- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Chỉ thị 03/CT-BTNMT năm 2017 về tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 5Quyết định 174/QĐ-BTNMT năm 2022 về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 948/QĐ-UBND | Bạc Liêu, ngày 21 tháng 6 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-BTNMT ngày 10/10/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng;
Căn cứ Quyết định số 174/QĐ-BTNMT ngày 24/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 209/TTr-STNMT ngày 02/6/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN ĐƯỜNG DÂY NÓNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 948/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Quy chế này quy định nội dung hoạt động đường dây nóng về ô nhiễm môi trường (sau đây viết tắt là đường dây nóng); trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan trong việc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng từ Trung ương đến địa phương.
2. Quy chế này không quy định đối với việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng; các cơ quan, cá nhân có liên quan đến hoạt động tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng trên địa bàn tỉnh.
1. Tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường; phát huy vai trò của người dân và cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
2. Tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành từ tỉnh đến cơ sở trong việc tiếp nhận đầy đủ, kịp thời thông tin về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng.
Điều 4. Nguyên tắc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng
1. Việc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; được thực hiện theo chế độ “Khẩn” và ưu tiên.
2. Đảm bảo giữ bí mật về danh tính, điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin cũng như đảm bảo bí mật thông tin của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Không sử dụng, lợi dụng đường dây nóng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc phục vụ cho mục đích cá nhân.
3. Việc cung cấp thông tin đường dây nóng phải đảm bảo nêu đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định tại Điều 7 Quy chế này và được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Từ chối tiếp nhận thông tin trong trường hợp nội dung phản ánh, kiến nghị không rõ ràng (không thể xác định được vụ việc cụ thể, địa điểm xảy ra). Nội dung thông tin đường dây nóng tiếp nhận phải được cập nhật, lưu trữ và quản lý thống nhất từ tỉnh đến cơ sở qua Hệ thống thông tin.
4. Việc tiếp nhận thông tin đường dây nóng phải đảm bảo thông suốt, liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ.
5. Thông tin đường dây nóng là một trong những căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở tiến hành xác minh, kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành đường dây nóng có trách nhiệm tiếp nhận mọi phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân thông qua đường dây nóng. Nội dung thông tin đường dây nóng phải được cập nhật, theo dõi, chuyển kịp thời đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường) qua Hệ thống thông tin để tiến hành xác minh thông tin.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm tổ chức xác minh thông tin hoặc chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh tính chính xác của thông tin; cập nhật kết quả xác minh thông tin, xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình lên Hệ thống thông tin hoặc chuyển ngay kết quả xác minh thông tin và tài liệu, chứng cứ thu thập được (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm xử lý vụ việc để triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
8. Căn cứ kết quả xác minh thông tin được cập nhật trên Hệ thống thông tin, cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm xử lý vụ việc có trách nhiệm phân công đơn vị chủ trì, phối hợp xử lý vụ việc; tổ chức kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn hành vi gây ô nhiễm môi trường và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và yêu cầu các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) theo quy định của pháp luật.
9. Cơ quan tiếp nhận thông tin đường dây nóng đầu tiên có trách nhiệm phản hồi thông tin cho người cung cấp thông tin.
10. Cơ quan xử lý vụ việc có trách nhiệm công khai kết quả xử lý thông tin tiếp nhận hoặc kết quả xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Phân loại thông tin đường dây nóng
1. Phân loại thông tin để xác minh
a) Thông tin về vụ việc xả chất thải ra môi trường mang tính tức thời, đột xuất, có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất hoặc thông tin về biến đổi hiện trạng chất lượng môi trường trên diện rộng (trong phạm vi cấp huyện quản lý trở lên).
b) Thông tin về vụ việc xả chất thải ra môi trường thường xuyên, liên tục (có tính quy luật) của các cơ sở sản xuất, hộ gia đình, cá nhân hoặc thông tin về biến đổi hiện trạng chất lượng môi trường trên phạm vi hẹp (trong phạm vi cấp xã quản lý).
2. Phân loại thông tin theo thẩm quyền, trách nhiệm xử lý vụ việc
a) Thông tin về các vụ việc ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền, trách nhiệm xử lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm: Các thông tin phản ánh, kiến nghị về vụ việc ô nhiễm môi trường xảy ra trong phạm vi liên huyện trong phạm vi một tỉnh thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc văn bản khác tương đương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Thông tin về các vụ việc ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền, trách nhiệm xử lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm: Các thông tin phản ánh, kiến nghị về vụ việc ô nhiễm môi trường xảy ra trong phạm vi liên xã, trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện; các dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc văn bản khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thông tin về các vụ việc ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền, trách nhiệm xử lý của Ủy ban nhân dân cấp xã gồm: Các thông tin phản ánh, kiến nghị về vụ việc ô nhiễm môi trường xảy ra trên địa bàn có quy mô không gian trong một xã, trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã; các dự án, cơ sở thuộc đối tượng đăng ký môi trường hoặc văn bản tương đương thuộc trách nhiệm tiếp nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và các trường hợp khác ngoài các trường hợp nêu trên.
Điều 6. Phương thức tiếp nhận thông tin đường dây nóng
1. Các phương thức tiếp nhận thông tin đường dây nóng như sau:
a) Gọi điện, nhắn tin vào các số điện thoại đường dây nóng.
b) Gửi thông tin vào thư điện tử đường dây nóng.
c) Gửi thông tin qua Hệ thống thông tin trên website (địa chỉ website: https://pakntt.monre.gov.vn) hoặc gửi thông tin qua ứng dụng trên thiết bị di động (tên ứng dụng: paknMonre).
2. Cơ quan tiếp nhận thông tin đường dây nóng
2.1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường):
- Số điện thoại: 0913.863094
- Địa chỉ thư điện tử: ttstnmt@baclieu.gov.vn
- Lãnh đạo phụ trách vận hành đường dây nóng:
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Ủy ban nhân dân thành phố Bạc Liêu:
- Số điện thoại: 02913.822.664
- Địa chỉ thư điện tử: phongtnmttpbl@gmail.com.
- Lãnh đạo phụ trách vận hành đường dây nóng: Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bạc Liêu.
b) Ủy ban nhân dân thị xã Giá Rai:
- Số điện thoại: 0913.855.020
- Địa chỉ thư điện tử: ptnmttxgr@baclieu.gov.vn
- Lãnh đạo phụ trách vận hành đường dây nóng: Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Giá Rai.
c) Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lợi:
- Số điện thoại: 02913.735.048
- Địa chỉ thư điện tử: ptnmthvl@gmail.com
- Lãnh đạo phụ trách vận hành đường dây nóng: Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Lợi.
d) Ủy ban nhân dân huyện Hồng Dân:
- Số điện thoại: 0917.434.900
- Địa chỉ thư điện tử: ptnmthhd@baclieu.gov.vn
- Lãnh đạo phụ trách vận hành đường dây nóng: Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hồng Dân.
đ) Ủy ban nhân dân huyện Phước Long:
- Số điện thoại: 02913.864.870
- Địa chỉ thư điện tử: phongtainguyenmoitruongpl@gmail.com
- Lãnh đạo phụ trách vận hành đường dây nóng: Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phước Long.
e) Ủy ban nhân dân huyện Hòa Bình:
- Số điện thoại: 02913.880.533
- Địa chỉ thư điện tử: phongtnmthuyenhoabinh@gmail.com
- Lãnh đạo phụ trách vận hành đường dây nóng: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hòa Bình.
g) Ủy ban nhân dân huyện Đông Hải:
- Số điện thoại: 0949.939.505
- Địa chỉ thư điện tử: phongtnmtdonghai@gmail.com
- Lãnh đạo phụ trách vận hành đường dây nóng: Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Hải.
Điều 7. Nội dung thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng
1. Thông tin của tổ chức, cá nhân phản ánh, kiến nghị: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử.
2. Tên tổ chức, cá nhân có dấu hiệu, hành vi gây ô nhiễm môi trường (nếu xác định được).
3. Thời gian xảy ra hoặc phát hiện vụ việc.
4. Địa điểm, vị trí của vụ việc.
5. Mô tả loại hình ô nhiễm (nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn); tính chất, mức độ vụ việc (xảy ra tức thời, đột xuất hay thường xuyên, liên tục); phạm vi, mức độ ô nhiễm hoặc thông tin về biến đổi hiện trạng chất lượng môi trường có khả năng do hành vi xả chất thải gây ra.
6. Những tài liệu, chứng cứ kèm theo: Ảnh, video, bản ghi âm, tài liệu và hồ sơ khác (nếu có).
7. Các thông tin khác (nếu có).
QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN ĐƯỜNG DÂY NÓNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành đường dây nóng có trách nhiệm tiếp nhận, cập nhật đầy đủ nội dung thông tin theo quy định tại Điều 7 vào Hệ thống thông tin.
2. Thời hạn cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin sau khi tiếp nhận
a) Không quá 02 giờ kể từ khi nhận được thông tin đối với các vụ việc được phân loại theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Quy chế này.
b) Không quá 06 giờ kể từ khi nhận được thông tin đối với các vụ việc được phân loại theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Quy chế này.
3. Cơ quan, cá nhân tiếp nhận thông tin có trách nhiệm chuyển ngay thông tin đã được cập nhật trên Hệ thống thông tin đến cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm xác minh, xử lý thông tin theo nguyên tắc sau:
a) Chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tiến hành xác minh thông tin đối với trường hợp thông tin chưa rõ ràng, chưa đầy đủ; đồng thời gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, đôn đốc, giám sát.
b) Chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm xử lý vụ việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế này đối với trường hợp thông tin tiếp nhận có nội dung đầy đủ, rõ ràng kèm theo tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân vi phạm.
4. Đối với các thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan đến sự cố môi trường do chất thải, cơ quan, cá nhân tiếp nhận thông tin đường dây nóng hướng dẫn tổ chức, cá nhân phản ánh trực tiếp đến đầu số 112 hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra sự cố theo đúng Quy chế ứng phó sự cố chất thải ban hành kèm theo Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức xác minh thông tin hoặc chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua các hình thức phù hợp để nhanh chóng xác minh tính chính xác của thông tin và cập nhật kết quả xác minh thông tin lên Hệ thống thông tin. Trường hợp vụ việc phức tạp, vượt quá khả năng chuyên môn cho phép, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức xác minh thông tin.
2. Thời hạn xác minh thông tin
a) Không quá 24 giờ kể từ khi thông tin được cập nhật trên Hệ thống thông tin đối với các vụ việc được phân loại theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Quy chế này. Trường hợp địa bàn nơi xảy ra vụ việc cách xa trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp huyện/xã, đi lại khó khăn, thời hạn xác minh thông tin có thể kéo dài hơn nhưng không quá 36 giờ.
b) Không quá 72 giờ kể từ khi thông tin được cập nhật trên Hệ thống thông tin đối với các vụ việc được phân loại theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Quy chế này.
c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Trường hợp quá thời hạn xác minh thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận thông tin có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện xác minh thông tin thông qua Hệ thống thông tin.
4. Xử lý thông tin xác minh
a) Kết quả xác minh thông tin và tài liệu, chứng cứ thu thập phải được cập nhật vào Hệ thống thông tin không quá 03 giờ kể từ khi kết thúc quá trình xác minh thông tin.
b) Trường hợp kết quả xác minh thông tin không chính xác thì cơ quan tiến hành xác minh thông tin cập nhật kết quả xác minh thông tin, kết thúc quy trình xử lý tại Hệ thống thông tin.
c) Trường hợp kết quả xác minh thông tin là chính xác, thuộc thẩm quyền, trách nhiệm xử lý vụ việc của cơ quan xác minh thông tin, phải khẩn trương tổ chức xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật; trường hợp không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm xử lý vụ việc của cơ quan xác minh thông tin thì chuyển ngay kết quả xác minh thông tin và tài liệu, chứng cứ thu thập được (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm xử lý vụ việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Quy chế này để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
5. Trong quá trình xác minh thông tin, nếu phát hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây thiệt hại môi trường hoặc đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân, cơ quan tiến hành xác minh thông tin phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn, lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm xử lý vụ việc
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý các vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý các vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
2. Xử lý vụ việc được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Tổ chức khảo sát, xác định đối tượng, phạm vi, mức độ ô nhiễm môi trường đối với các vụ việc chưa xác định được đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc đối tượng gây ô nhiễm môi trường, phạm vi, mức độ ô nhiễm. Căn cứ kết quả khảo sát, tiến hành xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.
b) Tổ chức đoàn kiểm tra, thanh tra để xử lý vụ việc theo quy định pháp luật đối với các vụ việc đã xác định được đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc đối tượng gây ô nhiễm môi trường.
c) Xử lý vi phạm, yêu cầu khắc phục hậu quả vi phạm và bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định pháp luật.
3. Trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi có kết quả xử lý vụ việc, cơ quan xử lý vụ việc phải tiến hành cập nhật kết quả xử lý vụ việc vào Hệ thống thông tin.
Điều 11. Phản hồi và công khai thông tin
1. Trong thời gian không quá 24 giờ kể từ khi kết quả xử lý vụ việc được cập nhật trên Hệ thống thông tin, cơ quan tiếp nhận thông tin có trách nhiệm phản hồi kết quả xử lý vụ việc cho tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường. Việc phản hồi thông tin được thực hiện bằng một trong các hình thức sau: văn bản, điện thoại, thư điện tử, trên website https://pakntt.monre.gov.vn.
2. Cơ quan xử lý vụ việc có trách nhiệm công khai kết quả xử lý thông tin tiếp nhận hoặc kết quả xử lý vụ việc trên trang/cổng thông tin điện tử của đơn vị hoặc trên website https://pakntt.monre.gov.vn hoặc các hình thức khác phù hợp theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Tổ chức quản lý, vận hành đường dây nóng
1. Xây dựng, quản lý, vận hành đường dây nóng thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.
2. Bố trí bộ phận, công chức quản lý, vận hành đường dây nóng.
3. Bố trí kinh phí thường xuyên từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường chi trả cho các hoạt động quản lý, vận hành hệ thống đường dây nóng; xác minh thông tin, xử lý vụ việc được phản ánh qua đường dây nóng; tăng cường năng lực hệ thống đường dây nóng theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Thiết lập số điện thoại và thư điện tử đường dây nóng trên địa bàn tỉnh đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 4 Quy chế này; công khai, cập nhật số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của đường dây nóng trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường đồng thời gửi thông tin về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
2. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, vận hành và hướng dẫn sử dụng hiệu quả Hệ thống thông tin nhằm quản lý thống nhất thông tin, dữ liệu liên quan đến đường dây nóng.
3. Phân công đơn vị, bố trí công chức chịu trách nhiệm tổ chức vận hành hệ thống đường dây nóng cấp tỉnh; phân công Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phụ trách đường dây nóng cấp tỉnh; phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các nội dung của Quy chế này.
4. Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thường xuyên từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường cho các hoạt động của đường dây nóng cấp tỉnh theo thẩm quyền.
5. Tổ chức hướng dẫn, tập huấn, tuyên truyền về công tác quản lý, vận hành đường dây nóng để các tổ chức, cá nhân nắm bắt, tích cực tham gia cung cấp thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường.
6. Tổ chức hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thiết lập, vận hành, quản lý đường dây nóng cấp huyện và cấp xã (nếu có).
7. Tổ chức tuyên truyền và công khai kết quả hoạt động của đường dây nóng trên địa bàn.
8. Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những ý kiến phản ánh có tính chất nghiêm trọng hoặc những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện đường dây nóng.
Điều 14. Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Bạc Liêu
Công khai, cập nhật số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của đường dây nóng các cấp trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để kết nối với số điện thoại tổng đài đường dây nóng cấp Trung ương.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thường xuyên từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường cho các hoạt động của đường dây nóng cấp tỉnh theo thẩm quyền.
Điều 16. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nội dung của Quy chế này theo thẩm quyền quản lý.
1. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nội dung của Quy chế này.
2. Chỉ đạo các lực lượng thuộc Công an tỉnh, Công an cấp huyện, cấp xã phối hợp thực hiện chức năng phòng ngừa, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường thông qua đường dây nóng trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 18. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thiết lập, cập nhật số điện thoại và thư điện tử đường dây nóng trên địa bàn cấp huyện đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 4 Quy chế này; tiếp nhận và vận hành hiệu quả Hệ thống thông tin nhằm quản lý thống nhất thông tin tiếp nhận, kết quả xử lý thông tin và xử lý vụ việc được phản ánh qua đường dây nóng từ Trung ương đến địa phương; công khai, cập nhật số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của đường dây nóng trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Bố trí công chức, phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm tổ chức vận hành hệ thống đường dây nóng.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các nội dung của Quy chế này.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Kết quả xác minh, xử lý vụ việc phản ánh qua đường dây nóng cập nhật trên Hệ thống thông tin là căn cứ để đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường của các địa phương hàng năm.
3. Các đơn vị và công chức, viên chức không thực hiện đầy đủ hoặc vi phạm các quy định của Quy chế này, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện và khen thưởng phù hợp cho các cá nhân, tổ chức tham gia cung cấp thông tin, xác minh, xử lý thông tin đường dây nóng.
Người cung cấp thông tin đúng, có giá trị giúp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kịp thời phát hiện, xử lý vụ việc về ô nhiễm môi trường được xem xét khen thưởng. Người cung cấp thông tin không đúng sự thật, lợi dụng việc cung cấp thông tin qua đường dây nóng để gây rối, vì mục đích cá nhân, làm mất thời gian của đơn vị tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng,... tùy theo mức độ sai phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 1994/QĐ-UBND năm 2018 về Quy trình và Cơ chế phối hợp triển khai đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Quyết định 1891/QĐ-UBND năm 2018 về thiết lập, công bố đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; đồng thời, ban hành Quy chế hoạt động của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 3Quyết định 765/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4Quyết định 5212/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin qua đường dây nóng trên lĩnh vực quản lý nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Kế hoạch 6396/KH-UBND năm 2022 về phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 2546/QĐ-UBND năm 2023 về Danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Luật khiếu nại 2011
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Tố cáo 2018
- 4Chỉ thị 03/CT-BTNMT năm 2017 về tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Quyết định 1994/QĐ-UBND năm 2018 về Quy trình và Cơ chế phối hợp triển khai đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 1891/QĐ-UBND năm 2018 về thiết lập, công bố đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; đồng thời, ban hành Quy chế hoạt động của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Quyết định 765/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 9Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 10Quyết định 09/2020/QĐ-TTg về Quy chế ứng phó sự cố chất thải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 174/QĐ-BTNMT năm 2022 về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 12Quyết định 5212/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin qua đường dây nóng trên lĩnh vực quản lý nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Kế hoạch 6396/KH-UBND năm 2022 về phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh tỉnh Bến Tre
- 14Quyết định 2546/QĐ-UBND năm 2023 về Danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 948/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- Số hiệu: 948/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/06/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
- Người ký: Cao Xuân Thu Vân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực