Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 811/QĐ-UBND.HC

Đồng Tháp, ngày 20 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN “PHÒNG, CHỐNG SÉT ĐÁNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2013-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 66/TTr-SNN, ngày 17 tháng 06 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Đề án “Phòng, chống sét đánh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020”.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & TKCN Tỉnh) chủ trì phối hợp các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT/UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP/UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC/KTN nth.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dương

 

ĐỀ ÁN

PHÒNG, CHỐNG SÉT ĐÁNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 811/QĐ-UBND.HC ngày 20 tháng 08 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang tác động tiêu cực đến nước ta, các hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời gian gần đây diễn biến bất thường và ngày càng phức tạp, gây ra nhiều thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước, tác động tiêu cực đến môi trường và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế và xã hội của Tỉnh. Tại tỉnh Đồng Tháp, số người bị chết do sét đánh hàng năm cao thứ hai sau lũ lụt.

I. Tình hình sét đánh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Sấm, sét thường xảy ra trên địa bàn Tỉnh từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm, thiệt hại nhiều nhất xảy ra vào giai đoạn tháng 3, 4 và giai đoạn tháng 9, 10. Trong thời gian xảy ra sấm, sét thường có mưa, dông lốc hoặc gió mạnh. Theo báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố từ năm 2004 đến 2012, có 36 lần sét đánh chết 44 người tại 27 xã trên địa bàn 10/12 huyện, thị xã, thành phố; các năm 2007, 2009, 2011 có ít người bị sét đánh chết (mỗi năm 2 người); năm 2006 là năm có nhiều người chết nhất do sét đánh (14 người chết); đặc biệt ngày 31/3/2006 sét đánh chết 5 người đang thu hoạch lúa tại ấp 3, xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười), cụ thể:

- Số người chết trong một lần sét đánh (Phụ lục 1)

+ Xã có 05 người bị chết trong 1 lần sét đánh: 01 xã (xã Hưng Thạnh - huyện Tháp Mười, vào ngày 31 tháng 03 năm 2006).

+ Xã có 02 người bị chết trong 1 lần sét đánh: 04 xã (xã Phú Cường, huyện Tam Nông vào ngày 10 tháng 10 năm 2010; xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình vào ngày 04 tháng 04 năm 2006; xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười vào ngày 19 tháng 10 năm 2005, Phú Long - huyện Châu Thành, ngày 30 tháng 09 năm 2004.

- Tần suất xảy ra sét đánh chết người tại các xã, thị trấn (Phụ lục 1).

+ Xảy ra 04 lần sét đánh chết người: 01 xã (xã Phong Hòa, huyện Lai Vung);

+ Xảy ra 03 lần sét đánh chết người: 01 xã (xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười);

+ Xảy ra 02 lần sét đánh chết người: 04 xã (xã Thông Bình, Tân Hồng; xã Phú Hiệp và Phú Cường, Tam Nông; xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò;

+ Xảy ra 01 lần sét đánh chết người: 21 xã, thị trấn.

- Số người bị sét đánh theo huyện, thị xã, thành phố (Phụ lục 2).

Địa phương có nhiều người chết do sét đánh là huyện Tháp Mười (10 người); huyện Tam Nông (6 người); các huyện Thanh Bình, Lai Vung và Lấp Vò: mỗi huyện 5 người; huyện Tân Hồng và Châu Thành: mỗi huyện 4 người; địa phương chưa có người chết do sét đánh là thị xã Hồng Ngự và thị xã Sa Đéc

- Số người bị sét đánh phân theo tháng (Phụ lục 3).

Từ tháng 3 đến tháng 10, trong đó tập trung vào tháng 3, 4 và tháng 9, 10 (Phụ lục 03).

- Số người bị sét đánh chết từ 2004 - 2012 tại các xã, thị trấn (Phụ lục 4).

+ Xã có 05 người bị chết do sét đánh: 01 xã (xã Hưng Thạnh - huyện Tháp Mười).

+ Xã có 04 người bị chết do sét đánh: 02 xã (xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, xã Phong Hòa - huyện Lai Vung).

+ Xã có 03 người bị chết do sét đánh: 01 xã (xã Phú Cường, huyện Tam Nông).

+ Xã có 02 người bị chết do sét đánh: 04 xã (xã Thông Bình - huyện Tân Hồng; Phú Hiệp huyện Tam Nông; xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình; xã Hội An Đông - Lấp Vò)

+ Xã, thị trấn có 01 người chết: 18 (17 xã và 01 thị trấn).

II. Sự cần thiết phải lập Đề án

- Sấm sét trong những năm qua gây ra nhiều thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng, tác động tiêu cực đến môi trường và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế và xã hội của Tỉnh. Theo thống kê từ năm 2004 đến năm 2012 có 44 người bị chết do sét đánh (sau số người bị chết đuối do lũ lụt), nhiều công trình thông tin liên lạc, điện, các phương tiện nghe nhìn của người dân bị sét đánh hư hỏng.

- Để chủ động phòng, tránh, ứng phó kịp thời và có hiệu quả, giảm thiểu các mặt thiệt hại do sấm sét gây ra hàng năm, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong thời gian tới, cần thực hiện Đề án phòng, chống sét trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

III. Căn cứ pháp lý

- Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08 tháng 03 năm 1993 và Pháp lệnh số 27/UBTVQH10 ngày 24 tháng 04 năm 2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão;

- Căn cứ Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2013-2015;

- Kế hoạch 65/KH-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;

- Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 02/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

IV. Mục tiêu Đề án đến năm 2020

1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả công tác phòng, chống sét đến các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền và người dân ở các xã, phường, thị trấn, khóm, ấp thường xuyên bị ảnh hưởng do sấm sét, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do sấm sét gây ra, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống sét;

- 100% xã, phường, thị trấn, khóm, ấp thường xuyên xảy ra sấm sét có thiết bị cảnh báo sét đánh;

- 70% số dân các xã, phường, thị trấn, khóm, ấp thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng sấm sét được phổ biến kiến thức về phòng, chống sét;

- 100% học sinh các trường phổ thông nắm được tác hại của sét và phương pháp phòng, tránh sét đánh.

V. Giải pháp thực hiện

1. Biện pháp phi công trình

- Xây dựng bộ tài liệu đào tạo, thông tin tuyên truyền về phòng, chống sét đánh. Hướng dẫn cơ quan, đơn vị và nhân dân xây dựng các công trình phòng chống sét.

- Hàng năm tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về phòng, chống sét (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi,...).

- Tổ chức thông tin tuyên truyền hướng dẫn phòng, chống sét đánh trên các phương tiện thông tin đại chúng (Chi tiết xem Phụ lục 5).

- Lồng ghép nội dung công tác phòng, chống sét đánh vào các hoạt động thường xuyên của cộng đồng, như tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ có nội dung về phòng, chống sét tại cộng đồng nhân các ngày lễ hội.v.v.

- Đưa kiến thức phòng, tránh sét đánh vào chương trình ngoại khóa của trường học phổ thông.

- Trang bị công cụ hỗ trợ đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên, chính quyền các cấp về phòng, chống sét đánh.

2. Biện pháp công trình

- Xác định khu vực trọng điểm, khu vực thường xuyên bị thiệt hại do sấm sét gây ra để xây dựng các trạm cảnh báo sét đánh (xây dựng mô hình).

- Lắp đặt thiết bị phòng, chống sét đánh tại công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở sản xuất trọng điểm, nhà dân (lồng ghép từ các chương trình, dự án khác).

- Xây dựng các pa nô hướng dẫn, tuyên truyền biện pháp phòng, chống sét đánh tại các nơi công cộng, khu vực trọng điểm.

VI. Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2013 - 2020, chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 2013 - 2015: thực hiện tại các vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra sét đánh gây thiệt hại lớn về người và tài sản (trước mắt là 27 xã có người bị chết do sét đánh từ 2004-2012);

- Giai đoạn 2016 - 2020: Triển khai ra các vùng còn lại có nguy cao trong thời gian tới.

VII. Kinh phí thực hiện

1. Tổng kinh phí (Phụ lục 6)

Tổng kinh phí thực hiện Đề án phòng, chống sét trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp từ năm 2013 đến 2020 ước tính 11.080 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2013 - 2015 là: 4.240 triệu đồng;

- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 là: 7.874 triệu đồng.

2. Nguồn vốn (Phụ lục 7)

- Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước là: 8.860 triệu đồng chiếm 80%.

- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế - xã hội, tài trợ của các tổ chức quốc tế, lồng ghép từ các chương trình, đề án, dự án khác: 2.220 triệu đồng, chiếm 20%.

VIII. Phân công trách nhiệm (Phụ lục 8).

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & TKCN Tỉnh)

- Chủ trì tổ chức thực hiện Đề án có trách nhiệm phối hợp các sở, ngành Tỉnh liên quan và các địa phương xây dựng, đề xuất các giải pháp thực hiện Đề án hàng năm, 5 năm và đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh việc điều chỉnh Đề án cho phù hợp, hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể hàng năm. Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Đề án.

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn việc thực hiện Đề án tại các Sở ban ngành, Đoàn thể Tỉnh và địa phương; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm.

2. Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp

Chủ trì phối hợp với các Trạm Truyền thanh tại địa phương thường xuyên đưa các thông tin, phóng sự về tình hình và tác hại do sấm sét gây ra, các biện pháp phòng, chống sét đánh, góp phần nâng cao ý thức chủ động phòng tránh của cộng đồng.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Phối hợp thẩm định và đề xuất nguồn ngân sách cho việc thực hiện Đề án hàng năm theo quy định của Luật ngân sách (đề xuất nguồn ngân sách tỉnh chi, kinh phí địa phương chi).

Tìm nguồn vốn tài trợ khác để thực hiện Đề án. Lồng ghép các chương trình, đề án, dự án đang thực hiện trên địa bàn Tỉnh vào các hoạt động của Đề án. Tổ chức tiếp nhận, quản lý và cấp phát nguồn vốn tài trợ đến các ngành, các cấp.

4. Sở Xây dựng

Hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng, chống sét trong các công trình; xem xét sự phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn trong các công trình xây dựng khi thực hiện việc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn tổ chức ngoại khóa, tuyên truyền cho học sinh về cách nhận biết tác hại do sấm sét gây ra và phương pháp phòng, chống sét đánh.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức thực hiện các giải pháp phòng chống sét đánh đã đề ra trong Đề án.

- Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn của Đề án, thực hiện chống tham nhũng và thất thoát vốn.

- Chủ động huy động nguồn lực của các tổ chức kinh tế và của nhân dân, lồng ghép các hoạt động liên quan của các chương trình, đề án, dự án khác đang thực hiện trên địa bàn vào các hoạt động của Đề án.

- Thực hiện báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án trên địa bàn theo quy định.

7. Đề nghị các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội

Tích cực tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống sét đánh, nhằm giảm thiểu các thiệt hại do sấm sét gây ra cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

IX. Tổ chức thực hiện

Yêu cầu các Sở ban ngành Tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ phân công; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn) tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo PCLB TW;
- Ủy ban Quốc gia TKCN;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- Các sở: NN&PTNT, KH&ĐT, TC, XD, GD&ĐT;
- Đài PTTH Tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VP, NC/KTN nth

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Dương

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP NGƯỜI BỊ CHẾT DO SÉT ĐÁNH THEO ĐỊA BÀN HUYỆN, TX, TP

TT

Huyện, TX, TP

Thời gian xảy ra

Số người chết

I

TÂN HỒNG

 

 

1

Ấp Thị, xã Thông Bình, Tân Hồng

18/4/2006

1

2

Ấp Thống Nhất, xã Tân Công Sính, Tân Hồng

04/6/2006

1

3

Ấp Thị Xã, xã Thông Bình, Tân Hồng

25/9/2006

1

4

Xã Tân Phước, huyện Tân Hồng

21/3/2011

1

 

HỒNG NGỰ

 

 

5

Xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự

22/6/2011

1

 

TAM NÔNG

 

 

6

Xã Phú Hiệp, Tam Nông

19/9/2005

1

7

Xã Phú Hiệp, Tam Nông

7/10/2005

1

8

Xã Phú Cường, Tam Nông

02/4/2008

1

9

Xã Phú Đức, Tam Nông

28/8/2008

1

10

Ấp Hồng Kỳ, xã Phú Cường, Tam Nông

10/10/2010

1

11

Ấp Hồng Kỳ, xã Phú Cường, Tam Nông

10/10/2010

1

 

THANH BÌNH

 

 

12

Ấp 2, xã Phú Lợi, Thanh Bình

04/4/2006

1

13

Ấp 2, xã Phú Lợi, Thanh Bình

04/4/2006

1

14

Xã Tân Hòa, Thanh Bình

11/10/2008

1

15

Ấp Tây, xã Tân Thạnh, Thanh Bình

06/3/2010

1

16

Ấp 1, xã An Phong, Thanh Bình

26/4/2012

1

 

CAO LÃNH

 

 

17

Ấp Mỹ Đông, xã Mỹ Thọ, Cao Lãnh

15/5/2007

1

18

Ấp 6, xã Phong Mỹ, Cao Lãnh

04/7/2009

1

19

Xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh

5/3/2012

1

 

TP. CAO LÃNH

 

 

20

Xã Mỹ Ngãi, thành phố Cao Lãnh

21/7/2004

1

 

THÁP MƯỜI

 

 

21

Ấp 6B, xã Trường Xuân, Tháp Mười

26/9/2004

1

22

Xã Trường Xuân, Tháp Mười

19/10/2005

2

23

Ấp 3, Xã Hưng Thạnh, Tháp Mười

31/3/2006

5

24

Ấp 5, xã Đốc Binh Kiều, Tháp Mười

31/3/2007

1

25

Ấp 5B, xã Trường Xuân, Tháp Mười

24/9/2010

1

 

LAI VUNG

 

 

26

Xã Phong Hòa, Lai Vung

25/10/2005

1

27

Xã Phong Hòa, Lai Vung

26/10/2005

1

28

Xã Long Hậu, huyện Lai Vung

10/4/2006

1

29

Xã Phong Hòa, huyện Lai Vung

04/2006

1

30

Xã Phong Hòa, huyện Lai Vung

04/2006

1

 

LẤP VÒ

 

 

31

Ấp An Phong, xã Định An, Lấp Vò

31/5/2004

1

32

Ấp Bình Hiệp, Bình Thành Trung, Lấp Vò

22/6/1006

1

33

Ấp An Thạnh, xã Hội An Đông, Lấp Vò

31/3/2009

1

34

Ấp An Lợi, xã Định Yên, Lấp Vò

23/9/2010

1

35

Chợ Mới, An Giang (chết tại xã Hội An Đông, Lấp Vò)

03/4/2012

1

 

CHÂU THÀNH

 

 

36

Ấp Phú Hòa, xã Phú Long, Châu Thành

30/9/2004

2

37

Xã Tân Nhuận Đông, Châu Thành

13/7/2005

1

38

Xã Tân Phú, Châu Thành

25/10/2005

1

 

Tổng cộng

 

44

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP NGƯỜI BỊ CHẾT DO SÉT ĐÁNH TỪ 2004 - 2012 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN, TX, TP

TT

Huyện, TX, TP

Năm

Tổng cộng

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

1

Tân Hồng

 

 

3

 

 

 

 

1

 

4

2

Hồng Ngự

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

3

Tam Nông

 

2

 

 

2

 

2

 

 

6

4

Thanh Bình

 

 

2

 

1

 

1

 

1

5

5

Cao Lãnh

 

 

 

1

 

1

 

 

1

3

6

Tp. Cao Lãnh

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

7

Tháp Mười

1

2

5

1

 

 

1

 

 

10

8

Lai Vung

 

2

3

 

 

 

 

 

 

5

9

Lấp Vò

1

 

1

 

 

1

1

 

1

5

10

Châu Thành

2

2

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Tổng cộng

5

8

14

2

3

2

5

2

3

44

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP NGƯỜI BỊ CHẾT DO SÉT ĐÁNH CÁC THÁNG TRONG NĂM

TT

Năm

Tháng

Tổng cộng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

2004

 

 

 

 

1

 

1

 

3

 

 

 

5

2

2005

 

 

 

 

 

 

1

 

1

6

 

 

8

3

2006

 

 

5

6

 

2

 

 

1

 

 

 

14

4

2007

 

 

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

5

2008

 

 

 

1

 

 

 

1

 

1

 

 

3

6

2009

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

2

7

2010

 

 

1

 

 

 

 

 

2

2

 

 

5

8

2011

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

9

2012

 

 

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Tổng cộng

0

0

10

9

2

3

3

1

7

9

0

0

44

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP NGƯỜI BỊ CHẾT DO SÉT ĐÁNH TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2012 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN CỦA TỈNH

TT

Huyện, TX, TP

Xã, phường, thị trấn

Số xã, phường, thị trấn có người chết

Tổng số người chết

1

Tân Hồng

Xã Thông Bình (2), Tân Công Chí (1), Tân Phước (1)

3

4

2

Hồng Ngự

Xã Thường Thới Tiền (1)

1

1

3

Tam Nông

Xã Phú Cường (3), Phú Hiệp (2), Phú Đức (1)

3

6

4

Thanh Bình

Xã Phú Lợi (2), Tân Thạnh (1), Tân Hòa (1), An Phong (1)

4

5

5

Cao Lãnh

Xã Phương Thịnh (1), Phong Mỹ (1), xã Mỹ Thọ (1)

3

3

6

Tp. Cao Lãnh

Xã Mỹ Ngãi (1)

1

1

7

Tháp Mười

Xã Hưng Thạnh (5), Trường Xuân (4), Đốc Binh Kiều (1)

3

10

8

Lai Vung

Xã Phong Hòa (4), Long Hậu (1)

2

5

9

Lấp Vò

Xã Hội An Đông (2), Bình Thành Trung (1), Định Yên (1), Định An (1)

4

5

10

Châu Thành

Xã Phú Long (2), Tân Nhuận Đông (1), Tân Phú (1)

3

4

 

Tổng cộng

27

44

Ghi chú: Trị số ghi trong ngoặc (...) là số người chết trên địa bàn xã, phường, thị trấn từ năm 2004 - 2012

 

PHỤ LỤC 5

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG, CHỐNG SÉT ĐÁNH

1. Thực hiện quy tắc nghe, nhìn

- Khi nghe bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết cần có biện pháp phòng tránh phù hợp. Khi làm ở khu vực nào đó, để ý trước các nơi có thể trú mưa và tránh sét an toàn. Phải tính được thời gian từ chỗ làm việc đến nơi an toàn. Thường thì cơn dông kéo đến rất nhanh trong vòng 15 phút và di chuyển với vận tốc 40km/h. Nói chung khi đang ở nơi không an toàn thì cần phải để ý đến các dấu hiệu của giông như mây đen, không khí lạnh, gió.

- Khi sét xảy ra, thoạt tiên thấy tia chớp lóe lên và sau đó là có tiếng sấm kèm theo. Nếu tính khoảng thời gian từ lúc tia chớp lóe lên và lúc nghe thấy tiếng sấm thì có thể xác định được khoảng cách tới nơi sét xảy ra. Chia số giây cho 3 ta được khoảng cách đến tia sét. Ví dụ đếm được 3 giây thì sét cách vị trí đứng là 3/3 = 1km.

- Nếu như khoảng thời gian đếm được từ khi thấy chớp và nghe tiếng sấm nhỏ hơn 30 giây, thì bạn đã nằm trong tầm ngắm của tia sét rồi và phải cẩn thận.

- Nếu thời gian này nhỏ hơn 20 giây thì phải di chuyển đến nơi an toàn hơn.

- Khi nghe thấy tiếng sấm đầu tiên bất kể là gì cũng cần phải thấy nguy hiểm đã đến. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15-20km.

2. Tránh sét trong nhà

- Khi trời sắp xảy ra giông, thì biện pháp tránh sét tốt nhất là nên về nhà. Chỗ an toàn để tránh sét là tòa nhà, hay công sở có lắp đặt hệ thống chống sét (đơn giản nhất là cột thu lôi Franklin).

- Khi ở trong nhà thì nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có dông gần xảy ra.

- Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Vô tuyến nối với dây anten để ngoài trời cũng rất cần rút ra khi có dông.

3. Tránh sét ngoài trời

- Trong trường hợp không kịp chạy tìm nơi trú ẩn an toàn, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy, hàng rào sắt.

- Tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp.

- Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ. Phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất. Nhón chân, không được nằm xuống đất. Đứng xa các vật cao, ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương. Các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm. Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh.

- Không đứng thành nhóm người gần nhau. Nếu như cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt tivi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào.

- Lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

- Đối với các vật có bề mặt kim loại như xe buýt, tàu hỏa, ô tô, ...nếu không thò người ra ngoài và không chạm đến vỏ bọc thì ở những chỗ này là an toàn. Ngược lại đối với các ô tô, tàu thủy để hở hay không có vỏ bọc kim loại thì lại nguy hiểm.

- Sau khi nghe thấy tiếng sét 30 phút thì có thể trở lại làm việc bình thường.

 

PHỤ LỤC 6

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN HÀNG NĂM

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Hoạt động

Kinh phí thực hiện hàng năm

Tổng cộng

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

I

Giải pháp phi công trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng, in ấn phát hành bộ tài liệu đào tạo, thông tin tuyên truyền về phòng, chống sét. Hướng dẫn cơ quan, đơn vị và nhân dân xây dựng các công trình phòng chống sét

150

150

 

150

150

 

 

 

600

2

Tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về phòng, chống sét (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi...)

100

100

100

100

100

100

100

100

800

3

Thông tin tuyên truyền phòng, chống sét đánh trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, Đài Phát thanh - Truyền hình)

60

60

60

60

60

60

60

60

480

4

Lồng ghép nội dung công tác phòng, chống sét đánh vào các hoạt động thường xuyên của cộng đồng, như tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ có nội dung về phòng, chống sét tại cộng đồng nhân các ngày lễ hội.v.v.

100

100

100

100

100

100

100

100

800

5

Đưa kiến thức phòng, tránh sét vào chương trình ngoại khóa của trường học phổ thông

150

150

150

150

150

150

150

150

1.200

6

Trang bị công cụ hỗ trợ đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên các cơ quan, chính quyền các cấp về phòng, chống sét

200

200

 

200

200

 

 

 

800

II

Biện pháp công trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng các trạm cảnh báo sét đánh tại các khu vực trọng điểm

600

600

600

600

600

600

600

600

4.800

2

Xây dựng các pa nô quảng cáo biện pháp phòng, chống sét tại các nơi công cộng

200

200

200

200

200

200

200

200

1.600

 

Tổng cộng

1.560

1.560

1.120

1.560

1.560

1.120

1.120

1.120

11.080

 

PHỤ LỤC 7

CƠ CẤU NGUỒN VỐN

 Đơn vị: Triệu đồng

TT

Hoạt động

Tổng kinh phí

Ngân sách nhà nước

Nguồn vốn huy động

I

Giải pháp phi công trình

 

 

 

1

Xây dựng, in ấn phát hành bộ tài liệu đào tạo, thông tin tuyên truyền về phòng, chống sét. Hướng dẫn cơ quan, đơn vị và nhân dân xây dựng các công trình phòng chống sét

600

600

0

2

Tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về phòng, chống sét (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi...)

800

400

400

3

Thông tin tuyên truyền phòng, chống sét đánh trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, Đài Phát thanh - Truyền hình)

480

480

0

4

Lồng ghép nội dung công tác phòng, chống sét đánh vào các hoạt động thường xuyên của cộng đồng, như tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ có nội dung về phòng, chống sét tại cộng đồng nhân các ngày lễ hội.v.v.

800

460

340

5

Đưa kiến thức phòng, tránh sét vào chương trình ngoại khóa của trường học phổ thông

1.200

600

600

6

Trang bị công cụ hỗ trợ đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên các cơ quan, chính quyền các cấp về phòng, chống sét

800

400

400

II

Biện pháp công trình

 

 

 

1

Xây dựng các trạm cảnh báo sét đánh tại các khu vực trọng điểm

4.800

4.800

0

2

Xây dựng các pa nô quảng cáo biện pháp phòng, chống sét tại các nơi công cộng

1.600

1.120

480

 

Tổng cộng

11.080

8.860

2.220

 

Tỷ lệ %

100

80,0

20,0

 

PHỤ LỤC 8

DANH MỤC CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

TT

Hoạt động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Biện pháp phi công trình

 

 

 

1

Xây dựng, in ấn phát hành bộ tài liệu đào tạo, thông tin tuyên truyền về phòng, chống sét. Hướng dẫn cơ quan, đơn vị và nhân dân xây dựng các công trình phòng chống sét

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các ban ngành, đoàn thể tỉnh và Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão & TKCN huyện, thị xã, thành phố

2013-  2014,

2016 - 2017

2

Tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về phòng, chống sét (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi...)

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & TKCN các huyện, TX, TP

Các ban ngành, đoàn thể huyện, TX, TP, UBND các xã, phường, thị trấn

2013 - 2020

3

Thông tin tuyên truyền phòng, chống sét đánh trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, Đài Phát thanh - Truyền hình)

Đài phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp

Sở Y tế, Báo Đồng Tháp, các trạm Truyền thanh các huyện, TX,TP

2013 - 2020

4

Lồng ghép nội dung công tác phòng, chống sét đánh vào các hoạt động thường xuyên của cộng đồng, như tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ có nội dung về phòng, chống sét tại cộng đồng nhân các ngày lễ hội.v.v.

Hội Phụ nữ Tỉnh

Đoàn thể các cấp; Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & TKCN huyện/xã

2013 - 2020

5

Đưa kiến thức phòng, tránh sét đánh vào chương trình ngoại khóa của trường học phổ thông

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & TKCN cấp huyện/xã

2013 - 2020

6

Trang bị công cụ hỗ trợ đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên các cơ quan, chính quyền các cấp về phòng, chống sét

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & TKCN huyện, TX, TP

2013 - 2014,

2016 - 2017

II

Biện pháp phi công trình

 

 

 

1

Xây dựng các trạm cảnh báo sét đánh tại các khu vực trọng điểm

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Phòng Kinh tế TX, TP

2013 - 2020

2

Xây dựng các pa nô, biển quảng cáo biện pháp phòng, chống sét tại các nơi công cộng

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Sở Nông nghiệp & PTNT; Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Phòng Kinh tế TX, TP

2013 - 2020

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 811/QĐ-UBND.HC năm 2013 về Đề án Phòng, chống sét đánh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020

  • Số hiệu: 811/QĐ-UBND.HC
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/08/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Nguyễn Văn Dương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/08/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản