Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1052/QĐ-UBND | Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 31 tháng 05 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 4061/QĐ-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2001 của Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số: 235/TTr-STP ngày 22 tháng 5 năm 2010 về việc đề nghị ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2012 đến năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2012 đến năm 2016.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, các đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày 31/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định 4061/QĐ-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng đến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội về đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.
- Phấn đấu đến năm 2014, 100% báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và cấp huyện được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, đơn vị;
- Phấn đấu đến hết năm 2016, 90% cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành được quán triệt, học tập pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
2. Yêu cầu:
- Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Đề cao tinh thần trách nhiệm phòng ngừa những hành vi tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan có thể xảy ra, củng cố lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nước; phát huy tinh thần dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong phát hiện và đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Gắn việc tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng với cải cách thủ tục hành chính; thực hiện tiết kiệm chống lãng phí; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tiến tới xây dựng cơ quan nhà nước trong sạch vững mạnh; đội ngũ cán bộ kỷ cương, liêm chính.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Các cơ quan, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh phải nghiêm túc thực hiện có hiệu quả nội dung Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, đồng thời kết hợp với việc triển khai thực hiện các Chương trình, đề án khác về phòng, chống tham nhũng.
- Tổ chức các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, đảm bảo truyền tải đầy đủ các nội dung tới cán bộ, công chức và nhân dân, khuyến khích các hình thức tuyên truyền phổ biến sáng tạo, ấn tượng, hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm tối đa ngân sách nhà nước và nhân dân. Tránh các hình thức tuyên truyền phô trương, lãng phí, hiệu quả thấp.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN:
1. Nội dung:
Các cơ quan, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản chủ yếu sau đây:
a. Nội dung Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
b. Văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng:
- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2007;
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
Chú trọng tuyên truyền, phổ biến các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng.
c. Nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
d. Nội dung cơ bản của Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
đ. Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng; Thực hành tiết kiệm; chống lãng phí.
e. Tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng của cả nước nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.
2. Hình thức thực hiện:
Tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như:
- Các buổi tập huấn, tuyên truyền, bồi dưỡng về pháp luật phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân, người làm công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh;
- Biên soạn, in ấn và phát hành các tài liệu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trang bị cho tủ sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị, địa phương, người làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tổ chức các hội thi, hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt “Ngày pháp luật”, diễn đàn đối thoại với doanh nghiệp về chuyên đề pháp luật phòng, chống tham nhũng; Xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng.
- Rà soát, hệ thống hóa, biên tập các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng do địa phương ban hành hàng năm;
- Tăng cường các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng trên trang thông tin điện tử, báo chí, Đài phát thanh và truyền hình; Đặc biệt chú trọng hình thức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở về các điều nhân dân cần biết về phòng, chống tham nhũng của tỉnh.
- Tăng cường tuyên truyền thông qua việc xây dựng các tiểu phẩm về phòng, chống tham nhũng; Nhân rộng điển hình tiên tiến trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Ngoài ra, tùy theo điều kiện của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức các hình thức tuyên truyền khác ngoài các hình thức nêu trên, nhất là các hình thức tuyên truyền mới lạ, độc đáo, tiết kiệm và hiệu quả.
1. Sở Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng của Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, Sở Nội vụ biên soạn tài liệu giới thiệu nội dung của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nội dung Công ước của Liên hiệp quốc về phòng, chống tham nhũng đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh biên soạn tài liệu phục vụ các lớp bồi dưỡng và tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng chống tham nhũng cho cán bộ, công chức hàng năm của tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và học tập Nghị quyết Trung ương 3 khóa X và các văn bản pháp luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng gắn với việc thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Phối hợp với cơ quan, ban, ngành các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
- Chủ động phối hợp biên soạn tài liệu hỏi – đáp pháp luật về phòng, chống tham nhũng dành cho cán bộ, công chức, viên chức, tài liệu phục vụ công tác phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên hệ thống truyền thanh cơ sở; Tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng cấp phát cho nhân dân tham khảo.
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Toàn quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến người dân ở cơ sở; Vận động nhân dân chấp hành pháp luật ở khu dân cư. Đặc biệt chú trọng tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống tham nhũng cho “Nhóm nòng cốt”, Câu lạc bộ pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh:
- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các hội thảo, buổi tọa đàm, diễn đàn đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, giữa cơ quan nhà nước với người dân, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các lĩnh vực có thể nguy cơ xảy ra tham nhũng cao.
- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức các cuộc thi tìm hiệu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên Báo, Đài. Kịp thời nêu các gương người tốt, việc tốt trong phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp tổ chức phổ biến các quy định của pháp luật về kê khai tài sản; Giải quyết khiếu nại, tố cáo đến cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh có hiệu quả.
- Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm đối với các huyện, thị xã, thành phố.
- Tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, nâng cao lòng tin vào Đảng, Nhà nước trong cán bộ nhân dân. Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm những hành vi tố cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, cán bộ, công chức thi hành nhiệm vụ.
- Phối hợp với Báo Bà Rịa – Vũng Tàu, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh tuyên truyền nêu gương tốt trong phòng chống tham nhũng, đặc biệt quan tâm đến việc chia sẻ các kênh thông tin về tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ.
- Tham mưu cho Tỉnh Ủy, UBND tỉnh trong việc ban hành văn bản hướng dẫn việc kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức khi được đề bạt, bổ nhiệm thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Sở Nội vụ:
- Phối hợp với Thanh tra tỉnh, các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản về quản lý, bảo vệ đối với người đấu tranh phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh, Thanh tra tỉnh biên soạn tài liệu giới thiệu nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng và Công ước Liên hiệp quốc về phòng chống tham nhũng để cấp phát cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng do UBND tỉnh tổ chức hàng năm.
- Phối hợp với Thanh tra tỉnh giúp UBND tỉnh trong việc hướng dẫn các cơ quan, ban, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định về kê khai tài sản hàng năm đối với cán bộ, công chức; Đặc biệt là đối với những người được bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại.
- Phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh định kỳ hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng chống tham nhũng cho cán bộ, công chức viên chức, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong thực thi công vụ.
- Giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, ban, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại trụ sở làm việc; Tổ chức đường dây nóng (bằng điện thoại hoặc Email); Bố trí cán bộ thường trực để tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của người dân.
4. Trường Chính trị tỉnh:
- Chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh, Sở Nội vụ tổ chức bồi dưỡng, giảng dạy kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nội dung Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (nói chuyện chuyên đề, hội thảo, tổ chức đối thoại trực tiếp …) về phòng, chống tham nhũng.
- Phát động phong trào đăng ký đề tài nghiên cứu về các giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong đội ngũ báo cáo viên, giảng viên của Trường.
5. Sở Thông tin và truyền thông; Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Đài Phát thanh – Truyền hình; Báo Bà Rịa – Vũng Tàu:
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí dành thời lượng thích hợp, xây dựng chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên Báo, Đài, các thiết chế văn hóa cơ sở (biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ quần chúng, xây dựng pa nô, áp phích tuyên truyền…).
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh định hướng công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên báo chí.
- Chủ động đưa tin, nêu gương người tốt, việc tốt, phản ánh kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phối hợp với Sở Tư pháp, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh tổ chức tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng đến cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
6. Sở Tài chính:
- Chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng dự thảo văn bản quy định về việc bán tin, mua tin tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
- Bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
7. Các cơ quan, ban, ngành:
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng cho nhân dân.
8. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh:
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng thông qua các phiên tòa xét xử, đặc biệt là các phiên tòa xét xử lưu động.
- Điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời đối với những vụ án về tham nhũng xảy ra trên địa bàn tỉnh.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên:
- Chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân tìm hiểu pháp luật, đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngay từ cơ sở; Nhân rộng các mô hình điểm tại xã, phường, thị trấn.
- Đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt của “Nhóm nòng cốt”, Câu lạc bộ và vận động nhân dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các phòng, ban tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Chỉ đạo Đài Truyền thanh cấp huyện tăng cường thời lượng phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí thực hiện Đề án trên địa bàn đạt hiệu quả. Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án về Sở Tư pháp.
- Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch triển khai, nhiệm vụ thực hiện Đề án, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị chủ động lập dự toán kinh phí thực hiện đề án gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Kinh phí về tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức được bố trí từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm của cơ quan, đơn vị để thực hiện.
Hàng năm các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Đề án gửi về Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Thời gian gửi báo cáo 6 tháng là ngày 10 tháng 6 hàng năm; báo cáo năm là ngày 10 tháng 12 hàng năm.
- 1Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 12/2012/QĐ-UBND về Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng chống tham nhũng giai đoạn 2012 đến 2016 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Quyết định 03/2010/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tại Quận 7 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 930/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2013-2016
- 5Quyết định 811/QĐ-UBND.HC năm 2013 về Đề án Phòng, chống sét đánh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
- 6Quyết định 822/QĐ-UBND Kế hoạch "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2013"
- 7Kế hoạch 5455/KH-UBND năm 2013 triển khai nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 8Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 triển khai Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi và Nghị định hướng dẫn thi hành do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 9Quyết định 1067/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 10Quyết định 1513/QĐ-UBND về Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân năm 2014 do tỉnh Bình Định ban hành
- 11Công văn 2032/UBND-PCNC năm 2014 thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2014 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Nghị quyết số 04/NQ-TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí do Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007
- 6Quyết định 4061/QĐ-BTP năm 2011 phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Quyết định 12/2012/QĐ-UBND về Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng chống tham nhũng giai đoạn 2012 đến 2016 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 9Quyết định 03/2010/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tại Quận 7 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Quyết định 930/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2013-2016
- 11Quyết định 811/QĐ-UBND.HC năm 2013 về Đề án Phòng, chống sét đánh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
- 12Quyết định 822/QĐ-UBND Kế hoạch "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2013"
- 13Kế hoạch 5455/KH-UBND năm 2013 triển khai nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 14Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 triển khai Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi và Nghị định hướng dẫn thi hành do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 15Quyết định 1067/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 16Quyết định 1513/QĐ-UBND về Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân năm 2014 do tỉnh Bình Định ban hành
- 17Công văn 2032/UBND-PCNC năm 2014 thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2014 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 1052/QĐ-UBND năm 2012 về kế hoạch triển khai đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2012 đến năm 2016
- Số hiệu: 1052/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/05/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Trần Minh Sanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra