phòng học trực tuyến).

- Đội ngũ giảng viên: Hiện có 02 giảng viên trình độ Đại học, 01 giảng viên trình độ Thạc sỹ, 03 giảng viên người Nhật của tổ chức Japan Foundation và 01 giảng viên thỉnh giảng người Nhật.

- Chương trình đào tạo: Đã có mã ngành đào tạo GV tiếng Anh; sẽ mở mã ngành tiếng Nhật vào năm 2014.

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN VÀ GIẢNG VIỂN TIẾNG NHẬT

2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng Nhật tại trường phổ thông đủ về số lượng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu học tiếng Nhật của học sinh phổ thông theo định hướng phân luồng, hướng nghiệp; của lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng Đông Nam Bộ.

2.2. Các mục tiêu cụ thể

- Đào tạo một đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Nhật tại các trường Trung học cơ sở từ năm 2014, Trung học Phổ thông từ năm 2015. Phấn đấu đến năm 2020 đào tạo được 185 giáo viên giảng dạy tiếng Nhật ở trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông và đủ giáo viên giảng dạy tiếng Nhật tại các trung tâm tiếng Nhật trong tỉnh. Sau 2020, đào tạo nâng chuẩn từ cao đẳng lên đại học và đào tạo 60 giáo viên trình độ đại học để bổ sung, thay thế.

- Kết hợp vừa đào tạo trình độ chuẩn, vừa nâng chuẩn. Phấn đấu đến năm 2020 có 70% giáo viên dạy tiếng Nhật tại trường Trung học cơ sở có trình độ đại học và 5% giáo viên dạy tiếng Nhật tại trường Trung học Phổ thông có trình độ sau đại học.

3. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN TIẾNG NHẬT

3.1. Kế hoạch đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Nhật trình độ cao đẳng

Đào tạo 110 giáo viên tiếng Nhật có trình độ cao đẳng để giảng dạy tại các trường Trung học Phổ thông (giai đoạn trước mắt) và Trung học cơ sở từ năm 2015.

3.1.1. Hình thức đào tạo ngắn hạn

Chiêu sinh đào tạo ngắn hạn (1,5 năm) số lượng 30 sinh viên. Đối tượng tuyển sinh là sinh viên đã tốt nghiệp ngành Cao đẳng sư phạm tiếng Anh hoặc tốt nghiệp ngành tiếng Anh và đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; có chứng chỉ năng lực Nhật ngữ Japanese Languagè Proficiency Test (JLPT) N5 trở lên. Đầu ra đạt chuẩn N3, có phương pháp dạy tiếng Nhật và cam kết phục vụ cho ngành giáo dục tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

3.1.2. Hình thức đào tạo dài hạn

Tuyển sinh đào tạo 80 giáo viên trình độ cao đẳng (3 năm) chuyên ngành tiếng Nhật, có nghiệp vụ sư phạm và phương pháp dạy học tiếng Nhật.

Bảng 2: Kế hoạch đào tạo giáo viên tiếng Nhật trình độ Cao đẳng

TT

Khóa đào tạo

Ngành đào tạo

Trình độ

Số lượng

1

2015-2018

Tiếng Nhật

Cao đẳng

40

2

2017-2020

Tiếng Nhật

Cao đẳng

40

 

TỐNG

 

 

80

3.2. Kế hoạch đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Nhật trình độ đại học

Liên kết với trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo khác trong nước và trường Đại học Sư phạm Hyogo Nhật Bản tuyển sinh đào tạo trình độ Đại học chuyên ngành tiếng Nhật, nghiệp vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy tiếng Nhật để cung cấp đội ngũ giáo viên dạy tiếng Nhật cho các trường phổ thông trong tỉnh.

Kế hoạch đào tạo cụ thể như sau:

+ Năm 2014 và 2015, tuyển sinh đào tạo văn bằng 2 chuyên ngành tiếng Nhật (3 năm) đối tượng đã tốt nghiệp Đại học (Tiếng Nhật, Nhật Bản học, Phương Đông học, Châu Á học,...) có chứng chỉ N3 để đào tạo chuyên ngành tiếng Nhật đạt trình độ năng lực Nhật ngữ N2, nghiệp vụ sư phạm và phương pháp dạy học bộ môn.

+ Từ năm học 2016-2017, tuyển sinh mới đào tạo giáo viên tiếng Nhật (4 năm) và đào tạo nâng chuẩn đội ngũ giáo viên từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học.

Bảng 3: Kế hoạch đào tạo giáo viên tiếng Nhật trình độ đại học

Khóa học

Số lượng

Đối tượng tuyển sinh

Hình thức đào tạo

Kết quả đầu ra

2014-2017

20

Có bằng ĐH, chứng chỉ Nhật Ngữ (JLPT) N3

Tập trung

Văn bằng 2: ĐH chuyên ngành tiếng Nhật, Chứng chỉ JLPT N2-, NVSP bậc 1

2015-2018

25

Có bằng ĐH, chứng chỉ Nhật Ngữ (JLPT) N3

Tập trung

Văn bằng 2: ĐH chuyên ngành tiếng Nhật, Chứng chỉ JLPT N2, NVSP bậc 1

2016-2020

30

Tuyển mới

Tập trung

ĐH chuyên ngành tiếng Nhật, Chứng chỉ JLPT N2, NVSP bậc 1

2017-2021

30

Tuyển mới

Tập trung

ĐH chuyên ngành tiếng Nhật, Chứng chỉ JLPT N2, NVSP bậc 1

2018-2022

30

Tuyển mới

Tập trung

ĐH chuyên ngành tiếng Nhật, Chứng chỉ JLPT N2, NVSP bậc 1

Cộng

135

 

 

 

3.3. Kế hoạch đào tạo giảng viên tiếng Nhật cho Trường cao đẳng Sư phạm

3.3.1 Tu nghiệp ngắn hạn tại Nhật Bản

Năm học 2013-2014, Trường cao đẳng Sư phạm sẽ cử giảng viên đến tu nghiệp ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm tại Đại học sư phạm Hyogo Nhật Bản hoặc một trường đại học tại Nhật Bản theo các thỏa thuận hợp tác đã được phê duyệt. Mỗi năm từ 1 đến 2 giáo viên.

Bảng 4: Kế hoạch tu nghiệp tại Nhật Bản

Năm học

Số lượng giảng viên

Chương trình tu nghiệp

Thời gian tu nghiệp

2013-2014

2

Chuyên ngành tiếng Nhật và phương pháp giảng dạy tiếng Nhật

6 tháng

2014-2015

2

Chuyên ngành tiếng Nhật và phương pháp giảng dạy tiếng Nhật

6 tháng

2015-2016

1

Chuyên ngành tiếng Nhật và phương pháp giảng dạy tiếng Nhật

6 tháng

TỔNG

5

 

 

3.3.2. Đào tạo sau đại học trong nước

Cử giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Nhật đi học cao học tại các cơ sở đào tạo trong nước.

Kế hoạch cụ thể như sau:

Khóa học

Số lượng giảng viên

Chương trình đào tạo

Thời gian học

2016-2018

1

Chuyên ngành tiếng Nhật

2 năm

2017-2019

1

Chuyên ngành tiếng Nhật

2 năm

2018-2020

1

Chuyên ngành tiếng Nhật

2 năm

TỔNG

3

 

 

3.3.3. Đào tạo sau đại học ở nước ngoài

Cử giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Nhật đi học cao học hoặc nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo sau đại học tại Nhật Bản.

Kế hoạch cụ thể như sau:

Khóa học

Số lượng giảng viên

Chương trình đào tạo

Thời gian học

2019-2021

2

Chuyên ngành tiếng Nhật

2 năm

TỔNG

2

 

 

Tổng số giảng viên được đào tạo và tu nghiệp là 10 người.

4. CÁC KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

4.1. Đội ngũ giảng viên

- Tuyển bổ sung giảng viên tiếng Nhật để đội ngũ giảng viên cơ hữu có 10 người. Trước mắt, trong năm 2014 tuyển 04 giảng viên có trình độ đại học trở lên chuyên ngành tiếng Nhật (nếu trình độ đại học thì bằng tốt nghiệp phải được xếp loại khá trở lên) để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và thay thế cho các giảng viên đi tu nghiệp tại Nhật Bản.

- Mời giảng viên thỉnh giảng là các giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đến từ Đại học sư phạm Hyogo Nhật Bản, các tổ chức tình nguyện Japan Foundation, và các cơ sở đào tạo khác. Bình quân mời 04 người mỗi năm.

4.2. Cơ sở vật chất

- Phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học hiện đại, có các phần mềm dạy học, kiểm tra, đánh giá.

- Trang bị tài liệu giảng dạy tiếng Nhật cho các trình độ N5, N4, N3, N2.

- Trang bị giáo trình giảng dạy cho chuyên ngành đào tạo tiếng Nhật trình độ Cao đẳng và Đại học.

5. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

5.1. Kinh phí đào tạo sinh viên

Stt

Nội dung

Số lượng người

Đơn giá (triệu đồng)

Thành tiền (triệu đồng)

Diễn giải

1

Đào tạo ngắn hạn

30

10

450

10 triệu đồng/năm * 1,5 năm

2

Đào tạo trình độ cao đẳng

80

10

2,400

10 triệu đồng/năm * 3 năm

3

Đào tạo trình độ đại học văn bằng 2

45

12

1,620

12 triệu đồng/năm * 3 năm

4

Đào tạo trình độ đại học

90

12

4,320

12 triệu đồng/năm * 4 năm

 

Tổng cộng

245

 

8,790

 

Kinh phí cấp trên đầu sinh viên hàng năm từ nguồn ngân sách tỉnh (kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo).

5.2. Kinh phí đào tạo giảng viên

Stt

Nội dung

Số lượng người

Đơn giá triệu đồng

Thành tiền triệu đồng

Diễn giải

1

Tu nghiệp ngắn hạn 6 tháng tại Nhật Bản

5

130

650

 

2

Đào tạo 2 năm sau đại học tại Nhật Bản

2

520

1040

Phía Nhật hỗ trợ học phí

3

Đào tạo sau đại học trong nước

3

100

300

 

 

Tổng cộng

10

 

1,990

 

Kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh (kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm).

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

+ Căn cứ Kế hoạch đào tạo giáo viên và giảng viên tiếng Nhật giai đoạn 2014 - 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chỉ đạo Trường cao đẳng Sư phạm xây dựng kế hoạch tuyển sinh và đào tạo hàng năm trình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

+ Quản lý công tác đào tạo của Trường cao đẳng Sư phạm và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).

6.2. Hiệu trưởng Trường cao đẳng Sư phạm căn cứ kế hoạch đào tạo hàng năm đã được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo kết quả thực hiện.

6.3. Sở Nội vụ bổ sung biên chế để Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường cao đẳng Sư phạm tuyển dụng giảng viên, giáo viên tiếng Nhật đảm bảo đủ nhu cầu để thực hiện Kế hoạch này.

6.4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành chức năng bố trí ngân sách và tạo kiện thuận lợi cho Trường cao đẳng Sư phạm thực hiện kế hoạch.

Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, nếu có vấn đề gì cần điều chỉnh, bổ sung, phát sinh mới Sở Giáo dục và Đào tạo kịp thời trao đổi, thống nhất với các sở, ngành liên quan và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.

7. KẾT LUẬN

Đào tạo giáo viên, giảng dạy tiếng Nhật là một đòi hỏi rất cấp thiết nhằm thực hiện kế hoạch dạy và học tiếng Nhật trên địa bàn tỉnh, thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020; góp phần đào tạo nguồn nhân lực, tạo cơ hội cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh với Nhật Bản ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Kế hoạch đào tạo giáo viên, giảng viên giảng dạy tiếng Nhật là căn cứ để Trường cao đẳng Sư phạm và ngành giáo dục chủ động thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hàng năm./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch đào tạo giáo viên và giảng viên tiếng Nhật giai đoạn 2014 - 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

  • Số hiệu: 975/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/05/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Hồ Văn Niên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/05/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản