Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
Cơ quan nói trong Quy chế này là các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ
THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CPngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ)
MỤC 1: TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Hàng tháng, Thủ trưởng cơ quan phải xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ của cơ quan.
Ít nhất 6 tháng một lần, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đánh giá công tác của cơ quan và các bộ phận trong cơ quan, chỉ rõ và đề ra các giải pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, khắc phục tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu dân và những yếu kém trong việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, pháp luật, chính sách, chế độ, nội quy, quy chế của cơ quan.
Cuối năm, Thủ trưởng cơ quan phải tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của cơ quan.
Việc đánh giá định kỳ hàng năm đối với cán bộ, công chức được tiến hành như sau:
1. Cán bô, công chức viết bản tự nhận xét công tác, bao gồm các nội dung:
Chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Những công việc cụ thể đã thực hiện trong năm, đánh giá về chất lượng và hiệu quả công việc đó; cán bộ, công chức lãnh đạo còn phải đánh giá việc lãnh đạo tập thể của mình trong năm;
Phẩm chất đạo dực, ý thức tổ chức kỷ luật, tính trung thực trong công tác;
Quan hệ phối hợp trong công tác.
2. Tập thể nơi cán bộ, công chức làm việc tham gia ý kiến vào bản tự nhận xét công tác đó;
3. Thủ trưởng trực tiếp của cán bộ, công chức ghi đánh giá định kỳ hàng năm đối với cán bộ, công chức và thông báo trực tiếp cho cán bộ, công chức biết; cán bộ, công chức có quyền phát biểu ý kiến với Thủ trưởng trực tiếp của mình về đánh giá định kỳ hàng năm;
4. Đánh giá định kỳ hàng năm được đưa vào hồ sơ cán bộ, công chức do cơ quan quản lý theo phân cấp.
Việc phân bổ chỉ tiêu có liên quan đến tài chính, biên chế và giải quyết cấp kinh phí bổ sung cho các cơ quan, tổ chức hữu quan phải thông qua tập thể lãnh đ ạo cơ quan và theo quy định của pháp luật.
Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan có nội dung:
1. Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác hàng năm và thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tới của cơ quan;
2. Thủ trưởng cơ quan tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của cán bộ, công chức; giải đáp những thắc mắc, đề nghị của cán bộ, công chức cơ quan;
3. Bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức cơ quan;
4. Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan báo cáo công tác; bầu Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật;
5. Tham gia ý kiến về những vấn đề được quy định tại Điều 17 của Quy chế này;
6. Khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan có thành tích trong công tác.
MỤC 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước thủ trưởng cơ quan về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
Cán bộ, công chức có quyền trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp trên.
MỤC 3: NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHẢI ĐƯỢC BIẾT
Điều 15. Những việc sau đây phải công khai cho cán bộ, công chức biết:
1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan;
2. Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của cơ quan;
3. Kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách cấp và các nguồn tài chính khác và quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan;
4. Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch và đề bạt cán bộ, công chức;
5. Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan đã được kết luận;
6. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan;
7. Nội quy, quy chế cơ quan.
1. Niêm yết tại cơ quan;
2. Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức cơ quan;
3. Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể cán bộ, công chức;
4. Thông báo cho người phụ trách các bộ phận của cơ quan và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ, công chức làm việc trong các bộ phận đó;
5. Thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan.
MỤC 4: NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THAM GIA Ý KIẾN,THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH
1. Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan;
2. Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan;
3. Tổ chức phong trào thi đua;
4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan;
5. Các biện pháp cải tiến tổ chức và lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân;
6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đề bạt cán bộ, công chức trong cơ quan theo quy định;
7. Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức;
8. Nội quy, quy chế cơ quan.
Điều 18. Hình thức lấy ý kiến tham gia:
1. Cán bộ, công chức tham gia ý kiến trực tiếp với người phụ trách, với Thủ trưởng cơ quan;
2. Thông qua hội nghị cán bộ, công chức cơ quan;
3. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức tham gia ý kiến.
MỤC 5: NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GIÁM SÁT, KIỂM TRA
Điều 20. Những việc cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra gồm có:
1. Thực hiện chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan;
2. Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan;
3. Thực hiện nội quy, quy chế cơ quan;
4. Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của cán bộ, công chức cơ quan;
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan.
Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan;
Kiểm điểm công tác, phê bình và tự phê trong các cuộc sinh hoạt định kỳ của đơn vị công tác;
Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan.
DÂN CHỦ TRONG QUAN HỆ VÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆCVỚI CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC
MỤC 1: QUAN HỆ VỚI CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC
1. Bộ phận chịu trách nhiệm giải quyết công việc có liên quan;
2. Thủ tục hành chính giải quyết công việc;
3. Mẫu đơn từ, hồ sơ cho từng loại công việc;
4. Phí, lệ phí theo quy định;
5. Thời gian giải quyết từng loại công việc.
Công việc của công dân, tổ chức phải được cán bộ, công chức nghiên cứu xử lý và giải quyết một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất và theo đúng quy định của pháp luật.
Những công việc đã có thời hạn giải quyết theo quy định thì cán bộ, công chức phải chấp hành đúng thời hạn đó. Trường hợp đòi hỏi phải có thời gian để nghiên cứu giải quyết thì cán bộ, công chức có trách nhiệm thông báo kịp thời cho công dân, tổ chức biết.
Cán bộ, công chức có trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tổ cáo của công dân, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Khi công dân, tổ chức có yêu cầu, cơ quan phải cử người có trách nhiệm gặp và giải quyết công việc có liên quan.
Những kiến nghị, phản ánh, phê bình của công dân, tổ chức phải được nghiên cứu và xử lý kịp thời.
MỤC 2; QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN CẤP TRÊN
Cơ quan có quyền phản ánh những vướng mắc, khó khăn trong qúa trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; kiến nghị lên cơ quan cấp trên những vấn đề không phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung trong các chế độ, chính sách, các quy định của pháp luật và trong chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên.
Khi có căn cứ để cho là quyết định của cơ quan cấp trên là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Điều 29. Cơ quan được quyền tham gia đóng góp ý kiến, phê bình đối với cơ quan cấp trên.
Khi được yêu cầu, cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, tham gia ý kiến vào các dự thảo về chế độ, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan cấp trên gửi đến.
Nội dung báo cáo lên cơ quan cấp trên phải khách quan, trung thực.
MỤC 3: QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN CẤP DƯỚI
Phải thông báo cho cơ quan cấp dưới những chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động và phạm vi trách nhiệm của cơ quan cấp dưới.
Định kỳ, Thủ trưởng cơ quan phải làm việc với Thủ trưởng cơ quan cấp dưới. Khi thủ trưởng cơ quan cấp dưới có yêu cầu thì Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm tiếp và làm việc.
Thủ trưởng cơ quan phải có thái độ khuyến khích những thông tin, báo cáo trung thực, khách quan của cơ quan cấp dưới.
Khi cần thiết, phải cử cán bộ, công chức đến cơ quan cấp dưới để trao đổi, nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cụ thể của cơ quan cấp dưới; phải xử lý nghiêm khắc những cán bộ, công chức cơ hội, báo cáo, phản ánh sai sự thật, không trung thực.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Quyết định 249/2000/QĐ-NHNN9 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Chỉ thị 38/1998/CT-TTg triển khai quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2265/1999/QĐ-BKHCNMT về Quy chế dân chủ trong hoạt động của các cơ quan khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
- 4Thông báo 159-TB/TW năm 2004 về kết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị 30- CT/TW và tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ do Ban Bí thư ban hành
- 5Nghị định 04/2015/NĐ-CP thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
- 1Quyết định 249/2000/QĐ-NHNN9 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan do Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội ban hành
- 4Chỉ thị 38/1998/CT-TTg triển khai quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2265/1999/QĐ-BKHCNMT về Quy chế dân chủ trong hoạt động của các cơ quan khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
- 6Thông báo 159-TB/TW năm 2004 về kết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị 30- CT/TW và tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ do Ban Bí thư ban hành
Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- Số hiệu: 71/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/09/1998
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 31
- Ngày hiệu lực: 23/09/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra