- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5Luật Quy hoạch 2017
- 6Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 7Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Luật Xây dựng sửa đổi 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 821/QĐ-TTg | Hà Nội ngày 10 tháng 7 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DANH LAM THẮNG CẢNH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TRÀNG AN - TAM CỐC - BÍCH ĐỘNG, TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:
1. Phạm vi, quy mô và ranh giới lập quy hoạch
a) Phạm vi nghiên cứu: Thuộc địa giới hành chính của các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thành phố Tam Điệp và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình; bao gồm:
- Diện tích Quần thể danh thắng Tràng An theo Hồ sơ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được UNESCO ghi danh; diện tích khoảng 12.252 ha;
- Vùng mở rộng phạm vi nghiên cứu có diện tích khoảng 5.271 ha, có ranh giới được xác định như sau: phía Nam gồm toàn bộ vùng khai thác nguyên liệu đá vôi (xã Ninh Vân); phía Đông gồm các xã Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Khánh (thành phố Ninh Bình) và các xã Ninh Giang, Ninh Khang, Ninh Mỹ (huyện Hoa Lư); phía Bắc gồm các xã Gia Phương, Gia Tiến (huyện Gia Viễn).
b) Quy mô lập quy hoạch
- Quy mô lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận với tổng diện tích là 9.663 ha, bao gồm:
Khu vực thể hiện những giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo; giá trị cảnh quan và giá trị lịch sử, văn hóa của di sản; gồm: Diện tích khu vực bảo vệ I và khu vực bảo vệ II của Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, khoảng 4.661 ha;
Vùng đệm của di sản thế giới có diện tích khoảng 5.002 ha, nằm trên địa giới hành chính của 18 xã, phường: Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Giang, Ninh Mỹ (huyện Hoa Lư); Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phong (thành phố Ninh Bình); Gia Sinh, Gia Trung, Gia Tiến (huyện Gia Viễn); Yên Sơn (thành phố Tam Điệp); Sơn Hà, Sơn Lai, Quỳnh Lưu (huyện Nho Quan).
Quy mô lập quy hoạch không bao gồm phần diện tích của Trung tâm Cố đô Hoa Lư đã được xác định trong Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.
- Ranh giới lập quy hoạch: Phía Bắc giáp sông Hoàng Long; phía Nam giáp sông Vân và sông Bến Đang; phía Đông giáp sông Chanh và phía Tây giáp giáp sông Bến Đang và sông Rịa.
Quy mô, vị trí và ranh giới quy hoạch cụ thể được thể hiện trong bản đồ Xác định phạm vi quy hoạch thuộc Hồ sơ Nhiệm vụ lập Quy hoạch và được xác định tại bước tổ chức khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch.
2. Tính chất của khu vực lập quy hoạch
Là khu Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt thuộc Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; khu du lịch có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia.
3. Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch
a) Đặc trưng địa chất, địa mạo mang dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của vùng đất Tràng An, Tam Cốc, Bích Động; hệ thống hang động; hệ sinh thái động, thực vật; không gian cảnh quan sinh thái tự nhiên, sinh thái nhân văn trong khu di sản;
b) Di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc - nghệ thuật liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Ninh Bình, cấu trúc các làng cổ, làng nghề truyền thống trong khu di sản;
c) Giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc cộng đồng dân cư trong khu di tích, gồm: Tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán, nghề truyền thống, nghệ nhân, tri thức bản địa...;
d) Tình hình kinh tế - xã hội, dân cư; hạ tầng kỹ thuật; hiện trạng xây dựng, sử dụng đất trong khu di sản;
đ) Cơ chế, chính sách công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản, việc thực hiện các cam kết với UNESCO; hiện trạng hoạt động du lịch tại di sản.
4. Mục tiêu lập quy hoạch
a) Bảo tồn các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản, cụ thể hoá những chiến lược, định hướng phát triển của tỉnh Ninh Bình, thực hiện cam kết của Việt Nam với UNESCO trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
b) Bảo tồn di sản kết hợp hài hòa với phát triển bền vững, đưa Quần thể Danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình trở thành một trong những khu du lịch hấp dẫn của Việt Nam và quốc tế, động lực phát triển của tỉnh Ninh Bình và khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
c) Xác định ranh giới, khoanh vùng bảo vệ di tích; xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất cho các khu vực; tổ chức không gian, bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
d) Tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai và phê duyệt, quản lý quy hoạch, dự án; xây dựng cơ chế, chính sách, thu hút nguồn lực đầu tư, phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản.
5. Nội dung Nhiệm vụ lập quy hoạch
a) Nghiên cứu, khảo sát
- Khảo sát, phân tích, đánh giá khu vực nghiên cứu lập quy hoạch
Khảo sát, đánh giá đặc trưng đa dạng sinh học, địa chất, địa mạo, cảnh quan, môi trường:
. Khảo sát, đánh giá đặc điểm địa chất - địa mạo, bối cảnh kiến tạo, địa chất karst và các giá trị địa chất - địa mạo, cảnh quan của khu vực Tràng An và vùng phụ cận;
. Đánh giá hiện trạng các khu rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh, rừng ngập nước; hệ thống sông ngòi, ao đầm, diện tích ngập nước; hệ sinh thái rừng, sinh thái vùng ngập nước.
. Khảo sát, đánh giá hệ thống động thực vật trong mối liên hệ với địa hình, địa chất, khí tượng - thủy văn; các khu vực đa dạng sinh học; các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm; các sinh vật có khả năng gây hại cho hệ sinh thái tự nhiên.
. Khảo sát, đánh giá và phân vùng cảnh báo, đánh giá các rủi ro do thiên tai, biến đổi địa chất, khí hậu, nước biển dâng.
. Khảo sát, đánh giá hoạt động nông nghiệp gắn với du lịch, tiềm năng khai thác du lịch từ các dịch vụ môi trường rừng trong khu di sản.
Khảo sát, đánh giá hiện trạng xây dựng; hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất; hiện trạng quy hoạch.
- Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, dân số, lao động; hoạt động sinh kế gắn với di sản: phân bố dân cư, phát triển dân số, lao động và cơ cấu lao động; thực trạng một số ngành nghề kinh tế chủ yếu như nông, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch; đời sống kinh tế, sinh hoạt văn hoá của cộng đồng dân cư địa phương; ảnh hưởng các hoạt động kinh tế - xã hội tới việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống di tích lịch sử - văn hóa:
Khảo sát, đánh giá đặc điểm và tình trạng kỹ thuật của các di tích lịch sử - văn hóa (công trình đã được xếp hạng và công trình trong danh mục kiểm kê).
Khảo sát lập sơ đồ vị trí các di tích, xây dựng cơ sở dữ liệu trên bản đồ GIS, so sánh, xác định vị trí các công trình, địa điểm công trình ngoài thực địa với bản đồ qua các thời kỳ; lập hồ sơ dữ liệu 3D phục vụ công tác nghiên cứu, tu bổ, tôn tạo, phục dựng và phát huy giá trị di tích; đánh giá mức độ và nhu cầu bảo quản, tu bổ, phục hồi.
Điều tra, khảo sát, thám sát khảo cổ, bổ sung các dữ liệu khảo cổ; đánh giá các biện pháp bảo quản các di tích, di vật khảo cổ đã phát lộ.
Nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tư liệu về khu di sản và các di tích (bao gồm tư liệu trong nước và ngoài nước), kế thừa kết quả nghiên cứu đã được thực hiện, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ khoa học các di tích trong khu di sản.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng không gian kiến trúc, cảnh quan:
Khảo sát, đánh giá hiện trạng cảnh quan sông Hoàng Long, Sào Khê và các chi lưu, kênh rạch có dòng chảy, mặt nước; hệ thống núi đá vôi; xác định vai trò, tác động của cảnh quan môi trường sinh thái hai bên bờ các dòng sông và lòng bờ bãi sông với di sản.
Phân tích, xác định cấu trúc quy hoạch kiến trúc cảnh quan, tổ chức không gian các khu chức năng; đánh giá giá trị kiến trúc, cảnh quan các khu vực, tình trạng kỹ thuật của các công trình, cụm công trình; đánh giá tác động của môi trường, dân cư đến việc thay đổi cảnh quan khu di sản.
Thu thập dữ liệu, hình ảnh cảnh quan các di tích, làng xóm, dữ liệu bản đồ hiện trạng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan ở mỗi khu chức năng.
Đánh giá hiện trạng các công trình xây dựng có quy mô lớn tác động tới kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, môi trường khu vực.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá các giá trị văn hóa phi vật thể: sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống, ca nhạc, diễn xướng, truyền thuyết, thơ ca; các di sản tư liệu: văn bia, cột kinh…
- Khảo sát, đánh giá hoạt động du lịch:
Tình hình phát triển du lịch; môi trường du lịch; hoạt động du lịch, xác định lưu lượng khách tại các điểm di tích, các loại hình du lịch; các phân khúc thị trường đối với từng loại hình dịch vụ, nhu cầu tham quan, đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu và mức độ hài lòng của du khách.
Khảo sát, đánh giá mối quan hệ giữa du lịch với bảo vệ, phát huy giá trị di sản; công tác quản lý du khách, áp lực và sức chịu tải của khu di tích (cao điểm và ngày thường) ảnh hưởng tới công tác bảo tồn di sản; mô hình hợp tác công - tư trong hoạt động du lịch; yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát huy giá trị di tích và hướng giải quyết các mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn.
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với văn hóa - xã hội, kinh tế của địa phương.
Khảo sát, đánh giá nguồn lực phát triển du lịch tại di sản, tiềm năng, tài nguyên du lịch, hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch; mối liên kết của khu di sản với các địa phương, các di sản khác trong định hướng phát triển du lịch liên vùng.
Đánh giá công tác truyền thông, quảng bá du lịch.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: Mạng lưới giao thông nội bộ, giao thông đối ngoại, giao thông tĩnh và các công trình phụ trợ; hệ thống cấp nước sinh hoạt, cao độ nền, thoát nước mưa, nước thải và vệ sinh môi trường, hiện trạng tài nguyên nước, nhu cầu khai thác, sử dụng nước; hệ thống cấp điện và chiếu sáng; hệ thống xử lý chất thải rắn; hệ thống thông tin liên lạc.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và nghiên cứu khoa học, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
Khảo sát và xác định những hạng mục cần sửa chữa, nâng cấp, bổ sung để quy hoạch đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Đánh giá vai trò, vị trí của Quần thể danh thắng Tràng An trong mối liên hệ không gian vùng.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý, bảo tồn và hoạt động đầu tư:
Khảo sát, đánh giá hiện trạng công tác quản lý, bảo tồn phát huy các giá trị của khu di sản: Rà soát các chương trình, quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đã được phê duyệt, kết quả thực hiện, các nội dung cần kế thừa, các nội dung cần điều chỉnh.
Khảo sát, đánh giá về các hoạt động đầu tư: Rà soát, đánh giá tình hình đầu tư các dự án bảo tồn, tôn tạo di tích; tình hình huy động các nguồn vốn đầu tư trong các dự án bảo tồn, các dự án tu bổ di tích; hiệu quả đầu tư của các dự án; xác định được nhu cầu đầu tư.
Thực trạng cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý, năng lực, trình độ của bộ máy quản lý.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý môi trường:
Khảo sát, đánh giá công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh tại các di tích, khu vực dịch vụ du lịch, khu dân cư và các khu chức năng khác; các hoạt động môi trường liên quan đến bảo vệ tài nguyên rừng đặc dụng; sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên trong khu di sản; ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu và những ứng phó với thay đổi khí hậu đối với khu di sản, các di tích.
Khảo sát, đánh giá, quan trắc, giám sát ô nhiễm môi trường; ô nhiễm nước mặt và nước ngầm; đánh giá tác động do khai thác đá vôi gây ra đối với di sản; các hoạt động cải tạo và phục hồi môi trường, cảnh quan sinh thái.
b) Xác định tầm nhìn, mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch
c) Xác định dự báo và các chỉ tiêu phát triển:
- Dự báo dân số, lao động, nhu cầu sử dụng đất đai, định hướng đô thị hóa, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu vực lập quy hoạch; dự báo môi trường, biến đổi khí hậu; dự báo phát triển du lịch.
- Xác chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật, chỉ tiêu phát triển du lịch.
d) Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích
- Xác định nguyên tắc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích bảo đảm phù hợp với địa hình tự nhiên, gắn kết với không gian cảnh quan của toàn khu vực; xác định danh mục và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng hạng mục công trình trong khu vực; đề xuất các hạng mục công trình xây dựng bổ sung để phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di tích.
- Đề xuất danh mục di tích dự kiến xếp hạng bổ sung. Định hướng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, đề xuất lộ trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ và tự động hóa trong quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
đ) Định hướng tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan
- Rà soát và đề xuất khu vực bảo vệ di tích (nếu cần); đề xuất cơ cấu phân khu chức năng: khu dân cư đô thị, nông thôn, khu vực sinh thái nông, lâm nghiệp; khu vực cảnh quan thiên nhiên, khu công cộng, dịch vụ du lịch.
- Đề xuất tổ chức không gian, định hướng phát triển kiến trúc, cảnh quan và công trình (đối với khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới); các khu vực cần bảo tồn, khu vực kiểm soát đặc biệt, khu vực hạn chế xây dựng, khu vực xây dựng mới.
- Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng của mỗi di tích và tại các công trình xây dựng mới; đề xuất không gian kiến trúc cảnh quan ở các khu vực xung quanh di tích, phong cách kiến trúc, chất liệu, tầng cao, điểm nhìn...; đề xuất thiết kế đô thị, thiết kế tiện ích, thiết kế cảnh quan du lịch.
- Đề xuất kết nối không gian kiến trúc cảnh quan từ các điểm di tích đến các dòng sông lịch sử (sông Hoàng Long, sông Sào Khê, các chi lưu làm trục cảnh quan kết nối khu vực với khu vực dân cư hiện hữu...); tổ chức liên kết khu vực di sản thế giới để phát triển du lịch bền vững trên cơ sở tổ chức quy hoạch mạng lưới các điểm dân cư nông thôn, kết nối các điểm di tích nhằm tạo tuyến du lịch; đề xuất phát triển các vùng nguyên liệu, vùng đệm...
- Định hướng giải phóng mặt bằng, giải tỏa lấn chiếm và phương án tái định cư cho người dân.
- Định hướng quy hoạch bảo tồn cảnh quan địa chất, thiên nhiên:
Đề xuất khoanh vùng bảo tồn, đánh giá và bổ sung tư liệu về địa chất, địa mạo điển hình; phương án phát huy giá trị di sản địa chất, địa mạo và cảnh quan khu di sản; đánh giá mối quan hệ giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo; những nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực danh thắng Tràng An;
Đề xuất khoanh vùng bảo tồn theo cấp độ đối với khu vực rừng đặc dụng; quy hoạch khu vực dữ trữ địa chất và khu vực đề xuất khảo sát địa chất mở rộng nhằm nhận diện, đánh giá bổ sung các đặc điểm đa dạng địa chất nổi bật của khu di sản;
Xây dựng chương trình nghiên cứu, thu thập các kết quả nghiên cứu về địa chất, đa dạng sinh học, nhằm xác định khu vực cần bảo tồn, khu vực cần phát huy lồng ghép với các tuyến tham quan khu vực di sản, tham quan chuyên đề làm cơ sở xây dựng bảo tàng sinh thái ở vùng ngoài khu rừng đặc dụng.
e) Định hướng phát triển du lịch
- Định hướng không gian phân vùng du lịch, tổ chức chương trình và kết nối tuyến tham quan nội vùng và các địa phương lân cận; nghiên cứu, đề xuất xây dựng không gian trưng bày Quần thể Danh thắng Tràng An.
- Định hướng phát triển sản phẩm và loại hình du lịch; nghiên cứu, xây dựng thử nghiệm các sản phẩm du lịch địa chất, du lịch sinh thái; xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa mang thương hiệu Ninh Bình, các mô hình du lịch gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, du lịch xanh gắn với không gian văn hóa truyền thống.
- Định hướng đầu tư phát triển du lịch theo tiêu chuẩn phù hợp với phân khúc thị trường; hợp tác công tư; định hướng xúc tiến đầu tư và xây dựng thương hiệu; định hướng quản lý, kiểm soát các hoạt động du lịch (mô hình, cơ chế, chính sách, quy chế, quy định...).
- Đề xuất phát triển thị trường du lịch trong và ngoài nước (khách quốc tế, khách trong nước); quy hoạch về số lượng khách du lịch đến năm 2025 và năm 2030; đề xuất các ứng phó tình huống trước những diễn biến của dịch bệnh, tác động kinh tế - xã hội, thiên tai... trong hoạt động du lịch.
- Đề xuất các giải pháp thông tin truyền thông, quảng bá du lịch.
g) Đề xuất các giải pháp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở: Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục quản lý, bảo tồn và nghiên cứu khoa học; quy hoạch cải tạo, xây dựng hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch hạ tầng giao thông; quy hoạch cấp nước sinh hoạt; cấp điện và chiếu sáng; mạng lưới thoát nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn; phát triển hệ thống thông tin liên lạc.
h) Đề xuất các nhóm dự án bảo tồn và phát huy giá trị khu vực di tích
- Đề xuất các nhóm dự án thành phần, gồm: Nhóm dự án quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; Nhóm dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể; Nhóm dự án phát triển dịch vụ và sản phẩm du lịch (giải pháp gia tăng giá trị của di sản; thiết lập sản phẩm cho dịch vụ du lịch văn hóa; sản phẩm du lịch gắn với sản phẩm OCOP); nhóm truyền thông quảng bá hình ảnh, thương hiệu, xã hội hóa quản lý đầu tư, liên kết quản lý; Nhóm dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm; nhóm nghiên cứu - đào tạo và phát triển năng lực.
- Đề xuất các dự án thành phần, dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư phù hợp với các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, phục vụ lợi ích cộng đồng và các nhu cầu do xã hội đề ra và những định hướng đã được xây dựng trong quy hoạch; đề xuất những chính sách, cơ chế thích hợp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế.
i) Đề xuất các quy chế, cơ chế quản lý và bảo tồn di sản
- Quy chế chung về quản lý, đầu tư xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Danh thắng Tràng An:
- Quy chế riêng hướng dẫn việc bảo tồn di tích, xây dựng mới, tháo dỡ trong từng khu vực tương ứng với các khu chức năng quy hoạch.
6. Thành phần Hồ sơ sản phẩm quy hoạch
Hình thức, quy cách thể hiện bản đồ, thành phần hồ sơ sản phẩm quy hoạch bảo đảm tuân thủ theo quy định của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 ngày 12 tháng 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định pháp luật khác có liên quan. Cụ thể:
a) Thuyết minh tổng hợp quy hoạch; Tờ trình phê duyệt quy hoạch và các dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch.
b) Hệ thống bản đồ, bản vẽ, bao gồm:
- Bản đồ vị trí di tích và mối liên hệ với di tích khác trong khu vực nghiên cứu quy hoạch, tỷ lệ 1:5.000 - 1:15.000;
- Nhóm bản đồ định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1:10.000 - 1:15.000;
Bản đồ hiện trạng về sử dụng đất, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và bản đồ quy hoạch xây dựng khu vực đã được phê duyệt, tỷ lệ 1:10.000 - 1:15.000;
Bản đồ xác định khu vực bảo vệ và cắm mốc giới di tích; khu vực cần giải tỏa vi phạm di tích, tỷ lệ 1:10.000 - 1:15.000;
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng; phương án quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và phát huy giá trị di tích, tỷ lệ 1:10.000 - 1:15.000;
- Nhóm bản đồ quy hoạch liên quan đến các địa điểm du lịch, các tuyến du lịch Quần thể Danh thắng Tràng An (tỷ lệ 1:2.000 và tỷ lệ thích hợp);
- Các bản vẽ mặt cắt, mặt đứng, phối cảnh khu vực trọng tâm, trọng điểm, đồ họa thiết kế đô thị, tiện ích, thiết kế cảnh quan (tỷ lệ thích hợp) và các bản vẽ minh họa liên quan khác.
- Bản chụp các văn bản liên quan kèm theo, gồm: Ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan và cộng đồng tại khu vực lập quy hoạch; Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch và các văn bản khác có liên quan.
- Hồ sơ lưu trữ quy hoạch theo quy định của pháp luật về lưu trữ (bao gồm cả định dạng tài liệu điện tử đối với các thành phần hồ sơ nêu trên).
7. Tổ chức thực hiện
- Thời gian thực hiện: Không quá 24 tháng sau khi Nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
- Trách nhiệm:
Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan chủ trì thẩm định và trình duyệt: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Cơ quan chủ đầu tư: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình.
Tổ chức tư vấn: Được lựa chọn theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
a) Rà soát phạm vi, quy mô lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động bảo đảm phù hợp, không chồng lấn với quy mô lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.
b) Bố trí nguồn vốn, phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch và các chi phí khác có liên quan đến công tác lập quy hoạch.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan tổ chức lập, trình duyệt đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 1977/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 67/2022/NĐ-CP sửa đổi Điều 4 Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 3Quyết định 380/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương), huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 822/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 995/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1570/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5Luật Quy hoạch 2017
- 6Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 7Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 10Quyết định 1977/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 67/2022/NĐ-CP sửa đổi Điều 4 Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 12Quyết định 380/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương), huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 822/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 995/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 1570/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 821/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 821/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/07/2023
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực