- 1Thông tư liên tịch 13/2004/TTLT/BLĐTBXH-BTC hướng dẫn trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ cấp đối với người bán dâm, người nghiện ma tuý do Bộ lao động, Thương binh và Xã hội-Bộ Tài Chính ban hành
- 2Nghị định 135/2004/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cở sở chữa bệnh
- 3Nghị định 43/2005/NĐ-CP về việc đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- 1Quyết định 312/2005/QĐ-TTG phê duyệt các đề án thuộc chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 130/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 1427/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 854/2007/QĐ-UBND | Huế, ngày 02 tháng 04 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh phòng chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH ngày 17 tháng 03 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội;
Căn cứ Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 312/2005/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt các Đề án thuộc Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2005 đến 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Trưởng Ban chỉ đạo Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg , Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIẾP NHẬN VÀ HỖ TRỢ PHỤ NỮ, TRẺ EM LÀ NẠN NHÂN BỊ BUÔN BÁN TỪ NƯỚC NGOÀI TRỞ VỀ GIAI ĐOẠN 2006 -2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 854/2007/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế )
1. Tình hình tiếp nhận và hỗ trợ Phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về tại Thừa Thiên Huế.
Trong những năm qua, tình hình buôn bán phụ nữ, trẻ em xảy ra trên toàn quốc nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng, phần lớn số phụ nữ và trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài qua hai tuyến biên giới phía Bắc và phía Tây Nam. Phụ nữ, trẻ em bị buôn bán, chủ yếu là từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành thị hoặc ra nước ngoài để làm gái mại dâm.
Một bộ phận không nhỏ phụ nữ bị dụ dỗ, lừa gạt bằng hình thức môi giới lấy chồng nước ngoài nhưng thực chất là bị bán vào các động mại dâm, một số trẻ em bị bán ra nước ngoài bằng chiêu thức cho, nhận con nuôi…
Tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em hiện nay đã trở thành vấn nạn nóng bỏng làm ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của xã hội, phong tục, tập quán, đạo đức; tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em đã cướp đi hạnh phúc của bao gia đình, là ổ dịch tiềm ẩn gây nguy cơ lây lan căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS cho nhiều người.
Ở Thừa Thiên Huế, tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tuy chưa phức tạp và nóng bỏng như các tỉnh, thành phố khác trên cả nước nhưng cũng đã có xẩy ra tình trạng buôn bán phụ nữ trẻ em. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, tính từ năm 1998 đến tháng 7 năm 2006 có 04 vụ buôn bán phụ nữ và 03 vụ buôn bán trẻ em; số phụ nữ bị mua bán là 10 và số trẻ em bị mua bán là 05; hiện tại đã về địa phương 04 em và 02 phụ nữ. Tuy nhiên thực tế số phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về lớn hơn nhiều so với số liệu mà các cơ quan chức năng đã cung cấp. Trên thực tế nó còn tiềm ẩn trong những cuộc hôn nhân với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, các loại hình bảo lãnh, đi theo đường du lịch… Hơn nữa, công tác tiếp nhận nạn nhân chủ yếu dưới hình thức không chính thức, nên việc quản lý và hỗ trợ đối tượng còn gặp nhiều khó khăn. Nhà nước cũng chưa có chế độ, chính sách cụ thể để hỗ trợ; chính quyền địa phương cũng chưa quản lý được số phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về; không nắm được danh sách cụ thể, hoàn cảnh cụ thể nên chưa có các hoạt động trợ giúp; cán bộ đoàn thể nhất là cấp xã, phường còn xem nhẹ công tác hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về, coi đó như việc của cá nhân, gia đình nạn nhân, chưa thấy hết trách nhiệm của cộng đồng.
2. Nguyên nhân:
Nhận thức của các cơ quan, chính quyền địa phương chưa đầy đủ, chưa thực sự quan tâm công tác phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em nói chung, giúp đỡ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về nói riêng. Công tác tuyên truyền về phòng, chống buôn bán phụ nữ trẻ em còn hạn chế, chưa tiếp cận được với nhóm đối tương có nguy cơ cao, đặc biệt là là phụ nữ, trẻ em ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa.
Bản thân chị em là nạn nhân do trình độ nhận thức yếu kém, thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như các thủ đoạn lừa gạt của bọn tội phạm. Đặc biệt một số đối tượng do ăn chơi đua đòi, lười lao động lại có tư tưởng muốn hưởng thụ nên đã bị bọn tội phạm dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội.
Nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể chưa quan tâm cho nên công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em chưa được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn thiếu chặt chẽ.
Hệ thống chính sách pháp luật về tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về hầu như chưa có.
3. Tính cấp thiết của Đề án:
Việc xây dựng Đề án “Tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về” (Đề án 3) của Chương trình là một cơ sở pháp lý để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây không chỉ là một yêu cầu cấp thiết trong thực tế mà còn thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần sự trợ giúp của Nhà nước và xã hội.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN.
1. Quan điểm
Phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán trở về là những người chịu thiệt thòi nhất cả về vật chất và tinh thần. Do đó công tác hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trở về phải được coi là nhiệm vụ của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các đoàn thể và của toàn xã hội.
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán trở về hòa nhập cộng đồng. Tăng cường phối hợp liên ngành, thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách khuyến khích mọi hình thức hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bị buôn bán trở về, huy động sự tham gia của các ngành, đoàn thể và xã hội.
Đầu tư cho công tác hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về là đầu tư góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng; giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu của Đề án:
2.1.Mục tiêu tổng quát:
Thực hiện chính sách nhân đạo xã hội; góp phần ngăn ngừa và làm giảm cơ bản tình trạng phụ nữ, trẻ em bị buôn bán; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội về công tác phòng chống tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em. Tạo điều kiện để phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về được tiếp cận với các dịch vụ pháp lý, y tế, giáo dục, tạo việc làm để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2007, phát hiện, tiếp nhận và hỗ trợ các dịch vụ ban đầu cho 70% phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
Đến năm 2008, 50% phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về được hỗ trợ chữa trị, dạy nghề, tạo việc làm phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Đến năm 2010, cố gắng 100% phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về được tiếp nhận, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng với các hình thức phù hợp.
3. Phạm vi và đối tượng hưởng lợi từ đề án.
3.1. Phạm vi.
Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó ưu tiên chỉ đạo và đầu tư nhân lực, nguồn lực cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là ở các địa phương có nhiều phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài.
3.2. Đối tượng.
Trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
Phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về là người đơn thân không còn khả năng lao động mà không còn người thân chăm sóc;
Phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về không còn điều kiện để tự tạo lại cuộc sống.
Phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về là thành viên của các gia đình thuộc hộ nghèo, xã nghèo theo quy định.
Các đối tượng Phụ nữ và trẻ em bị buôn bán khác thì tuỳ theo điều kiện và tình hình cụ thể để có hướng giải quyết, giúp đỡ cho các đối tượng.
1. Tổ chức tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về:
1.1. Tổ chức tiếp nhận.
Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội là cơ quan thường trực phối hợp với các cơ quan có liên quan và các trung tâm tiếp nhận người trở về do Bộ đội biên phòng hoặc Công an bàn giao.
Tiến hành các thủ tục ban đầu như lập biên bản tiếp nhận, kiểm tra tư trang, hành lý mang theo. Phỏng vấn làm rõ nhân thân, lai lịch, tâm tư nguyện vọng của nạn nhân. Lập hồ sơ cá nhân của từng nạn nhân để quản lý, thống kê, theo dõi, tổ chức xác minh, phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương tạo điều kiện giúp đỡ đưa họ về hoà nhập cộng đồng; tổ chức tư vấn về các dịch vụ hỗ trợ y tế, học văn hoá, học nghề, tạo việc làm đồng thời tổ chức khám chữa bệnh ban đầu cho nạn nhân.
Thời gian lưu trú của đối tượng ở tại nơi tiếp nhận ban đầu không quá 15 ngày.
1.2. Tổ chức phân loại, bàn giao đối tượng:
Căn cứ vào biên bản phân loại của cơ quan Biên phòng hoặc Công an bàn giao, Chi cục Phòng chống Tệ nạn xã hội tổ chức phân loại để có hướng xử lý cụ thể:
Những đối tượng được xác định có hành vi bán dâm hoặc nghiện ma tuý thì được chuyển vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề thuộc sở Lao động - Thương binh và Xã hội của tỉnh, theo quy định tại Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 và Nghị định 43/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ. Chế độ cho đối tượng trong thời gian ở trung tâm được áp dụng hưởng các chế độ như đối tượng đang chấp hành Quyết định đưa người vào cơ sở chữa bệnh ở trung tâm. Kinh phí do ngân sách nhà nước chi trả (thời gian áp dụng cho đối tượng mại dâm là 06 tháng và đối tượng nghiện ma tuý là 12 tháng được tính từ ngày trung tâm nhận bàn giao).
Những người được xác định là đối tượng lang thang, cơ nhỡ không nơi nương tựa, không xác định được nhân thân thì được chuyển vào Trung tâm Nuôi dưỡng xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Chế độ cho các đối tượng này được áp dụng như các đối tượng hiện đang ở Trung tâm.
Những đối tượng còn lại xác định được địa chỉ cụ thể thì đưa về nơi cư trú, nếu là trẻ em phải có thân nhân trong gia đình đến nhận.
Phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về được hỗ trợ tiền ăn, khám chữa bệnh ban đầu, áo quần, tiền tàu xe, tiền ăn để trở về địa phương nơi đối tượng cư trú.
2. Thực hiện đồng bộ các hoạt động hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về:
2.1. Tất cả phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về địa phương cư trú đều được hưởng các chế độ hỗ trợ, giáo dục để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
2.2. Trợ giúp đối tượng trong việc làm giấy chứng minh nhân dân, nhập hộ khẩu, xóa mù chữ, làm giấy khai sinh, cho trẻ đi học…Tùy từng đối tượng và khả năng của từng địa phương mà hỗ trợ đối tượng đất đai canh tác, làm nhà ở…
2.3. Tổ chức thống kê, phân loại trình độ, xác định nhu cầu học nghề, tìm việc làm của đối tượng. Tùy theo số lượng, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng và khả năng của địa phương mà tổ chức các lớp dạy nghề phù hợp do các Trung tâm Dạy nghề tại địa phương thực hiện.
2.4. Tạo việc làm cho đối tượng được tổ chức linh động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng và khả năng của từng địa phương. Việc làm cho đối tượng có thể được tổ chức tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương.
2.5. Tạo điều kiện cho vay vốn sản xuất phát triển kinh tế gia đình, kinh phí hòa nhập cộng đồng, tổ chức hướng dẫn sử dụng vốn vay một cách hiệu quả; Đề xuất Trung ương hỗ trợ thực hiện thí điểm mô hình dịch vụ hỗ trợ dựa vào cộng đồng để tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội tại địa phương.
3. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp và người dân về tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về, tổ chức tốt việc phòng ngừa và hòa nhập cộng đồng bền vững:
3.1. Tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng về công tác phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục thường xuyên, dưới nhiều hình thức, đặc biệt là ở các vùng trọng điểm nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của các ngành, các cấp, cộng đồng và từng gia đình đối với công tác tiếp nhận, hỗ trợ giúp đỡ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Gắn việc thực hiện hoạt động của Đề án này với Đề án Tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (Đề án 1).
3.2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục, tư vấn trang bị những kiến thức để phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về tự bảo vệ phòng chống việc tiếp tục bị mua chuộc lừa bán lại.
3.3. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về gắn với việc xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội.
3.4. Lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về với các chương trình, dự án khác có liên quan. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ việc thực hiện các hoạt động của Đề án với các Đề án khác của Chương trình phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và với Chương trình phòng chống AIDS; phòng chống tệ nạn mại dâm; phòng chống ma túy; dạy nghề, giảm nghèo; giải quyết việc làm… để nâng cao hiệu quả xã hội của các Chương trình và Đề án.
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền và sự hỗ trợ của các đoàn thể nhân dân các cấp trong công tác tiếp nhận và tạo điều kiện cho các phụ nữ và trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, xã hội hoá công tác hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về dựa vào cộng đồng. Huy động các nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Lồng ghép công tác hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về với thực hiện các đề án khác như: Chương trình phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; dạy nghề; xoá đói, giảm nghèo. Khuyến khích các hoạt động tự nguyện, nhân đạo, vận động các tổ chức, cá nhân có những hoạt động từ thiện thiết thực giúp đỡ cho đối tượng.
3. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hoà nhập cộng đồng. Xây dựng, tăng cường và củng cố lực lượng làm nhiệm vụ tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về; tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác này để thực hiện các hoạt động tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
4. Tổ chức tốt công tác tiếp nhận cả các đối tượng phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về địa phương cư trú, hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho các đối tượng để họ nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng.
Đối với các đối tượng là phụ nữ bán dâm, người nghiện ma tuý thì đưa vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh để giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề theo đúng quy định của pháp luật.
5. Nghiên cứu và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ra những văn bản chỉ đạo về công tác tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
1. Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội : Là cơ quan thường trực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện đề án có trách nhiệm:
Phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh thống kê, phân loại, số phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
Tham mưu cho các địa phương tạo điều kiện hỗ trợ cho các đối tượng vay vốn xoá đói giảm nghèo: phối hợp vối chính quyền các địa phương, các trường học tạo điều kiện cho số phụ nữ, trẻ em có nhu cầu học văn hoá.
Phối hợp với các trung tâm, cơ sở dạy nghề để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động; lập dự toán kinh phí hoạt động quý, năm. Tổ chức báo cáo định kỳ theo quy định và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo.
2. Trung tâm Bảo trợ xã hội :
Chuẩn bị cơ sở vật chất, nhà ở để tiếp nhận đối tượng có hành vi bán dâm, nghiện ma tuý do Bộ đội Biên phòng và Công an tỉnh bàn giao. Tổ chức tốt việc giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định 135/CP.
3. Trung tâm Nuôi dưỡng xã hội :
Chuẩn bị cơ sở vật chất, nhà ở sẵn sàng tiếp nhận những đối tượng là phụ nữ và trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về thuộc diện lang thang, cơ nhỡ không nơi nương tựa do Bộ đội Biên phòng và Công an tỉnh bàn giao.
4. Các phòng Nội vụ - Lao động Thương binh Xã hội các huyện và phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Huế:
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tạo điều kiện cho các đối tượng tái hoà nhập cộng đồng; đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt công tác tổ chức cho đối tượng là phụ nữ,trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về hoà nhập tốt với cộng đồng.
1. Nguồn kinh phí:
Kinh phí thực hiện đề án này được huy động từ các nguồn:
Từ nguồn kinh phí do ngân sách cấp để thực hiện đề án trong trương trình phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ,trẻ em (đề án 130/CP ).
Nguồn viện trợ của các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm ở trong nước và ở nước ngoài.
2. Nội dung chi:
Điều tra, khảo sát để nắm bắt thông tin.
Thiết lập hệ thống thông tin từ cơ sở về công tác hỗ trợ nạn nhân.
Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý thông tin và thống kê báo cáo.
Thống kê các dữ liệu về các nạn nhân bị buôn bán trở về.
Hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất cho các trung tâm tiếp nhận và nuôi dưỡng các đối tượng.
Học nghề, học văn hoá.
Khám chữa bệnh ban đầu.
Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, áo quần, tiền tàu xe về địa phương. Hỗ trợ tái hoà nhập.
Mức chi được dự toán trên cơ sở mức chi cho đối tượng gái mại dâm theo quy định tại Thông tư 13/2004/TT-BLĐTBXH-BTC./.
CHƯƠNG TRÌNH 130 (GIAI ĐOẠN 2007 - 2010)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số TT | NỘI DUNG THỰC HIỆN | Năm thực hiện | Ghi chú | |||
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |||
01 | Hỗ trợ chỉ đạo: |
|
|
|
|
|
| - Tập huấn cho cán bộ xã, phường | 10.000 | 12.000 | 13.000 | 15.000 |
|
| - Học tập nâng cao năng lực cho cán bộ | 20.000 | 20.000 | 30.000 | 30.000 |
|
| - Khác | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 |
|
02 | Tuyên truyền giáo dục |
|
|
|
|
|
| -Truyền thông giáo dục tại các xã, phường | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 |
|
03 | Phục vụ tiếp nhận phân loại đối tượng |
|
|
|
|
|
04 | Chi cho đối tượng tại trung tâm |
|
|
|
|
|
| - Trang cấp thiết bị ban đầu cho 02 trung tâm | 50.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 |
|
| - Nuôi dưỡng đối tượng | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 |
|
05 | Chi phụ cấp cán bộ xã, phường |
|
|
|
|
|
06 | Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng |
|
|
|
|
|
| - Tàu xe và kinh phí hoà nhập cộng đồng |
|
|
|
|
|
| Cộng | 163.000 | 135.000 | 146.000 | 148.000 |
|
- 1Quyết định 4108/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2007 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 50/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 3Quyết định 1427/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Quyết định 874/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Bản thỏa thuận hợp tác thực hiện “Đề án tổ chức nhà mở hỗ trợ phụ nữ, trẻ em đặc biệt khó khăn lưu trú có thời hạn” tại An Giang
- 5Quyết định 331/QĐ-UBND kế hoạch thực hiện Quy chế tiếp nhận và tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do tỉnh Bình Định ban hành
- 6Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 1427/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 312/2005/QĐ-TTG phê duyệt các đề án thuộc chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 13/2004/TTLT/BLĐTBXH-BTC hướng dẫn trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ cấp đối với người bán dâm, người nghiện ma tuý do Bộ lao động, Thương binh và Xã hội-Bộ Tài Chính ban hành
- 3Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 135/2004/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cở sở chữa bệnh
- 6Quyết định 130/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 43/2005/NĐ-CP về việc đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- 8Quyết định 4108/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2007 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 9Quyết định 50/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 10Quyết định 874/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Bản thỏa thuận hợp tác thực hiện “Đề án tổ chức nhà mở hỗ trợ phụ nữ, trẻ em đặc biệt khó khăn lưu trú có thời hạn” tại An Giang
- 11Quyết định 331/QĐ-UBND kế hoạch thực hiện Quy chế tiếp nhận và tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do tỉnh Bình Định ban hành
Quyết định 854/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2006 - 2010” do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 854/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/04/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Ngô Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/04/2007
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực