- 1Quyết định 17/2007/QĐ-TTg về quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Thông tư liên tịch 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Quyết định 17/2007/QĐ-TTg về nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng do Bộ Tài chính-Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành
- 4Thông tư liên tịch 113/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư liên tịch 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg do Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2011/QĐ-UBND | Vũng Tàu, ngày 31 tháng 8 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ trẻ em bị buôn bàn từ nước ngoài trở về;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 116/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 27/9/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 113/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 03/8/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 116/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 27/9/2007 hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1935/TTr-LĐTBXH-PCTNXH ngày 21/7/2011 về việc đề nghị ban hành Chương trình công tác phòng, chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TIẾP NHẬN VÀ HỖ TRỢ PHỤ NỮ, TRẺ EM LÀ NẠN NHÂN BỊ BUÔN BÁN TỪ NƯỚC NGOÀI TRỞ VỀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Ngày 14/7/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg của về việc phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 - 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1417/QĐ-UB ngày 13/5/2005 về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2005 - 2010 và Quyết định số 5191/2005/QĐ.UBND ngày 30/12/2005 về việc phê duyệt Đề án Tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với kinh phí thực hiện là 2.950.000.000đồng (Hai tỷ, chín trăm năm mươi triệu đồng). Giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện Đề án này.
Hàng năm, các Sở, ban, ngành, cơ quan chức năng liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu trọng tâm, cụ thể như sau:
Kế hoạch số 423/KH.LĐTBXH ngày 15/02/2006 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về triển khai thực hiện đề án Tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về năm 2006; Kế hoạch số 07/KH.PCTNXH ngày 28/02/2006 của Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội về sử dụng kinh phí chương trình phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em năm 2006.
Kế hoạch số 91/KH.PCTNXH ngày 28/02/2006 của Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội về sử dụng kinh phí chương trình phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em năm 2007.
Kế hoạch số 01/KH-BCĐ (CAT) ngày 11/01/2008 và Kế hoạch số 06/KH.BCĐ ngày 28/01/2008 của Ban Chỉ đạo chương trình phòng, chống tội phạm, AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm và tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tỉnh về việc phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em năm 2008 và thực hiện đề án Tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về năm 2008.
Kế hoạch số 21/KH.BCĐ ngày 04/3/2009 của Ban Chỉ đạo Chương trình 130/CP về thực hiện Đề án tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về năm 2009.
Kế hoạch số 367/KH.BCĐ ngày 19/10/2009 của Ban Chỉ đạo Chương trình 130/CP về thực hiện Đề án tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về năm 2010.
Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai các hoạt động của đề án.
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục:
Biện pháp nhằm phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài hiệu quả nhất là công tác tập huấn tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về tội phạm buôn bán người. Hàng năm, các Sở, ban, ngành và các địa phương đã triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức nhằm hướng tới sự thay đổi nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong phòng, chống buôn bán người nói chung, buôn bán phụ nữ, trẻ em nói riêng. Nội dung của tập huấn tuyên truyền chủ yếu là về các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống buôn bán người, các loại hình tội phạm và thủ đoạn buôn bán người, tác hại và cách phòng, chống loại hình tội phạm này. Trong giai đoạn 2006 – 2010, các cơ quan chức năng đã tổ chức 06 hội nghị triển khai Đề án tại 06 huyện, thị xã, thành phố với 470 đại biểu tham dự là đại diện lãnh đạo UBND cấp huyện, Phòng Lao động - TBXH, UBND các xã, phường, thị trấn và các ban, ngành, đoàn thể có liên quan. Tổ chức 65 lớp tập huấn tuyên truyền phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em cho 5.200 đại biểu là Tổ trưởng, Tổ phó địa bàn dân cư, hội viên hội phụ nữ, đoàn viên thanh niên tham dự; lồng ghép 41 buổi tuyên truyền phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em với phòng, chống tệ nạn ma tuý cho gần 20.500 giáo viên, học sinh tại các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn các huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc tham dự. Thực hiện in ấn và phát hành 30.000 cuốn tài liệu, 20.000 tờ rơi, tờ bướm; xây dựng 85m2 băng rôn, khẩu hiệu, panô tuyên truyền phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em. Đài Phát thanh các cấp đưa tin, viết bài phản ánh tình hình buôn bán người nhằm đưa kiến thức, thông tin phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em đến rộng rãi trong cộng đồng dân cư.
Trong những năm qua công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em luôn được gắn với công tác phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội nói chung. Công tác phòng ngừa được triển khai thực hiện với những nội dung trọng tâm là tuyên truyền, giáo dục về chính sách pháp luật, về các loại hình tội phạm buôn bán người, các thủ đoạn dụ dỗ lừa gạt của tội phạm, qua đó nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác cho quần chúng nhân dân.
2. Công tác thống kê nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về:
Giai đoạn 2006 – 2010, các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác phòng ngừa cũng như công tác đấu tranh kiên quyết với loại hình tội phạm này. Trong giai đoạn vừa qua trên địa bàn tỉnh phát hiện 01 trường hợp phụ nữ bị buôn bán ra nước ngoài: nạn nhân có hộ khẩu thường trú tại huyện Long Điền, không phát hiện trường hợp nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
3. Công tác thăm hỏi, hỗ trợ các nạn nhân bị buôn bán trở về:
Trong giai đoạn vừa qua, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức thăm hỏi, tư vấn ổn định tâm lý và trao những phần quà cho 16 trường hợp là nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài trở về trong giai đoạn 2000 – 2005 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Hầu hết các nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về chưa tiếp cận được các loại hình dịch vụ hỗ trợ ban đầu khi họ trở về hoà nhập cộng đồng (hỗ trợ về y tế, học văn hoá, học nghề, tìm việc làm…), các chính sách, thủ tục nhằm giải quyết, hỗ trợ cho các nạn nhân tự trở về còn gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em tại các địa phương, nhất là cơ sở còn hạn chế, gây khó khăn trong việc tiếp cận các nạn nhân để thực hiện chính sách hỗ trợ, can thiệp giúp đỡ và tạo niềm tin cho nạn nhân khi hoà nhập cộng đồng cũng như những đối tượng có nguy cơ cao bị buôn bán.
- Một số phụ nữ bị buôn bán trở về địa phương không làm thủ tục khai báo với cơ quan chức năng để được hỗ trợ ổn định cuộc sống cũng gây khó khăn trong việc thống kê.
- Phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về đa số có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế và hạn chế về nhận thức xã hội: Trình độ văn hoá thấp, việc làm không ổn định, thu nhập thấp… Bản thân phụ nữ là nạn nhân do nhận thức, thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như những thủ đoạn lừa gạt của tội phạm, đặc biệt là một số phụ nữ có thói quen đua đòi, ăn chơi, lười lao động lại có tư tưởng ham muốn hưởng thụ nên đã bị tội phạm buôn bán người dễ dàng thực hiện hành vi dụ dỗ, lừa gạt buôn bán ra nước ngoài.
- Công tác điều tra, xử lý, triệt phá các đường dây buôn bán phụ nữ, trẻ em gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
- Những thủ tục hành chính về tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện.
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN:
- Phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về là nhóm chịu nhiều thiệt thòi về vật chất và tinh thần. Do đó, công tác giúp đỡ và hỗ trợ nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về phải được giải quyết bằng nhiều biện pháp đồng bộ mang tính xã hội, kết hợp các biện pháp kinh tế - xã hội, chú trọng các biện pháp nhằm tái hòa nhập cộng đồng.
- Đề án thực hiện trên phạm vi toàn Tỉnh.
Tất cả phụ nữ, trẻ em và gia đình các là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về, trong đó ưu tiên nhóm đối tượng sau:
- Trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về là người độc thân không còn khả năng lao động mà không có người thân chăm sóc.
- Phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về không còn điều kiện để tự tạo lại cuộc sống.
- Phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về là con em của các gia đình chính sách, các gia đình thuộc hộ nghèo, xã nghèo theo quy định.
II. MỤC TIÊU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN:
- Thực hiện chính sách nhân đạo xã hội, góp phần ngăn ngừa và làm giảm cơ bản tình trạng phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài.
- Tạo điều kiện để phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về tiếp cận các dịch vụ pháp lý, y tế, giáo dục, xã hội…
- Hỗ trợ ổn định cuộc sống, tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng cho các nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
- Chống phân biệt, đối xử đối với những nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị dụ dỗ đưa ra nước ngoài làm gái bán dâm, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ.
- Cung cấp các kiến thức, sự hiểu biết cho phụ nữ, trẻ em đồng thời nâng cao nhận thức trong quần chúng nhân dân về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài.
- Tập huấn nâng cao năng lực và hỗ trợ cho các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương về đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài.
2.1. Tổ chức điều tra, thống kê số liệu phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về từ năm 2006 đến nay:
Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, nhu cầu cần giúp đỡ của phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán trở về. Từ đó đề xuất các biện pháp có hiệu quả trong phòng, chống và hỗ trợ giảm tác hại cho các nạn nhân.
- Tổ chức thu thập, xử lý thông tin về tình hình phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về từ năm 2006 đến nay trên phạm vi toàn Tỉnh.
- Tập huấn nâng cao kỹ năng về thu thập thông tin, xứ lý thông tin cho hệ thống cán bộ tham gia thực hiện Đề án.
2.2. Tổ chức tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán trở về
Tổ chức thành lập bộ phận tiếp nhận phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về do Bộ đội biên phòng tỉnh chủ trì với sự phối hợp tham gia của các ngành: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Hội Liên hiệp phụ nữ.
- Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng Tỉnh chủ trì tổ chức tiếp nhận phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán trở về qua các hình thức tại các cửa khẩu, thời gian tối đa cho các nạn nhân ở tại nơi tiếp nhận ban đầu không quá 15 ngày.
- Lập hồ sơ cá nhân của từng nạn nhân để quản lý, thống kê, theo dõi, tổ chức xác minh, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ đưa họ trở về hoà nhập cộng đồng.
- Thực hiện các chính sách khám, chữa bệnh ban đầu, chăm sóc y tế cho những phụ nữ, trẻ em là nạn nhân, giúp họ bình ổn tâm lý nhằm giảm nhẹ hậu quả đã xảy ra.
- Thu thập thông tin về hoạt động của loại tội phạm này để có phương án và kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng chủ động phòng ngừa và đấu tranh.
2.3. Tổ chức phân loại, bàn giao đối tượng và hỗ trợ kinh phí cho các nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về:
Tổ chức phân loại các đối tượng theo các nhóm sau: Tội phạm, thuộc diện đưa vào cơ sở chữa bệnh, lang thang, cơ nhỡ không nơi nương tựa; nghiện ma tuý… và những đối tượng có địa chỉ cụ thể, có nơi cư trú nhất định. Từ đó, lập biên bản, bàn giao cho các ngành chức năng có liên quan.
Hỗ trợ kinh phí cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về tiền ăn ở, khám chữa bệnh ban đầu, quần áo, tiền tàu xe đi lại, tiền ăn đường để trở về địa phương nơi đối tượng cư trú.
2.4. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về tại cộng đồng.
Tất cả các đối tượng là phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về địa phương cư trú đều được hưởng các chế độ hỗ trợ, giáo dục để ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng.
- Trợ giúp các nạn nhân trong việc nhập khẩu, làm giấy chứng minh nhân dân, giới thiệu cho trẻ em (là con của nạn nhân bị buôn bán trở về) đi học hoặc xoá mù chữ…
- Thống kê, phân loại, xác định trình độ, nhu cầu học nghề, tìm việc làm của các nạn nhân để từ đó hỗ trợ họ thông qua hệ thống các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm tại địa phương.
- Tạo điều kiện hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi thông qua tổ chức Hội phụ nữ các cấp.
- Trợ cấp cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về để họ hoà nhập cộng đồng, tổ chức hướng dẫn các nạn nhân tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ cách sử dụng vốn vay có hiệu quả.
2.5. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, chính quyền, đoàn thể, cán bộ các cấp và người dân về tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về, tổ chức tốt việc phòng ngừa và hoà nhập cộng đồng bền vững:
- Tập huấn pháp luật, chính sách, kỹ năng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ chuyên trách, cán bộ đoàn thể có liên quan.
- Tổ chức hội thảo định hướng và hỗ trợ địa phương xây dựng kế hoạch tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
- Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng về công tác phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em dưới nhiều hình thức trên địa bàn toàn tỉnh. Đặc biệt là các địa bàn trọng điểm, các vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, về tội phạm buôn bán người, hình thức, thủ đoạn buôn bán… Đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân đối với công tác tiếp nhận và hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn trang bị những kiến thức để phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về tự bảo vệ và phòng, chống việc tiếp tục bị mua chuộc, lừa bán.
- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về gắn với việc xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội.
- Lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phụ nữ, trẻ em với các chương trình, đề án khác có liên quan để nâng cao hiệu quả của Đề án.
- Giúp cho các cơ quan chức năng hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về và có được những mô hình hỗ trợ những nạn nhân dựa vào cộng đồng. Đồng thời, nâng cao được trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội các cấp, các ngành về hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
- Huy động được sự tham gia của cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự hiểu biết của các gia đình, cộng đồng trong việc hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Đảm bảo cho phụ nữ, trẻ em có cơ hội thực hiện các quyền lợi cơ bản của mình.
- Nâng cao điều kiện sống, dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về, góp phần xoá đói, giảm nghèo; tạo điều kiện cho 100% phụ nữ, trẻ em là nạn nhân được tiếp cận với các dịch vụ y tế.
- Đề án được triển khai sẽ góp phần tạo ra sự phát triển ổn định, bền vững, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý Nhà nước đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm buôn bán người nói riêng.
- Đề án do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương tạo sự thuận lợi và ổn định lâu dài cho công tác phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em nói chung và đề án này nói riêng.
- Căn cứ vào Đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm. Kế hoạch sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu cụ thể từ thực tế của các địa phương và mục đích, định hướng hoạt động của Đề án.
Đề án tiếp nhận và hỗ trợ những phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về chỉ là một trong bốn Đề án của Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phạm vi hoạt động của đề án liên quan chặt chẽ với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của nhiều ban, ngành, tổ chức đoàn thể. Do vậy cơ chế hoạt động của Đề án này cần có sự phối hợp liên ngành và phân công trách nhiệm cụ thể. Các cơ quan phối hợp cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện đề án với các nội dung sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch để tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về; phối hợp với các địa phương tổ chức thống kê, điều tra, khảo sát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động tiếp nhận và hỗ trợ các nạn nhân; Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các hoạt động của đề án, tổ chức dạy nghề, vay vốn, tạo việc làm, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân; tổ chức các khoá tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, nhận thức và trách nhiệm cho các cơ quan, đoàn thể, cán bộ các cấp và người dân về công tác tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
2. Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội: Là cơ quan giúp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện đề án, chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện đề án của các cơ quan và các địa phương; tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện đề án và báo cáo định kỳ, đột xuất cho lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình UBND Tỉnh. Tổ chức các lớp tập huấn nhằm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phòng, chống tội phạm buôn bán người ra nước ngoài cho cán bộ tham gia thực hiện đề án các cấp; đồng thời phối hợp với các ngành, đoàn thể chức năng trong việc tiếp nhận, hỗ trợ, bảo vệ và chăm sóc phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Lập dự toán kinh phí hàng năm cho việc thực hiện Đề án.
3. Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng Tỉnh: Chủ trì, tổ chức tiếp nhận, phân loại và hỗ trợ ban đầu cho số phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về; phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức bàn giao các đối tượng cho các cấp, ngành; bố trí nơi tiếp nhận ban đầu tại các Đồn biên phòng. Lập dự toán kinh phí hàng năm đảm bảo cho các hoạt động tiếp nhận ban đầu.
4. Công an Tỉnh: Tăng cường các biện pháp kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các đường dây tổ chức buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài đặc biệt là thông qua hình thức giao nhận con nuôi để buôn bán trẻ em vì mục đích thương mại. Đồng thời, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh kịp thời đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ án buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài đảm bảo tính răn đe và giáo dục phòng ngừa.
5. Sở Y tế: Tổ chức khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện tư vấn về xã hội, tâm lý và các hỗ trợ khác đối với phụ nữ, trẻ em là nạn nhân và gia đình của họ.
6. Sở Tư pháp: Thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về; kiến nghị với các cơ quan chức năng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
7. Sở Tài chính: Hướng dẫn việc lập dự toán kinh phí thực hiện đề án này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; thực hiện kiểm tra việc sử dụng kinh phí đúng mục đích của đề án.
8. Sở Kế hoạch – Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cân đối, bố trí ngân sách cho đề án trong kế hoạch kinh phí hàng năm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo BR-VT: Chủ động và phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công ánh các hoạt động ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý vi phạm về buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài. Đăng tải các tin bài có nội dung giáo dục, cảnh giác với những thủ đoạn của tội phạm buôn bán người để nâng cao ý thức tự bảo vệ trong quần chúng nhân dân.
10. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về vai trò, trách nhiệm cho các hội viên các cấp trong việc tham gia phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện tín chấp cho phụ nữ vay vốn từ các nguồn vốn sẵn có để các nạn nhân và gia đình của họ hoà nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức triển khai các hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình và mục tiêu cụ thể của mỗi địa phương. Định kỳ hàng tháng, quý, năm tổ chức triển khai giám sát và tổng hợp tình hình tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về báo cáo về cơ quan thường trực của đề án (Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội) để tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kinh phí thực hiện Đề án Tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2011 - 2015 của Tỉnh được bố trí từ các nguồn sau:
2. Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch; Chủ động xây dựng kế hoạch giai đoạn, từng năm để thực hiện chương trình một cách phù hợp, có hiệu quả./.
- 1Quyết định 4108/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2007 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 42/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp tiếp nhận và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 3Quyết định 874/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Bản thỏa thuận hợp tác thực hiện “Đề án tổ chức nhà mở hỗ trợ phụ nữ, trẻ em đặc biệt khó khăn lưu trú có thời hạn” tại An Giang
- 4Quyết định 331/QĐ-UBND kế hoạch thực hiện Quy chế tiếp nhận và tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do tỉnh Bình Định ban hành
- 5Quyết định 854/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2006 - 2010” do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 2834/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 7Kế hoạch 25/KH-UBND hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016
- 1Quyết định 17/2007/QĐ-TTg về quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 130/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Quyết định 17/2007/QĐ-TTg về nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng do Bộ Tài chính-Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành
- 5Quyết định 4108/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2007 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 6Quyết định 42/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp tiếp nhận và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 7Thông tư liên tịch 113/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư liên tịch 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg do Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Quyết định 874/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Bản thỏa thuận hợp tác thực hiện “Đề án tổ chức nhà mở hỗ trợ phụ nữ, trẻ em đặc biệt khó khăn lưu trú có thời hạn” tại An Giang
- 9Quyết định 331/QĐ-UBND kế hoạch thực hiện Quy chế tiếp nhận và tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do tỉnh Bình Định ban hành
- 10Quyết định 854/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2006 - 2010” do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 11Quyết định 2834/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 12Kế hoạch 25/KH-UBND hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016
Quyết định 50/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Số hiệu: 50/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/08/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Lê Thanh Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/08/2011
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết