UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1160/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 04 tháng 7 năm 2013 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 53/QĐ-UBND , ngày 08/01/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011- 2020;
Xét Tờ trình số 434/TTr-SGDĐT-VP, ngày 09/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
(Kèm theo Kế hoạch số 423/KH-SGDĐT-TCCB, ngày 08/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo).
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH VĨNH LONG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 423/KH-SGDĐT-TCCB | Vĩnh Long, ngày 08 tháng 4 năm 2013 |
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1160/QĐ-UBND, ngày 04/7/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh Vĩnh Long về công tác giáo dục chính trị tư tưởng; của UBND tỉnh về công tác chỉ đạo chuyên môn nên đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, luôn tin tưởng tuyệt đối vào những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; gắn bó với nghề, hết lòng vì học sinh, vì sự nghiệp giáo dục.
- Tinh thần, thái độ trong phục vụ nhân dân, phục vụ ngành và trình độ các mặt của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao, đáp ứng cơ bản được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
2. Khó khăn:
- Một số cán bộ quản lý và giáo viên chưa thực sự xứng tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, đôi khi còn lúng túng, chưa xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn ở cơ sở.
- Tỉ lệ cán bộ quản lý là nữ còn ít, tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ đại học, cao đẳng cao nhưng số người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ còn rất ít.
- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên, cán bộ quản lý thiếu nhạy bén, chậm thích ứng với xu hướng đổi mới, còn kiểu làm việc theo kinh nghiệm, tập trung vào hoạt động sự vụ, thiếu tính chiến lược, tầm nhìn; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trẻ thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên kỹ năng hoạt động còn hạn chế.
- Một số cán bộ quản lý tại các đơn vị chưa có trình độ trên chuẩn về chuyên môn nên gặp khó khăn trong công tác quản lý, điều hành toàn diện tại đơn vị.
Do vậy, nhu cầu đặt ra là cần phải đào tạo, bồi dưỡng để vừa tạo nguồn bổ sung đủ số lượng, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trẻ, chuyên nghiệp, đủ năng lực, thực thi công việc đạt hiệu quả ngày càng cao, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn mới hiện nay.
II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ:
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020.
Thực hiện Quyết định 09 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá: Các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục đã chủ động xây dựng chương trình hành động, góp phần cải thiện đời sống, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao… Tuy nhiên, cũng bộc lộ những khó khăn trong quá trình thực hiện.
Từ khi thực hiện quyết định này, tỉnh Vĩnh Long đã chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể với nhiều giải pháp phù hợp, tác động tích cực tới việc xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên đối với sự nghiệp giáo dục, tận tụy với nghề, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, đạo đức. Số lượng giáo viên cũng từ đó tăng lên hàng năm.
1. Thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phổ thông:
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên (biên chế) giáo dục học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên: 13.337 người, trong đó có 8.299 nữ.
| Tổng số | Lãnh đạo | Giáo viên | Nhân viên |
Mầm non | 2033 | 229 | 1636 | 168 |
Tiểu học | 5150 | 465 | 4203 | 482 |
Trung học cơ sở | 3739 | 210 | 3108 | 421 |
Trung học phổ thông | 2398 | 90 | 2140 | 168 |
GDTX | 105 | 16 | 73 | 16 |
Tổng | 13425 | 1010 | 11160 | 1255 |
1.1. Về trình độ chuyên môn:
- Tỉ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên.
+ Mầm non: 2.031/2.033, tỉ lệ 97.9%
+ Tiểu học: 5.150/5.150, tỉ lệ 100%
+ THCS: 3.739/3.739, tỉ lệ 100%
+ THPT: 2.398/2.398, tỉ lệ 100%
+ GDTX: 105/105, tỉ lệ 100%
- Tỉ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên trên chuẩn:
+ Mầm non: 986/2.033, tỉ lệ 48.49%.
+ Tiểu học: 3.560/5.150, tỉ lệ 69.12%.
+ THCS: 1.911/3.739, tỉ lệ 51.10%.
+ THPT: 196/2.398, tỉ lệ 8.17%.
- Thống kê trình độ sau đại học của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non và phổ thông:
Tổng số: 332 chia ra:
+ Đã tốt nghiệp: Tiến sĩ: 01; Thạc sĩ: 211
+ Đang nghiên cứu sinh: 03; đang học cao học: 121
Trong đó cán bộ quản lý: 41 chiếm tỉ lệ: 12,35%
1.2. Về trình độ lý luận chính trị:
- Mầm non: Trung cấp: 16
- Tiểu học: Trung cấp: 95, cử nhân: 04
- THCS: Trung cấp: 95, cao cấp: 02, cử nhân: 20
- THPT: Trung cấp: 04, đang học trung cấp 51, cao cấp: 05, cử nhân: 06
1.3. Về kiến thức quản lý:
Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Trường CBQL Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức như sau:
Lớp bồi dưỡng | Đối tượng tham dự | Số lượng |
1. Lớp bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị - hành chính | Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT; Giám đốc, Phó Giám đốc các Trung tâm GDTX và các đơn vị trực thuộc sở; trưởng, phó phòng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ sở. | 59 người |
2. Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thiết bị trường học | Nhân viên thiết bị các trường THCS, THPT trong tỉnh. | 111 người |
3. Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên | Công chức đang công tác tại Phòng GD&ĐT, Sở GD và ĐT; nhân viên phục vụ trường học. | 67 người |
4. Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường mầm non (01 lớp) | Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên dự nguồn các chức danh lãnh đạo các trường mầm non trong tỉnh. | 79 người |
5. Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường tiểu học (03 lớp) | Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên dự nguồn các chức danh lãnh đạo các trường tiểu học trong tỉnh. | 237 người |
6. Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường trung học (01 lớp) | Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên dự nguồn các chức danh lãnh đạo các trường THPT, THCS trong tỉnh. | 79 người |
1.4. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng:
Tất cả lãnh đạo cấp trưởng, phó các trường học, cơ sở giáo dục đều được cử tham dự bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh tại Trường Quân sự tỉnh.
2. Tình hình đội ngũ giáo dục chuyên nghiệp:
Trường | Diện tích đất | CBQL , Giảng viên, giáo viên | ||||
(ha) | Tổng số | Đại học | Thạc sĩ | Tiến sĩ | GS, PGS | |
Đại học |
|
|
|
|
|
|
- Trường Đại học Cửu Long | 220 | 144 | 78 | 44 | 14 | 8 |
- Trường ĐH Xây dựng Miền Tây | 37 | 121 | 82 | 38 | 4 |
|
Cao đẳng |
|
|
|
|
|
|
- Trường CĐ Sư phạm Vĩnh Long | 36 | 50 | 44 | 6 |
|
|
- Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính | 15 | 87 | 68 | 18 | 2 |
|
- Trường Cao đẳng Cộng đồng | 74 | 152 | 122 | 30 |
|
|
- Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long | 51 | 107 | 75 | 32 | 1 |
|
Trung cấp chuyên nghiệp. |
|
|
|
|
|
|
- Trường Trung cấp Y tế | 21 | 19 | 16 | 3 |
|
|
Cộng |
| 680 | 485 | 171 | 20 | 8 |
Xuất phát từ tình hình, thực trạng nêu trên, nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Long đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội trong tình hình mới, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của ngành giai đoạn 2011 - 2020 như sau:
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ
I. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG:
1. Đối tượng:
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đang công tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:
2.1. Mục tiêu chung:
- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và quản lý ngành; bồi dưỡng cập nhật thường xuyên, kịp thời kiến thức phục vụ hội nhập.
- Đào tạo, bồi dưỡng trình độ các mặt theo quy định để chuẩn hoá theo tiêu chuẩn, chức danh.
- Góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ có đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện đại.
2.2. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được đào tạo về trình độ các mặt đáp ứng tiêu chuẩn trong tình hình mới, cụ thể:
Cấp học | Hiệu trưởng | Phó Hiệu trưởng | Giáo viên | ||||||
CĐ | ĐH | Thạc sĩ | CĐ | ĐH | Thạc sĩ | CĐ | ĐH | Thạc sĩ | |
Mầm non |
| 42/150 (28%) |
|
| 83/179 (46,4%) |
|
| 857/1852 (46,3%) |
|
Tiểu học | 2/238 (0,8%) | 1/238 (0,4%) |
|
| 27/235 (11,5%) |
|
| 1034/4535 (22,8%) |
|
THCS |
| 2/94 (2,1%) | 6/94 (6,4%) |
| 23/112 (20,5%) | 3/112 (2,7%) |
| 876/3471 (25,2%) |
|
THPT |
|
| 13/32 (40,6%) |
|
| 9/69 (13%) |
| 217/2421 (9%) | 500/2421 (20,7%) |
- 72,2% cán bộ quản lý giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ theo chương trình quy định; 100% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng đủ tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo.
- 100% cán bộ quản lý được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đúng với ngạch lương hiện hưởng. Năm 2011, Sở Giáo dục và Đào tạo đã xin ý kiến chủ động mở 01 lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cho 68 công chức đang công tác trong ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh. Những năm sau, sở cử công chức đi học theo chỉ tiêu của tỉnh phân bổ cho từng ngành.
- 100% cán bộ quản lý được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc. Để đảm bảo chỉ tiêu này, mỗi năm Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 3 lớp, gồm: 01 lớp dành cho cán bộ quản lý giáo dục mầm non, 01 lớp dành cho cán bộ quản lý giáo dục tiểu học, 01 lớp dành cho cán bộ quản lý giáo dục trung học.
- 100% người hoạt động không chuyên trách được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ (tham gia bồi dưỡng các lớp do cơ quan chuyên trách tổ chức).
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG:
1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
1.1. Lý luận chính trị:
- Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh cán bộ quản lý và chức danh lãnh đạo quản lý;
- Tổ chức phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng; bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ lý luận theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
1.2. Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước:
- Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho công chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
1.3. Đào tạo trình độ chuyên môn:
Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trên cơ sở quy hoạch của ngành.
2. Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng:
Đào tạo, bồi dưỡng hoặc liên kết đào tạo, bồi dưỡng bằng các hình thức chính quy, không chính quy, tập trung, bán tập trung, ngắn hạn, dài hạn với phương pháp truyền thống kết hợp hiện đại, lấy người học làm trung tâm, cách thức truyền đạt thực hiện theo hai chiều kết hợp: Giảng viên - học viên - giảng viên.
III. GIẢI PHÁP, KINH PHÍ VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:
1. Các giải pháp thực hiện:
1.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về chức năng, vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức:
- Tổ chức quán triệt cụ thể Kế hoạch này đến từng đơn vị để mọi tổ chức, cá nhân trong ngành đều hiểu, nhận thức đúng về chức năng, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành và xử lý công việc hiệu quả; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ là giải pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
- Nâng cao nhận thức của công chức, viên chức về trách nhiệm học và tự học để không ngừng trau dồi kiến thức về mọi mặt, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
1.2. Hoàn thiện hệ thống thể chế theo hướng:
- Gắn chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch với bồi dưỡng theo vị trí việc làm phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương và yêu cầu phát triển của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đến năm 2020.
- Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ quan quản lý theo phân cấp. Đơn vị sử dụng công chức, viên chức quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cơ quan, đơn vị gắn với việc bố trí, sử dụng hợp lý sau đào tạo, bồi dưỡng. Bảo đảm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
- Khuyến khích công chức, viên chức học tập nâng cao trình độ; cụ thể hoá quyền và trách nhiệm của công chức, viên chức trong việc lựa chọn chương trình, địa điểm và thời gian tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng.
1.3. Cơ chế tài chính và các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:
Bố trí đủ kinh phí để thực hiện có hiệu quả các chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; tăng cường kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; thu hút nguồn kinh phí ngoài ngân sách của tỉnh cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của ngành.
2. Kinh phí thực hiện kế hoạch:
Ngân sách tỉnh; các dự án viện trợ; nguồn đóng góp của các tổ chức cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng; tiền đóng góp của học viên và các nguồn kinh phí khác.
3. Phân công trách nhiệm:
- Bộ phận kế hoạch - tài chính lập dự toán, quyết toán kinh phí thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của ngành theo quy định.
- Bộ phận tổ chức - cán bộ, thủ trưởng đơn vị điều tra, lựa chọn, bổ sung quy hoạch nguồn cán bộ; xác định nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu sử dụng.
- Bộ phận tổ chức - cán bộ các cấp của ngành bố trí sử dụng công chức, viên chức trong phạm vi quản lý sau khi đào tạo, bồi dưỡng.
- Bộ phận tổ chức - cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện cho Sở Nội vụ theo quy chế đào tạo, bồi dưỡng; phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở đào tạo khác xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý; phân loại công chức, viên chức để có phương án đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thay thế công chức, viên chức chưa xứng tầm phục vụ trong tình hình mới; xây dựng kế hoạch cử công chức, viên chức trong nguồn quy hoạch đi học hàng năm và bố trí sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng; tham mưu cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các phòng giáo dục và đào tạo huyện, thị, thành phố thực hiện việc tuyển sinh, xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo đối với những lớp đào tạo, bồi dưỡng thuộc chức năng, thẩm quyền theo phân cấp quản lý.
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan hữu quan để tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình, nhiệm vụ liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Trên cơ sở Kế hoạch này, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo dựa vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức giai đoạn 2011 - 2020 của đơn vị; gửi bản kế hoạch về Sở Giáo dục và Đào tạo theo đúng quy định.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp báo cáo danh sách Sở Nội vụ để Sở Nội vụ trình UBND tỉnh theo đúng quy định.
- Tổ chức sơ kết 5 năm và tổng kết 10 năm thực hiện kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Nội vụ tỉnh./.
| KT. GIÁM ĐỐC |
- 1Nghị quyết 39/2008/NQ-HĐND về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học Mầm non và Phổ thông tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2011
- 2Quyết định 135/2013/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tăng cường đầu tư kinh phí nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học đồng bộ theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá trang bị cho các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông công lập thuộc tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2017
- 3Quyết định 24/2009/QĐ-UBND về đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
- 4Quyết định 4088/2008/QĐ-UBND về Đề án đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 5Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch đào tạo giáo viên và giảng viên tiếng Nhật giai đoạn 2014 - 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 6Kế hoạch 206/KH-UBND năm 2014 đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề các trường dạy nghề công lập thuộc Thành phố giai đoạn 2015 - 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Hướng dẫn 7534/HD-LN-TC-GD&ĐT thực hiện Quyết định 51/2012/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao do Sở Tài chính - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 8Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2019
- 9Kế hoạch 3773/KH-UBND năm 2020 về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025) do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 39/2008/NQ-HĐND về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học Mầm non và Phổ thông tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2011
- 3Quyết định 135/2013/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tăng cường đầu tư kinh phí nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học đồng bộ theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá trang bị cho các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông công lập thuộc tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2017
- 4Quyết định 24/2009/QĐ-UBND về đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
- 5Quyết định 53/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011- 2020
- 6Quyết định 4088/2008/QĐ-UBND về Đề án đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 7Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch đào tạo giáo viên và giảng viên tiếng Nhật giai đoạn 2014 - 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 8Kế hoạch 206/KH-UBND năm 2014 đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề các trường dạy nghề công lập thuộc Thành phố giai đoạn 2015 - 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 9Hướng dẫn 7534/HD-LN-TC-GD&ĐT thực hiện Quyết định 51/2012/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao do Sở Tài chính - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 10Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2019
- 11Kế hoạch 3773/KH-UBND năm 2020 về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025) do tỉnh Ninh Thuận ban hành
Quyết định 1160/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 1160/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/07/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Văn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực