- 1Nghị định 32/1999/NĐ-CP về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại
- 2Thông tư 18/2001/TT-BTM hướng dẫn thực hiện hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại theo Nghị định 32/1999/NĐ-CP về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại do Bộ Thương mại ban hành
- 3Quyết định 39/2001/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế Tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin ban hành
- 1Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/2006/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 03 tháng 11 năm 2006 |
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÔNG VIÊN VÀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà;
Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Công chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày và đăng Báo Cần Thơ sau năm ngày kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ CÔNG VIÊN VÀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 74/2006/QĐ-UBND ngày 03/11/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1. Quy định này quy định về quản lý nhà nước đối với công viên, cây xanh trồng trên địa bàn thành phố gồm: cây thân gỗ, cây phong cảnh, hoa cỏ, kiểng, dây leo trồng trên đường phố (vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông), đường hẻm, ven sông rạch và những nơi công cộng khác (gọi chung là cây xanh trên đường phố); cây xanh, hoa cỏ, kiểng, dây leo trồng trong công viên, trong khuôn viên nhà đất của các cơ quan, tổ chức và cá nhân;
2. Quy định này không áp dụng đối với cây trồng với mục đích kết hợp sản xuất nông - lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân; cây xanh làm dải cách ly khu xử lý rác, vườn ươm hoặc sưu tập thực vật.
1. Mảng xanh đô thị là hệ thống cây xanh đô thị, bao gồm cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng:
- Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại cây xanh được trồng trên đường phố và ở khu vực thuộc sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo, thảm cỏ tại dải phân cách, các đài tưởng niệm, quảng trường,...);
- Cây xanh sử dụng hạn chế là tất cả các loại cây trong các khu nhà ở, khu dân cư, các công sở, trường học, đình chùa, bệnh viện, nghĩa trang, công nghiệp, kho tàng, biệt thự, nhà vườn của các tổ chức, đơn vị, cá nhân;
- Cây xanh chuyên dụng là các loại cây trong vườn ươm, cách ly, phòng hộ hoặc phục vụ nghiên cứu.
2. Công viên là mảng cây xanh được trồng tập trung trong một diện tích đất được xác định nhằm mục đích phục vụ công cộng. Trong công viên có thể bao gồm việc nuôi dưỡng, trưng bày một số loại động vật và có các công trình văn hóa khác.
3. Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc tự nhiên, có độ tuổi trên 50 năm.
4. Cây cần được bảo tồn là cây thuộc danh mục loại quý hiếm cần được bảo tồn để duy trì tính đa dạng sinh học, tính di truyền của chúng (nguồn gen) hoặc cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hóa.
5. Cây thuộc danh mục cây cấm trồng là những cây ảnh hưởng đến hoạt động sinh trưởng và phát triển của loài sinh vật khác lân cận; sinh trưởng và phát triển khác thường không thể kiểm soát được; có độc tố, có khả năng gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến con người, sinh vật, môi trường, phương tiện và công trình khác,...
1. Sở Giao thông Công chính quản lý hệ thống cây xanh trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố được phân cấp quản lý;
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện quản lý đối với:
a) Cây xanh trong công viên được đầu tư xây dựng hoàn toàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo danh mục phân cấp quản lý do Sở Giao thông Công chính ban hành quy định;
b) Công viên, cây xanh trồng trên đường phố theo phạm vi địa bàn đã được phân cấp quản lý.
1. Tất cả các loại cây xanh đô thị đều được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, đơn vị, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý;
2. Việc trồng cây xanh đô thị phải thực hiện theo quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chuyên ngành cây xanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
3. Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đồng thời, phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; hạn chế làm hư hỏng các công trình, cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không;
4. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên, trước mặt nhà; đồng thời thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng quản lý để giải quyết khi phát hiện cây xanh có dấu hiệu khác thường, nguy cơ gãy đổ, nguy hiểm hay các hành vi gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh đô thị.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý công viên:
Cơ quan, tổ chức quản lý công viên có trách nhiệm sau:
1. Thực hiện kiểm tra, quản lý công viên nhằm tạo cảnh quan, môi trường và phục vụ tốt nhất các tầng lớp nhân dân đến nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, luyện tập thể dục thể thao, học tập nhằm giữ gìn, bảo quản, phát triển công viên;
2. Chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên vườn hoa, thảm cỏ, dây leo, kiểng, cây xanh trong công viên;
3. Thu dọn rác, nạo vét mương rãnh, cống thoát nước trong công viên, bảo đảm môi trường trong sạch;
4. Bảo trì, sửa chữa thường xuyên các công trình kiến trúc, công trình kỹ thuật hạ tầng công viên, không để hư hỏng xuống cấp;
5. Tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ thường xuyên, bảo đảm an ninh trật tự khu vực công viên, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho mục đích công cộng;
6. Việc đốn hạ, di dời cây xanh trồng trong công viên được thực hiện theo quy định tại Chương IV Quy định này.
Điều 6. Nghiêm cấm các hành vi xâm hại công viên:
Nghiêm cấm các hành vi xâm hại đến công viên như lấn chiếm, chiếm dụng, xây dựng, cư trú trái phép; các hành vi làm mất tính mỹ quan, trật tự trong công viên; các hành vi gây tổn hại đến công viên và các hành vi khác vi phạm pháp luật và nội quy bảo vệ công viên.
Điều 7. Tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, văn hoá nghệ thuật trong công viên:
1. Các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trong công viên để phục vụ khách tham quan phải phù hợp với chức năng của công viên, quy hoạch thiết kế xây dựng công viên và thực hiện đúng các quy định hiện hành của nhà nước đối với từng loại hình hoạt động;
2. Việc tổ chức phục vụ văn hóa nghệ thuật, hội chợ, triển lãm, lễ hội trong công viên phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý công viên và thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 18/2001/TT-BTM ngày 12/7/2001 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện hoạt động chợ, triển lãm thương mại; quy định tại Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05/5/1999 của Chính phủ về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại; Quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ Văn hóa Thông tin.
Mục 1. CÂY XANH THUỘC DANH MỤC CÂY CỔ THỤ, CÂY CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm đối với cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn trong phạm vi công viên, đường phố, khuôn viên do mình quản lý như sau:
1. Bảo quản, chăm sóc cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn;
2. Khi phát hiện cây có cành, nhánh nặng tàn, cành khô hoặc bị sâu bệnh có nguy cơ gãy đổ phải kịp thời báo cho đơn vị trực tiếp phụ trách chăm sóc bảo vệ cây xanh để xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy định này;
3. Khi cần đốn hạ, di dời cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Chương IV Quy định này.
Điều 9. Quản lý đối với cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn:
Cơ quan quản lý nhà nước được phân cấp có trách nhiệm:
1. Thực hiện việc thống kê, phân loại, đánh số, treo biển tên (cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn) và lập hồ sơ cho từng cây để phục vụ công tác quản lý;
2. Quản lý việc đảm bảo về mỹ thuật, an toàn khi chăm sóc, đốn hạ, di dời cây;
3. Kiểm tra định kỳ cắt mé cành, nhánh nặng tàn, lấy nhánh khô, khống chế chiều cao, chống, sửa cây nghiêng, tạo dáng, bón phân, xử lý sâu bệnh đối với cây;
4. Hướng dẫn cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân về kỹ thuật chăm sóc cây;
5. Cấp phép đốn hạ, di dời cây theo quy định tại Chương IV Quy định này;
6. Tổ chức thực hiện việc đốn hạ, di dời cây.
Điều 10. Nghiêm cấm hành vi xâm hại đến cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn:
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn:
1. Hành vi xâm hại đến cây xanh được quy định tại Điều 14 Quy định này;
2. Hành vi cắt mé cành, nhánh nặng tàn, lấy nhánh khô, khống chế chiều cao chống - sửa cây nghiêng, tạo tán, xử lý sâu bệnh, đốn hạ, di dời cây xanh, ngoại trừ trường hợp đơn vị trực tiếp chăm sóc bảo vệ cây xanh thực hiện theo khoản 3 và khoản 6 Điều 9 Quy định này.
Mục 2. CÂY XANH TRỒNG TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
Điều 11. Tiêu chuẩn cây trồng:
Cây xanh trồng trên đường phố phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
1. Cây thẳng, dáng cân đối, không sâu bệnh;
2. Cây không thuộc danh mục cây cấm trồng do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành;
3. Cây đưa ra trồng trên đường phố: cây tiểu mộc có chiều cao tối thiểu 1,5m, đường kính cổ rễ từ 5cm trở lên; đối với cây trung mộc và đại mộc có chiều cao tối thiểu 3m, đường kính cổ rễ từ 6cm trở lên;
4. Cây đưa ra trồng nơi khác có chiều cao tối thiểu từ 2m, đường kính cổ rễ từ 3cm trở lên;
5. Cây mới trồng phải được chống giữ chắc chắn, ngay thẳng;
6. Cây xanh trồng trên đường phố phải được lắp đặt bó vỉa bảo vệ gốc cây. Mẫu bó vỉa (kiểu dáng, kích thước, loại vật liệu) được sự thống nhất của Sở Giao thông Công chính và phải đồng mức với vỉa hè, lề đường, phải trồng cỏ trên hố trồng cây.
Cây xanh trồng trên đường phố theo quy cách sau:
1. Các tuyến đường có vỉa hè rộng trên 5m chỉ được trồng các loại cây khi trưởng thành có độ cao tối đa 15m;
2. Các tuyến đường có bó vỉa từ 3m đến 5m chỉ được trồng các loại cây khi trưởng thành có độ cao tối đa 12m;
3. Tùy theo chủng loại, khoảng cách giữa các cây trồng trên đường phố như sau:
- Cây tiểu mộc (chiều cao ≤ 10m): từ 4m đến 8m;
- Cây trung mộc (chiều cao > 10m đến ≤ 15m): từ 8m đến 12m;
- Cây đại mộc (chiều cao >15 m): từ 12 m đến 15 m.
4. Cây trồng phải cách trụ điện tối thiểu 2m, cách miệng hố ga 2m, cách giao lộ 5m, cách đầu dải phân cách 3m. Vị trí trồng cây bố trí theo đường ranh giới giữa hai nhà;
5. Các tuyến đường có lưới điện trung thế, cao thế chạy dọc bên trên vỉa hè hoặc vỉa hè có diện tích hẹp, có công trình ngầm chỉ được trồng các loại cây cao không quá 4m hoặc trồng hoa, kiểng, dây leo có hoa đẹp;
6. Các dải phân cách có lưới điện chạy dọc bên trên chỉ được trồng cây theo quy định tại khoản 5 Điều này;
7. Các tuyến đường có chiều dài dưới 2km chỉ được trồng một loại cây; các tuyến đường dài trên 2km có thể trồng từ 1 đến 3 loại cây khác nhau;
8. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở xuống chỉ được trồng hoa kiểng hoặc cây bụi thấp dưới 1,5m;
9. Các dải phân cách có chiều rộng lớn hơn 2m có thể trồng các loại cây thân thẳng với chiều cao phân cành từ 5m trở lên. Bề rộng của tán, nhánh cây không rộng hơn bề rộng của dải phân cách;
10. Trồng dây leo ở các bờ tường, trụ cầu của hệ thống đường dẫn, cầu vượt để tạo thêm nhiều mảng xanh trên đường phố, cần có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo và bảo vệ tường, trụ cầu.
Điều 13. Quản lý cây xanh trên đường phố:
Cơ quan quản lý cây xanh có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
1. Tổ chức trồng mới và bổ sung cây xanh trên đường phố theo quy hoạch được duyệt:
a) Trồng thay thế cây xanh đường phố bị đốn hạ do sâu bệnh không có khả năng điều trị, cây xanh bị chết, cây xanh có nguy cơ ngã đổ;
b) Trồng cây theo quy hoạch chủng loại cây xanh trồng trên từng tuyến đường phải phù hợp quy hoạch chung và phải thỏa thuận với Sở Giao thông Công chính.
2. Bảo quản, chăm sóc cây xanh trên đường phố:
a) Tưới, bón phân, kiểm tra xử lý cây bị sâu bệnh, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt;
b) Cắt mé cành, nhánh nặng tàn, lấy nhánh khô, khống chế chiều cao, chống - sửa cây nghiêng, tạo tán cho cây, bảo đảm mỹ thuật và mỹ quan đô thị;
c) Lập kế hoạch thông qua Sở Giao thông Công chính trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt thực hiện việc đốn hạ, thay thế các tuyến cây xanh lâu năm, già cỗi không còn phát huy tác dụng và không bảo đảm an toàn cho sinh hoạt đô thị;
d) Khảo sát, thiết lập chăm sóc đặc biệt đối với cây cần được bảo tồn, cây mang tính đặc trưng của thành phố, của vùng địa lý, cây xanh trên đường phố có chiều cao từ 15m trở lên;
e) Tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ thường xuyên hệ thống cây xanh đường phố.
3. Phát hiện, lập kế hoạch thực hiện việc đốn hạ cây xanh bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, bị chết, có nguy cơ đổ ngã và cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành;
4. Việc bảo quản, chăm sóc, đốn hạ, di dời danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III và Chương IV Quy định này.
Điều 14. Nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đến cây xanh trồng trên đường phố:
Nghiêm cấm các hành vi xâm hại đến cây xanh trồng trên đường phố:
1. Đốn hạ, di dời trái phép cây xanh;
2. Khắc, lột vỏ thân cây, chặt, bẻ cành nhánh cây xanh; hái lá, trái, hoa; tự ý leo trèo cây xanh (trừ trường hợp các tổ chức, đơn vị và cá nhân đang làm nhiệm vụ);
3. Giăng dây, đóng đinh, treo bảng quảng cáo trái phép trên thân cây;
4. Đổ xà bần rác và các chất thải khác vào gốc cây xanh làm hư bó vỉa, bồn cỏ gốc cây;
5. Đổ chất độc hại vào gốc cây và các hành vi khác gây chết hoặc ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh;
6. Ngăn cản việc trồng cây theo Quy định này;
7. Tự ý trồng cây trên đường phố;
8. Các hành vi khác làm hư hại hoặc ảnh hưởng xấu đến hệ thống cây xanh.
Mục 3. CÂY XANH TRONG KHUÔN VIÊN NHÀ ĐẤT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
Điều 15. Bảo quản, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà đất của cơ quan, tổ chức và cá nhân:
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền trong việc lựa chọn giống cây trồng, được thụ hưởng toàn bộ huê lợi từ cây và chịu trách nhiệm trong việc bảo quản, chăm sóc cây xanh, hoa, cỏ, kiểng, dây leo trồng trong khuôn viên do mình quản lý;
2. Cây trồng trong khuôn viên của cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Không thuộc danh mục cây cấm trồng do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành;
b) Cây trồng lẻ, trồng dặm thì tùy thuộc vào khoảng không gian của khuôn viên mà chọn cây thích hợp nhưng có độ cao khi trưởng thành không quá 15m;
c) Khoảng cách ly an toàn đến các công trình kỹ thuật đô thị phải theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành; đồng thời, phải bảo đảm cây xanh có tán, thân, rễ không ảnh hưởng đến các công trình lân cận thuộc tổ chức, cá nhân khác quản lý;
d) Cây trồng theo dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước thì thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc bảo quản, chăm sóc, đốn hạ, di dời cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn và cây có chiều cao từ 10m trở lên (không thuộc danh mục cây cấm trồng) được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III và Chương IV Quy định này.
CÁC QUY ĐỊNH CẤP PHÉP ĐỐN HẠ, DI DỜI CÂY XANH
Điều 16. Các trường hợp cấp giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh:
1. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khi muốn đốn hạ, di dời các loại cây xanh thì phải có giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, cụ thể như sau:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn;
b) Cây xanh trồng trong công viên được đầu tư xây dựng hoàn toàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
c) Cây xanh có chiều cao từ 10m trở lên trong công viên được đầu tư xây dựng một phần bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc bằng các nguồn vốn khác;
d) Cây xanh có chiều cao từ 10m trở lên không thuộc danh mục cây cấm trồng do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành trồng trong khuôn viên nhà đất của các cơ quan, tổ chức và cá nhân;
e) Cây xanh trồng trên đường phố.
2. Trường hợp được miễn giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh:
a) Cây xanh cần được đốn hạ ngay do tình thế khẩn cấp, thiên tai hoặc cây xanh có nguy cơ ngã đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn nằm trong khu vực có dự án xây dựng các công trình đã được Sở Giao thông Công chính phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật;
c) Cây xanh nằm trong khu vực có dự án xây dựng các công trình đã có ý kiến chấp thuận cho phép đốn hạ, di dời cây xanh của cơ quan được phân cấp quản lý công viên, cây xanh;
d) Cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh thực hiện việc đốn hạ cây xanh trồng trên đường phố khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 13 Quy định này.
Điều 17. Thẩm quyền cấp giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh:
1. Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy phép đốn hạ, di dời cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn trên các tuyến đường Sở Giao thông Công chính quản lý; có ý kiến đối với các trường hợp đốn hạ, di dời cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện quản lý. Khuyến khích áp dụng các biện pháp và phương tiện thích hợp để di dời (hạn chế đốn hạ) cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn;
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh trong các trường hợp sau:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố;
b) Cây xanh trồng trên đường phố không thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn;
c) Cây xanh không thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn trồng trong công viên, cây xanh trồng trên đường phố thuộc phạm vi địa bàn phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận, huyện quản lý.
Điều 18. Thủ tục cấp giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh:
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh, gồm có:
a) Giấy đề nghị được phép đốn hạ, di dời cây xanh;
b) Bản vẽ thiết kế công trình có định vị cây xanh cần đốn hạ, di dời. Trường hợp không có bản vẽ thiết kế thì trong giấy đề nghị nêu rõ vị trí đốn hạ, di dời, kích thước, loại cây và lý do cần đốn hạ, di dời;
c) Ảnh chụp hiện trạng cây xanh cần đốn hạ, di dời.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép đốn hạ, di dời cây xanh được nộp tại Ủy ban nhân dân quận, huyện theo thẩm quyền được quy định tại Điều 18 Quy định này;
3. Đối với cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn thì cơ quan được phân cấp phải gửi toàn bộ hồ sơ đến Sở Giao thông Công chính để xem xét thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp phép hoặc có ý kiến;
4. Thời gian cấp giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh là không quá 7 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18.
Điều 19. Xây dựng công trình trên đất có trồng cây xanh:
1. Xây dựng công trình mà theo quy định pháp luật không cần phải xin phép xây dựng: Chủ đầu tư công trình chỉ được đốn hạ, di dời cây xanh sau khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục xin phép đốn hạ, di dời cây xanh theo quy định tại Điều 18;
2. Xây dựng công trình mà theo quy định pháp luật phải có giấy phép xây dựng: cơ quan cấp phép xây dựng công trình phải tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý cây xanh về việc đốn hạ, di dời cây trước khi cấp phép xây dựng. Đối với cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn thì phải có ý kiến của Sở Giao thông Công chính và trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.
Điều 20. Thực hiện việc đốn hạ, di dời cây xanh:
1. Thời gian để thực hiện việc đốn hạ, di dời cây xanh là không quá 30 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh;
2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 nêu trên mà chưa thực hiện việc đốn hạ, di dời cây xanh thì giấy phép đốn hạ, di dời cây xanh không còn giá trị;
3. Đối với cây xanh phục vụ các công trình, dự án thì việc đốn hạ, di dời cây xanh được thực hiện theo tiến độ yêu cầu của dự án, chi phí đốn hạ được tính vào dự án;
4. Việc đốn hạ, di dời cây xanh phải bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của tổ chức, cá nhân;
5. Các trường hợp di dời cây xanh:
a) Di dời vào công viên hoặc đến các đường phố khác: việc quản lý cây xanh được thực hiện theo quy định chung;
b) Di dời vào trong khuôn viên nhà đất của cơ quan, tổ chức và cá nhân: việc quản lý cây xanh được thực hiện theo khoản 1, Điều 15, Mục 3, Chương III Quy định này.
1. Trường hợp đột xuất cần đốn hạ, di dời ngay do tình thế khẩn cấp, thiên tai hoặc cây có nguy cơ ngã đổ gây nguy hiểm: đơn vị trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, bảo quản công viên, cây xanh; chủ đầu tư đối với công viên được xây dựng một phần từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc bằng các nguồn vốn khác phải có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập biên bản hiện trạng, thực hiện ngay việc đốn hạ, di dời cây xanh và lập hồ sơ báo cáo cơ quan được phân cấp quản lý công viên, cây xanh.
Hồ sơ gồm có:
a) Ảnh chụp hiện trạng cây xanh trước khi đốn hạ;
b) Biên bản hiện trạng cây xanh trước khi đốn hạ.
2. Trường hợp cây xanh bị ngã đổ: đơn vị trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, bảo quản công viên, cây xanh; chủ đầu tư đối với công viên xây dựng một phần bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc bằng các nguồn vốn khác có trách nhiệm lập biên bản hiện trạng, dọn dẹp, giải tỏa ngay mặt bằng và thông báo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cơ quan được phân cấp quản lý công viên, cây xanh.
Hồ sơ gồm có:
a) Bản tường trình lý do cây xanh bị ngã đổ;
b) Ảnh chụp tình trạng cây xanh bị ngã đổ.
3. Khuyến khích các đơn vị quản lý thực hiện các biện pháp khẩn cấp để khắc phục nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho cây xanh nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG VIÊN CÂY XANH
Điều 22. Thực hiện bảo quản và phát triển công viên cây xanh:
1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư tổ chức trồng, chăm sóc cây xanh để cải tạo, chỉnh trang các khu đất công đang bị bỏ trống, không người chăm sóc thành mảng xanh công cộng như sau:
a) Hướng dẫn miễn phí về chủng loại, quy cách kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, kỹ thuật trừ sâu bệnh cho cây xanh;
b) Cây xanh được trồng trên các khu đất trống là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, trường hợp cần thu hồi đất để sử dụng sang mục đích khác, nhà nước sẽ xem xét bồi hoàn cho tổ chức, cá nhân trồng, bảo quản, chăm sóc cây xanh theo quy định.
2. Đầu tư xây dựng công viên bằng ngân sách trong khu dân cư, giao cho các tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc, quản lý;
3. Đấu thầu rộng rãi để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cung ứng dịch vụ bảo vệ công viên, dịch vụ trồng và chăm sóc cây xanh;
4. Nhà nước giao đất để đầu tư công viên, vườn thú được thực hiện theo quy định của pháp luật;
5. Hỗ trợ một phần giống cây xanh cho các cơ quan nhà nước, trường học; cơ quan tổ chức chính trị - xã hội khi tổ chức các phong trào trồng, chăm sóc, phát triển cây xanh.
Điều 23. Sở Giao thông Công chính:
1. Phối hợp với Viện Kiến trúc Quy hoạch thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện lập quy hoạch và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch công viên, cây xanh trên địa bàn thành phố;
2. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu, soạn thảo trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác quản lý hệ thống công viên và cây xanh đô thị; danh mục cây trồng, cây cần được bảo tồn;
3. Phối hợp Sở Xây dựng, Viện Kiến trúc Quy hoạch thành phố hướng dẫn chủng loại cây xanh trồng trên từng tuyến đường theo quy hoạch chung; chú trọng hướng dẫn ngay đối với các tuyến đường ở các khu đô thị mới; các khu dân cư đã và đang được đô thị hóa, các tuyến đường có kế hoạch xây dựng mới;
4. Có ý kiến của cơ quan chuyên ngành, thẩm định, phê duyệt hoặc trình cấp thẩm quyền phê duyệt các dự án, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế dự toán công trình chuyên ngành công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố;
5. Kiểm tra và chấn chỉnh việc thực hiện các quy định về bảo vệ và phát triển hệ thống công viên và cây xanh thành phố;
6. Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện lập và thực hiện kế hoạch triển khai các dự án đầu tư nâng cấp, xây dựng mới công viên và cây xanh; hướng dẫn việc nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận, quản lý các hạng mục công viên và cây xanh trồng tại các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị mới của các chủ đầu tư;
7. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trường Đại học, các Viện Nghiên cứu nhân giống, lai tạo, phát triển nguồn giống, chủng loại cây xanh nhằm tạo sự đa dạng, phong phú cung cấp cho hệ thống cây xanh đô thị;
8. Phối hợp với các Sở, Ban ngành và đoàn thể thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng góp phần bảo vệ, chăm sóc và phát triển mảng xanh đô thị; lập kế hoạch vận động, thu hút đầu tư, thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực bảo quản, phát triển mảng xanh đô thị.
Điều 24. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
1. Hỗ trợ, phát triển nguồn giống, chủng loại cây xanh nhằm tạo sự đa dạng, phong phú trong hệ thống cây xanh đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng vườn ươm phục vụ nhu cầu trồng cây xanh của thành phố;
2. Cung cấp giống cây trồng trong các trường học, khuôn viên của cơ quan nhà nước, các tuyến đường giao thông nông thôn, doanh trại quân đội và các chương trình trồng cây để khuyến khích các trường học và cơ quan phát triển bổ sung mảng xanh trong đô thị.
Điều 25. Viện Kiến trúc Quy hoạch thành phố:
Xác định, kiểm tra việc thực hiện đúng tỷ lệ diện tích đất dành cho cây xanh trong các đồ án quy hoạch đô thị, đặc biệt các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị mới, của từng khu vực và trên địa bàn thành phố, đảm bảo đất dành cho cây xanh đạt tiêu chuẩn quy hoạch; hỗ trợ việc thiết kế nhằm đảm bảo đạt yêu cầu mỹ thuật đối với hệ thống cây xanh đô thị, đặc biệt là tại các khu vực trung tâm, cửa ngõ thành phố; nghiên cứu, hướng dẫn các giải pháp kiến trúc, xây dựng tạo mảng xanh ở các bờ tường, ở giữa các tầng của các công trình kiến trúc cao tầng.
Điều 26. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với các ngành chức năng liên quan tham mưu đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư bảo vệ và phát triển mảng xanh đô thị.
Thực hiện việc cấp phép xây dựng công trình theo quy định tại Điều 19 Quy định này và các văn bản pháp luật liên quan.
Điều 28. Ủy ban nhân dân quận, huyện:
1. Thực hiện phân cấp quản lý hệ thống công viên và cây xanh trên địa bàn theo quy định tại Điều 3 Quy định này;
2. Thực hiện việc thống kê, phân loại, đánh số, treo biển và lập hồ sơ đối với từng cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn;
3. Kiểm tra định kỳ việc chăm sóc, bảo quản, đốn hạ di dời cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn;
4. Hướng dẫn hỗ trợ chủng loài, quy cách, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, kỹ thuật trừ sâu bệnh cho cây xanh và cung cấp, hỗ trợ giống cây trồng cho các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội khi tổ chức các phong trào trồng cây xanh; hướng dẫn hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trồng cây trên các khu đất trống trên địa bàn do địa phương quản lý;
5. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Công chính, Viện Kiến trúc Quy hoạch thành phố trong việc lập, thực hiện và quản lý quy hoạch công viên, cây xanh trên địa bàn;
6. Quản lý hệ thống cây xanh trên địa bàn theo phân cấp quản lý;
7. Thực hiện việc cấp phép xây dựng công trình theo quy định tại Điều 19 Quy định này và các văn bản pháp luật liên quan;
8. Quản lý địa bàn không để tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép các vị trí được quy hoạch xây dựng công viên;
9. Thực hiện chức năng quản lý các dự án đầu tư, các biện pháp khuyến khích hoạt động chăm sóc, bảo quản, phát triển công viên, cây xanh trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền;
10. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường và thị trấn trong công tác bảo vệ hệ thống công viên, cây xanh trên địa bàn quản lý;
11. Kiểm tra, giám sát tình hình bảo đảm chất lượng hệ thống công viên, cây xanh, việc tuân thủ quy chuẩn về tỷ lệ phủ xanh trong các dự án xây dựng thuộc địa bàn quản lý;
12. Thực hiện việc phê chuẩn hoặc cấp phép đốn hạ, di dời cây xanh theo phân cấp.
Điều 29. Ngành Điện lực, Bưu điện:
1. Trong quá trình thi công, xử lý kỹ thuật công trình, ngành Điện lực, Bưu điện có trách nhiệm thông báo; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông Công chính hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện theo phân cấp quản lý cây xanh để đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và sự an toàn của cây xanh;
2. Ngành điện lực phải ưu tiên bố trí nguồn điện cho chiếu sáng sinh hoạt phục vụ hoạt động tại các công viên.
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc chăm sóc, bảo vệ, phát triển công viên và hệ thống cây xanh thì được xét khen thưởng theo quy định của nhà nước.
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có hành vi xâm hại đến công viên và hệ thống cây xanh, tùy theo mức độ gây thiệt hại thì phải bồi thường hay xử phạt theo quy định của pháp luật;
2. Cơ quan quản lý công viên, cây xanh hoặc cán bộ, công nhân viên trong ngành công viên cây xanh nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm vi phạm quy định về quản lý cây xanh, gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân thì phải bồi thường thiệt hại hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Cơ quan quản lý công viên, cây xanh theo phân cấp, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cây xanh do mình quản lý không đảm bảo theo những quy định về quản lý cây xanh, làm cây bị ngã đổ hoặc có cành bị gãy gây thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- 1Quyết định 199/2004/QĐ-UB Quy định về Quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền quản lý cây xanh đô thị và quản lý công viên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 3Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Nghị định 32/1999/NĐ-CP về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại
- 3Thông tư 18/2001/TT-BTM hướng dẫn thực hiện hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại theo Nghị định 32/1999/NĐ-CP về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại do Bộ Thương mại ban hành
- 4Quyết định 39/2001/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế Tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 7Quyết định 199/2004/QĐ-UB Quy định về Quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền quản lý cây xanh đô thị và quản lý công viên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành
Quyết định 74/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Số hiệu: 74/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/11/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Võ Thanh Tòng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/11/2006
- Ngày hết hiệu lực: 08/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực