Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 808/1999/QĐ/BLĐTBXH | Hà nội, ngày 12 tháng 7 năm 1999 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định 96/CP ngày 7/12/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội;
- Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH |
THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ, NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 808/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 12 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội)
Điều 1. Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi là đơn vị cơ sở) nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, góp phần xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, phẩm chất, làm việc có hiệu qủa, tận tụy với công việc, vì người lao động, hết lòng chăm sóc đối tượng phục, ngăn chặn và chống quan liêu, tham nhũng, phiền hà, chống những biểu hiện vi phạm đến lợi ích của nhân dân, xâm phạm tài sản của Nhà nước.
Điều 2. Phát huy quyền làm chủ phải gắn liền với nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, chấp hành, thực hiện chế độ thủ trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng.
Điều 3. Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; phát huy dân chủ, đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ để làm trái với Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm quyền dân chủ của người khác, cản trở việc thi hành công vụ ở đơn vị, gây mất đoàn kết nội bộ.
Điều 4. Đơn vị cơ sở nói trong Quy chế này bao gồm: Các Trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng, các Khu điều dưỡng thương binh, Khu điều dưỡng tâm thần, Khu Bảo trợ xã hội, các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Bộ, ngành Lao động - Thương binh và xã hội quản lý.
DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ ĐƠN VỊ CƠ SỞ
Mục I: Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị cơ sở
Điều 5. Thủ trưởng đơn vị cơ sở có trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của đơn vị và việc thi hành nhiệm vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Thủ trưởng đơn vị cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện và đánh giá kết qủa thực hiện nhiệm vụ hàng tháng, qúy, 6 tháng và cuối năm của đơn vị. Đề ra các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ, công chức và đối tượng phục vụ.
Điều 7: Thực hiện chế độ sử dụng, đào tạo bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực đảm nhận công việc. Tổ chức các hình thức thích hợp để cán bộ, công chức thực hiện quyền dân chủ, góp ý kiến, phản ánh, phê bình. Lắng nghe và không được có hành vi trù dập khi cán bộ, công chức góp ý, phê bình.
Tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức và thực hiện chế độ đánh giá cán bộ, công chức hàng năm theo quy định của Nhà nước.
Mục II: Trách nhiệm của cán bộ, công chức
Điều 8. Cán bộ, công chức thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật của Nhà nước.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ của mình, có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Điều 9. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số. Cán bộ, công chức phải phục tùng sự lãnh đạo của thủ trưởng. Trong sinh hoạt, cán bộ, công chức có quyền phát biểu ý kiến và được bảo lưu, báo cáo với cấp trên khi ý kiến khác với thủ trưởng. Trường hợp cấp trên chưa kết luận về ý kiến của mình thì vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của thủ trưởng.
NHỮNG VIỆC PHẢI CÔNG KHAI Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ
Điều 10. Những việc sau đây phải công khai cho cán bộ, công chức biết, giám sát, kiểm tra.
1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của Bộ liên quan đến công việc của đơn vị.
2. Chức năng, nhiệm vụ công tác của đơn vị.
3. Chế độ, chính sách, tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức; chế độ tiền lương, tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức. Chế độ, quy định và kết qủa của việc tuyển dụng, nâng ngạch, nâng bậc, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật.
4. Chế độ thu chi tài chính, quy định mua sắm, quản lý sử dụng tài sản, quy định về xây dựng và sửa chữa của đơn vị.
5. Kết qủa giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đơn vị.
Điều 11. Những việc sau đây phải được cán bộ công chức bàn bạc, tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua đại diện trước khi Thủ trưởng đơn vị quyết định:
- Chương trình công tác hàng qúy, hàng năm;
- Các nội quy, quy định của đơn vị;
- Các quy chế về phân phối lợi ích kinh tế;
- Quy định thu, chi tài chính (đặc biệt là các khoản thu, chi ngoài ngân sách Nhà nước cấp) của đơn vị;
- Về nhận xét đánh giá cán bộ, xét khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
Điều 12. Những việc sau đây phải công khai niêm yết tại địa điểm thuận tiện của đơn vị để cán bộ, công chức và các đối tượng có liên quan biết, thực hiện và tham gia kiểm tra, giám sát:
1. Nội quy của đơn vị.
2. Tiêu chuẩn về chăm sóc, điều trị, điều dưỡng và các tiêu chuẩn khác của Nhà nước đối với từng loại đối tượng phục vụ.
3. Thủ tục hành chính, địa điểm tiếp nhận, tên bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm giải quyết công việc.
4. Mẫu đơn, hồ sơ cho từng loại đối tượng.
5. Mức thu phí, lệ phí (nếu có) để giải quyết công việc theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
6. Thời hạn giải quyết công việc.
Điều 13. Tùy điều kiện cụ thể, việc giám sát, kiểm tra đối với những vấn đề nêu ở điều 10 và điều 11 trên đây được thực hiện thông qua các hình thức sau:
- Các tổ chức Đảng, Đoàn thể.
- Ban Thanh tra nhân dân ở đơn vị.
- Kiểm điểm công tác, phê và tự phê trong các cuộc sinh hoạt định kỳ ở đơn vị.
- Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan.
- Hòm thư góp ý.
DÂN CHỦ TRONG QUAN HỆ VÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VỚI ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Mục I: Quan hệ giữa cơ quan cấp trên với đơn vị cơ sở
Điều 14. Thủ trưởng cơ quan cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của đơn vị cơ sở và chịu trách nhiệm về những sai lầm, khuyết điểm của đơn vị cơ sở nếu những vấn đề đó có nguyên nhân từ sự chỉ đạo, hướng dẫn của mình.
Phải thông báo cho đơn vị cơ sở những chủ trương, chính sách, các quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động và phạm vi trách nhiệm của đơn vị cơ sở.
Điều 15. Định kỳ, thủ trưởng cơ quan cấp trên phải làm việc và lắng nghe ý kiến của thủ trưởng đơn vị cơ sở. Thủ trưởng cơ quan cấp trên có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết kịp thời các yêu cầu kiến nghị của đơn vị cơ sở.
Điều 16. Phải tham khảo ý kiến của đơn vị cơ sở về những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng chế độ, chính sách.
Khi đơn vị có những sai phạm, phải nghiên cứu xem xét giải quyết kịp thời, khách quan; xử lý nghiêm khắc những cán bộ có khuyết điểm.
Điều 17. Thủ trưởng đơn vị cơ sở có nghĩa vụ phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn và chấp hành các quyết định của cơ quan cấp trên.
Có quyền phản ảnh với cấp trên trực tiếp những vướng mắc, khó khăn trong qúa trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị; những ý kiến đề xuất về bổ sung, sửa đổi chế độ chính sách, về sự chỉ đạo, điều hành chung.
Điều 18. Thủ trưởng đơn vị cơ sở có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ với cấp trên theo quy định; đối với những vấn đề nảy sinh vượt qúa khả năng giải quyết phải báo cáo kịp thời với cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
Mục II: Quan hệ với đối tượng phục vụ
Điều 19. Thủ trưởng đơn vị cơ sở chỉ đạo và kiểm tra cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật đối với những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng trong việc giải quyết công việc của đối tượng phục vụ.
Điều 20. Khi đối tượng phục vụ có yêu cầu, cán bộ, công chức có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết. Cán bộ, công chức không được quan liêu, hách dịch cửa quyền, gây khó khăn, sách nhiễu trong việc giải quyết yêu cầu của đối tượng phục vụ.
Điều 21. Thủ trưởng đơn vị cơ sở chỉ đạo việc bố trí tiếp dân, thực hiện tiếp dân và tổ chức hòm thư góp ý. Hàng tuần Thủ trưởng có trách nhiệm xem xét các thư góp ý, tiếp thu và giải quyết các ý kiến đóng góp.
Điều 22. Mọi cán bộ công chức đều có trách nhiệm thực hiện tốt Quy chế dân chủ. Ai vi phạm hoặc lợi dụng dân chủ làm trái quy định thì tùy theo mức độ sai phạm mà xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 23. Thủ trưởng đơn vị cơ sở có trách nhiệm phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị và triển khai thực hiện Quy chế này.
Trong qúa trình thực hiện có gì vướng mắc, Thủ trưởng đơn vị phản ánh về Bộ để nghiên cứu giải quyết.
- 1Quyết định 15/1999/QĐ-BXD ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Quyết định 04/QĐ-TCTDTT về Quy chế Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Tổng cục Thể dục thể thao do Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao ban hành
- 3Quyết định 860/QĐ-BHXH năm 2011 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 6257/QĐ-BCT năm 2009 về Quy chế thực hiện dân chủ trong đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương
- 5Quyết định 161/QĐ-LĐTBXH năm 2018 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 1Hiến pháp năm 1992
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 4Nghị định 96-CP năm 1993 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ lao động - Thương binh và xã hội
- 5Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- 6Quyết định 15/1999/QĐ-BXD ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 04/QĐ-TCTDTT về Quy chế Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Tổng cục Thể dục thể thao do Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao ban hành
- 8Quyết định 860/QĐ-BHXH năm 2011 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 9Quyết định 6257/QĐ-BCT năm 2009 về Quy chế thực hiện dân chủ trong đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương
Quyết định 808/1999/QĐ/BLĐTBXH ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, ngành Lao động - thương binh và xã hội
- Số hiệu: 808/1999/QĐ/BLĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/07/1999
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thị Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra