Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1730/QĐ-TCMT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THỐNG NHẤT TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-BTNMT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân (để báo cáo);
- Tổng Cục trưởng, các Phó Tổng cục trưởng;
- Văn phòng Bộ; Các Vụ: Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền, Tổ chức cán bộ (để phối hợp);
- Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM TCMT;
- Lưu: VT, VP, TTTH(T28).

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Văn Tài

 

QUY TRÌNH

TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THỐNG NHẤT TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-TCMT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy trình này quy định việc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Quy trình này không quy định đối với các thông tin phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (thanh tra, kiểm tra, giải quyết thủ tục hành chính,...)

2. Quy trình này áp dụng cho các Lãnh đạo, cán bộ tham gia công tác tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy trình này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường dây nóng là hệ thống khép kín gồm: thiết bị viễn thông, số thuê bao di động, thư điện tử, thiết bị phụ trợ, nhân sự và quy trình để tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin của các tổ chức, cá nhân về đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường; các vi phạm quy định về bảo tồn đa dạng sinh học để các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời có biện pháp tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý theo quy định.

2. Vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường là những vụ việc, sự cố do thiên tai hoặc tự phát từ điều kiện địa chất, địa hình của khu vực hoặc do hành vi của các tổ chức, cá nhân gây ra làm ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi chất lượng môi trường, như: thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, các chất độc, chất phóng xạ, chất nguy hại, bụi, khí thải vào đất, nguồn nước và không khí; gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; vi phạm quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Phản ánh, kiến nghị là việc tổ chức, cá nhân thông báo bằng hình thức gọi điện, nhắn tin, gửi thư điện tử vào đường dây nóng về các thông tin liên quan đến vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường.

4. Tiếp nhận thông tin là việc các cơ quan, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện ghi nhận lại thông tin về đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến sự cố môi trường, vụ việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường do các tổ chức, cá nhân cung cấp.

5. Xác minh thông tin là việc các cơ quan, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện việc làm rõ các thông tin được phản ánh, kiến nghị là chính xác hay không để triển khai các biện pháp xử lý tiếp theo.

6. Xử lý thông tin là việc các cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở các nội dung tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng triển khai các hoạt động, gồm: kiểm tra xử lý vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường; chỉ đạo triển khai các biện pháp xử lý, ngăn chặn việc phát tán chất gây ô nhiễm; xây dựng phương án xử lý, khắc phục vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường; xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có).

7. Phản hồi thông tin là việc thông báo kết quả xử lý thông tin cho tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, thông qua một trong các hình thức gọi điện hoặc gửi thư điện tử.

Điều 3. Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường

1. Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường được thiết lập trên phạm vi toàn quốc, bao gồm:

a) Đường dây nóng cấp Trung ương đặt tại Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm số điện thoại 086.900.0660 và địa chỉ thư điện tử duongdaynong@vea.gov.vn.

b) Đường dây nóng cấp địa phương đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Danh mục đường dây nóng cấp địa phương tại Phụ lục 1 kèm theo Quy trình này và được công khai, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Môi trường và trang tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Đường dây nóng hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ.

Điều 4. Nguyên tắc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin qua đường dây nóng

1. Việc tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; được thực hiện theo chế độ Khẩn; tuân thủ quy định của pháp luật và Quy trình này.

2. Bảo đảm giữ bí mật thông tin cá nhân, nội dung phản ánh của tổ chức, cá nhân báo tin; xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng, lợi dụng đường dây nóng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc phục vụ cho mục đích cá nhân.

3. Cán bộ được giao quản lý, sử dụng đường dây nóng vắng mặt phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị.

Chương II.

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Điều 5. Về thông tin tiếp nhận

1. Việc tiếp nhận thông tin được thực hiện thông qua một trong các hình thức gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi thư điện tử.

2. Các nội dung của thông tin phản ánh, kiến nghị

a) Thông tin của tổ chức, cá nhân phản ánh, kiến nghị: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử (nếu có).

b) Thông tin mô tả vụ việc gây ô nhiễm

- Tên tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm (nếu xác định được);

- Thời gian xảy ra hoặc phát hiện vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường;

- Địa điểm, vị trí của vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường;

- Mô tả loại hình ô nhiễm; tính chất, mức độ vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường; phạm vi gây ô nhiễm;

- Mô tả hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học (ví dụ: nuôi, bắt các động vật quý hiếm, có tên trong sách đỏ,...);

- Những bằng chứng kèm theo: ảnh, video, bản ghi âm, tài liệu,... (nếu có).

3. Các thông tin phản ánh, kiến nghị bị từ chối tiếp nhận

- Thông tin phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (thanh tra, kiểm tra, giải quyết thủ tục hành chính,...).

- Không xác định được nội dung vụ việc cụ thể đang xảy ra;

- Tổ chức, cá nhân không cung cấp đầy đủ, cụ thể các nội dung nêu tại Khoản 2 Điều này hoặc nội dung thông tin cung cấp không có căn cứ rõ ràng;

- Nội dung thông tin khác không liên quan đến các vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường.

Điều 6. Quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin từ Trung ương đến địa phương

1. Tiếp nhận thông tin

a) Đối với Tổng cục Môi trường

- Cán bộ trực đường dây nóng của Tổng cục Môi trường có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ vào sổ nhật ký theo dõi đường dây nóng về thời gian tiếp nhận, nội dung tiếp nhận thông tin, số điện thoại; ghi âm cuộc gọi và các dữ liệu khác liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để có phản hồi, hướng dẫn, trả lời.

Đối với những vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường hướng dẫn tổ chức, cá nhân để phản ánh trực tiếp qua đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân vẫn yêu cầu Tổng cục Môi trường tiếp nhận, xử lý thì phải tiếp nhận đầy đủ thông tin, sau đó chuyển ngay thông tin tới đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để xác minh và xử lý thông tin.

- Hàng ngày, Văn phòng Tổng cục có trách nhiệm tổng hợp các thông tin về môi trường phản ánh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và phân loại, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông qua địa chỉ thư điện tử đường dây nóng.

b) Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Cán bộ trực đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận thông tin chuyển đến từ đường dây nóng của Tổng cục Môi trường và các thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn; ghi nhận kịp thời, đầy đủ vào sổ nhật ký theo dõi đường dây nóng về thời gian tiếp nhận, nội dung thông tin, số điện thoại; có thể ghi âm cuộc gọi và các dữ liệu khác liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để có phản hồi, hướng dẫn, trả lời.

2. Xác minh thông tin

a) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng, cán bộ trực đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Lãnh đạo phụ trách môi trường để chỉ đạo xác minh thông tin.

b) Thời hạn xác minh thông tin được thực hiện trong thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin hoặc thực hiện theo chế độ Khẩn đối với những trường hợp vụ việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp.

3. Xử lý thông tin

a) Sau khi có kết quả xác minh thông tin phản ánh, kiến nghị là chính xác, việc xử lý thông tin được thực hiện như sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, chính quyền địa phương, Ban Quản lý (đối với các vụ việc, sự cố xảy ra trong Cụm công nghiệp, Khu công nghiệp, Khu kinh tế) triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn việc phát tán chất gây ô nhiễm.

- Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Trung ương (gồm các vụ việc gây ô nhiễm môi trường có tính chất liên vùng, liên tỉnh hoặc liên quan đến các Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc văn bản tương đương) của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của các Bộ có chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường): đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo kết quả xác minh thông tin về đường dây nóng của Tổng cục Môi trường.

Sau khi nhận được thông tin xác minh từ đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường, cán bộ trực đường dây nóng của Tổng cục Môi trường chuyển thông tin tới các đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường tổ chức triển khai xử lý vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường theo quy định tại Quy chế phối hợp xử lý các vụ việc về môi trường, sự cố môi trường được ban hành kèm theo Quyết định số 493/QĐ-TCMT ngày 24 tháng 5 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.

- Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của địa phương (gồm các trường hợp còn lại): Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động triển khai các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; đồng thời, thông báo kết quả xử lý qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường để tổng hợp.

Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động xây dựng Quy trình phối hợp xử lý các vụ việc về môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn quản lý, đảm bảo triển khai tốt công tác xử lý các vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường.

b) Việc xử lý thông tin phải được hoàn thành trong 48 giờ kể từ khi nhận được kết quả xác minh thông tin là chính xác hoặc thực hiện theo chế độ Khẩn đối với những trường hợp vụ việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp.

4. Phản hồi thông tin

a) Ngay sau khi nhận được kết quả xử lý thông tin, các đơn vị căn cứ trách nhiệm, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được giao để phản hồi thông tin tới tổ chức, cá nhân phản ánh. Cụ thể:

- Các vụ việc thuộc thẩm quyền của Trung ương thì cán bộ trực đường dây nóng của Tổng cục Môi trường thông báo, phản hồi kết quả xác minh, xử lý thông tin tới người cung cấp thông tin và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi xảy ra vụ việc được biết và theo dõi, giám sát quá trình xử lý, khắc phục.

- Các vụ việc thuộc thẩm quyền của địa phương thì cán bộ trực đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo, phản hồi kết quả xác minh, xử lý thông tin tới người cung cấp thông tin được biết.

b) Nội dung phản hồi thông tin

- Tính xác thực của nội dung thông tin đã cung cấp;

- Các biện pháp ngăn chặn việc phát tán chất gây ô nhiễm đã được thực hiện;

- Các biện pháp xử lý kèm theo (nếu có);

- Định hướng triển khai các biện pháp khác trong thời gian tới nhằm giải quyết triệt để vụ việc ô nhiễm môi trường.

5. Quy trình tiếp nhận, xác minh và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng từ trung ương đến địa phương được mô tả tại Phụ lục 2; Quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng tại các địa phương tham khảo tại Phụ lục 3 kèm theo Quy trình này.

Chương III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Tổng cục Môi trường

1. Văn phòng Tổng cục

a) Tổ chức tiếp nhận các thông tin phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường; phản hồi thông tin đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Trung ương.

b) Định kỳ hằng tuần và đột xuất theo yêu cầu tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục kết quả tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường trên toàn quốc.

c) Định kỳ hằng tháng tổng hợp kết quả tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường và của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công khai thông tin trên Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường và của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

d) Định kỳ hằng tháng, 6 tháng, hằng năm và đột xuất theo yêu cầu tổng hợp, chuẩn bị báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng trên toàn quốc (theo mẫu tại Phụ lục 4) trình Lãnh đạo Tổng cục xem xét, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

e) Trên cơ sở kết quả tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường tại các địa phương, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức xem xét, đánh giá về nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố từng tháng và từng năm theo quy định.

2. Cục Kiểm soát ô nhiễm

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chủ động triển khai xử lý vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường theo quy định tại Quy chế phối hợp xử lý các vụ việc về môi trường, sự cố môi trường được ban hành kèm theo Quyết định số 493/QĐ-TCMT ngày 24 tháng 5 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.

3. Kết quả tiếp nhận và xử lý

Điều 8. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Tổ chức tiếp nhận các thông tin phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường; phản hồi thông tin đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của địa phương.

2. Tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua địa chỉ thư điện tử đường dây nóng của Tổng cục Môi trường, theo mẫu tại Phụ lục 4) trước ngày 30 hàng tháng về kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng cấp địa phương để tổng hợp, công khai thông tin.

3. Định kỳ hằng tháng công khai kết quả tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý trên trang tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường.

4. Bố trí kinh phí và tổ chức vận hành đường dây nóng đảm bảo hiệu quả, thông suốt từ trung ương đến địa phương.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Tổng cục Môi trường (qua Văn phòng Tổng cục) để xem xét, phối hợp giải quyết./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC ĐƯỜNG DÂY NÓNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CẤP ĐỊA PHƯƠNG - DANH MỤC TẠM THỜI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-TCMT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)

STT

ĐỊA PHƯƠNG

S ĐIN THOẠI

THƯ ĐIỆN TỬ

1

Thành phố Hà Nội

0945.508.118

duongdaynongmoitruonghanoi@gmail.com

2

Thành phố Hồ Chí Minh

028.3829.3653

stnmt@tphcm.gov.vn

3

Tỉnh An Giang

02963.853709 / 02963.952438

sotnmt@angiang.gov.vn

4

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

08.888.00064

sotnmt@baria-vungtau.gov.vn

5

Tỉnh Bạc Liêu

0988.989.412

ccbvmtbl@gmail.com

6

Tỉnh Bắc Giang

0204.6289.289

duongdaynong_stnmt@bacgiang.gov.vn

7

Tỉnh Bắc Kạn

0915 344 000

nghidv.tn@backan.gov.vn

8

Tỉnh Bắc Ninh

0912.298.158

0912.621.667

0982.557.036

9089.550.637

nddong.stnmt@bacninh.gov.vn

lxhung.stnmt@bacninh.gov.vn

ldtho.stnmt@bacninh.gov.vn

dvduong.stnmt@bacninh.gov.vn

9

Tỉnh Bến Tre

0903.034.727

0918.219.151

0913.965.098

0913.184.684

stnmt@bentre.gov.vn

10

Tỉnh Bình Dương

0274.3822.252

duongdaynongtnmt@binhduong.gov.vn

11

Tỉnh Bình Định

0256.363.6555

thanhdt@stnmt.binhdinh.gov.vn

thanhtraso@ stnmt.binhdinh.gov.vn

12

Tỉnh Bình Phước

0886.322.822

gdstnmt@binhphuoc.gov.vn

13

Tỉnh Bình Thuận

0918.370.055

thaidv@stnmt.binhthuan.gov.vn

14

Tỉnh Cao Bằng

0913.279.207

0206.3855.595

0206.3852.372

0206.3758.468

sotainguyenmoitruongcb@gmail.com

15

Tỉnh Cà Mau

0290.3836.286

0918.029.349

thanhtratnmt.camau@gmail.com

16

Thành phố Cần Thơ

0913.973.971

0947.707.879

sotnmt@cantho.gov.vn

17

Thành phố Hải Phòng

0225.3732.424

stnmt@haiphong.gov.vn

18

Thành phố Đà Nẵng

02363.740.747

ccbvmt@danang.gov.vn

19

Tỉnh Gia Lai

0269.3871037

Thanhtra_stnmt@gialai.gov.vn

20

Tỉnh Hòa Bình

0888.363.866

stnmt@hoabinh.gov.vn

21

Tỉnh Hà Giang

0219.3.860613

0912606481

ttra.stnmt@hagiang.gov.vn

22

Tỉnh Hà Nam

0226.3852.571

laivanminh@hanam.gov.vn

23

Tỉnh Hà Tĩnh

0239.3857974

sotainguyen_moitruong@hatinh.gov.vn

24

Tỉnh Hưng Yên

0221.3863 624

vanphong.tnhy@gmail.com

25

Tỉnh Hải Dương

0320.3898051

thanhtratnmthd@gmail.com

26

Tỉnh Hậu Giang

0123.3365.247

tainguyenhg@yahoo.com

27

Tỉnh Điện Biên

0215.3811.161

01213.006.113

0215.3810.778

0983.023.293

ccmtdb@gmail. com

28

Tỉnh Đắk Lắk

02623.854643

thanhtra@tnmt.daklak.gov.vn

thanhtratnmtdaklak@gmail.com

29

Tỉnh Đắk Nông

0261.3549.046

0913.436.721

0978.091.092

0961.756.348

0902.800.481

0934.906.879

duongdaynong.bvmt@daknong.gov.vn

thanhtam4748@gmail.com

30

Tỉnh Đồng Nai

0915.542.054

vbstnmt@dongnai.gov.vn

31

Tỉnh Đồng Tháp

0277.3854.614

sotnmt@dongthap.gov.vn

32

Tỉnh Khánh Hòa

0258.3822.654

0967.807979

stnmt@khanhhoa.gov.vn

33

Tỉnh Kon Tum

0606.558.006 /

0983.593.006

0603.919.159/

0987.082.777

0606.856.159/

0905.713.189

phamduchanh-kontum@chinhphu.vn

tschau.stnmt@kontum.gov.vn

htvien.stnmt@kontum.gov.vn

34

Tỉnh Kiên Giang

0941.179.922

Ccbvmt.stnmt@kiengiang.gov.vn

35

Tỉnh Lai Châu

0213.3877.516

0912.027.074

ttratnmtlc@gmail.com

36

Tỉnh Long An

0272.3820.828

stnmt@longan.gov.vn

37

Tỉnh Lào Cai

0888.500.999

0916.389.469

chicucbvmt-stnmt@laocai.gov.vn

38

Tỉnh Lâm Đồng

0911.138.558

phuongnvtnmt@lamdong.gov.vn

39

Tỉnh Lạng Sơn

0205.3874.273

0205.3719757

0205.3719.390

0918.622.326

0205.3812.188

0916.783.607

nhchien@langson.gov.vn

ndduyet@langson.gov.vn

nkanh@langson.gov.vn

cvnam@langson.gov.vn

40

Tỉnh Nam Định

0228.3866.268

thanhtraso.tnmt@namdinh.chinhphu.vn

41

Tỉnh Nghệ An

0888.695.658

phongkiemsoatonhiem.na@gmail.com

42

Tỉnh Ninh Bình

0229.3872120

0915.053.044

thanhtrasotnmtnb@gmail.com

bvmtnb@gmail.com

43

Tỉnh Ninh Thuận

068.3835.950

ccbvmt@ninhthuan.gov.vn

44

Tỉnh Phú Thọ

0946.476.889 / 0932.228.787 / 02103.843.784

0982.021.378/

02103.992.079

sotnmt.phutho@gmail.com

45

Tỉnh Phú Yên

0914.221.439

nguyennhuthuc@gmail.com

46

Tỉnh Quảng Bình

0232.3842.984

0982.263.098

stnmt@quangbinh.gov.vn

47

Tỉnh Quảng Nam

0905.119.661

sotnmtquangnam@gmail.com

48

Tỉnh Quảng Ngãi

0977.441.606

0255.3712.537

tnpaonhiemmt.stnmtqngai@gmail.com

49

Tỉnh Quảng Ninh

0912.229.486

tranngoan.qn@gmail.com

50

Tỉnh Quảng Trị

0233.3854.382

0124.541.4567

ccbvmoitruong@quangtri.gov.vn

51

Tỉnh Sóc Trăng

02993.820514

02993.823617

0913.983.744

thanhtra.sotnmt@soctrang.gov.vn

52

Tỉnh Sơn La

0223.854.486

duongdaynongtnmtsonla@gmail.com

53

Tỉnh Thanh Hóa

0237.6256.147

0912.163.399

0983.651.527

levanbinhtnmt@gmail.com

quangchien.stnmtthanhhoa@gmail.com

54

Tỉnh Thái Bình

0227.3731.313

0227.3732.323

0227.3836336

thanhtrastnmttb@gmail.com

55

Tỉnh Thái Nguyên

0208.3656.659

thanhtra@tnmtthainguyen.gov.vn

56

Tỉnh Thừa Thiên Huế

0913.410.591

Pvthong.stnmt@thuathienhue.gov.vn

57

Tỉnh Tiền Giang

0273.3877.035

0918.775.718

0273.3887629

0909.012.018

stnmt.thanhtra@tiengiang.gov.vn

ccbvmt.stnmt@tiengiang.gov.vn

58

Tỉnh Trà Vinh

0962.248.214

stnmt@travinh.gov.vn

59

Tỉnh Tuyên Quang

027.3822.863

tainguyenmt@tuyenquang.gov.vn

tnmt.tg@gmail.com

60

Tỉnh Tây Ninh

0276.3815.198

0913.144.810

0918.142.432

0972.505.000

sotnmt@tayninh.gov.vn

61

Tỉnh Vĩnh Long

0270.3852.141

0913.889.157

0909.207.873

stainguyen@vinhlong.gov.vn

62

Tỉnh Vĩnh Phúc

0211.1022

0211.3500.459

0211.3847.700

duongdaynong@vinhphuc.gov.vn

sotnmt@vinhphuc.gov.vn

63

Tỉnh Yên Bái

0913.077.037

0914.608.758

baovemt.stnmt@yenbai.gov.vn

 

PHỤ LỤC 2

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG THỐNG NHẤT TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-TCMT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)

 

PHỤ LỤC 3

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(QUY TRÌNH THAM KHẢO)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-TCMT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)

 

PHỤ LỤC 4

MẪU BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-TCMT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:   /BC-……..

Địa danh, ngày …….. tháng …… năm ……..

 

BÁO CÁO
KẾT QUẢ TIP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THÔNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG
THÁNG ... NĂM ...

Kính gửi: …………………………………………………………………………………..

1. Tình hình tiếp nhận, xử lý thông tin trong tháng ... năm ...

1.1. Tình hình tiếp nhận thông tin trong tháng ... năm ...

a) Tổng số vụ việc đã tiếp nhận: Trong đó:

- Có ... vụ việc tiếp nhận từ Tổng cục Môi trường.

- Có ... vụ việc tiếp nhận trực tiếp từ các tổ chức, cá nhân.

- Có ... vụ việc không liên quan đến vụ việc, sự cố gây ô nhiễm môi trường.

b) Theo thẩm quyền quản lý

- Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của Trung ương, chiếm tỷ lệ ...%.

- Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của địa phương, chiếm tỷ lệ ...%.

c) Theo tính chất ô nhiễm

- Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về chất thải rắn, chiếm tỷ lệ ...%.

- Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về nước thải, chiếm tỷ lệ ...%.

- Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về khí thải, chiếm tỷ lệ ...%.

1.2. Kết quả xử lý vụ việc trong tháng ... năm ...

a) về các vụ việc đã được xử lý trong tháng

- Tổng số vụ việc đã xử lý: ..., chiếm tỷ lệ ...%

- Theo thẩm quyền xử lý

+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của Trung ương, chiếm tỷ lệ ...%

+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của địa phương, chiếm tỷ lệ ...%

- Theo tính chất ô nhiễm

+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về chất thải rắn, chiếm tỷ lệ ...%

+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về nước thải, chiếm tỷ lệ ...%

+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về khí thải, chiếm tỷ lệ ...%

b) Về các vụ việc chưa được xử lý trong tháng ... năm ...

- Tổng số vụ việc chưa được xử lý trong tháng: ..., chiếm tỷ lệ ...%, trong đó:

+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền cấp Trung ương.

+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền cấp địa phương.

2. Kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin trên địa bàn toàn quốc/tỉnh, thành phố …

2.1. Kết quả tiếp nhận thông tin

a) Tổng số vụ việc đã tiếp nhận: ……..

b) Theo thẩm quyền quản lý

- Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của Trung ương, chiếm tỷ lệ ...%.

- Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của địa phương, chiếm tỷ lệ ...%.

c) Theo tính chất ô nhiễm

- Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về chất thải rắn, chiếm tỷ lệ ...%.

- Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về nước thải, chiếm tỷ lệ ...%.

- Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về khí thải, chiếm tỷ lệ ...%.

2.2. Kết quả xử lý các vụ việc trên địa bàn toàn quốc/tỉnh, thành phố ...

a) Về các vụ việc đã được xử lý

- Tổng số vụ việc đã xử lý: ..., chiếm tỷ lệ ...%

- Theo thẩm quyền xử lý

+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của Trung ương, chiếm tỷ lệ ...%

+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của địa phương, chiếm tỷ lệ ...%

- Theo tính chất ô nhiễm

+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về chất thải rắn, chiếm tỷ lệ ...%

+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về nước thải, chiếm tỷ lệ ...%

+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về khí thải, chiếm tỷ lệ ...%

b) Về các vụ việc chưa được xử lý

- Tổng số vụ việc chưa được xử lý trong tháng: ..., chiếm tỷ lệ ...%

- Theo thẩm quyền xử lý

+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của Trung ương, chiếm tỷ lệ ...%

+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của địa phương, chiếm tỷ lệ ...%

- Theo tính chất ô nhiễm

+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về chất thải rắn, chiếm tỷ lệ ...%

+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về nước thải, chiếm tỷ lệ ...%

+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường về khí thải, chiếm tỷ lệ ...%

2.3. Về các vụ việc tồn đọng, kéo dài (trên 02 tháng chưa được xử lý)

1. Thông tin vụ việc 1

Báo cáo chi tiết thông tin các vụ việc theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 kèm theo các đề xuất, kiến nghị, giải trình.

2. Thông tin vụ việc 2

Báo cáo chi tiết thông tin các vụ việc theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 kèm theo các đề xuất, kiến nghị, giải trình.

3. Thông tin vụ việc 3

Báo cáo chi tiết thông tin các vụ việc theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 kèm theo các đề xuất, kiến nghị, giải trình.

3. Các đề xuất, kiến nghị

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- ……. (để báo cáo);
- ……. (để phối hợp)
- Lưu: ...

THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ BÁO CÁO




Họ và tên

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1730/QĐ-TCMT năm 2017 về quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thống nhất từ trung ương đến địa phương do Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 1730/QĐ-TCMT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/12/2017
  • Nơi ban hành: Tổng cục Môi trường
  • Người ký: Nguyễn Văn Tài
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản