Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 857/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 19 tháng 3 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT "CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính Phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2945/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2962/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 28/TTr-SXD ngày 09 tháng 3 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu Chương trình

1.1. Mục tiêu chung

Phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN để dần thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho Tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 30% vào năm 2020; Định hướng từ 40-50% vào năm 2030;

- Hàng năm, sử dụng tối đa lượng phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, tro bay, xỉ lò cao...) để sản xuất VLXKN, tiết kiệm đất nông nghiệp và diện tích đất chứa phế thải.

- Phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô công suất hợp lý, công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa về kích thước sản phẩm cho phù hợp với thực tế thi công các công trình xây dựng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Chủng loại sản phẩm ưu tiên theo thứ tự: Gạch xi măng cốt liệu, gạch nhẹ AAC, gạch silicat, tấm tường, gạch nhẹ bê tông bọt,...

2. Phương án phát triển

2.1. Giai đoạn xây dựng phương án phát triển

Chương trình phát triển VLXKN giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

2.2. Định hướng phát triển các sản phẩm chủ yếu

a) Về chủng loại sản phẩm:

- Gạch xi măng - cốt liệu: tỷ lệ gạch xi măng - cốt liệu trên tổng số VLXKN khoảng 67,6% vào năm 2020 và 63,4% vào năm 2030;

- Gạch nhẹ AAC: Tỷ lệ gạch AAC trên tổng số VLXKN khoảng 32,4% vào năm 2020 và 20,9% vào năm 2030;

- Gạch silicat: Tỷ lệ gạch silicat trên tổng số VLXKN khoảng 11,8% vào năm 2030;

- Gạch từ bê tông bọt: Tỷ lệ gạch từ bê tông bọt trên tổng số VLXKN khoảng 3,9% vào năm 2030.

Tổng hợp phương án phát triển từng chủng loại gạch xây không nung (GXKN)

 Đơn vị tính: Triệu viên QTC/năm

TT

Chủng loại sản phẩm

Hiện tại

Mục tiêu đến 2020

Định hướng 2030 (tăng khoảng 3 %)

Công suất

Tỷ lệ, %

Công suất tăng thêm

Công suất đạt được

Tỷ lệ, %

Công suất tăng thêm

Công suất đạt được

Tỷ lệ, %

1

XMCL

113,7

44,4

696,9

810,6

67,6

800

1610,6

63,4

2

AAC

142,2

55,6

247,2

389,4

32,4

142,2

531,6

20,9

3

SLC

0

 

0

0

0

300

300

11,8

4

BTB

0

 

0

0

0

100

100

3,9

 

Cộng

255,9

100

470,9

1200

100

1342,2

2542,2

100

Để đáp ứng nhu cầu phát triển công suất GXKN như trên, phương án số cơ sở sản xuất cần có và công suất vào các giai đoạn được thể hiện chi tiết trong phụ lục 1 kèm theo.

b) Sử dụng vật liệu xây không nung:

Trước tháng 2/2018 sử dụng VLXKN theo Chỉ thị số 11/2014/CT-UBND ngày 25/5/2014 của UBND tỉnh Hải Dương như sau:

- Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước bắt buộc phải sử dụng VLXKN theo lộ trình:

+ Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 50% VLXKN năm 2014, từ năm 2015 trở đi phải sử dụng 100% VLXKN;

+ Các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 30% VLXKN kể từ năm 2014 đến hết năm 2015, từ năm 2016 phải sử dụng 100% GXKN;

- Các công trình xây dựng 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ năm 2014 phải sử dụng tối thiểu 30%, và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN loại nhẹ trong tổng vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây);

- Khuyến khích sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, không phân biệt khu vực đô thị, không phân biệt số tầng;

- Trong điều kiện và trường hợp tại thời điểm thiết kế, thi công xây dựng công trình mà nguồn cung cấp VLXKN trên địa bàn tỉnh Hải Dương không đủ hoặc chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo theo quy định và yêu cầu thiết kế để đưa vào công trình xây dựng chủ đầu tư có văn bản báo cáo Sở Xây dựng thẩm định trình UBND tỉnh xem xét quyết định cho phép sử dụng hoặc thay thế vật liệu xây bằng gạch đất sét nung.

Từ 01/2/2018 sử dụng VLXKN theo quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BXD ngày 8/12/2017 của Bộ Xây dựng về việc quy định sử dụng GXKN trong các công trình xây dựng như sau:

- Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng VLXKN trong tổng số vật liệu xây với tỷ lệ như sau: Tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70%, tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%.

- Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% VLXKN trong tổng số vật liệu xây.

- Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng VLXKN thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.

c) Định hướng cụ thể về quy mô công suất và công nghệ

• Gạch xi măng cốt liệu

- Phương án phát triển: Đầu tư xây dựng, đưa vào sản xuất 8 cơ sở đã được cấp chứng nhận đầu tư; phát triển thêm công suất 470,9 triệu viên QTC/năm tại các địa phương gần vùng nguyên liệu, dự kiến đầu tư từ 10 đến 12 cơ sở có quy mô công suất từ 25-30 triệu viên QTC/năm, ở các địa phương xa vùng nguyên liệu hơn dự kiến đầu tư từ 3 đến 4 cơ sở có quy mô công suất khoảng 15- 20 triệu viên QTC/năm.

- Các cơ sở có quy mô công suất lớn và trung bình phải được đầu tư hiện đại, có mức độ tự động hóa, cơ giới hóa cao. Hệ thống quản lý chất lượng, sản phẩm đầy đủ, đặc biệt là kiểm soát chất lượng nguyên liệu. Sản phẩm phải được chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD.

- Nguyên liệu chính để sản xuất gạch xi măng cốt liệu: Mạt đá, cát hạt thô, phế thải xây dựng, tro xỉ,...

- Chất lượng sản phẩm phải đạt theo TCVN 6477:2016 gạch bê tông. Kích thước viên xây theo nhu cầu của thị trường; tuy nhiên, cần hướng tới viên xây có kích thước lớn gấp 5 đến 10 lần viên QTC.

• Gạch nhẹ bê tông khí chưng áp AAC:

- Phương án phát triển: Định hướng công suất tối đa sản xuất gạch AAC đến năm 2020 đạt 389,4 triệu viên QTC/năm, dự kiến phát triển thêm tại 4 cơ sở đã cấp phép, chuẩn bị đầu tư và đang đầu tư với tổng công suất 247,2 triệu viên QTC/năm. Tùy thuộc thị trường, dự kiến phát triển thêm công suất loại gạch này khoảng 142,2 triệu viên QTC/năm giai đoạn 2021-2030.

- Với lợi thế về nguồn phế thải, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất gạch AAC ở Hải Dương là tro bay nhiệt điện.

- Chất lượng sản phẩm phải đạt theo TCVN 7959-2017- Bê tông nhẹ - sản phẩm bê tông khí chưng áp - yêu cầu kỹ thuật. Sản phẩm phải được chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD. Kích thước viên xây theo nhu cầu của thị trường, chủ yếu là loại có kích thước lớn gấp 10 đến 15 lần viên QTC. Ngoài viên xây, nhà sản xuất cần hướng tới sản xuất tấm tường cho các nhà lắp ghép tấm bé.

• Gạch silicat

- Phương án phát triển: Giai đoạn 2017-2020, tỉnh Hải Dương có lợi thế là có nguồn tro bay nhiệt điện-nguồn nguyên liệu chính để sản xuất loại sản phẩm này, cần chuẩn bị phương án kỹ thuật để có thể đầu tư 2 đến 3 nhà máy tại thị xã Chí Linh với quy mô công suất tổng cộng 300 triệu viên QTC/năm vào giai đoạn 2021-2030 để tiếp cận thị trường.

- Thiết bị chính là máy ép tạo hình cần được sử dụng công nghệ hiện đại của các nước phát triển.

• Gạch nhẹ bê tông bọt

- Phương án phát triển: Để đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu tiêu thụ, định hướng trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Hải Dương dự kiến có 4 đến 5 cơ sở sản xuất loại sản phẩm này. Tùy thuộc thị trường để phát triển, nhưng rất hạn chế so với gạch nhẹ AAC. Định hướng chỉ nên phát triển các nhà máy có quy mô công suất nhỏ, tức nhỏ hơn 20.000 m3/năm (14 triệu viên QTC/năm) với mức độ cơ giới hóa cao. Nhà máy phải có quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu, sản phẩm.

- Sản phẩm phải được chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD. Ưu tiên sử dụng công nghệ cắt lưỡi khi phôi còn mềm.

- Với ưu thế về nguồn phế thải, cần sử dụng tro bay nhiệt điện thay thế một phần cát trong nguyên liệu sản xuất.

- Chất lượng sản phẩm phải đạt theo TCVN 9029:2017, Bê tông nhẹ- Sản phẩm bê tông bọt và bê tông khí không chưng áp - yêu cầu kỹ thuật. Kích thước viên xây theo nhu cầu của thị trường, chủ yếu là loại có kích thước gấp 5 đến 10 lần viên QTC.

3. Các giải pháp thực hiện Chương trình

3.1. Nhóm giải pháp về thực hiện cơ chế chính sách

* Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất GXKN:

- Hoạt động phát triển sản xuất GXKN được hưởng các cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính theo Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Thuế nhập khẩu.

- Hoạt động phát triển GXKN kể từ ngày 01/01/2009 thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn hiện hành được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Hoạt động sản xuất VLXKN hoặc chế tạo thiết bị cho sản xuất VLXKN được xếp vào Mục 3 Điều 9 Luật Chuyển giao Công nghệ số 80/2006/QH11 và được hưởng các ưu đãi quy định tại Điều 39 Luật này.

- Các loại dự án được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước (Theo quy định tại Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng):

+ Dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

+ Các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất vật liệu xây không nung đảm bảo quy mô công suất: Dự án sản xuất vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1.000 kg/m3) có công suất cho một dây chuyền từ 50.000 m3/năm trở lên; Dự án sản xuất gạch bê tông (gạch xi măng - cốt liệu) có công suất cho một dây chuyền từ 10 triệu viên QTC/năm trở lên.

+ Các dự án đầu tư xử lý, sử dụng phế thải của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón hóa chất, nhà máy luyện kim để làm vật liệu xây dựng đảm bảo quy mô công suất: Dự án xử lý, sử dụng tro, xỉ có công suất từ 100.000 tấn/năm trở lên; Dự án xử lý, sử dụng thạch cao có công suất từ 50.000 tấn/năm trở lên;

+ Dự án đầu tư hệ thống tận dụng nhiệt khí thải trong sản xuất xi măng để phát điện;

+ Dự án đầu tư xử lý, sử dụng rác thải sinh hoạt để làm nhiên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng có công suất từ 200 tấn/ngày trở lên;

+ Dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng khác có tính năng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường vượt trội so với chủng loại vật liệu xây dựng cùng loại;

* Các quy định và khuyến khích sử dụng GXKN

- Chỉ thị số 10/CT-TTG ngày 16/4/2012 của Chính phủ về tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung.

- Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc quy định sử dụng gạch xây không nung trong các công trình xây dựng.

- Thông tư số 13/2017/TT/BXD ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.

* Chi tiết và cụ thể hóa về cơ chế, chính sách

- Phân loại đô thị, công trình phải sử dụng GXKN.

- Áp dụng nghiêm các chế tài, quy định về thưởng, phạt nếu các chủ đầu tư không tuân thủ đúng quy định về sử dụng VLXKN; chế tài thưởng, phạt các doanh nghiệp sử dụng và phát thải phế thải công nghiệp.

- Quy định và quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất làm gạch đất sét nung...

3.2. Nhóm các giải pháp về khoa học kỹ thuật

Thực hiện các nhiệm vụ:

- Nghiên cứu về công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Nghiên cứu chế tạo thiết bị, hạn chế tối đa phần nhập khẩu.

- Tổ chức các hội thảo, tập huấn về hướng dẫn sản xuất và sử dụng VLXKN.

3.3. Nhóm các giải pháp về thông tin, truyền thông

Thực hiện thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức, tập trung vào các nội dung:

- Sự cần thiết và cấp bách của Chương trình phát triển VLXKN: Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo đảm an ninh lương thực, sử dụng nguồn phế thải, giảm thiểu ô nhiễm và đem lại lợi ích.

- Ưu, nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng GXKN.

- Cụ thể, chi tiết hóa các cơ chế, chính sách, khoa học công nghệ trong việc bắt buộc, khuyến khích, hướng dẫn sản xuất và sử dụng GXKN...tại các văn bản liên quan của các bộ, ngành và của Tỉnh.

3.4. Nhóm giải pháp về đầu tư

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư.

- Tạo điều kiện thuận lợi về vốn, thuê đất cho đầu tư, sản xuất và sử dụng GXKN.

3.5. Nhóm giải pháp về đào tạo

- Tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu về ích lợi của sử dụng vật liệu xây không nung và phương pháp sử dụng từng loại trong các công trình.

- Đào tạo về công nghệ sản xuất sản phẩm, sử dụng vật liệu thi công phù hợp và kỹ thuật thi công công trình sử dụng VLXKN.

3.6. Nhóm các giải pháp về việc hạn chế sản xuất gạch đất sét nung

- Không phát triển mới, nâng công suất các dự án gạch đất sét nung, chỉ xem xét cho phép 19 dự án chuyển đổi từ gạch thủ công sang công nghệ Tuynel nếu đảm bảo các tiêu chí và nguyên tắc theo quy định và văn bản chỉ đạo của Tỉnh.

- Đưa ra ngoài quy hoạch những dự án đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng đã quá thời gian đầu tư hoàn thành theo quy định mà chưa triển khai thực hiện hoặc không đủ điều kiện thực hiện dự án theo quy định và có thể tiến tới thu hồi dự án.

- Rà soát đối với các dự án sản xuất gạch Tuynel đang hoạt động gần khu dân cư, có ô nhiễm môi trường, không gần nguồn nguyên liệu trên cơ sở đó đề xuất lộ trình chấm dứt hoạt động.

- Các dự án sản xuất gạch tuynel đã hết thời hạn đầu tư chỉ xem xét gia hạn nếu còn vùng nguyên liệu, các dự án không còn vùng nguyên liệu phải dừng hoạt động.

(Chi tiết tại Báo cáo Chương trình kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng

- Công bố, phổ biến, chỉ đạo và kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình này. Hàng năm rà soát, điều chỉnh bổ sung kịp thời nhằm tháo gỡ các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sử dụng VLXKN. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh.

- Triển khai hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực VLXKN cho các đối tượng có liên quan để tổ chức thực hiện;

- Tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chế tài liên quan đến sản xuất và sử dụng VLXKN. Định hướng sản xuất VLXKN bằng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, không gây ô nhiễm môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng VLXKN, giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định về việc sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh;

- Phối hợp với Sở Tài chính công bố giá một số loại VLXKN hàng tháng để chủ đầu tư các dự án tham khảo, quyết định việc xác định giá công trình,

- Phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính lập kế hoạch kinh phí hàng năm tổ chức thực hiện kiểm tra, giám định chất lượng VLXKN vào các công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh;

- Chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành có liên quan kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nói chung và VLXKN nói riêng trước khi sử dụng, lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Theo dõi đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.

- Triển khai các nhiệm vụ KHCN phục vụ cho sản xuất và sử dụng GXKN.

- Tổ chức việc thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về sản xuất và thiết kế, sử dụng GXKN.

- Tổ chức tiếp cận và đón nhận Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam về “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam”. Dự án được Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua UNDP. Mục tiêu của dự án là giảm phát thải khí nhà kính trực tiếp ước tính là 383.000 tấn CO2 trong 5 năm thực hiện dự án, mức giảm phát thải khí nhà kính gián tiếp ước tính đạt 13.409.000 tấn CO2 được tích lũy trong vòng 10 năm sau khi dự án kết thúc.

- Chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan kiểm tra, rà soát các dự án gạch Tuynel theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tạo thuận lợi về thủ tục cho thuê đất, giao mặt bằng cho các dự án sản xuất VLXKN.

- Tham mưu ban hành quy định tăng cường quản lý chất thải rắn, phế thải công nghiệp, khí thải lò gạch.

- Tăng cường công tác quản lý nguồn tài nguyên đất sử dụng làm gạch đất sét nung.

- Rà soát, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các chính sách nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp làm gạch đất sét nung.

3. Sở Công Thương

Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện quản lý công tác quản lý chất lượng, lưu thông các sản phẩm gạch xây trên địa bàn.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Thẩm định về công nghệ các dự án đầu tư phát triển VLXKN. Tổ chức các hoạt động khoa học kỹ thuật nói chung và lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng để giới thiệu vài phổ biến những công nghệ hiện đại trong nước và thế giới.

- Ưu tiên kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ có liên quan đến Chương trình.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất VLXKN trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn các doanh nghiệp về cơ chế ưu đãi đầu tư có liên quan đến Chương trình

- Bố trí kế hoạch vốn để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ Chương trình này.

- Chỉ tiếp nhận thẩm định cấp phép đầu tư đối với các dự án sản xuất VLXD có trong quy hoạch được phê duyệt, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và có phương án bảo vệ môi trường.

6. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện các chính sách về tài chính có liên quan đến Chương trình

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp cùng Sở Xây dựng và các sở, ngành có liên quan trong việc quản lý các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn. Định hướng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng các phế thải trên địa bàn làm nguyên liệu sản xuất VLXKN.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn về các thủ tục đầu tư, đất đai, môi trường, khai thác nguyên liệu.... xử lý hoặc tổng hợp, kiến nghị xử lý các vi phạm (nếu có).

- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Sở Xây dựng về sản xuất và sử dụng gạch xây không nung.

8. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư sản xuất và sử dụng gạch xây trên địa bàn Tỉnh

Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nghiên cứu và thực hiện đúng các quy định pháp luật có liên quan đến việc sản xuất, sử dụng VLXKN và các nội dung có liên quan theo Chương trình này.

Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Trong quá trình hoạt động nếu có vướng mắc, đề xuất kiến nghị liên quan đến Chương trình gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi Trường, Khoa học và Công nghệ, Cục thuế tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PTC UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Lưu: VT, (Ô, Đông, Minh). (60b)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Dương Thái

 

PHỤ LỤC 1

PHƯƠNG ÁN CHI TIẾT PHÁT TRIỂN GXKN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
(Kèm theo Quyết định số 857/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chủng loại

Địa phương

Hiện tại

Giai đoạn 2017-2020

Giai đoạn 2021-2030

Tổng công suất (triệu viên QTC/năm)

Công suất tăng (triệu viên QTC/năm)

Tổng công suất (triệu viên QTC/năm)

Công suất tăng (triệu viên QTC/năm)

Tổng công suất (triệu viên QTC/năm)

Gạch XMCL

Chí Linh

0,0

75,0

75,0

120

195

Nam Sách

0,0

30,0

30,0

100

130

Kinh Môn

0,0

210,0

210,0

90

300

Kim Thành

0,0

75,0

75,0

120

195

Tứ Kỳ

75,0

100,0

175,0

90

265

Gia Lộc

0,0

41,0

41,0

75

116

TP. Hải Dương

0,0

30,0

30,0

30

60

Ninh Giang

4,2

60,3

64,5

75

139

Cẩm Giàng

0,0

60,0

60,0

75

135

Các hộ gia đình

34,5

15,6

50,1

25

75

Lũy kế

113,7

696,9

810,6

800

1610,6

Gạch AAC

Chí Linh

142,2

71,1

213,3

71,1

284

Tứ Kỳ

0

123,6

123,6

71,1

195

Nam Sách

0,0

52,5

52,5

0,0

53

Lũy kế

142,2

247,2

389,4

142,2

531,6

Gạch SLC

Chí Linh

0,0

0,0

0,0

200

200

Nam Sách

0,0

0,0

0,0

100

100

Lũy kế

0,0

0,0

0,0

300

300

Gạch BTB

Chí Linh

0,0

0,0

0,0

50

50

Nam Sách

0,0

0,0

0,0

50

50

Lũy kế

0,0

0,0

0,0

100

100

Tổng cộng VLXKN:

255,9

944,1

1200

1242,2

2542,2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 857/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt "Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"

  • Số hiệu: 857/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/03/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
  • Người ký: Nguyễn Dương Thái
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/03/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản