Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 860/QĐ-BHXH | Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 860/QĐ-BHXH ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Điều 1. Quy chế này quy định việc thực hiện dân chủ trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Ban, Văn phòng, Trung tâm, Viện, Trường, Báo, Tạp chí, Đại diện BHXH Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Quản lý đầu tư quỹ, các Ban Quản lý dự án (sau đây gọi chung là đơn vị trực thuộc) thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 2. Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ phẩm chất năng lực, làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của Ngành và xã hội, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh.
Điều 3. Phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng.
Điều 4. Thực hiện dân chủ khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và các quy chế, quy định của cơ quan; Phát huy dân chủ đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam gây mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan, cản trở việc thi hành công vụ, xâm phạm quyền tự do dân chủ của công chức, viên chức.
DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 5. Trách nhiệm của Tổng Giám đốc
Thực hiện theo Mục I, Chương II Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ.
Điều 6. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc quản lý điều hành hoạt động của đơn vị theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật toàn bộ hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật; quản lý công chức, viên chức và tài sản được giao; phát hiện và ngăn ngừa những hành vi có biểu hiện lãng phí, sách nhiễu gây phiền hà cho cơ sở trong đơn vị mình phụ trách;
2. Phổ biến, quán triệt kịp thời, thường xuyên đến công chức, viên chức của đơn vị những chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ;
3. Thực hiện dân chủ trong quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật và Quy chế này; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ đơn vị mình phụ trách;
4. Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp về các mặt tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, chất lượng, hiệu quả công việc. Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của công chức, viên chức và không được có hành vi trù dập đối với công chức, viên chức có ý kiến góp ý, phê bình;
5. Định kỳ hàng năm thực hiện việc đánh giá đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị mình phụ trách, việc đánh giá được tiến hành như sau:
a) Công chức, viên chức viết bản tự nhận xét kết quả công tác theo các nội dung của Phiếu đánh giá công chức hàng năm. Đối với lãnh đạo từ cấp phòng trở lên phải đánh giá thêm về kết quả hoạt động của đơn vị, khả năng tổ chức điều hành, sự phối hợp với các đơn vị khác, mức độ tín nhiệm đối với công chức, viên chức trong đơn vị trong năm;
b) Tập thể phòng (hoặc tập thể đơn vị trực thuộc nếu không có phòng) nơi công chức, viên chức làm việc tham gia ý kiến đối với phần tự nhận xét trong Phiếu đánh giá công chức;
c) Thủ trưởng đơn vị trực thuộc đánh giá cấp phó trực tiếp và viên chức là trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc đơn vị; Trưởng phòng đánh giá viên chức thuộc phòng quản lý; đối với đơn vị không có cấp phòng thì thủ trưởng đơn vị đánh giá trực tiếp viên chức. Thủ trưởng trực tiếp đánh giá phải thông báo nội dung đánh giá cho công chức, viên chức biết. Công chức, viên chức có quyền phát biểu ý kiến với thủ trưởng trực tiếp về việc đánh giá định kỳ hàng năm;
6. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc giúp Tổng Giám đốc giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công chức, viên chức trong đơn vị;
7. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, đề xuất kịp thời việc xử lý và tạo điều kiện để cơ quan thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong đơn vị thì bị xử lý theo quy định của pháp luật;
8. Định kỳ hàng năm tổ chức tổng kết hoạt động của đơn vị và tình hình thực hiện Quy chế dân chủ, báo cáo với Tổng Giám đốc và báo cáo trước công chức, viên chức đơn vị.
Điều 7. Trách nhiệm của công chức, viên chức
1. Công chức, viên chức phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật hiện hành; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước thủ trưởng trực tiếp về việc thi hành nhiệm vụ được giao; có lối sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; không được làm những việc đã bị cấm theo quy định của pháp luật;
2. Trong khi thi hành nhiệm vụ công chức, viên chức phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên; có quyền trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo cấp trên;
3. Công chức, viên chức phải nghiêm túc tự phê bình, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để không ngừng tiến bộ, phải thẳng thắn phê bình, đấu tranh để xây dựng nội bộ cơ quan đoàn kết, trong sạch, vững mạnh.
Điều 8. Hội nghị công chức, viên chức
1. Tổng Giám đốc phối hợp với Công đoàn cơ quan tổ chức Hội nghị công chức, viên chức mỗi năm 1 lần vào cuối năm. Hội nghị công chức cơ quan bao gồm toàn thể hoặc đại biểu công chức, viên chức cơ quan. Khi có 2/3 công chức, viên chức hoặc Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan yêu cầu hoặc Tổng Giám đốc thấy cần thiết thì triệu tập Hội nghị công chức, viên chức cơ quan bất thường.
2. Nội dung của Hội nghị công chức, viên chức cơ quan:
a) Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác hàng năm và thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tới của cơ quan;
b) Báo cáo công khai: công tác tài chính, quản lý công sản, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, các quỹ của cơ quan, công đoàn, các chính sách liên quan đến quyền lợi của công chức, viên chức;
c) Tổng Giám đốc tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của công chức, viên chức; giải đáp những thắc mắc, đề nghị của công chức, viên chức trong cơ quan;
d) Bàn các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của công chức, viên chức trong cơ quan;
đ) Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan báo cáo kết quả công tác trong năm; bầu Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo kết quả hoạt động của công đoàn trong năm và phương hướng nhiệm vụ năm tới;
g) Tham gia ý kiến về những vấn đề được quy định tại Điều 12 Quy chế này;
h) Tổng kết phong trào thi đua; khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác.
Điều 9. Tiếp cán bộ, công chức, viên chức
1. Tổng Giám đốc (hoặc Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc phân công); Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc (hoặc phó Thủ trưởng đơn vị được Thủ trưởng đơn vị phân công) bố trí thời gian phù hợp để tiếp công chức, viên chức trong cơ quan.
2. Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổ chức đăng ký nhu cầu, sắp xếp thời gian và thông báo công khai người tiếp, thời gian và địa điểm tiếp công chức, viên chức. Trường hợp đột xuất công chức, viên chức trong cơ quan có nguyện vọng gặp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì thư ký hoặc chuyên viên giúp việc Tổng Giám đốc trực tiếp báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.
3. Thủ trưởng đơn vị bố trí thời gian phù hợp để gặp gỡ, làm việc trực tiếp theo đề nghị của công chức, viên chức.
Điều 10. Tổ chức hòm thư góp ý
1. Tại trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt một hòm thư góp ý để công chức, viên chức đóng góp ý kiến về việc quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo; để đạt tâm tư, nguyện vọng, phản ánh các hiện tượng tiêu cực hoặc đề xuất các biện pháp và kế hoạch cụ thể nhằm bảo đảm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và của cá nhân.
2. Trưởng Ban Thanh tra nhân dân và Chủ tịch Công đoàn cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý hòm thư góp ý; định kỳ hàng tháng tổng hợp ý kiến đóng góp để báo cáo Tổng Giám đốc giải quyết và báo cáo tại các cuộc họp liên tịch.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất, kiến nghị của công chức, viên chức, Tổng Giám đốc giao Thủ trưởng đơn vị trực tiếp liên quan, hoặc Chánh Văn phòng giải quyết. Trường hợp phức tạp, không giải quyết được ngay thì thông báo cho công chức, viên chức có ý kiến biết.
4. Việc trả lời các ý kiến tại hòm thư góp ý được thực hiện bằng các hình thức sau:
a) Trực tiếp trao đổi trong trường hợp người đóng góp ý kiến yêu cầu;
b) Báo cáo công khai tại cuộc họp liên tịch của cơ quan nếu vấn đề có liên quan đến hoạt động chung của cơ quan;
c) Thông báo bằng văn bản cho người góp ý kiến và cơ quan, đơn vị có liên quan.
Điều 11. Những việc phải thông báo công khai cho công chức, viên chức biết
1. Nội dung công khai:
a) Chủ trương, chính sách, các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước các văn bản của Ngành liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
b) Chương trình, kế hoạch, kết quả công tác dài hạn, hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng của cơ quan, đơn vị.
c) Kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do Ngân sách cấp và các nguồn tài chính khác và quyết toán kinh phí hàng năm của Ngành, của cơ quan.
d) Quy chế chi tiêu nội bộ;
đ) Thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức trong việc tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, nâng ngạch, luân chuyển, điều động, khen thưởng, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, kỷ luật, hưu trí và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
e) Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan đã được kết luận;
g) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan;
h) Nội quy, quy chế của cơ quan và của Ngành.
i) Những vấn đề khác mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị thấy cần thiết.
2. Hình thức thông báo công khai: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phối hợp với Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác trong cơ quan, đơn vị quyết định việc công khai thông tin bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Thông báo bằng văn bản cho công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị;
b) Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, đơn vị;
c) Phát hành ấn phẩm; công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Thông báo tại hội nghị hoặc cuộc họp công chức, viên chức; giao ban hàng tháng của cơ quan, đơn vị; họp với Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc cơ quan; họp liên tịch của cơ quan;
đ) Thông báo cho Thủ trưởng cơ quan đơn vị và yêu cầu thông báo đến công chức, viên chức;
e) Cập nhật trên trang thông tin điện tử hoặc mạng nội bộ của cơ quan;
g) Thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan.
1. Những việc công chức, viên chức tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua thủ trưởng đơn vị nơi công tác trước khi Tổng Giám đốc quyết định gồm có:
a) Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng ủy cơ quan, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan;
b) Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan;
c) Hình thức và nội dung tổ chức phong trào thi đua trong cơ quan;
d) Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan;
đ) Các biện pháp cải tiến tổ chức và lề lối làm việc, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân;
e) Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; quy hoạch, bổ nhiệm; nâng lương trước thời hạn; Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị;
g) Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của công chức, viên chức;
h) Xét tặng các danh hiệu thi đua;
i) Nội quy, quy chế cơ quan.
k) Những việc khác mà Tổng Giám đốc xét thấy cần thiết.
2. Hình thức lấy ý kiến của công chức, viên chức
Trên cơ sở chỉ đạo của Tổng Giám đốc, thủ trưởng các đơn vị phối hợp với Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác trong đơn vị tổ chức lấy ý kiến bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Công chức, viên chức tham gia ý kiến trực tiếp với người phụ trách, Thủ trưởng đơn vị hoặc thông qua tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên;
b) Phát phiếu thăm dò hoặc phiếu góp ý kiến đến công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị;
c) Gửi dự thảo văn bản để công chức, viên chức tham gia ý kiến;
d) Tổ chức Hội nghị hoặc cuộc họp để công chức, viên chức cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến.
3. Thời hạn để công chức, viên chức tham gia ý kiến phải được xác định tại thông báo nhưng ít nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày công chức, viên chức nhận được thông báo, trừ có yêu cầu gấp của cơ quan có thẩm quyền.
4. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc được phân công có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo Tổng Giám đốc việc tiếp thu ý kiến của công chức, viên chức.
Điều 13. Những việc công chức, viên chức giám sát, kiểm tra
1. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị;
2. Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ;
3. Thực hiện Quy chế dân chủ; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị;
4. Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị;
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan.
Điều 14. Hình thức để công chức, viên chức thực hiện nội dung giám sát, kiểm tra:
- Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan;
- Kiểm điểm công tác, phê bình và tự phê trong các cuộc sinh hoạt định kỳ của đơn vị công tác;
- Hội nghị công chức, viên chức cơ quan hàng năm.
Điều 15. Ban Thanh tra nhân dân
1. Ban Thanh tra nhân dân do Hội nghị công chức, viên chức cơ quan, đơn vị bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm; tổ chức và hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp và theo quy định của pháp luật.
2. Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị;
b) Kịp thời kiến nghị với người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;
c) Kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị khắc phục các sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, công chức, viên chức; biểu dương kịp thời những đơn vị, cá nhân chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của cơ quan, đơn vị.
3. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm gặp gỡ, tiếp xúc với công chức, viên chức để phát hiệp kịp thời những việc làm vi phạm pháp luật; lắng nghe ý kiến, giải thích và vận động công chức, viên chức thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
4. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Ban Thanh tra nhân dân báo cáo kết quả hoạt động với Ban chấp hành Công đoàn và Hội nghị công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị.
5. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm kịp thời xem xét, giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân và tạo mọi điều kiện để Ban thanh tra nhân dân hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
6. Trưởng Ban Thanh tra nhân dân có quyền yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật tại cơ quan, đơn vị.
Điều 16. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân và việc tiếp công dân thực hiện theo Quyết định số 3591/QĐ-BHXH ngày 27/12/2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Quyết định số 873/QĐ-BHXH ngày 10/6/2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy chế tiếp công dân tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 17. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phổ biến thực hiện quy chế này đến toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị mình. Mọi công chức, viên chức trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện tốt quy chế này.
Điều 18. Ban Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan và các đơn vị trực thuộc; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện với Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam./.
- 1Quyết định 323/2006/QĐ-UBNT Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Uỷ ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc ban hành
- 2Quyết định 2426/QĐ-BCT năm 2010 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bộ Công Thương do bộ trưởng bộ công thương ban hành
- 3Quyết định 808/1999/QĐ/BLĐTBXH ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, ngành Lao động - thương binh và xã hội
- 4Quyết định 2328/QĐ-BYT năm 2013 Quy chế thực hiện dân chủ tại Cơ quan Bộ Y tế
- 5Quyết định 660/QĐ-TTCP năm 2014 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ
- 6Quyết định 1376/QĐ-BHXH năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Kiểm toán nội bộ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 7Quyết định 841/QĐ-BCA-V19 về Kế hoạch thực hiện dân chủ trong Công an nhân dân năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 8Thông tư 65/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm, quản lý phương tiện, vũ khí, vật tư, thiết bị kỹ thuật và trang cấp của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 9Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 1Quyết định 323/2006/QĐ-UBNT Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Uỷ ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc ban hành
- 2Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- 3Nghị định 94/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 4Quyết định 3591/QĐ-BHXH năm 2006 về giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 5Quyết định 2426/QĐ-BCT năm 2010 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bộ Công Thương do bộ trưởng bộ công thương ban hành
- 6Quyết định 808/1999/QĐ/BLĐTBXH ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, ngành Lao động - thương binh và xã hội
- 7Quyết định 2328/QĐ-BYT năm 2013 Quy chế thực hiện dân chủ tại Cơ quan Bộ Y tế
- 8Quyết định 660/QĐ-TTCP năm 2014 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ
- 9Quyết định 1376/QĐ-BHXH năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Kiểm toán nội bộ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 10Quyết định 841/QĐ-BCA-V19 về Kế hoạch thực hiện dân chủ trong Công an nhân dân năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 11Thông tư 65/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm, quản lý phương tiện, vũ khí, vật tư, thiết bị kỹ thuật và trang cấp của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 12Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Quyết định 860/QĐ-BHXH năm 2011 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 860/QĐ-BHXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/08/2011
- Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Người ký: Lê Bạch Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra