- 1Luật bảo vệ môi trường 2014
- 2Nghị định 03/2015/NĐ-CP quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Chỉ thị 03/CT-BTNMT năm 2017 về tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Quyết định 1730/QĐ-TCMT năm 2017 về quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thống nhất từ trung ương đến địa phương do Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 765/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 08 tháng 4 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-BTNMT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng;
Căn cứ Quyết định số 1730/QĐ-TCMT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Tổng cục Môi trường ban hành Quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thống nhất từ trung ương đến địa phương;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 781/TTr-STNMT ngày 14 tháng 3 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 765/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế này quy định việc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện); UBND các xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Quy chế này không quy định đối với các thông tin phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về các hành vi tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (thanh tra, kiểm tra, giải quyết thủ tục hành chính…).
2. Đối tượng áp dụng:
Quy chế này áp dụng cho Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các lãnh đạo, cán bộ và công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường dây nóng là hệ thống khép kín gồm: thiết bị viễn thông (điện thoại cố định và di động), số thuê bao điện thoại, thư điện tử, thiết bị phụ trợ (thiết bị ghi âm, chụp ảnh...), nhân sự và quy trình để tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin của các tổ chức, cá nhân về đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường; các vi phạm quy định về bảo tồn đa dạng sinh học để các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời có biện pháp tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý theo quy định.
2. Vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường (sau đây gọi là vụ việc) là những vụ việc, sự cố do thiên tai hoặc tự phát từ điều kiện địa chất, địa hình của khu vực hoặc do hành vi của các tổ chức, cá nhân gây ra làm ô nhiễm, suy thoái hoặc biển đổi chất lượng môi trường, như: thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, các chất độc, chất phóng xạ, chất thải nguy hại, bụi, khí thải vào đất, nguồn nước và không khí; gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; vi phạm quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Phản ánh, kiến nghị là việc tổ chức, cá nhân thông báo bằng hình thức gọi điện, nhắn tin, gửi thư điện tử vào đường dây nóng về các thông tin liên quan đến vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường.
4. Tiếp nhận thông tin là việc các cơ quan, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện ghi nhận lại thông tin về đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến vụ việc do các tổ chức, cá nhân cung cấp.
5. Xác minh thông tin là việc các cơ quan, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện việc làm rõ các thông tin được phản ánh, kiến nghị là chính xác hay không để triển khai các biện pháp xử lý tiếp theo.
6. Xử lý vụ việc là việc các cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở các nội dung tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng triển khai các hoạt động, gồm: phân định và phân công trách nhiệm chủ trì xử lý; kiểm tra xử lý vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường; chỉ đạo triển khai các biện pháp xử lý, ngăn chặn việc phát tán chất gây ô nhiễm; xây dựng phương án xử lý, khắc phục vụ việc; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có).
7. Phản hồi thông tin là việc thông báo kết quả xử lý vụ việc cho tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, thông qua một trong các hình thức gọi điện, nhắn tin hoặc gửi thư điện tử.
1. Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường được thiết lập trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm:
a) Đường dây nóng cấp tỉnh (còn gọi là đường dây nóng Sở Tài nguyên và Môi trường) là đầu mối tiếp nhận trực tiếp thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường từ tổ chức, cá nhân và từ đường dây nóng Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Tổng cục Môi trường) về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Đường dây nóng cấp tỉnh đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường, gồm số điện thoại: 0233.3.854.382, 0845.414.567; địa chỉ thư điện tử: ccbvmoitruong@quangtri.gov.vn; người tiếp nhận: Trưởng phòng Kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ môi trường, thông tin này được công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường (http://stnmt.quangtri.gov.vn/);
b) Đường dây nóng cấp huyện là đầu mối tiếp nhận trực tiếp thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường từ tổ chức, cá nhân và từ đường dây nóng cấp tỉnh về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện. Đường dây nóng cấp huyện đặt tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, gồm số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, họ tên và chức vụ người tiếp nhận. Thông tin này được công khai trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện và đăng ký/điều chỉnh bằng văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để đảm bảo hệ thống đường dây nóng hoạt động thông suốt, hiệu quả;
c) Đường dây nóng cấp xã là đầu mối tiếp nhận trực tiếp thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường từ tổ chức, cá nhân, từ đường dây nóng cấp huyện và từ đường đây nóng cấp tỉnh về ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã. Đường dây nóng cấp xã đặt tại UBND xã, gồm số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, họ tên và chức vụ người tiếp nhận. Thông tin này được công khai tại UBND cấp xã và đăng ký/điều chỉnh bằng văn bản gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường để đảm bảo hệ thống đường dây nóng hoạt động thông suốt, hiệu quả.
2. Đường dây nóng hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ.
Điều 4. Nguyên tắc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin
1. Việc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; được thực hiện theo chế độ Khẩn; tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế này.
2. Đảm bảo giữ bí mật thông tin cá nhân, nội dung phản ánh của tổ chức, cá nhân báo tin (thông tin của tổ chức, cá nhân báo tin và nội dung phản ánh chỉ được sử dụng đúng mục đích trong nội bộ đường dây nóng và báo cáo lãnh đạo phụ trách khi có yêu cầu); xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng, lợi dụng đường dây nóng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc phục vụ cho mục đích cá nhân.
3. Cán bộ, công chức được giao, quản lý, sử dụng đường dây nóng vắng mặt phải báo cáo và được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan, đồng thời lãnh đạo cơ quan phải phân công người làm thay.
QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN
1. Việc tiếp nhận thông tin được thực hiện thông qua một trong các hình thức gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi thư điện tử.
2. Các nội dung của thông tin phản ánh, kiến nghị:
a) Thông tin của tổ chức, cá nhân phản ánh, kiến nghị: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử (nếu có);
b) Thông tin mô tả vụ việc:
- Tên tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm (nếu xác định được);
- Thời gian xảy ra hoặc phát hiện vụ việc;
- Địa điểm, vị trí của vụ việc;
- Mô tả loại hình ô nhiễm; tính chất, mức độ vụ việc; phạm vi gây ô nhiễm;
- Mô tả hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học (ví dụ: nuôi, bắt các động vật quý hiếm, có tên trong sách đỏ…);
- Những bằng chứng kèm theo: ảnh, video, bản ghi âm, tài liệu… (nếu có).
3. Các thông tin phản ánh, kiến nghị bị từ chối tiếp nhận:
- Các thông tin bị từ chối tiếp nhận như quy định tại Khoản 1, Điều 1 của Quy chế này;
- Không xác định được nội dung vụ việc cụ thể đang xảy ra;
- Tổ chức, cá nhân không cung cấp đầy đủ, cụ thể các nội dung nêu tại Khoản 2 Điều này hoặc nội dung thông tin cung cấp không có căn cứ rõ ràng;
- Nội dung thông tin không liên quan đến ô nhiễm môi trường.
1. Tiếp nhận và chuyển thông tin:
a) Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường:
Cán bộ, công chức trực đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ thông tin phản ánh vào sổ nhật ký theo dõi đường dây nóng về thời gian tiếp nhận, nội dung tiếp nhận thông tin, số điện thoại; ghi âm cuộc gọi và các dữ liệu khác liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin; khẩn trương chuyển thông tin vừa tiếp nhận đến đường dây nóng cấp xã để tiến hành xác minh, đến đường dây nóng cấp huyện để chỉ đạo, theo dõi quá trình xác minh;
b) Đối với UBND cấp huyện:
Cán bộ, công chức trực đường dây nóng của UBND cấp huyện có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ thông tin phản ánh vào sổ nhật ký theo dõi đường dây nóng về thời gian tiếp nhận, nội dung tiếp nhận thông tin, số điện thoại; ghi âm cuộc gọi và các dữ liệu khác liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin; khẩn trương chuyển thông tin vừa tiếp nhận đến đường dây nóng cấp xã để tiến hành xác minh;
c) Đối với UBND cấp xã:
Cán bộ, công chức trực đường dây nóng của UBND cấp xã có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ thông tin phản ánh vào sổ nhật ký theo dõi đường dây nóng về thời gian tiếp nhận, nội dung tiếp nhận thông tin; khẩn trương báo cáo UBND cấp xã và tiến hành xác minh;
d) Mẫu nhật ký tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng nêu tại Phụ lục I kèm theo Quy chế này.
2. Xác minh thông tin:
a) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về vụ việc thông qua đường dây nóng, cán bộ, công chức trực đường dây nóng cấp xã tiến hành xác minh ngay thông tin của vụ việc (tính xác thực của thông tin và các nội dung nêu tại Điểm b, Khoản 2, Điều này); nếu cần thiết, đề nghị UBND cấp xã tổ chức xác minh thông tin (bố trí trí nhân lực, phương tiện, đề nghị cấp trên hỗ trợ… đối với các vụ việc phức tạp);
b) Thời hạn xác minh thông tin không quá 24 giờ kể từ khi Sở Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp huyện/UBND cấp xã tiếp nhận được thông tin qua đường dây nóng hoặc được thực hiện theo chế độ Khẩn đối với những trường hợp vụ việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp.
3. Xử lý vụ việc:
a) Sau khi có kết quả xác minh thông tin phản ánh, kiến nghị là chính xác, việc xử lý vụ việc được thực hiện như sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan, ban quản lý (cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế và các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường) triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn việc phát tán tác nhân gây ô nhiễm đối với các vụ việc do các dự án được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết/kế hoạch bảo vệ môi trường được Sở xác nhận gây ra trên địa bàn quản lý và đối với các vụ việc xảy ra trên địa bàn 02 huyện trở lên; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xử lý các vụ việc ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ;
- UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với UBND cấp xã, các cơ quan, tổ chức liên quan, ban quản lý (cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế và các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường) triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn việc phát tán tác nhân gây ô nhiễm đối với các vụ việc do các dự án được xác nhận cam kết bảo vệ môi trường/đề án bảo vệ môi trường đơn giản/kế hoạch bảo vệ môi trường được cấp huyện xác nhận và đối với các vụ việc do cá nhân và hộ gia đình gây ra trên địa bàn 02 xã trở lên;
- UBND cấp xã chủ trì triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn việc phát tán tác nhân gây ô nhiễm đối với các vụ việc do cá nhân, hộ gia đình gây ra trên địa bàn quản lý (ngoại trừ các vụ việc có tính chất liên xã); phối hợp với UBND cấp huyện xử lý các vụ việc ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền xử lý của cấp huyện và cấp tỉnh;
- Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Trung ương (gồm các vụ việc gây ô nhiễm môi trường có tính chất liên vùng, liên tỉnh hoặc liên quan đến các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh tác động môi trường hoặc tương đương của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của các Bộ có chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường), đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo kết quả xác minh thông tin đến đường dây nóng của Tổng cục Môi trường để triển khai xử lý vụ việc theo Quy chế phối hợp xử lý các vụ vụ việc về môi trường, sự cố môi trường được ban hành kèm theo Quyết định số 493/QĐ-TCMT ngày 24/5/2017 của Tổng cục Môi trường;
b) Việc xử lý vụ việc phải được thực hiện hoàn thành chậm nhất là 48 giờ (ngăn chặn được việc phát tán tác nhân gây ô nhiễm vào môi trường) kể từ khi kết quả xác minh thông tin là chính xác hoặc thực hiện theo chế độ Khẩn đối với những trường hợp vụ việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp.
5. Phản hồi thông tin:
a) Ngay sau khi có kết quả xác minh, xử lý vụ việc, cán bộ, công chức trực đường dây nóng của cấp có thẩm quyền xử lý vụ việc phản hồi kết quả xác minh, xử lý vụ việc đến tổ chức, cá nhân phản ánh thông tin;
b) Nội dung phản hồi thông tin:
- Tính xác thực của nội dung thông tin đã cung cấp;
- Các biện pháp ngăn chặn việc phát tán tác nhân gây ô nhiễm đã được thực hiện;
- Các biện pháp xử lý kèm theo (nếu có).
6. Sơ đồ Quy trình tiếp nhận, xác minh và xử lý vụ việc phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy chế này.
Điều 7. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Tổ chức tiếp nhận các thông tin phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường; chuyển thông tin tiếp nhận đến đường dây nóng cấp xã để kịp thời xác minh theo yêu cầu.
2. Chủ trì xử lý đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 6 của Quy chế này, chuyển ngay thông tin đã xử lý đến Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các vụ việc tiếp nhận thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường; phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường xảy ra trên địa bàn quản lý.
3. Tổng hợp, báo cáo bằng văn bản đến địa chỉ thư điện tử của đường dây nóng của Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đối với tất cả các vụ việc xảy ra trên địa bàn quản lý (thông qua địa chỉ thư điện tử đường dây nóng) theo quy định tại Phụ lục 4, Quyết định số 1730/QĐ-TCMT trước ngày 30 hàng tháng về kết quả tiếp nhận, xử lý đối với thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng cấp tỉnh.
4. Bố trí nhân lực, kinh phí và tổ chức vận hành đường dây nóng cấp tỉnh đảm bảo hiệu quả, thông suốt, kịp thời.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện để đề xuất kinh phí thực hiện vận hành đường dây nóng từ nguồn sự nghiệp môi trường hàng năm của địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
1. Tổ chức tiếp nhận các thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường từ tổ chức, cá nhân và từ đường dây nóng cấp tỉnh; chuyển thông tin và chỉ đạo cấp xã xác minh thông tin theo yêu cầu.
2. Chủ trì xử lý đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 6 của Quy chế này, chuyển ngay thông tin đã xử lý đến đường dây nóng cấp tỉnh đối với các vụ việc tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng cấp tỉnh; phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường xảy ra trên địa bàn quản lý.
3. Tổng hợp, báo cáo bằng văn bản đến địa chỉ thư điện tử của đường dây nóng cấp tỉnh kết quả tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đối với các vụ việc do cấp xã và cấp huyện xử lý (thông qua địa chỉ thư điện tử đường dây nóng) theo mẫu tại Phụ lục III của Quy chế này trước ngày 29 hàng tháng.
4. Bố trí nhân lực, kinh phí và tổ chức vận hành đường dây nóng cấp huyện đảm bảo hiệu quả, thông suốt, kịp thời.
1. Tổ chức tiếp nhận các thông tin phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân và từ đường dây nóng cấp tỉnh, cấp huyện về ô nhiễm môi trường; phối hợp với các cơ quan liên quan, kịp thời tổ chức xác minh thông tin theo yêu cầu; chuyển ngay thông tin đã xác minh đến đường dây nóng cấp tỉnh (đối với các vụ việc tiếp nhận thông tin phản ánh từ cấp tỉnh) và cấp huyện.
2. Chủ trì xử lý đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 6 của Quy chế này, chuyển ngay thông tin đã xử lý đến đường dây nóng cấp tỉnh đối với các vụ việc tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng cấp tỉnh, đến đường dây nóng cấp huyện đối với các vụ việc tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng cấp huyện; phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện xảy ra trên địa bàn quản lý.
3. Tổng hợp, báo cáo bằng văn bản đến địa chỉ thư điện tử của đường dây nóng cấp huyện kết quả tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đối với các vụ việc do cấp xã xử lý (thông qua địa chỉ thư điện tử đường dây nóng) theo mẫu tại Phụ lục III của Quy chế này trước ngày 28 hàng tháng.
4. Bố trí nhân lực, kinh phí và tổ chức vận hành đường dây nóng trên địa bàn quản lý đảm bảo hiệu quả, thông suốt, kịp thời.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xem xét, phối hợp giải quyết.
Mọi hành vi gây cản trở, che dấu, làm chậm trễ hoạt động, lợi dụng đường dây nóng vào mục đích cá nhân sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật./.
NHẬT KÝ TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 765/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)
I. Thời gian tiếp nhận thông tin: … giờ … phút, ngày … tháng . năm 20…
II. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin
1. Tên tổ chức, cá nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:
4. Email:
III. Nội dung thông tin phản ánh, kiến nghị
1. Tên tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm:
2. Địa chỉ, vị trí bị ô nhiễm:
3. Hình thức và phạm vi ô nhiễm:
4. Thời gian phát hiện ô nhiễm:
5. Đối tượng bị ảnh hưởng:
6. Các thông tin khác (hình ảnh, phim, người làm chứng…) do tổ chức, cá nhân phản ánh thông tin cung cấp (*)
IV. Nội dung xác minh thông tin
1. Tên cá nhân xác minh thông tin:
2. Thời gian xác minh:
3. Nội dung xác minh:
(bao gồm cả hình ảnh, phim, vật chứng, người làm chứng… tại hiện trường, (nếu có)
V. Nội dung xử lý, phản hồi thông tin
1. Biện pháp xử lý:
2. Kết quả xử lý:
SƠ ĐỒ QUY CHẾ TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 765/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)
A. Sơ đồ tổng thể
[1]. Tiếp nhận và chuyển thông tin:
[1.1]. Tiếp nhận thông tin.
[1.1.1]. Đường dây nóng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân;
[1.1.2]. Đường dây nóng Sở TN&MT tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân hoặc từ Bộ TN&MT;
[1.1.3]. Đường dây nóng cấp huyện tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân, hoặc từ Sở TN&MT;
[1.1.4]. Đường dây nóng cấp xã tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân, hoặc từ UBND cấp huyện, hoặc từ Sở TN&MT;
[1.2]. Chuyển thông tin:
[1.2.1]. Đường dây nóng Bộ TN&MT chuyển thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân do Bộ tiếp nhận đến đường dây nóng Sở TN&MT để tổ chức xác minh;
[1.2.2]. Đường dây nóng Sở TN&MT chuyển thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân hoặc từ đường dây nóng Bộ TN&MT đến đường dây nóng địa phương để xác minh;
[1.2.2.1]. Chuyển đến đường dây nóng cấp xã để UBND cấp xã chủ trì xác minh;
[1.2.2.2]. Thông báo đến đường dây nóng cấp huyện để theo dõi, chỉ đạo;
[1.2.3]. Đường dây nóng cấp huyện chuyển thông tin phản ánh từ tổ chức, cá
nhân đến đường dây nóng cấp xã để xác minh.
[2]. Xác minh thông tin:
[2.1]. UBND cấp xã chủ trì xác minh và báo cáo kết quả xác minh với Sở TN&MT và UBND cấp huyện để phân định thẩm quyền xử lý.
[2.2]. UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xác minh.
[3]. Xử lý vụ việc:
[3.1]. Xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền của Sở TN&MT:
[3.1.1]. Sở TN&MT chủ trì xử lý ô nhiễm môi trường đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền;
[3.1.2]. UBND huyện phối hợp với Sở TN&MT trong quá trình xử lý ô nhiễm môi trường;
[3.2]. Xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện:
[3.2.1]. UBND huyện chủ trì xử lý ô nhiễm môi trường đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền;
[3.2.2]. UBND xã phối hợp với UBND cấp huyện trong quá trình xử lý ô nhiễm môi trường;
[3.3]. Xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã:
[3.3.1]. UBND cấp xã chủ trì xử lý ô nhiễm môi trường đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền;
[3.3.2]. UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xử lý ô nhiễm môi trường.
[4]. Phản hồi thông tin:
[4.1]. Đường dây nóng Sở TN&MT phản hồi kết quả xác minh, xử lý ô nhiễm môi trường đến tổ chức, cá nhân phản ánh đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền cấp tỉnh;
[4.2]. Đường dây nóng cấp huyện phản hồi kết quả xác minh, xử lý ô nhiễm môi trường đến tổ chức, cá nhân phản ánh đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền cấp huyện;
[4.3]. Đường dây nóng cấp xã phản hồi kết quả xác minh, xử lý ô nhiễm môi trường đến tổ chức, cá nhân phản ánh và đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền cấp xã.
[5]. Báo cáo kết quả:
[5.1]. UBND cấp xã định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường các vụ việc do cấp xã xử lý với UBND cấp huyện thông qua đường dây nóng.
[5.2]. UBND cấp huyện định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường các vụ việc do cấp xã và cấp huyện xử lý với Sở TN&MT thông qua đường dây nóng.
[5.3]. Sở TN&MT định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh với Bộ TN&MT thông qua đường dây nóng.
B. Sơ đồ tình huống
B.1. Tình huống 1: Đường dây nóng Sở TN&MT tiếp nhận thông tin, thẩm quyền xử lý của UBND cấp xã
[1]. Tiếp nhận và chuyển thông tin:
[1.1]. Tiếp nhận thông tin:
[1.1.2]. Đường dây nóng Sở TN&MT tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân hoặc từ đường dây nóng Bộ TN&MT.
[1.2]. Chuyển thông tin:
[1.2.2]. Đường dây nóng Sở TN&MT chuyển thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân hoặc từ đường dây nóng Bộ TN&MT đến đường dây nóng địa phương để xác minh;
[1.2.2.1]. Chuyển đến đường dây nóng cấp xã để UBND cấp xã chủ trì xác minh; [1.2.2.2]. Thông báo đến đường dây nóng cấp huyện để theo dõi, chỉ đạo.
[2]. Xác minh thông tin:
[2.1]. UBND cấp xã chủ trì xác minh và báo cáo kết quả xác minh với đường dây nóng Sở TN&MT và cấp huyện để phân định thẩm quyền xử lý;
[2.2]. UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xác minh.
[3]. Xử lý vụ việc:
[3.3]. Xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã: [3.3.1]. UBND cấp xã chủ trì xử lý ô nhiễm môi trường;
[3.3.2]. UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xử lý.
[4]. Phản hồi thông tin:
[4.3]. Đường dây nóng cấp xã phản hồi kết quả xác minh, xử lý đến tổ chức, cá nhân phản ánh.
[5]. Báo cáo kết quả:
[5.1]. UBND cấp xã định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với UBND cấp huyện thông qua đường dây nóng. [5.2]. UBND cấp huyện định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Sở TN&MT thông qua đường dây nóng. [5.3]. Sở TN&MT định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Bộ TN&MT thông qua đường dây nóng.
B.2. Tình huống 2: Đường dây nóng Sở TN&MT tiếp nhận thông tin, thẩm quyền xử lý của UBND cấp huyện
[1]. Tiếp nhận và chuyển thông tin:
[1.1]. Tiếp nhận thông tin:
[1.1.2]. Đường dây nóng Sở TN&MT tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân hoặc từ đường dây nóng Bộ TN&MT.
[1.2]. Chuyển thông tin:
[1.2.2]. Đường dây nóng Sở TN&MT chuyển thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân hoặc từ đường dây nóng Bộ TN&MT đến đường dây nóng địa phương để xác minh;
[1.2.2.1]. Chuyển đến đường dây nóng cấp xã để UBND cấp xã chủ trì xác minh; [1.2.2.2]. Thông báo đến đường dây nóng cấp huyện để để theo dõi, chỉ đạo.
[2]. Xác minh thông tin:
[2.1]. UBND cấp xã chủ trì xác minh và báo cáo kết quả xác minh với đường dây nóng cấp huyện và cấp tỉnh để phân định thẩm quyền xử lý;
[2.2]. UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xác minh.
[3]. Xử lý vụ việc:
[3.2]. Xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện: [3.2.1]. UBND cấp huyện chủ trì xử lý ô nhiễm môi trường;
[3.2.2]. UBND xã phối hợp với UBND cấp huyện trong quá trình xử lý .
[4]. Phản hồi thông tin:
[4.2]. Đường dây nóng cấp huyện phản hồi kết quả xác minh, xử lý đến tổ chức, cá nhân phản ánh.
[5]. Báo cáo kết quả:
[5.2]. UBND cấp huyện định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Sở TN&MT qua đường dây nóng;
[5.3]. Sở TN&MT định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Bộ TN&MT thông qua đường dây nóng.
B.3. Tình huống 3: Đường dây nóng Sở TN&MT tiếp nhận thông tin, thẩm quyền xử lý của Sở TN&MT
[1]. Tiếp nhận và chuyển thông tin:
[1.1]. Tiếp nhận thông tin.
[1.1.2]. Đường dây nóng Sở TN&MT tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân hoặc từ đường dây nóng Bộ TN&MT.
[1.2]. Chuyển thông tin
[1.2.2]. Đường dây nóng Sở TN&MT chuyển thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân hoặc từ Bộ TN&MT đến đường dây nóng địa phương để xác minh.
[1.2.2.1]. Chuyển đến đường dây nóng cấp xã để UBND cấp xã chủ trì xác minh;
[1.2.2.2]. Thông báo đến đường dây nóng cấp huyện để để theo dõi, chỉ đạo.
[2]. Xác minh thông tin:
[2.1]. UBND cấp xã chủ trì xác minh và báo cáo kết quả xác minh với đường dây nóng cấp huyện và cấp tỉnh để phân định thẩm quyền xử lý;
[2.2]. UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xác minh.
[3]. Xử lý vụ việc:
[3.1]. Xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền của Sở TN&MT: [3.1.1]. Sở TN&MT chủ trì xử lý ô nhiễm môi trường;
[3.1.2]. UBND huyện phối hợp với Sở TN&MT trong quá trình xử lý ô nhiễm môi trường.
[4]. Phản hồi thông tin:
[4.1]. Đường dây nóng Sở TN&MT phản hồi kết quả xác minh, xử lý đến tổ chức, cá nhân phản ánh.
[5]. Báo cáo kết quả:
[5.3]. Sở TN&MT định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Bộ TN&MT qua đường dây nóng.
B.4. Tình huống 4: Đường dây nóng cấp huyện tiếp nhận thông tin, thẩm quyền xử lý của Sở TN&MT.
[1]. Tiếp nhận và chuyển thông tin:
[1.1]. Tiếp nhận thông tin:
[1.1.3]. Đường dây nóng cấp huyện tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân. [1.2]. Chuyển thông tin:
[1.2.2]. Đường dây nóng cấp huyện chuyển thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân đến đường dây nóng cấp xã để xác minh.
[2]. Xác minh thông tin:
[2.1]. UBND cấp xã chủ trì xác minh và báo cáo kết quả xác minh với đường dây nóng cấp huyện và cấp tỉnh để phân định thẩm quyền xử lý.
[2.2]. UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xác minh.
[3]. Xử lý vụ việc:
[3.1]. Xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền của Sở TN&MT:
[3.1.1]. Sở TN&MT chủ trì xử lý ô nhiễm môi trường đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền, UBND xã phối hợp với Sở TN&MT trong quá trình xử lý ô nhiễm môi trường;
[3.1.2]. UBND huyện phối hợp với Sở TN&MT trong quá trình xử lý ô nhiễm môi trường.
[4]. Phản hồi thông tin:
[4.1]. Đường dây nóng Sở TN&MT phản hồi kết quả xác minh, xử lý đến tổ chức, cá nhân phản ánh.
[5]. Báo cáo kết quả:
[5.3]. Sở TN&MT định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Bộ TN&MT qua đường dây nóng.
B.5. Tình huống 5: Đường dây nóng cấp huyện tiếp nhận thông tin, thẩm quyền xử lý của UBND cấp huyện
[1]. Tiếp nhận và chuyển thông tin:
[1.1]. Tiếp nhận thông tin:
[1.1.3]. Đường dây nóng cấp huyện tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân.
[1.2]. Chuyển thông tin:
[1.2.2]. Đường dây nóng cấp huyện chuyển thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân đến đường dây nóng cấp xã để xác minh.
[2]. Xác minh thông tin:
[2.1]. UBND cấp xã chủ trì xác minh và báo cáo kết quả xác minh với đường dây nóng cấp huyện và cấp tỉnh để phân định thẩm quyền xử lý;
[2.2]. UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xác minh.
[3]. Xử lý vụ việc:
[3.2]. Xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện: [3.2.1]. UBND cấp huyện chủ trì xử lý ô nhiễm môi trường;
[3.2.2]. UBND xã phối hợp với UBND cấp huyện trong quá trình xử lý.
[4]. Phản hồi thông tin:
[4.2]. Đường dây nóng cấp huyện phản hồi kết quả xác minh, xử lý đến tổ chức, cá nhân phản ánh.
[5]. Báo cáo kết quả:
[5.2]. UBND cấp huyện định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Sở TN&MT qua đường dây nóng. [5.3]. Sở TN&MT định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Bộ TN&MT qua đường dây nóng.
B.6. Tình huống 6: Đường dây nóng cấp huyện tiếp nhận thông tin, thẩm quyền xử lý của UBND cấp xã.
[1]. Tiếp nhận và chuyển thông tin:
[1.1]. Tiếp nhận thông tin:
[1.1.3]. Đường dây nóng cấp huyện tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân.
[1.2]. Chuyển thông tin:
[1.2.2]. Đường dây nóng cấp huyện chuyển thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân đến đường dây nóng cấp xã để xác minh.
[2]. Xác minh thông tin:
[2.1]. UBND cấp xã chủ trì xác minh và báo cáo kết quả xác minh với đường dây nóng cấp huyện và cấp tỉnh để phân định thẩm quyền xử lý;
[2.2]. UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xác minh.
[3]. Xử lý vụ việc:
[3.3]. Xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã: [3.3.1]. UBND cấp xã chủ trì xử lý ô nhiễm môi trường;
[3.3.2]. UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xử lý.
[4]. Phản hồi thông tin:
[4.1]. Đường dây nóng cấp xã phản hồi kết quả xác minh, xử lý đến tổ chức, cá nhân phản ánh.
[5]. Báo cáo kết quả:
[5.1]. UBND cấp xã định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với UBND cấp huyện qua đường dây nóng. [5.2]. UBND cấp huyện định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Sở TN&MT qua đường dây nóng. [5.3]. Sở TN&MT định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Bộ TN&MT qua đường dây nóng.
B.7. Tình huống 7: Đường dây nóng cấp xã tiếp nhận thông tin, thẩm quyền xử lý của UBND cấp xã
[1]. Tiếp nhận và chuyển thông tin:
[1.1]. Tiếp nhận thông tin:
[1.1.4]. Đường dây nóng cấp xã tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân.
[2]. Xác minh thông tin
[2.1]. UBND cấp xã chủ trì xác minh và báo cáo kết quả xác minh với đường dây nóng Sở TN&MT và cấp huyện để phân định thẩm quyền xử lý;
[2.2]. UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xác minh.
[3]. Xử lý vụ việc:
[3.3]. Xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã: [3.3.1]. UBND cấp xã chủ trì xử lý ô nhiễm môi trường;
[3.3.2]. UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xử lý;
[4]. Phản hồi thông tin:
[4.1]. Đường dây nóng cấp xã phản hồi kết quả xác minh, xử lý đến tổ chức, cá nhân phản ánh.
[5]. Báo cáo kết quả:
[5.1]. UBND cấp xã định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với UBND cấp huyện qua đường dây nóng. [5.2]. UBND cấp huyện định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Sở TN&MT qua đường dây nóng. [5.3]. Sở TN&MT định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Bộ TN&MT qua đường dây nóng.
B.8. Tình huống 8: Đường dây nóng cấp xã tiếp nhận thông tin, thẩm quyền xử lý của UBND cấp huyện
[1]. Tiếp nhận và chuyển thông tin:
[1.1]. Tiếp nhận thông tin;
[1.1.4]. Đường dây nóng cấp xã tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân.
[2]. Xác minh thông tin
[2.1]. UBND cấp xã chủ trì xác minh và báo cáo kết quả xác minh với đường dây nóng cấp huyện và cấp tỉnh để phân định thẩm quyền xử lý;
[2.2]. UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xác minh;
[3]. Xử lý vụ việc:
[3.2]. Xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện: [3.2.1]. UBND cấp huyện chủ trì xử lý ô nhiễm môi trường;
[3.3.2]. UBND xã phối hợp với UBND cấp huyện trong quá trình xử lý;
[4]. Phản hồi thông tin:
[4.2]. Đường dây nóng cấp huyện phản hồi kết quả xác minh, xử lý đến tổ chức, cá nhân phản ánh.
[5]. Báo cáo kết quả:
[5.2]. UBND cấp huyện định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Sở TN&MT qua đường dây nóng. [5.3]. Sở TN&MT định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Bộ TN&MT qua đường dây nóng.
B.9. Tình huống 9: Đường dây nóng cấp xã tiếp nhận thông tin, thẩm quyền xử lý của Sở TN&MT
[1]. Tiếp nhận và chuyển thông tin:
[1.1]. Tiếp nhận thông tin.
[1.1.4]. Đường dây nóng cấp xã tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân.
[2]. Xác minh thông tin:
[2.1]. UBND cấp xã chủ trì xác minh và báo cáo kết quả xác minh với đường dây nóng cấp huyện và cấp tỉnh để phân định thẩm quyền xử lý.
[2.2]. UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong quá trình xác minh.
[3]. Xử lý vụ việc:
[3.1]. Xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền của Sở TN&MT:
[3.1.1]. Sở TN&MT chủ trì xử lý ô nhiễm môi trường đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền, UBND xã phối hợp với Sở TN&MT trong quá trình xử lý ô nhiễm môi trường;
[3.1.2]. UBND huyện phối hợp với Sở TN&MT trong quá trình xử lý ô nhiễm môi trường.
[4]. Phản hồi thông tin:
[4.3]. Đường dây nóng Sở TN&MT phản hồi kết quả xác minh, xử lý đến tổ chức, cá nhân phản ánh.
[5]. Báo cáo kết quả:
[5.3]. Sở TN&MT định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo với Bộ TN&MT qua đường dây nóng.
BÁO CÁO KẾT QUẢ TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 765/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…….. | Địa danh, ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG
THÁNG … NĂM …
1. Tình hình tiếp nhận thông tin trong tháng … năm …
Tổng số vụ việc đã tiếp nhận: …, trong đó:
- Có … vụ việc không liên quan đến vụ việc, sự cố gây ô nhiễm môi trường;
- Có … vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của cấp tỉnh, chiếm tỷ lệ …%;
- Có … vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của cấp huyện, chiếm tỷ lệ …%;
- Có … vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của cấp xã, chiếm tỷ lệ …%;
- Có … vụ việc, sự cố gây ô nhiễm môi trường do khí thải;
- Có … vụ việc, sự cố gây ô nhiễm môi trường do nước thải;
- Có … vụ việc, sự cố gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
2. Kết quả xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền trong tháng … năm …:
2.1. Về các vụ việc đã được xử lý trong tháng (trong kỳ báo cáo):
- Tổng số vụ việc đã xử lý: …, trong đó:
+ Có … vụ việc tiếp nhật từ các kỳ trước;
+ Có … vụ việc tiếp nhận trong kỳ này;
2.2. Về các vụ việc chưa được xử lý (vụ việc tồn đọng, kéo dài quá 2 tháng) trong tháng … năm…
- Tổng số vụ việc chưa được xử lý trong kỳ: …, trong đó:
+ Có … vụ việc tiếp nhật từ các kỳ trước;
+ Có … vụ việc tiếp nhận trong kỳ này;
2.3. Các vụ việc tồn đọng, kéo dài:
1. Thông tin vụ việc 1:
Báo cáo chi tiết thông tin các vụ việc (tên tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm; địa điểm gây ô nhiễm; lý do chưa xử lý dứt điểm ô nhiễm), hướng giải quyết, các đề xuất, kiến nghị.
2. Thông tin vụ việc 2:
…
3. Các đề xuất, kiến nghị:
| LÃNH ĐẠO |
- 1Quyết định 741/QĐ-UBND năm 2018 về thiết lập, công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị và ban hành Quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về lĩnh vực tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 4097/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế tiếp nhận, quản lý và xử lý thông tin qua đường dây nóng về chi phí không chính thức của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 1891/QĐ-UBND năm 2018 về thiết lập, công bố đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; đồng thời, ban hành Quy chế hoạt động của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 4Quyết định 04/2019/QĐ-UBND về Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5Quyết định 849/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 1703/QĐ-UBND năm 2019 quy định về quản lý, sử dụng Hệ thống tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân với Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc
- 7Kế hoạch 5179/KH-UBND năm 2019 về vận hành thử nghiệm và chính thức công bố ra mắt Hệ thống đường dây nóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 8Quyết định 508/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế tạm thời quản lý, vận hành, khai thác hệ thống Tổng đài đường dây nóng tỉnh Quảng Ninh
- 9Nghị quyết 15/2020/NQ-HĐND về kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND18, về quan điểm và nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn và ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2016-2020
- 10Quyết định 20/2022/QĐ-UBND về Quy chế tiếp nhận, quản lý và xử lý thông tin phản ánh qua đường dây nóng của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về chi phí không chính thức
- 11Quyết định 948/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 12Quyết định 5212/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin qua đường dây nóng trên lĩnh vực quản lý nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật bảo vệ môi trường 2014
- 2Nghị định 03/2015/NĐ-CP quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Chỉ thị 03/CT-BTNMT năm 2017 về tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Quyết định 741/QĐ-UBND năm 2018 về thiết lập, công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị và ban hành Quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về lĩnh vực tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 6Quyết định 4097/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế tiếp nhận, quản lý và xử lý thông tin qua đường dây nóng về chi phí không chính thức của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 7Quyết định 1891/QĐ-UBND năm 2018 về thiết lập, công bố đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; đồng thời, ban hành Quy chế hoạt động của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 8Quyết định 1730/QĐ-TCMT năm 2017 về quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thống nhất từ trung ương đến địa phương do Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ban hành
- 9Quyết định 04/2019/QĐ-UBND về Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 10Quyết định 849/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 1703/QĐ-UBND năm 2019 quy định về quản lý, sử dụng Hệ thống tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân với Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc
- 12Kế hoạch 5179/KH-UBND năm 2019 về vận hành thử nghiệm và chính thức công bố ra mắt Hệ thống đường dây nóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 13Quyết định 508/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế tạm thời quản lý, vận hành, khai thác hệ thống Tổng đài đường dây nóng tỉnh Quảng Ninh
- 14Nghị quyết 15/2020/NQ-HĐND về kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND18, về quan điểm và nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn và ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2016-2020
- 15Quyết định 20/2022/QĐ-UBND về Quy chế tiếp nhận, quản lý và xử lý thông tin phản ánh qua đường dây nóng của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về chi phí không chính thức
- 16Quyết định 948/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 17Quyết định 5212/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin qua đường dây nóng trên lĩnh vực quản lý nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 765/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Số hiệu: 765/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/04/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Hà Sỹ Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực