Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 871/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 17 tháng 05 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG BẾN XE VÀ MẠNG LƯỚI TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1304/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 95/TTr-KHĐT ngày 27 tháng 10 năm 2016 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống bến xe và mạng lưới tuyến vận tải hành khách tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Văn bản số 185/GTVT-KHTC ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Sở Giao thông vận tải Hà Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch hệ thống bến xe và mạng lưới tuyến vận tải hành khách tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch hệ thống bến xe và mạng lưới tuyến vận tải hành khách tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2. Cơ quan tổ chức lập Quy hoạch: Sở Giao thông vận tải Hà Giang.

3. Thời gian thực hiện: Đến năm 2020, có xét đến năm 2030.

4. Quan điểm phát triển

Quy hoạch hệ thống bến xe và mạng lưới tuyến vận tải hành khách tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phù hợp với quy hoạch của ngành giao thông vận tải và các quy hoạch ngành của tỉnh, quy hoạch các huyện, thành phố.

5. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát:

Quy hoạch thể hiện khái quát chung nhất về sự phát triển của hệ thống bến xe và mạng lưới tuyến vận tải hành khách; nâng cao trình độ quản lý nhà nước về vận tải hành khách, đáp ứng yêu cầu đi lại của hành khách một cách tốt nhất và các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ người dân.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Các điểm dừng đón trả khách trên các tuyến đường giao thông đến năm 2020 hoàn thiện xây dựng cắm biển báo, hoàn thiện xây dựng dạng vịnh đến năm 2030; đến năm 2025 hoàn thiện với 17 tuyến vận tải khách nội tỉnh, đến năm 2030 bổ sung thêm với tổng số 18 tuyến; trạm dừng nghỉ ô tô khách có thể thiết lập 1 - 2 điểm tại các vị trí hợp lý trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

- Tổ chức, quản lý và khai thác có hiệu quả hệ thống bến xe bãi đỗ xe, trạm nghỉ ô tô khách theo hướng bền vững trong lĩnh vực giao thông vận tải.

- Phối hợp và tăng cường năng lực quản lý ngành giao thông vận tải với Ủy ban nhân dân các huyện, các ngành, các doanh nghiệp vận tải, mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ sở đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Xây dựng quy hoạch hệ thống bến xe ô tô khách và và mạng lưới tuyến vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho các quy hoạch chi tiết, các dự án, kêu gọi và thu hút vốn đầu tư phát triển vận tải, du lịch.

6. Quy hoạch hệ thống bến xe và mạng lưới tuyến vận tải hành khách tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

a) Quy hoạch hệ thống bến xe

- Thành phố Hà Giang:

Tên bến: Bến xe khách phía Nam thành phố Hà Giang. Tổng diện tích 17.233 m2; vị trí bến xe tại thôn Mè, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang. Bến xe giữ nguyên quy mô diện tích trong giai đoạn đến năm 2030.

- Huyện Hoàng Su Phì:

Tên bến: Bến xe khách huyện Hoàng Su Phì, xây dựng bến xe tại tổ 5, thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì.

- Huyện Xín Mần:

Tên bến: Bến xe khách huyện Xín Mần, xây dựng bến xe tại thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần.

- Huyện Bắc Quang:

+ Bến xe khách thị trấn Việt Quang. Diện tích bến 4.113 m2, vị trí bến xe tại tổ 3, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang. Km 230+400, QL.2.

+ Bến xe khách Liên Hiệp, xây dựng tại trung tâm xã Liên Hiệp, huyện Bắc Quang.

- Huyện Yên Minh:

Tên bến: Bến xe khách huyện Yên Minh. Đề xuất xây dựng bến xe ô tô tại vị trí đoạn cuối trục đường Trần Hưng Đạo, thôn Thành Minh, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh.

- Huyện Đồng Văn:

Tên bến: Bến xe khách huyện Đồng Văn. Tổng diện tích 3.219 m2; vị trí bến tại vị trí cửa ngõ vào thị trấn Đồng Văn, trên quốc lộ 4C.

- Huyện Vị Xuyên:

Tên bến: Bến xe khách huyện Vị Xuyên. Quy hoạch bến xe tại vị trí Km267, QL.2

- Huyện Quang Bình:

+ Bến xe khách huyện Quang Bình, xây dựng bến xe tại trung tâm thị trấn tại ngã 5 (giao giữa đường Trần Hưng Đạo, Trường Chinh, Lộc Viễn Tài, Hai Bà trưng), trên đường tỉnh 183.

+ Bến xe khách Xuân Giang, xây dựng tại trung tâm xã Xuân Giang, huyện Quang Bình.

- Huyện Bắc Mê:

Bến xe khách huyện Bắc Mê, xây dựng bến xe tại vị trí đất đã được xây dựng nền, khu vực trung tâm thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê.

- Huyện Quản Bạ: Bến xe khách huyện Quản Bạ. Đề xuất xây dựng tại khu vực gần bệnh viện nội trú của thị trấn Tạm Sơn, tại phần đất đã được quy hoạch xây dựng bến xe, trên trục đường dẫn vào trung tâm thị trấn.

- Huyện Mèo Vạc:

Tên bến: Bến xe khách huyện Mèo Vạc. Vị trí bến xe tại tổ 2, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc.

b) Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh.

- Giai đoạn đến năm 2020: Có 15 tuyến cố định nội tỉnh như hiện tại, cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu của nhân dân do đó phương án đề xuất giữ nguyên các tuyến trên.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Bổ sung thêm 02 tuyến mới:

+ Tuyến 16: Bến xe khách phía Nam thành phố Hà Giang - Quốc lộ 2 - đường tỉnh 184 - Quốc lộ 279 - Bến xe khách huyện Bắc Quang.

+ Tuyến 17: Bến xe Đồng Văn - Quốc lộ 4C - đường tỉnh 176 - Quốc lộ 4C - Bến xe khách huyện Yên Minh.

- Giai đoạn 2026 - 2030: Bổ sung thêm một tuyến mới: Tuyến 18; Bến xe khách huyện Bắc Mê - Bến xe khách huyện Mèo Vạc.

c) Quy hoạch điểm dừng trên các tuyến vận tải hành khách cố định.

- Quốc lộ 4C: 17 cặp điểm; Quốc lộ 2: 12 cặp điểm; Quốc lộ 34: 08 cặp điểm; Quốc lộ 279: 08 cặp điểm.

- Đường tỉnh 176: 04 cặp điểm; Đường tỉnh 177: 09 cặp điểm; Đường tỉnh 178: 06 cặp điểm; Đường tỉnh 183: 05 cặp điểm; Đường tỉnh 184: 05 cặp điểm.

d) Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe Taxi.

Quy hoạch điểm đỗ cho xe Taxi bao gồm: Điểm đỗ tại các bến xe khách; điểm đỗ tại các tuyến đường giao thông; Gara, điểm tập kết phương tiện; một số vị trí đỗ xe taxi tại thành phố và các huyện trên địa bàn tỉnh.

e) Nhu cầu vốn đầu tư phát triển và cơ cấu nguồn vốn: 562,365 tỷ đồng; Trong đó:

- Hệ thống bến xe: 59,343 tỷ đồng.

- Vận tải hành khách tuyến cố định: 190,20 tỷ đồng.

- Quy hoạch điểm dừng đón trả khách trên các tuyến vận tải cố định trên mạng lưới giao thông đường bộ: 1,98 tỷ đồng

- Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe Taxi: 310,843 tỷ đồng

g) Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư:

TT

Danh mục

Giai đoạn thực hiện

Quy mô

I

Bến xe

 

 

1

Bến xe khách huyện Hoàng Su Phì

2021 - 2025

1.500 m2

2

Bến xe khách huyện Xín Mần

2017 - 2020

1.500 m2

3

Bến xe khách Liên Hiệp

2021 - 2025

500 m2

4

Bến xe khách huyện Yên Minh

2021 - 2025

1.500 m2

5

Bến xe khách huyện Vị Xuyên

2021 - 2025

1.500 m2

6

Bến xe khách huyện Quang Bình

2021 - 2025

1.500 m2

7

Bến xe khách xã Xuân Giang

2021 - 2025

500 m2

8

Bến xe khách huyện Bắc Mê

2021 - 2025

1.500 m2

9

Bến xe khách huyện Quản Bạ

2021 - 2025

1.500 m2

II

Mạng lưới tuyến vận tải

 

 

1

Bến xe khách phía nam thành phố Hà Giang - Quốc lộ 2 - Đường tỉnh 184 - Quốc lộ 279 - Bến xe khách Bắc Quang

2021 - 2025

 

2

Bến xe khách huyện Đồng Văn - Quốc lộ 4C - Đường tỉnh 176 - Quốc lộ 4C - Bến xe Yên Minh

2021 - 2025

 

3

Bến xe khách huyện Bắc Mê - Quốc lộ 34 - Đường tỉnh 176 - Bến xe khách huyện Mèo Vạc.

2026 - 2030

 

III

Điểm dừng

 

 

1

35 điểm dừng có cắm biển báo

2017 - 2020

 

2

17 điểm dừng có cắm biển báo, 2 điểm dừng dạng vịnh

2021 - 2025

 

3

20 điểm dừng dạng vịnh

2026 - 2030

 

IV

Vận tải bằng xe taxi

 

 

1

Có từ 235 -290 xe

2017 - 2020

 

2

Có từ 315 - 385 xe

2021 - 2025

 

3

Có từ 410 - 470 xe

2026 - 2030

 

7. Giải pháp thực hiện quy hoạch.

a) Giải pháp về vốn đầu tư:

- Các quyết định đầu tư cho hệ thống bến xe, hệ thống điểm dừng đỗ cho tuyến vận tải cố định, vận tải taxi trên địa bàn tỉnh căn cứ vào quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải được Chính phủ, UBND tỉnh phê duyệt và các định mức hiện hành.

- Huy động vốn đầu tư từ các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; vốn B.O.T; vốn viện trợ, vốn vay ODA; vốn tín dụng và các nguồn vốn khác.

- Khuyến khích đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt nguồn vốn xã hội hóa trong đầu tư xây dựng; điểm dừng tại các bến xe, các vị trí dừng đỗ công cộng trên các tuyến đường giao thông là công trình hạ tầng phục vụ chung cho vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh và liên tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước.

- Vốn đầu tư cho phương tiện và gara là vốn xã hội hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.

b) Giải pháp về khoa học kỹ thuật:

- Khuyến khích áp dụng công nghệ, vật liệu mới vào xây dựng; áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành; xây dựng các trung tâm kiểm định, quản lý chất lượng xây lắp công trình.

- Hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các trường đại học để thực hiện tốt việc nghiên cứu gắn với ứng dụng vào việc xây dựng quy hoạch; xây dựng chính sách khuyến khích nghiên cứu, xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học và phát triển thị trường khoa học công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật đối với các dự án giao thông vận tải.

c) Giải pháp về nguồn nhân lực:

- Tăng cường năng lực cán bộ quản lý giao thông vận tải cấp tỉnh để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý mạng lưới luồng tuyến vận tải cũng như khai thác bến xe khách trên địa bàn toàn tỉnh; nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp huyện cả về kiến thức quản lý và kỹ thuật; đối với cấp xã, phải có 1 cán bộ chuyên trách theo dõi giao thông vận tải.

- Thực hiện chương trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức kỹ thuật bằng các hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo tại chỗ đồng thời thực hiện nghiêm túc chế độ tuyển dụng thông qua thi tuyển chặt chẽ, có thử việc.

d) Giải pháp về đảm bảo trật tự an toàn giao thông:

- Tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; duy trì biện pháp xử lý mạnh, kiên quyết các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông; nâng cao hiểu biết, chấp hành luật tiến tới tạo văn hóa an toàn giao thông cho người tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh, trước hết là của người điều khiển phương tiện giao thông.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng phương tiện vận tải.

- Nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Tăng cường xử lý các yếu tố gây mất an toàn giao thông trong kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác.

đ) Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác bến xe khách là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã; xã hội hóa đầu tư xây dựng bến xe phải được thực hiện tuân theo đúng quy hoạch, không cấp phép cho những vị trí ngoài quy hoạch vì có thể dẫn tới nguy cơ phá vỡ tính thống nhất trong hệ thống.

- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng điểm dừng đón trả khách cho xe khách theo tuyến cố định.

- Đề xuất phương tiện kinh doanh vận tải khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh Hà Giang cần phải có đồng hồ tính cước tự in hóa đơn.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống bến xe và mạng lưới tuyến vận tải hành khách tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; có trách nhiệm phối hợp cùng với các Sở, ban, ngành liên quan, các địa phương trong việc tổ chức thực hiện và báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện quy hoạch.

- Công khai quy hoạch hệ thống bến xe và mạng lưới tuyến vận tải hành khách tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sau khi được phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát và theo dõi quá trình thực hiện quy hoạch.

- Cụ thể hoá quy hoạch bằng các kế hoạch phát triển của ngành hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến độ phải thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể.

- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện theo quy hoạch; tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch; cuối mỗi giai đoạn quy hoạch, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc, Sở Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử;
- Lưu: VT, CV (GT, XD).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 871/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt quy hoạch hệ thống bến xe và mạng lưới tuyến vận tải hành khách tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 871/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/05/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Nguyễn Văn Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản