- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 616/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 11 tháng 07 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 1099/TTr-SGTVT ngày 26/6/2017; đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 838/TTr-SKHĐT ngày 30/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi, xe buýt và mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 với nội dung cụ thể như sau:
1. Quan điểm quy hoạch:
- Lập quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi, xe buýt và mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 phải phù hợp với quy hoạch phát triển Kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải, các quy hoạch chuyên ngành và các lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Quy hoạch phải hướng đến sự phát triển hài hòa, đồng bộ giữa các loại hình vận tải, đảm bảo sự phát triển bền vững, trên cơ sở đó phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người dân địa phương cũng như hành khách đến với địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Phát triển dịch vụ vận tải theo hướng thị trường, cạnh tranh lành mạnh; nâng cao chất lượng dịch vụ, chi phí và giá cả hợp lý, an toàn; sử dụng phương tiện tiết kiệm năng lượng và năng lượng sạch để giảm thiểu tác động môi trường.
- Phát huy nội lực, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh; tăng cường hợp tác quốc tế để tham gia đầu tư phát triển Giao thông vận tải dưới nhiều hình thức; chú trọng công tác bảo trì nhằm khai thác có hiệu quả năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; phát triển nhanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xây dựng và quản lý giao thông; dành quỹ đất hợp lý cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
2. Mục tiêu quy hoạch:
a) Mục tiêu chung.
Quy hoạch thể hiện được một cách khái quát nhất về sự phát triển của vận tải hành khách bằng taxi, xe buýt và mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Đồng thời, giải quyết một số nội dung phù hợp với trình độ quản lý, tổ chức vận tải hành khách nhằm đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn tỉnh với chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
b) Mục tiêu cụ thể.
- Giai đoạn 2016-2025: Đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động xấu môi trường trong khai thác vận tải. Khối lượng vận chuyển hành khách đường bộ đến 2025 đạt 3,3 triệu lượt hành khách, tăng trưởng bình quân 16%/năm; đảm bảo phục vụ đi lại của nhân dân nhanh chóng, an toàn, văn minh, thuận tiện.
- Giai đoạn 2025-2035: Thỏa mãn được nhu cầu và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng và an toàn; hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông; giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khối lượng vận chuyển hành khách đường bộ đến 2035 đạt 8 triệu lượt hành khách, tăng trưởng bình quân 10%/năm
3. Nội dung quy hoạch:
a) Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi.
- Số lượng phương tiện và số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
+ Số lượng xe taxi được xác định theo các hệ số: Số lượng xe/1000 dân và số lượng xe/100 khách du lịch đồng thời có hệ số điều chỉnh giá trị quy hoạch so với giá trị cơ bản.
+ Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi: Theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, từ 01/01/2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi phải có số lượng xe tối thiểu là 10 xe.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải taxi.
+ Điểm đỗ cho xe taxi đặt tại các bến xe: Diện tích được xác định trên cơ sở quy định về diện tích dành cho các phương tiện khác, chiếm 10-30% diện tích dành cho các phương tiện khác tùy thuộc vào loại bến.
+ Điểm đỗ tại các tuyến đường giao thông: Tùy theo điều kiện cụ thể xem xét bố trí một số vị trí dừng, đỗ ở sát vỉa hè trên một số tuyến đường mà ở đó không ảnh hưởng tới sự lưu thông bình thường của dòng phương tiện. Tại các điểm này phải kẻ vạch sơn và dùng biển báo quy định rõ các điểm dừng, đỗ. Nghiên cứu bố trí khu vực đỗ Taxi lùi sâu vào khu vực vỉa hè hoặc tại các làn đường và nằm cách giao cắt tối thiểu từ 20 đến 50 m tại các điểm giao cắt trên quốc lộ.
+ Gara, điểm tập kết phương tiện: Quy mô khu vực gara bằng 50% - 60% tổng quy mô đoàn phương tiện
b) Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt.
- Các tuyến xe buýt:
+ Giai đoạn 2016-2025, quy hoạch 07 tuyến theo các hướng sau:
Tuyến 01 (40km): Bãi đễ xe TP Điện Biên Phủ - Đường Nguyễn Hữu Thọ - Ngã ba BX TP Điện Biên Phủ - Đường Trần Đăng Ninh - Tượng Đài Chiến Thắng - Đường Võ Nguyên Giáp - Ngã ba khu DLST Him Lam - QL279 - Ngã ba rẽ Mường Phăng - Nà Nhạn - Nà Tấu - Cuối đường đôi thị trấn Mường Ảng (và ngược lại). Khi có nhu cầu của hành khách sẽ kéo dài tuyến đến bến xe Tuần Giáo.
Tuyến 02 (20km): Bãi đỗ xe TP Điện Biên Phủ - Đường Nguyễn Hữu Thọ - Ngã ba BX TP Điện Biên Phủ - Đường Trần Đăng Ninh - Đường Võ Nguyên Giáp - Bảo tàng chiến thắng - C4 - QL279 - Ngã ba Pom Lót - QL12 - Núa Ngam (và ngược lại). Khi có nhu cầu của hành khách sẽ phát triển thành 02 tuyến: Tuyến 02a đến Trung tâm thị trấn Điện Biên Đông và tuyến 02b đến Cửa khẩu Huổi Puốc.
Tuyến 03 (50km): Bãi đỗ xe TP Điện Biên Phủ - C13 - Đồi Độc Lập - Xã Thanh Nưa - Mường Pồn - Bản Lĩnh - Mường Mươn - BX Mường Chà (và ngược lại).
Tuyến 04 (43km): Bãi đỗ xe TP Điện Biên Phủ - Tượng Đài - Ngã ba đường Mới - Quảng trường thành phố - Trường CĐ Kinh tế - xã Thanh Minh - Thủy điện Nà Lơi - Nà Nhạn - Pá Khoang - Mường Phăng (và ngược lại).
Tuyến 05 (15km): Bãi đỗ xe TP Điện Biên Phủ - Tượng Đài - Quảng trường 7-5 - Trường PTTH thành phố - Sân vận động - Trường Cao đẳng Sư phạm - Bệnh viện tỉnh - Trường Cao đẳng Y tế - Nong Bua - Trung tâm xã Tà Lèng (và ngược lại).
Tuyến 06 (15km): Bãi đỗ xe TP Điện Biên Phủ - Cầu A1 - Bảo tàng - Chợ C4 - Thanh Xương - Trung tâm hành chính huyện Điện Biên (và ngược lại).
Tuyến 07 (20km): Bãi đỗ xe TP Điện Biên Phủ - QL12 - Thanh Hưng - Ngã tư C4 - Thanh Yên - Ngã ba cầu Nậm Thanh- ĐHĐB03 - Noong Luống - Khu du lịch sinh thái U Va (và ngược lại).
+ Giai đoạn 2025-2035, duy trì ổn định các tuyến trong giai đoạn 2016-2025, bổ sung 06 tuyến theo các hướng sau:
Tuyến 08 (35km): Bãi đỗ xe TP Điện Biên Phủ - Tượng đài - Bảo tàng - C4 - Thanh An - Bản Phủ - Pom Lót - Nhà máy Xi măng Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang (và ngược lại).
Tuyến 09 (35km): Bãi đỗ xe TP Điện Biên Phủ - Đường Nguyễn Hữu Thọ - Ngã ba BX TP Điện Biên Phủ - Cầu A1 - Đường Võ Nguyên Giáp - Bảo tàng chiến thắng - C4 - QL279 - Chợ Bản Phủ - Cầu Nậm Thanh - ĐHĐB01 - Khu du lịch Pa Thơm (và ngược lại).
Tuyến 10 (57km): Bến xe Mường Nhé - Chung Chải - A Pa Chải (và ngược lại).
Tuyến 11 (20km): Bãi đỗ xe TP Điện Biên Phủ - QL12 - Thanh Trường - Đồi Độc Lập - Đường Tây lòng chảo Điện Biên - Thanh Nưa - Thanh Luông - Thanh Hưng - Noong Luống - Khu du lịch sinh thái U Va (và ngược lại).
Tuyến 12 (15km): Bãi đỗ xe TP Điện Biên Phủ - Tượng Đài - Ngã ba đường Mới - Quảng trường thành phố - Đường 60 mét - Bệnh viện tỉnh - Nong Bua - Khe Chít - Pom Loi - Bản Khá - Trường DTNT huyện Điện Biên - Pá Cáu - Trung tâm huyện Điện Biên (và ngược lại).
Tuyến 13 (15km): Bãi đỗ xe TP Điện Biên Phủ - Tượng Đài - Ngã ba đường Mới - Quảng trường thành phố - Trường Cao đẳng Kinh tế - Cầu Huổi Phạ - Đường Asean - Khu du lịch sinh thái Him Lam - Trung tâm xã Tà Lèng (và ngược lại).
- Các công trình phụ trợ như Gara, bãi đỗ xe, xưởng bảo dưỡng sửa chữa, kho bãi, khu văn phòng quản lý điều hành…, được định hướng xây dựng theo các nguyên tắc sau:
+ Điểm sửa chữa, bảo dưỡng bố trí nằm dọc theo tuyến (1 điểm/1 tuyến), đối với tuyến dài khuyến khích kết hợp làm trung tâm cứu hộ đường bộ.
+ Điểm đỗ qua đêm định hướng kết hợp với các bến xe đầu, cuối, bến xe gần nhất hoặc tại điểm sửa chữa, bảo dưỡng.
+ Văn phòng điều hành định hướng kết hợp trụ sở doanh nghiệp hoặc điểm sửa chữa, bảo dưỡng.
c) Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh.
- Giai đoạn đến 2025, quy hoạch 20 tuyến theo các hướng: Duy trì ổn định các tuyến đang khai thác và ngừng khai thác các tuyến 01, 10, 12, 16 khi tuyến xe Buýt đi vào hoạt động.
Tuyến 01: BX TP Điện Biên Phủ - QL279 - BX Tuần Giáo (và ngược lại).
Tuyến 02: BX TP Điện Biên Phủ - QL279 - Tuần Giáo- QL6 - Huổi Lóng - ĐT140 - BX Tủa Chùa (và ngược lại).
Tuyến 03: BX TP Điện Biên Phủ - QL279 - Tuần Giáo- QL6 - Huổi Lóng - ĐT140 - Tả Sìn Thàng (và ngược lại).
Tuyến 04: BX TP Điện Biên Phủ - QL279 - Tuần Giáo- QL6 - Huổi Lóng - ĐT140 - Tủa Thàng (và ngược lại).
Tuyến 05: BX TP Điện Biên Phủ - QL12 - Mường Chà - QL4H - BX Mường Nhé (và ngược lại).
Tuyến 06: BX TP Điện Biên Phủ - QL12 - Mường Chà - QL4H - Mường Nhé - QL4H2 - A Pa Chải (và ngược lại).
Tuyến 07: BX TP Điện Biên Phủ - QL12 - Mường Chà - QL4H - Phìn Hồ - ĐT145B - Nà Hỳ (và ngược lại).
Tuyến 08: BX TP Điện Biên Phủ - QL12 - Mường Chà - QL4H - Phìn Hồ - ĐT145B - Nà Bủng (và ngược lại).
Tuyến 09: BX TP Điện Biên Phủ - QL12 - Mường Chà - QL12 - BX Thị xã Mường Lay (và ngược lại).
Tuyến 10: BX TP Điện Biên Phủ - QL279 - Ngã ba Pom Lót - QL12 - BX Điện Biên Đông (và ngược lại).
Tuyến 11: BX TP Điện Biên Phủ - QL279 - Ngã ba Pom Lót - QL12 - Na Son - Mường Luân (và ngược lại).
Tuyến 12: BX TP Điện Biên Phủ - QL279 - Ngã ba Pom Lót - QL279 - Núa Ngam - QL279C - Mường Lói (và ngược lại).
Tuyến 13: BX Tuần Giáo - QL6 - BX Thị xã Mường Lay (và ngược lại).
Tuyến 14: BX Tuần Giáo - QL6 - Huổi Lóng - ĐT 140 - BX Tủa Chùa (và ngược lại).
Tuyến 15: BX Mường Chà - QL4H - BX Mường Nhé (và ngược lại).
Tuyến 16: BX TP Điện Biên Phủ - QL12 - BX Mường Chà (và ngược lại).
Tuyến 17: Bến xe Mường Nhé - QL4H - Mường Chà - QL12 - TP Điện Biên Phủ - QL279 - Tuần Giáo QL6 - Huổi Lóng - ĐT140 - Bến xe Tủa Chùa (và ngược lại).
Tuyến 18: Bến xe TP Điện Biên Phủ - QL12 - Mường Chà - QL12 - Mường Tùng - ĐT150 - Chà Tở - Bến xe Chà Cang (và ngược lại).
Tuyến 19: Bến xe Thị Xã Mường Lay - QL6 - Tuần Giáo - Quốc lộ 279 - Búng Lao - ĐT146 - Bến xe Điện Biên Đông (và ngược lại).
Tuyến 20: Bến xe Nà Hỳ - ĐT145 - Chà Cang - QL4H - Bến xe Mường Nhé (và ngược lại).
- Giai đoạn 2026 - 2035, duy trì ổn định các tuyến trong giai đoạn 2016 - 2025, bổ sung 05 tuyến theo các hướng sau:
Tuyến 21: Bến xe Tuần Giáo - Quốc lộ 6 - Mường Lay - Quốc lộ 12 - Mường Tùng - Đường tỉnh 150 - Chà Cang - Quốc lộ 4H - Bến xe Mường Nhé (và ngược lại).
Tuyến 22: Bến xe Tuần Giáo - QL6 - Nậm Mức - Đường Tỉnh 144 - Na Sang - Quốc lộ 12 - Mường Chà - Quốc lộ 4H - Phìn Hồ - Đường tỉnh 145B - Bến xe Nà Hỳ (và ngược lại).
Tuyến 23: Bến xe Tủa Chùa - Đường tỉnh 140 - Huổi Lóng - Quốc lộ 6 - Tuần Giáo - Quốc lộ 279 - Búng Lao - Đường tỉnh 146 - Bến xe Điện Biên Đông (và ngược lại).
Tuyến 24: Bến xe Tủa Chùa - Đường tỉnh 140 - Đèo gió - Đường tỉnh 140B - Vàng Chua - Quốc lộ 6 - Mường Lay - Quốc lộ 12 - Mường Tùng - Đường tỉnh 150 - Chà Cang - Đường tỉnh 145 - Bến xe Nà Hỳ (và ngược lại).
Tuyến 25: Bến xe Mường Nhé - Quốc lộ 4H - Chà Cang - Đường tỉnh 150 - Mường Tùng - Quốc lộ 12 - Na Sang - ĐT144 - Nậm Mức - Quốc lộ 6 - Tuần Giáo - Quốc lộ 219 - Búng Lao - Đường tỉnh 146 - Bến xe Điện Biên Đông (và ngược lại).
4. Các giải pháp thực hiện
a) Vận tải hành khách bằng xe taxi.
- Quy định hiện hành về quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi
- Quy định về khả năng tiếp cận dành cho người khuyết tật đối với xe taxi
- Phát triển vận tải taxi theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường
- Đầu tư xây dựng và quản lý điểm đỗ taxi.
b) Vận tải hành khách bằng xe buýt và mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh.
- Giải pháp ưu đãi, hỗ trợ tài chính.
+ Căn cứ cơ chế, chính sách của Nhà nước và điều kiện thực tế tại địa phương trong từng giai đoạn để đề xuất ban hành cụ thể các ưu đãi và hỗ trợ cho phù hợp.
+ Khuyến khích cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp thực hiện tài trợ đầu tư, xây dựng các nhà chờ xe buýt dọc trên các tuyến xe buýt và được quảng cáo tại nhà chờ, trên xe buýt theo quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo có thu phí.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh Vận tải hành khách bằng xe buýt, được mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác khi có nhu cầu.
- Nâng cao chất lượng phục vụ.
+ Chất lượng dịch vụ Vận tải hành khách bằng xe buýt phải được đảm bảo duy trì trong mọi thời điểm, thể hiện qua việc thực hiện đúng quy định về giãn cách chạy xe (tối đa 30 phút/chuyến đối với tuyến nội thành, nội thị; 60 phút đối với các tuyến khác); thời gian hoạt động (tối thiểu 12 tiếng/ngày).
+ Để đảm bảo tính tin cậy, thuận lợi cho quản lý chất lượng dịch vụ, Sở Giao thông vận tải quy định màu sơn thống nhất cho toàn bộ xe buýt hoạt động trên địa bàn Tỉnh.
+ Xây dựng hệ thống đường dây nóng để hành khách có thể giám sát và phản ánh chất lượng dịch vụ đối với doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý Nhà nước.
- Giải pháp tuyên truyền vận động: Tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, thông tin về lộ trình, thời gian phục vụ và giãn cách chạy xe, các cơ chế chính sách đối với hành khách như: miễn giảm giá vé, ưu đãi, trách nhiệm của người dân trong chống ùn tắc giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
5. Nguồn vốn thực hiện Quy hoạch: Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa.
(Chi tiết nhu cầu vốn thực hiện Quy hoạch theo phụ lục đính kèm)
6. Tổ chức thực hiện
a) Sở Giao thông vận tải
- Thực hiện các nội dung về quản lý Nhà nước đối với vận tải bằng xe taxi, xe buýt, vận tải hành khách tuyến cố định theo quy định hiện hành và các cơ chế chính sách nêu trong quy hoạch; đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi, môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch cho các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh các loại hình vận tải bằng xe taxi, xe buýt và vận tải hành khách theo tuyến cố định phát triển.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối ngân sách hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai thực hiện quy hoạch, hướng dẫn các vấn đề liên quan.
- Phối hợp với công an tỉnh để thanh, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi, xe buýt và vận tải hành khách theo tuyến cố định.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các loại hình vận tải phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra các điều kiện, quy định trước khi cấp phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe taxi cho các doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải cân đối ngân sách hàng năm để thực hiện nhiệm vụ của quy hoạch.
c) Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách hàng năm để thực hiện nhiệm vụ của quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan, căn cứ các quy định hiện hành, xây dựng, đề xuất với UBND tỉnh các chính sách hỗ trợ về tài chính (tiền thuê đất, hỗ trợ lãi suất, thuế, vay vốn,...) đối với các đơn vị kinh doanh vận tải các loại hình vận tải bằng xe taxi, xe buýt và vận tải hành khách theo tuyến cố định.
- Hướng dẫn các đơn vị vận tải taxi, vận tải tuyến cố định về phương án xây dựng giá cước; đăng ký giá cước.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai liên quan tới phục vụ hoạt động vận tải taxi và điểm dừng đỗ dành cho xe taxi, xe buýt được nêu trong quy hoạch.
- Phối hợp với UBND thành phố, các huyện, thị trên địa bàn tỉnh trong việc bố trí quỹ đất dành cho vận tải taxi, xe buýt và tuyến cố định được nêu trong quy hoạch.
đ) Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu và đề xuất về quy định diện tích dành cho giao thông tĩnh trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
e) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải xây dựng phương án quản lý và đào tạo đội ngũ lái xe taxi và nhân viên điều hành nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách du lịch, đặc biệt là các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại Điện Biên.
- Có trách nhiệm bố trí, sắp xếp hoạt động xe taxi của các đơn vị tham gia đón khách du lịch tại khu du lịch, danh lam thắng cảnh một cách hợp lý, thuận tiện, đảm bảo phục vụ du khách chu đáo, không để xảy ra tình trạng mất trật tự, tranh giành, chèo kéo khách.
g) Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo lực lượng công an tổ chức đảm bảo trật tự an toàn trong hoạt động vận tải khách bằng xe taxi, xe buýt và vận tải khách tuyến cố định trên địa bàn tỉnh.
- Huy động các lực lượng, phối hợp với thanh tra giao thông và các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp lái xe taxi, xe buýt và xe tuyến cố định vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực trung tâm, khu vực tập trung đông dân cư.
h) Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về quy hoạch và các quy định liên quan đến hoạt động vận tải khách để nhân dân biết, thực hiện và giám sát.
i) UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Phối hợp với các Sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp, chính sách được đề ra để đảm bảo quy hoạch được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
- Phối hợp quản lý các điểm dừng, đỗ phương tiện taxi, buýt, tuyến vận tải khách cố định và các bến, bãi đỗ xe trên địa bàn quản lý.
k) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
- Thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, hội viên nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ, đặc biệt trong việc tiếp cận và sử dụng xe taxi, xe buýt và xe tuyến cố định.
l) Các đơn vị kinh doanh vận tải
- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải khách, đặc biệt là quy định về điều kiện kinh doanh vận tải.
- Nghiên cứu, nắm vững quy hoạch các loại hình vận tải khách để chủ động tham gia khai thác theo lộ trình nếu có nhu cầu. Đặc biệt là chuẩn bị đầy đủ phương tiện và người lái đủ điều kiện khai thác từng loại hình vận tải để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải.
Điều 2. Giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NHU CẦU SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VẬN TẢI TAXI
(Ban hành kèm theo Quyết định 616/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
Giai đoạn | Nguồn vốn | Khoản mục | Tổng số | Vốn đầu tư (triệu đồng) | Tổng (triệu đồng) |
2016 - 2025 | XHH | Phương tiện tăng thêm trong giai đoạn | 198 | 79.200 | 90.651 |
Gara, điểm tập kết (m2) | 3.817 | 11.451 | |||
NS | Xác định vị trí, sơn kẻ vạch, cắm biển báo (vị trí) | 99 | 198 | 198 | |
2026 - 2030 | XHH | Phương tiện tăng thêm trong giai đoạn (xe) | 68 | 27.200 | 28.691 |
Gara, điểm tập kết cần thêm trong giai đoạn (m2) | 497 | 1.491 | |||
NS | Xác định vị trí, sơn kẻ vạch, cắm biển báo thêm trong giai đoạn | 34 | 68 | 68 | |
2031 - 2035 | XHH | Phương tiện tăng thêm trong giai đoạn (xe) | 93 | 37.200 | 38.748 |
Gara, điểm tập kết cần thêm trong giai đoạn (m2) | 516 | 1.548 | |||
NS | Xác định vị trí, sơn kẻ vạch, cắm biển báo thêm trong giai đoạn | 47 | 94 | 94 |
NHU CẦU SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VẬN TẢI XE BUÝT
(Ban hành kèm theo Quyết định 616/QĐ-UBND ngày 11/7/2017 của UBND tỉnh)
TT | Hạng mục đầu tư khai thác | Nhu cầu vốn giai đoạn (triệu đồng) | |
2016 - 2025 | 2026 - 2035 | ||
I | Hạng mục sử dụng vốn ngân sách | 2.974 | 10.956 |
II | Hạng mục sử dụng vốn xã hội hóa | 38.394 | 83.785 |
1 | Điểm Đầu - Cuối | 4.788 | 16.446 |
2 | Công trình phụ trợ | 12.906 | 35.389 |
3 | Đầu tư xe 30 chỗ | 4.800 | 7.200 |
4 | Đầu tư xe 40 - 50 chỗ | 14.000 | 15.000 |
5 | Sửa chữa lớn | 1.900 | 9.750 |
III | Tổng nhu cầu vốn (III = I + II) | 41.368 | 94.740 |
- 1Quyết định 37/2017/QĐ-UBND Quy định việc hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 2291/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện Đề án phát triển vận tải hành khách bằng xe Buýt trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 3Quyết định 871/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt quy hoạch hệ thống bến xe và mạng lưới tuyến vận tải hành khách tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 42/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 18/2017/QĐ-UBND Quy định về màu sơn xe taxi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 6Quyết định 5041/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt bổ sung Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Quyết định 5596/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đến năm 2020 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 8Quyết định 526/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 5382/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi, xe điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 166/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch điều chuyển tuyến xe khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh từ Bến xe khách thành phố Cao Bằng về Bến xe khách liên tỉnh thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật giao thông đường bộ 2008
- 4Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 37/2017/QĐ-UBND Quy định việc hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 2291/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện Đề án phát triển vận tải hành khách bằng xe Buýt trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 9Quyết định 871/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt quy hoạch hệ thống bến xe và mạng lưới tuyến vận tải hành khách tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 42/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 11Quyết định 18/2017/QĐ-UBND Quy định về màu sơn xe taxi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 12Quyết định 5041/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt bổ sung Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 13Quyết định 5596/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đến năm 2020 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 14Quyết định 526/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030
- 15Quyết định 5382/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi, xe điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 16Quyết định 166/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch điều chuyển tuyến xe khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh từ Bến xe khách thành phố Cao Bằng về Bến xe khách liên tỉnh thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Quyết định 616/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi, xe buýt và mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- Số hiệu: 616/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Mùa A Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực