Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 03 tháng 6 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 911/QĐ-TTG , NGÀY 17/6/2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN CÓ TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG GIAI ĐOẠN 2010-2020”, TỈNH SÓC TRĂNG.

Căn cứ Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg , ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020;

Căn cứ Quyết định số 911/QĐ-TTg , ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng xây dựng kế hoạch thực hiện của tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau:

I. Thực trạng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng của tỉnh:

Qua thống kê, số lượng viên chức các trường cao đẳng trong tỉnh năm học 2008-2009 là 254 người và trong năm học 2009-2010 là 273 người, chia ra:

Năm học

2008 - 2009

2009 - 2010

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

- Tiến sĩ

0

0

01

0,37

- Thạc sĩ

64

25,19

72

26,37

- Đại học

155

61,02

171

62,63

- Khác

35

13,89

29

11,10

Tổng số viên chức

254

 

273

 

Trong đó, trình độ ngoại ngữ hiện tại của giảng viên như sau:

Cán bộ nguồn

Số lượng

A

B

C

TOEFL

IELTS

450

500

550

khác

5.5

6.

6.5

khác

Tiến sĩ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Thạc sĩ

4

5

29

0

0

0

1

(463)

0

0

0

0

Đại học

17

110

29

0

0

0

0

0

0

0

0

Tổng

21

115

58

0

0

0

1

(463)

0

0

0

0

II. Nhu cầu và khả năng đào tạo đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng của tỉnh đến năm 2020:

1. Nhu cầu:

Theo Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020, quy mô sinh viên bậc đại học và cao đẳng của tỉnh như sau:

Bậc đào tạo

2010

2015

2020

Đại học

1.270

1.620

2.725

Cao đẳng

3.756

6.610

9.208

Trung học

3.663

6.320

11.043

Cộng

8.689

14.550

22.976

Với quy mô sinh viên như trên, nhu cầu giảng viên là:

Trình độ được đào tạo

2011

2015

2020

Tiến sĩ

3

54

150

Thạc sĩ

65

108

140

Đại học

160

273

367

Khác

7

0

0

Cộng

235

435

657

Căn cứ quy mô sinh viên cao đẳng, đại học và số giảng viên trường cao đẳng, đại học tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011, 2015, 2020, nhu cầu về số lượng và tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020 là:

- Năm 2011: 3 người, tỷ lệ 1,28%;

- Năm 2015: 54 người, tỷ lệ 12,41%;

- Năm 2020: 150 người, tỷ lệ 22,83%.

2. Khả năng đào tạo đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng của tỉnh đến năm 2020.

Tính đến nay, trong số cán bộ, công chức, viên chức khối hành chính, sự nghiệp tỉnh Sóc Trăng có 239 thạc sĩ, 02 tiến sĩ và đang tiếp tục đào tạo thạc sĩ cho 83 người và đào tạo tiến sĩ cho 10 người khác (không tính số lượng đang theo học theo Đề án ST150).

Theo thống kê, có khoảng 150 cán bộ, công chức, viên chức khối hành chính, sự nghiệp tỉnh Sóc Trăng có nguyện vọng đi nghiên cứu sinh (vừa là giảng viên cơ hữu, vừa là giảng viên kiêm chức của các trường).

Từ đó, dự kiến từ năm 2011 đến năm 2020, sẽ tuyển chọn gởi đi 110 nghiên cứu sinh, trong đó: 60 nghiên cứu sinh đào tạo trong nước; 30 nghiên cứu sinh đào tạo ở nước ngoài; 20 nghiên cứu sinh đào tạo theo hình thức phối hợp.

III. Chỉ tiêu giải pháp thực hiện kế hoạch đào tạo giảng viên đến năm 2020:

1. Nguồn nghiên cứu sinh:

Nguồn tuyển sinh đảm bảo tập trung từ các nguồn sau:

- Giảng viên các Trường Cao đẳng hiện có trình độ thạc sĩ;

- Cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có trình độ thạc sĩ, tự nguyện sau khi học sẽ tham gia giảng dạy ở các trường cao đẳng và đại học;

- Cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh tốt nghiệp đại học từ loại khá trở lên và có trình độ B ngoại ngữ trở lên, tự nguyện sau khi học sẽ tham gia giảng dạy ở các trường cao đẳng và đại học.

- Các sinh viên tốt nghiệp đại học từ loại khá trở lên và có trình độ B ngoại ngữ trở lên, tự nguyện sau khi học sẽ tham gia giảng dạy ở các trường cao đẳng và đại học.

Qua khảo sát, số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ của các trường cao đẳng ở tỉnh Sóc Trăng và cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có trình độ thạc sĩ hiện nay chưa đủ điều kiện về ngoại ngữ để đi nghiên cứu sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần phải được đào tạo thêm ngoại ngữ.

2. Kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ giai đoạn 2011-2020:

2.1. Chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài:

Đào tạo khoảng 30 tiến sĩ ở nước ngoài. Phân ra, từ 2011 đến 2013 mỗi năm tuyển chọn từ 2 đến 3 nghiên cứu sinh; từ năm 2014 trở đi, bình quân mỗi năm tuyển chọn từ 3 đến 5 nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài; chọn các trường đại học ở nước ngoài, thực hiện đúng quy trình đào tạo và đảm bảo chất lượng.

a) Chuẩn bị các điều kiện cho đối tượng tham gia:

Đối tượng tham gia phải đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của các chương trình đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài về ngoại ngữ và chuyên môn như:

Ngoại ngữ: TOEFL từ 550, IELTS từ 6.0 trở lên.

Chuyên môn: có các điểm thi đánh giá năng lực học sau đại học như GRE, GMAT... hoặc/và đề xuất nghiên cứu được chấp nhận, hoặc/và thông qua kì phỏng vấn xét tuyến của cơ sở đào tạo nước ngoài.

Có sức khỏe và cam kết phục vụ lâu dài trong các trường đại học và cao đẳng trong nước sau khi được đào tạo.

b) Kinh phí đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài:

Kính phí đào tạo 1 tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ là 870 triệu đồng/người (khoảng 290 triệu đồng/người/năm). Như vậy kinh phí đào tạo 30 người theo hình thức này là 26,10 tỷ đồng.

2.2. Chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ theo hình thức hỗn hợp:

Đào tạo khoảng 20 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học nước ngoài. Phân ra, từ 2011 đến 2015 mỗi năm tuyển chọn từ 01 đến 02 nghiên cứu sinh; từ năm 2016 trở đi, bình quân mỗi năm tuyển chọn từ 02 đến 05 nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài.

a) Chuẩn bị điều kiện cho đối tượng tham gia:

Đối tượng tham gia phải đáp ứng các yêu cầu do các chương trình đào tạo tiến sĩ theo hình thức hỗn hợp:

Đủ năng lực ngoại ngữ TOEFL từ 550, IELTS từ 6.0 trở lên.

Đủ năng lực chuyên môn, đề xuất nghiên cứu được chấp nhận, hoặc/ và thông qua kì phỏng vấn xét tuyển của cả hai bên cơ sở đào tạo.

Có sức khỏe và cam kết phục vụ lâu dài trong các trường đại học và cao đẳng trong nước sau khi tốt nghiệp.

b) Kinh phí đào tạo nghiên cứu sinh theo hình thức hỗn hợp:

Kinh phí đào tạo 1 tiến sĩ theo hình thức hỗn hợp tính theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010- 2020” được phê duyệt theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ là 492 triệu đồng/người (khoảng 164 triệu đồng/người/năm). Như vậy, kinh phí đào tạo 20 người theo hình thức này là 9,84 tỷ đồng.

2.3. Chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ ở trong nước:

Đào tạo khoảng 60 tiến sĩ ở trong nước. Phân ra, từ 2011 đến 2015 mỗi năm tuyển chọn từ 03 đến 06 nghiên cứu sinh; từ năm 2016, bình quân mỗi năm tuyến chọn 08 nghiên cứu sinh.

a) Chuẩn bị điều kiện cho đối tượng tham gia:

Đối tượng tham gia phải đáp ứng các yêu cầu của chương trình đào tạo tiến sĩ trong nước theo quy định quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và thỏa mãn điều kiện sau:

- Ngoại ngữ: có chứng chỉ đầu vào TOEFL 450, IELTS 5.0 trở lên.

- Chuyên môn: đề xuất nghiên cứu được chấp nhận.

- Có sức khỏe và cam kết làm giảng viên phục vụ lâu dài trong các trường đại học và cao đẳng của Sóc Trăng.

b) Kinh phí đào tạo nghiên cứu sinh trong nước:

Kinh phí đào tạo tiến sĩ trong nước được tính tương ứng bằng kinh phí đào tạo theo hình thức phối hợp cho thời gian đào tạo ở trong nước, có thể có điều chỉnh cho các chuyên ngành thuộc các nhóm ngành khác nhau. Kinh phí đào tạo cho 1 nghiên cứu sinh trong nước dự kiến là 201 triệu đồng/người, bình quân 67 triệu đồng/người/năm. Như vậy, kinh phí đào tạo 60 người theo hình thức này là 12,06 tỷ đồng.

3. Kế hoạch chuẩn bị cho đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ

3.1. Đào tạo ngoại ngữ cho các ứng viên đã có trình độ thạc sĩ

Đào tạo ngoại ngữ khoảng 110 ứng viên có trình độ thạc sĩ từ trình độ C đến TOEFL, IELTS (dự kiến tổ chức đào tạo tại Trường Đại học Cần Thơ).

Dự kiến kinh phí đào tạo ngoại ngữ cho một đối tượng là 02 khóa (mỗi khóa 6 tháng) là: 16.590.0000 đồng/khóa x 02 khóa = 33.180.000 đồng. Như vậy, kinh phí đào tạo ngoại ngữ cho 110 người là 3,65 tỷ đồng.

3.2. Đào tạo trình độ thạc sĩ cho các ứng viên tốt nghiệp đại học để tiếp tục nghiên cứu sinh

Để tạo nguồn, cần tổ chức lựa chọn khoảng 40 ứng viên tốt nghiệp đại học từ loại khá trở lên và có trình độ B ngoại ngữ trở lên để đào tạo ngoại ngữ và đào tạo trình độ thạc sĩ.

Dự kiến kinh phí đào tạo thạc sĩ trong nước khoảng 50 triệu đồng/1 người. Kinh phí đào tạo 40 thạc sĩ là 02 tỷ đồng.

3.3. Chuẩn bị cho các ứng viên có đủ các điều kiện dự tuyển thi đầu vào theo quy định của Đề án 911/QĐ-TTg .

4. Thực hiện đầy đủ các chính sách, các quy định của Đề án 911/QĐ-TTg. Tuân thủ sự chỉ đạo hướng dẫn của Ban Chủ nhiệm Đề án - Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời thông qua Trường Đại học Cần Thơ để chuẩn bị các điều kiện cho ứng viên, giới thiệu ứng viên tham gia học tại Đại học Cần Thơ và thông qua Đại học Cần Thơ để chuẩn bị các điều kiện cho ứng viên, giới thiệu ứng viên tham gia dự tuyển đầu vào ở các trường đại học trong và ngoài nước. Phối hợp với các đơn vị đào tạo để chuẩn bị các điều kiện dự tuyển; giữ mối quan hệ để giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh trong quá trình đào tạo.

5. Tổng dự trù kinh phí

Tổng kinh phí dự kiến của kế hoạch là: 63,65 tỷ đồng, trong đó:

- Kinh phí đào tạo 30 tiến sĩ ở nước ngoài: 26,10 tỷ đồng

- Kinh phí đào tạo 20 tiến sĩ theo hình thức hỗn hợp: 9,84 tỷ đồng

- Kinh phí đào tạo 60 tiến sĩ ở trong nước: 12,06 tỷ đồng

- Kinh phí đào tạo 40 thạc sĩ: 2,00 tỷ đồng

- Kinh phí đào tạo ngoại ngữ: 3,65 tỷ đồng

- Kinh phí dự phòng: 10,00 tỷ đồng

* Kinh phí dự phòng đối với đào tạo ở nước ngoài: dùng để chi đột xuất cho các đối tượng đi học ở nước ngoài gặp khó khăn, các khoản chi phí cho đào tạo tăng so với định mức quy định hiện nay hoặc tỷ giá ngoại tệ biến động.

* Kinh phí dự phòng đối với đào tạo trong nước: dùng để chi cho các khoản chi phí đào tạo tăng so với định mức quy định hiện nay.

Dự trù kinh phí nêu trên là tạm tính theo định mức tối thiểu của Đề án 911. Thực tế triển khai sẽ điều chỉnh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều chỉnh của Đề án 911.

6. Nguồn kinh phí:

- Ngân sách Trung ương - Đề án 911: 59,83 tỷ đồng;

- Ngân sách tỉnh (đào tạo 40 thạc sĩ): 2,00 tỷ đồng;

- Kinh phí các Trường (50% đào tạo ngoại ngữ): 1,82 tỷ đồng.

Cộng: 63,65 tỷ đồng.

7. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đề án 911/QĐ-TTg , các quy định của các trường đào tạo, các kế hoạch đào tạo hàng năm, huy động mọi nguồn lực tham gia chăm lo cho công tác đào tạo cán bộ có trình độ cao, phục vụ tỉnh nhà.

Triển khai các biện pháp xã hội hóa 1 cách hiệu quả nhằm huy động sự đóng góp của các ứng viên và ngoài xã hội cũng như các doanh nghiệp.

8. Sử dụng và đãi ngộ:

Những cán bộ hoàn thành chương trình học theo Đề án này sẽ được bố trí công tác, giảng dạy phù hợp với năng lực chuyên môn.

Được hưởng các chính sách ưu đãi hiện hành theo quy định chung của tỉnh.

9. Chính sách ràng buộc:

Sau khi đào tạo xong, cán bộ đã đào tạo sẽ được phân công làm việc trực tiếp tại các trường cao đẳng, đại học hoặc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh (nhưng phải là giảng viên kiêm chức của các trường cao đẳng, đại học). Trường hợp ứng viên, cán bộ công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng không chấp hành Quy định, Quy chế, bỏ học không lý do hoặc vi phạm nội quy của cơ sở đào tạo hoặc pháp luật nước sở tại, về nước không đúng thời hạn (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép), không chấp hành theo sự phân công sau khi tốt nghiệp thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm Quy chế sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường toàn bộ chi phí hoặc truy cứu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

10. Chính sách khác:

Song song với việc đào tạo cán bộ, công chức theo Đề án này, tỉnh sẽ có kế hoạch đầu tư các ngành mũi nhọn phù hợp vợi lĩnh vực định hướng phát triển sao cho đội ngũ cán bộ sau khi đi học về có thể bắt tay ngay vào ngành và lĩnh vực đã được đào tạo.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nội vụ:

- Có trách nhiệm là cơ quan đầu mối, giúp UBND tỉnh trong việc thực hiện các thủ tục cần thiết để cử cán bộ nguồn tham dự các lớp học; tiếp nhận, trình UBND tỉnh phân công công tác cho các cán bộ đã hoàn thành khóa học trở về tỉnh (trường hợp do tỉnh phân công);

- Theo dõi quá trình thực hiện Kế hoạch, kịp thời đề xuất trình UBND điều chỉnh, bổ sung những nội dung không phù hợp; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết tình hình, kết quả thực hiện;

- Phối hợp chặt với Sở Giáo dục - Đào tạo trong việc liên hệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc thông qua Trường Đại học Cần Thơ để cử cán bộ nguồn của tỉnh tham gia Đề án 911, theo Kế hoạch này.

2. Sở Giáo dục - Đào tạo:

- Chịu trách nhiệm liên hệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc thông qua Trường Đại học Cần Thơ để thực hiện các thủ tục đăng ký cho cán bộ nguồn tham dự các lớp học, theo dõi quá trình học tập của các nghiên cứu sinh.

- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc tham mưu với UBND tỉnh bố trí công tác cho các cán bộ hoàn thành khóa học.

3. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục trong tỉnh:

- Phổ biến Đề án 911 và nội dung kế hoạch này cho các cán bộ, giảng viên của đơn vị;

- Quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị, xác định ngành học tham gia Đề án;

- Tạo điều kiện cho cán bộ nguồn tham dự các lớp học;

- Bố trí công tác cho các cán bộ hoàn thành khóa học theo sự phân công của UBND tỉnh phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

4. Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố:

- Phổ biến nội dung Đề án 911 và Kế hoạch này cho cán bộ, công chức, viên chức trong địa phương, đơn vị và hướng dẫn các cán bộ, công chức, viên chức đăng ký tham gia Đề án;

- Tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa học và tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh theo hình thức vừa công tác, vừa giảng dạy.

5. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo cần thường xuyên phản ánh những khó khăn bất cập, đề xuất UBND chỉ đạo bổ sung kịp thời. Đến giữa năm 2015 sẽ điều chỉnh, bổ sung kế hoạch này cho phù hợp với yêu cầu phát triển mới.

 


Nơi nhận:

- Bộ GD&ĐT;
- TT TU, TT.HĐND;
- Thành viên UBND tỉnh;
- Sở, ngành tỉnh, các Ban đảng,
- Các đơn vị sự nghiệp;
- Các trường cao đẳng;
- Các trường Chuyên nghiệp, dạy nghề;
- UBND huyện, thành phố;
- Trường ĐH Cần Thơ;
- Lưu: VX, TH, HC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Quách Việt Tùng

 

PHỤ LỤC 1

DỰ TRÙ KINH PHÍ ĐÀO TẠO 1 NGHIÊN CỨU SINH TRONG NƯỚC
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 18/KH-UBND ngày 03/6/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng)

ĐVT: nghìn đồng

TT

Khoản chi

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Tổng

1

Ngoại ngữ

18.000

 

 

18.000

2

Học các môn: 26 tín chỉ x 15 tiết x 75.000 đồng/tiết

30.000

 

 

30.000

3

Tiền giáo viên hướng dẫn

10.000

10.000

10.000

30.000

4

Tiền Hội đồng chấm chuyên đề

3HĐ x 3 người/HĐ x 500.000 đồng/người

 

4.500

 

4.500

5

Kinh phí khảo sát, thí nghiệm, đăng bài quốc tế, nghiên cứu đề tài, in ấn luận án,...

 

10.000

10.000

20.000

6

Phản biện độc lập 2 người

2 phản biện x 1 triệu đồng/phản biện

 

 

2.000

2.000

7

Hội đồng đơn vị chuyên môn

7 người/HĐ x 1.000.000 đồng/người

 

 

7.000

7.000

8

Hội đồng cấp trường / viện

7 người/HĐ x 1.000.000 đồng/người

 

 

7.000

7.000

9

Thực tập nước ngoài: 4 tháng x 16,5 triệu đồng sinh hoạt phí/tháng + 16,5 triệu đồng /vé

 

82.500

 

82.500

 

Cộng

58.000

107

36

201.000

Ghi chú: chưa kể sinh hoạt phí theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC .

 

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 18/KH-UBND ngày 03/6/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng)

1. Dự trù kinh phí đào tạo ngoại ngữ và chuẩn bị các kỹ năng cho nghiên cứu sinh trong 1 khóa:

ĐVT: nghìn đồng

TT

Khoản chi

Thành tiền

1

Bồi dưỡng ngoại ngữ (bình quân mỗi người học 6 tháng) 6 tháng x 2.500.000 đồng/tháng

15.000

2

Bồi dưỡng các kỹ năng chuẩn bị

1.000

3

Học chính trị, các hoạt động định hướng

590

 

Tổng

16.590

* Chưa kể sinh hoạt phí sẽ được thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC .

2. Bảng chi tiết dự toán kinh phí đào tạo 1 thạc sĩ trong nước

ĐVT: nghìn đồng

Nội dung

Chi tiết

Thành tiền

Học phí

9.000

9.000

Sinh hoạt phí

50.000 đồng/ người/ngày x 400 ngày

20.000

Hỗ trợ tiền nghỉ

15.000 đồng/ người/ngày x 400 ngày

6.000

Hỗ trợ làm luận văn

 

12.000

Cộng

47.000

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 18/KH-UBND ngày 03/6/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng)

ĐVT: người.

Năm

Đào tạo ở nước ngoài

Đào tạo theo hình thức hỗn hợp

Đào tạo trong nước

Cộng

2011

2-3

1-2

3-6

6-11

2012

2-3

1-2

3-6

6-11

2013

2-3

1-2

3-6

6-11

2014

3-5

1-2

3-6

6-11

2015

3-5

1-2

3-6

6-11

2016

3-5

2-5

8

13-18

2017

3-5

2-5

8

13-18

2018

3-5

2-5

8

13-18

2019

3-5

2-5

8

13-18

2020

3-5

2-5

8

13-18

Cộng

30

20

60

110

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2011 thực hiện Quyết định 911/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2010-2020”, tỉnh Sóc Trăng

  • Số hiệu: 18/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 03/06/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Quách Việt Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản